.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, January 28, 2012

CÁI CHẾT CỦA VĂN HOÁ VIỆT VÀ MONG ĐIỀU LẠ XẨY RA


Chẳng biết các bạn bloger khác khai bút đầu năm con Rồng thế nào, bađamxoe tôi khai bút đầu năm và cũng chính thức khai chương blog badamxoe.wordpress.com bằng bài viết này. Hẳn nhiên bài viết có nhiều khiểm khuyết, mong có ai đọc thì lượng thứ. Phạm Thành

1. Cái chết văn hoá.
Cái chết ấy chẳng biết từ khí nào? Từ gần 70 mươi năm  hay từ hàng ngàn năm trước đây? Có lẽ là cả hai?
Từ ngàn năm nay người Trung Hoa luôn luôn không muốn có một Đại Việt độc lập. Các cuộc tàn sát văn hoá Việt nói riêng đã diễn ra liên miên. Không có triều đại nào của Trung Hoa lại không có một lần tàn sát văn hoá Việt, dân tộc Việt. Tàn sát về chủng tộc thì có gì tàn độc bằng, hiếp, giết đàn bà, con gái và hoạn chim buồi của đàn ông. Còn về văn hoá, đốt, cướp những tác phẩm văn hoá, lịch sử, nghệ thuật cả vật thể và phi vật thể, như “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc” luôn là chiến lược không thay đổi của các triều đại Trung Hoa, cũng đã diễn ra cùng với sức mạnh của cuộc xâm lăng hoặc không trực tiếp xâm lăng.
Bởi thế, một dân tộc có tới 4 ngàn năm lịch sử mà văn hoá còn lại chỉ là đấu tích. Nhan nhản những đấu tích còn lại. Ta có triều đại Triệu, bây giờ cố đô chỉ như một gò mối, như một vạt đồi đủ rộng cho chó ỉa. Ta có vương triều Đinh – Lê mà dấu tích còn lại chỉ là vài ba câu đối, vài bà nền móng ngôi nhà, một vài đền thơ nhỏ nhỏ, giống như khu một của một gia đình thường thường bậc trung bên Thái, bên Tầu. Ta có vương triều Lý dài  dài 216 năm, dấu vết còn lại cũng chỉ là một mảnh vườn nhỏ nhỏ, trong đó có Khuê Văn Các chỉ đủ rộng cho một bàn trà ngồi đủ 4 người. Ta có vương triều Trần hiển hách với ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, dài tới 175 năm, dấu tích còn lại cũng là “lai rai” vài căn miêu nhỏ.
Ta có vương triều Lê oai phong, tồn tại tới 360 năm, dấu tích còn lại, chỉ là một tấm bia đá cỏn con nơi lăng mộ vùng sơn cước xứ Thanh. Ta có nhà Nguyễn, khởi nghiệp từ năm 1802 và kéo dài cho đến năm 1945 với chiến công mở cõi Đại Việt, dấu tích còn lại cũng chỉ là một khu thành nhỏ nhoi, giống như một khu doanh trại của một thủ lĩnh giang hồ. Nhin chung là chẳng thấy gì cho nó có tầm vóc. Ta có thể tự hào về nét vẽ, cách đục đẽo tạo hình khối, hoa văn trên trên tường này, tượng kia nhưng ta không thấy một vật thể hoành tráng nào xứng với một dân tôc có tới 4 nàng năm lịch sử còn tồn tại tới bây giờ.
Bên cạch đó, những tác văn văn hoá, văn học, lịch sử, nghệ thuật cũng luôn bị ngoại bàng tàn sát dưới hình thức chính: đốt và cướp. Chẳng nói Kinh Dịch,... có từ thời cổ đại mà có chuyên gia nói là của người Việt, ngay đến tác phẩm vĩ đại “Đại Việt sử ký toàn thư” do Lê Văn Hưu sọan, “Thất Trảm Sớ” của nhà giáo Chu Văn An,  có sau Kịch Dich, Kinh Thư rất lâu, cũng không còn.
Như thế, có thể chắc, chẳng phải phải cha ông ta không làm được những tác phẩm văn hoá kỳ vĩ mà là bị các “thế lực” thù địch tàn phá, đốt và cướp triền miên nên mới để lại nhiều “khoảng trống” như ngay nay mỗi khi ta muốn nhìn.
Mấy ngàn năm lịch sử là mấy ngàn năm thân thể dân tộc bị bào mòn bởi các thế lực ngoại bang ở chủng tộc và văn hoá, để bây giờ chúng ta phải tự hào, tự tôn dân tộc một cách tưởng tượng. Và từ tưởng tượng đến không còn gì về văn hoá dân tộc trong đầu dân Việt là một vận động tất yếu.

2. Mong có điều lạ xẩy ra.
Năm 1945, lần thứ 7, dân tộc ta giành được quyền độc lập. Đảng cộng sản Việt Nam lên lãnh đạo, giữ vài trò đầu tầu dẫn dắt con em trăm họ Đại Việt trên con đường xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tính đến nay đã gần 70 mươi năm.
70 năm này dân tộc ta phát triển văn hoá trong điều kiện nào. Đó là điều kiện cả dân tộc phải gồng mình đánh Pháp, đuổi Mỹ, đánh Khơ me đỏ, chống Tầu bành trướng. Như vậy, sự phát triển văn hoá trong giai đoạn này là văn hoá đánh nhau, mà cấp độ của nó là “một mất, một còn”. Dân tộc đã phải làm tất cả vì nó. Và văn hoá cũng phải làm tất cả vì nó.
Sự phát triển của văn hoá cũng buộc phải theo hướng này mà mục đích nhằm đạt tới là biến tất cả nhân dân thành chiến sĩ, thành người cầm súng, thành người căm thù, biết lấy máu làm quốc hồn, lẽ sống: “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”; lấy sự giết người làm lẽ tự hào: “Đường vinh quanh xây xác quân thù”. Từ đây biết bao nhiều văn hoá tàn độc được sinh sôi phát triển, mà bây giờ có ngu đi, mụ mị đi, ta vẫn không thế nào quên:
“ Giết nhầm hơn bỏ sót”,
“ Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tân dễ”
“ Trí thức không bằng cục phân”
“ Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”
Rồi còn hàng ngìn bài hát, hàng vạn bài thơ, hàng ngàn tác phẩm văn học, nghệ thuật khác vào hùa, làm cho từ thành thị đến nông thôn, từ công trường đến chiến trường lúc nào cũng vang lên bài ca bắn và giết. Thậm tệ hơn người ta còn coi việc đi bắn giết như đi trẩy hội:
“ Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân”
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
Người ta đếm người chết như đếm dây đàn:
“Kia trông, một hai ba bốn năm sáu bảy tên linh thuỷ đánh bộ Mỹ kia nó bỏ xác trên rừng”
Rồi người ta bịa đặt xuyên tạc con người, lịch sử, văn hoá. Người ta không con biết xấu hổ khi bốc lên cung tiên lãnh tụ này, hạ xuống địa ngục vĩ nhân kia, để chỉ có ta là đúng, là nhất định đúng, nhất định đi lên, nhất định hơn thiên hạ:
“Cái tốt của kẻ thu là cái tốt của ta. Cái xấu của ta là cái xấu do kẻ thù đem đến”.
Còn nhiều, nhiều nữa.
Cả dân tộc như lên đồng, cuồng si, mê mãi với một lối sống lấy chém giết, xuyên tạc, bịa đặt, dệt nên bản ngã làm người. Đó là lối sống không có chỗ cho cái thiện tồn tại, chỉ giúp cho cái ác phát triển và nhanh chóng đạt tới cấp độ “hoàn thiện”. Văn hoá đã cố ý và vô tình biến con người văn minh lại giống về dã thú.
Chính vì vậy mà thứ văn hoá do người, vì người không có chỗ để phát triển.
Đau khổ nhất là hệ lụy của nó còn hiện hữu đến tận bây giờ. Văn hoá Việt, đặc biệt là thứ văn hoá làm người tử tế đang tiếp tục bị khoanh vùng, tiêu diệt.
Vì thế mà người ta bình thản với 12 ngàn người chết trên đường quốc lộ một năm.
Vì thế mà một kẻ tàn sát dã man đồng loại chỉ bị tù có 4 năm.
Vì thế mà người ta có thể làm tượng đài tới hàng ngàn tỷ đồng, trong khi có hàng triệu người không có ăn hàng ngày.
Vì thế mà người ta có thể đánh hạ trẻ em cho đến tàn tật để sử dụng vào mục đích đi ăn mày, ăn xin.
Vì thế mà lãnh đạo không biết ngượng mồm nói dối, đem cái lưu manh phản động của chính mình khoác cho người khác.
Vi thế mà cả triệu lao động làm việc trong guồng máy nhà nước trong đầu chỉ duy nhất có 4 chữ: kiếm tiền và lên chức.
Vì thế mà ngày ngày các phương tịên truyền thông đại chúng chỉ rặt bọn bất lương có chức có quyền, bọn “ xướng ca vô loài” khua môi muá mép dạy văn hoá, đạo đức cho người.
Vì thế dân ta mới thuộc sử nước người hơn sử nước mình.
Vì thế mà nền giáo dục muốn tốt mà không thể.
Và còn hàng ngàn các ví dụ khác mà tất cả đang ngày ngày đầu độc và tiêu diệt từng góc nhỏ của văn hoá, đạo đức tốt đẹp của người Việt còn ngoi ngóp sót lại.
Dân tộc sẽ còn khi còn văn hoá của dân tộc còn.
Văn hoá của dân tộc mình đã bị bào mòn trong hàng ngàn năm lịch sử, từ cổ đại, đến cận đại và đương đại. Liệu nó khả năng phục hưng? Rất ít có tin hiệu cho con đường phục hưng. Như thế văn hoá Việt sẽ triệt tiêu. Cái đau nhất, hoảng loạn nhất là văn hoá Việt sẽ bị triệu tiêu mà không thấy có văn hoá lai cảo nào lên ngôi. Như chữ quốc ngữ chẳng hạn. Nó không là của Việt, nhưng nó tiến tiến và chúng ta đã chấp nhận và nó đã có ích cho dân tộc ta từ bấy đến nay.
Không còn văn hoá Việt, con đường mất dân tộc, mất nước không xẩy ra mới là điều lạ. Và tôi mong điều lạ đó xẩy ra.
PHẠM THÀNH
16h 16 phút, ngày 23/1, tức 1 tháng Giêng, năm Nhâm Thìn

2 comments:

  1. Xin tác giả cho biết từ "lai cảo" trong đoạn cuối bài, từ ấy nghĩa là gì? Trong "Hán-Việt từ điển" Đào Duy Anh ghi như sau:
    LAI CẢO = cái văn cảo (manuscrit) của người ta gởi đến báo quán để đăng báo.
    (bản in 1992, Nxb. KHXH., tr. 479)
    Trong "lai cảo" thì "lai" = đến; "cảo" = cái bài văn viết ra bằng tay.
    Thế thôi.
    Thế thì "văn hóa lai cảo" là cái văn hóa gì?
    Tối tăm quá!

    ReplyDelete
  2. Thưa bác là bác còn sai chính tả nhiều lắm ạ. Mong bác đọc kỹ lại !

    ReplyDelete