.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, August 4, 2012

NGƯỜI CÓ THƠ DỰ GIẢI NOBEL VĂN HỌC

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Được giải hay không được giải, đó là số phận của tập thơ. Nhưng, tôi muốn nói đến người thơ trong đó. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh đem cho tôi một cái danh thiếp đề tên TS Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện công nghệ viễn thông (Thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

TP - Ít người biết, có một tập sách mang tên “Thi vân Yên Tử” của một nhà thơ Việt Nam đã được gửi đi dự giải Nobel văn học. Tác giả của nó cũng khá đặc biệt, không nhiều người biết.
Trong công văn của đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển số 62 sqvn _ 2009 đề ngày 28 tháng Tư 2009 gửi Thứ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Thanh Sơn có ghi :
“Về tập thơ viết về Yên Tử của nhà thơ Hoàng Quang Thuận gửi Viện hàn lâm Thụy Điển để ứng cử giải Nobel văn học, Đại sứ quán xin báo cáo như sau:
Ngày 05 tháng 9 năm 2008, đồng chí Ngô Tiến Long, Tham tán công sứ của Đại sứ quán đã đến Viện hàn lâm Thụy Điển tại Stockholm gặp bà Ulrika Kjellin, trợ lý tổng thư ký Viện Hàn lâm Thụy Điển để trao tập thơ cùng thư giới thiệu của nhà thơ Hữu Thỉnh...”.
Được giải hay không được giải, đó là số phận của tập thơ. Nhưng, tôi muốn nói đến người thơ trong đó. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh đem cho tôi một cái danh thiếp đề tên TS Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện công nghệ viễn thông (Thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Một người làm khoa học làm thơ! Và hầu hết những bài thơ của anh đều viết về Yên Tử. Lúc đầu, do bận bịu, tôi cũng không đọc hết tập thơ. Khi rỗi rãi hơn, tôi mới biết thả hồn mình trong những bài thơ thiền yên lành cùng cõi Phật.
Sớm cỡi mây, chơi cùng non biếc
Đêm về, bến nghỉ lót trăng nằm.
Tiếng sáo thiền ca, vui bất tận.
Ngập tràn Yên Tử, trăng trong trăng.
Rất thơ, rất đời, rất thiền, cũng rất Yên Tử.
Tôi không biết gì nhiều về anh. Tôi chỉ biết con người anh trong thơ. Tôi thường tâm đắc với câu thơ của một nhà thơ Nga “Anh có thể dối em, thơ anh không thể dối”. Không thể dối người đọc trong thơ. Một người xem ra thanh thản, ung dung như vậy có duyên với đất Phật  là lẽ đương nhiên.
Yên Tử linh thiêng được coi là vùng đất Phật của Việt Nam. Nơi mây trắng bay giữa non xanh nước biếc được nhiều vị vua đời Trần chọn làm nơi Phật ngự.
Anh kể một câu chuyện kỳ lạ, một lần trong đoàn người hành hương, khi đến chân núi thấy một người dân địa phương đang ngồi bên đường bán một xâu rắn, anh nhìn thấy một con rắn có vẻ đẹp khác thường, cái mào dựng lên như mào gà, đỏ như lửa, anh liền mua cả xâu rắn và phóng sinh. Đàn rắn bò vào rừng, riêng con rắn có cái mào đỏ rực quay lại nhìn anh một lúc lâu, như muốn nói lời cảm ơn!
Anh tiếp tục leo núi, ngược lên phía chùa Đồng, trong lòng thấy lâng lâng vì đã làm được một việc tốt lành. Chẳng phải rắn cũng là loài cấm săn bắt, cần được bảo vệ đấy ư ?
Đêm ấy, anh cùng vài người  ngủ lại trong một ngôi chùa ở Yên Tử. Một giấc mơ thật lạ. Anh không muốn kể. Nhưng sáng ra, thi hứng đến với anh dạt dào. Chỉ mấy ngày ở Yên Tử anh đã làm được cả một tập thơ. Tập “Thi vân Yên Tử” có 143 bài đã được xuất bản.
Tôi được anh tặng tập thơ kỳ lạ đó. Tôi còn được đọc những dòng chữ do chính tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về anh, về tập thơ. “Đọc những bài thơ hay, đượm gió ngàn cao, thấm nguồn suối núi, những bài thơ của một con người đầy tư tưởng nhân văn” (Võ Nguyên Giáp).
Anh có bài thơ “Ân hận”, với xuất xứ: Hôm ấy đoàn du khách xuống núi, gặp một người đàn bà bản địa, bắt được một con cầy hương ở gần chùa Giải Oan, anh cùng đoàn khách mải mê câu chuyện gì đó… nên đã không mua con vật để phóng sinh, nên khi về đến nhà anh rất ân hận.  Anh đã làm một bài thơ khá dài, tôi nhớ mãi những câu:
Đôi mắt sáng của ngươi
Cứ nhìn ta thăm thẳm...
Đức Phật nói: Bể khổ vô biên, quay đầu là bờ. Người biết ân hận là người biết quay đầu lại? Biết thương người, biết quý trọng vạn vật trên đời chăng? Phật tại tâm là vậy. Tâm lành, thì linh nghiệm, cái duyên nhà Phật chính là cái duyên để những người thành tâm gặp nhau chăng?
Tôi, Hoàng Quang Thuận, Liên Hương và Lê Kiên Thành đã gặp nhau trên đường đến quê hương Đức Phật. Sau chuyến đi kỳ lạ đó, chúng tôi trở nên thân nhau, mặc dù chưa biết gì nhiều về nhau.
Rồi, có lần Hoàng Quang Thuận mời tôi đến nhà anh ăn cơm. Căn nhà thật đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh. Bấy giờ tôi mới biết, anh vốn gốc Huế,  dòng dõi ngự y  triều Nguyễn. Vợ anh, Phan Thị Kim Thanh, cũng người Huế, dòng dõi hoàng tộc.
Theo gia phả, Hoàng tử thứ bảy của vua Gia Long Nguyễn phúc Tấn, tức Diêm khánh Vương là bà con trực hệ với chị Thanh. Gia đình anh được truyền giữ y đức của người xưa, biết chữa bệnh cứu người. Phổ độ chúng sinh, làm điều thiện, ắt sẻ gặp điều lành!
Khi ngồi viết những dòng này, Hoàng Quang Thuận, gọi điện cho tôi bảo đã gửi sách ra Hà Nội. Vừa hay, tôi nhận được tập “Thi vân Yên Tử” in rất đẹp,  bằng hai thứ tiếng Việt và Anh do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành. Cả tập sách bằng tiếng Anh về cuộc hội thảo tập “Thi vân Yên Tử”. 
Rất nhiều nhận định về tập thơ của anh. Ở đây, tôi không nói về tập thơ, tôi chỉ nói những cảm tưởng của mình về người thơ. Người thơ phong vận như thơ ấy. Sự dễ gần, quan tâm đến người khác, người thơ của Thi vân Yên Tử xem ra là một người quảng giao.
Tôi đã được anh đưa xem những bức ảnh của gia đình, chụp với rất nhiều nhân vật cỡ bự, với nhiều người nổi tiếng trong nước và thế giới, cả bút tích của họ. Nhiều lần tôi còn thấy anh trên truyền hình trong những buổi làm từ thiện. Tôi nhận ra sự từ tâm.
Người của những vần thơ Thiền, từ sự từ tâm mà tôi được biết.  
Dương Kỳ Anh

4 comments:

  1. Gái cổ Nhuế là tôi.August 15, 2012 at 12:44 PM

    Đúng là các cụ cổ nhân nói cấm có sai "cái mặt làm sao, thì cái ngao làm vậy ". Và chán chả buồn nói nữa thưa ông tác giả Dương Kỳ Anh. Xin được vái ông ba vái và nghiêng mình " bái " ông.

    ReplyDelete
  2. Nhà báo Lê Phương DungAugust 15, 2012 at 2:25 PM

    He he, " tanh " như chị Phương Dung, khen iem phát nhớ, Gái Cổ Nhuế dạo này cũng " mấu chiến " thía? Hàng họ bán mua có đắt không iem, chị cũng ở gần Nàng iem đấy gái Cổ Nhuế nhớ, Gái Kẻ Bưởi " cuốc vào " cũng chính nà chị đây. Chào, chúc đồng hương mọi sự tốt lành vui nhiều nhé.

    ReplyDelete
  3. Gớm gặp được các đồng hương mừng húm hùm hum,cho phép tớ giói thiệu trắng phớ thế này cho nhanh nhá, tớ là thằng cu Teo, con Cụ Cả Tèo ở làng Cổ Nhuế chính cống đây, Gái Cổ Nhuế là con cái nhà ai ở trong làng đới ? Cái đận quê nhà mình vưỡn đang còn phong trào " Thanh niên cổ nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt chưa về quê hương " ấy , thì lúc đó bán buôn quê mình vui như chẩy hội, cả làng ngào ngạt mùi hương, ôi thích nắm, nhớ quá. Núc đó tớ cũng cuỗm được cái Hĩm gái con nhà ông bà cả Bô ở xóm giữa ,cũng vào cái noại đường được của ló, mỗi tội ăn quà như mỏ khoét ấy, nàm được sọt lào là ló vã vào cái miệng của ló hết, thế dưng mà vì tình yêu, thì tớ sẵn sàng moi cả tim, gan, nục phủ ngũ tạng, mà có nần núc cao hứng nên tớ đã thề với ló rằng anh sẵn sàng trao phân gửi thận cho em, lúc đó mắt nó rưng rưng, nong nanh, cái mỏ chúm chím làm tớ cũng run run sướng tê mê. Nhưng khốn nạn đời tớ từ cái đận chính cái ông mặt ngao như gái Cổ Nhuế nói ý mở cuộc thi " Nũ Hoàng ngao đẹp " núc đó nhà nhà, người người tẩy chay kiểu đi cổ điển,kiểu thùng ấy gái cổ nhuế ạ, họ " đi " kiểu khác giật phát thế là trôi sạch đi đâu mất, rau cỏ, hoa màu thì đã có cái anh Phú Mĩ anh ấy thâu toàn bộ, thành ra là tớ bị thất nghiệp, trai làng mình bị gái làng đá hết , hận đời chúng bỏ đi đào vàng, đứa thì dồ tình sinh ra suốt ngày thơ thơ, thẩn thẩn nẫu cảnh lắm. Lúc ấy cái Hĩm gái của tớ nó mới thỏ thẻ với tớ như thế này chứ: Bố cu cho em đi đăng ký dự thi tuyển ngao, biết đâu em giật được cái dái gì ( à quên giải ) thưởng gì thì về mình tha hồ có tiền mà ăn bánh đúc ( Bố khỉ, con này chỉ chết vì ăn ) vì có lần tôi chả còn đồng kẽm nào mà vẫn nhớ cái mùi hương nồng nàn đặc trưng của gái làng mình ( chắc gái cổ nhuế vẫn còn như thế nhẩy ) ăn cắp được cái khăn mù soa của Bà Bô ướp hoa bưởi thơm nừng để trong chạn bếp, đem ra cuộc hẹn hò tặng nó, núc ấy nó hít hít, môi nó rung rung, nâng niu ra chiều thích nắm, thế mà hôm sau bắt gặp nó ăn bánh đúc của cái nhà bà bảy Tun, rồi nó rút luôn cái mù soa sú vơ nia của mình ra gán nợ, núc đó mình đau, đau nắm giờ kể nại cho Gái mình vẫn thấy buốt nhói đây này. Thôi dài dòng kể nể nại mà nàm gì, chỉ biết nà mình bị ló đá phát nộ xuống sông, may được Hà Bá ông thương chứ không thì nghẻo lâu rồi. Ló đá mình sau khi ẵm giải vòng 10 cái ngao đẹp nhất, hôm đấy đi thi về mình nàm bó hoa cứt nợn rõ to, gái đừng cười trai nàng cổ nhuế quê mùa nhá. Ha ha, vì đặc trưng của noại hoa này nà màu tím, và tính kinh tế cao, mọc đầy ở bờ bụi nàng mình vì nước cọ rửa sọt thời buôn phân đang phất ấy thôi. Thế mà gặp tớ nó xưng xưng xỉa xỉa tuyên luôn: tôi giờ nà người lổi tiếng rồi, và nà người của công chúng như anh ngao đã trao tặng mề đay đây này, thì tôi phải ngưu tầm ngưu cho bõ công má hồng răng xỉn chứ. Xéo ! Xéo ! Sôi xéo.
    Đấy gái đã hiểu vì sao mà tớ bỏ nàng bỏ xóm ra đi để trở thành Trai vạn đò rồi chứ gì. Mẹ sư cha cái anh Ngao , tớ rình mãi thì hôm nay tớ cũng đánh hơi thấy anh này vẫn được tín diệm bầu vào ban khảo sát cuộc thi ngao lăm lay ở Đà lẵng, thì tớ đã cắm sào tuần lay ở đây rồi, quyết rình bằng được để ngắm cái mặt thật của cái nhà anh lày học lấy tí bí quyết của anh ấy sao được ròm ngao cả đời sướng thế, mà lược sông hàn mấy hôm lay đục ngầu nhớ, tớ cũng bắt trước Cụ Trương Chi,làm cái ống đu đủ, nặn sâu, ngắm được đủ 40 cái ngao, to nhỏ, béo gầy, mum múp thích thích thật Gái đồng hương nhớ, thôi thế nà đời tớ cũng mãn , cũng hơn khối đứa rồi, mà tớ phải nặn đây, bọn ngao ló sắp ra hong gió, sắp ra nhún nhún, nhẩy nhẩy thích mê. Chào nhé, đừng ghen với Ngao ngọai nhé, tớ vẫn muốn tắm ao ta khi có điều kiện đấy gái ạ. Thân

    ReplyDelete
  4. Nhà Báo Lê Phương Dung.September 2, 2012 at 2:08 PM

    Rõ khổ thế a ?Chị vào đây tình cờ đọc được những dòng tâm sự " đẫm nệ " của cu trai Vạn Đò mà tự nhiên cũng thấy rung rinh, sụt sit, thôi thì " cái thời oanh liệt, sọt sọt , phân phân dù sao cũng đã đi vào dĩ vãng rồi, có nuối, có tiếc thì cũng có níu lại được đâu, chị cũng thấy " tiếc lắm chứ " nhưng mà cu thấy đấy, bây giờ cái gì cũng " tự hoại " thì mọi người " có mới nới cũ " là điều tất yên rồi. Bỏ đi là đúng cu ạ, làng Cu bây giờ đổi khác, đẹp rạng ngời, quán sá, hàng ăn ,karaoke mọc như nấm, phục vụ cho các " thượng đế mà đa phần là sinh viên " của các Trường Học viện Kỹ thuật Quân sự, Cao đẳng du lịch, khu Đại học điện lực... ra ra, vào vào tấp nập lắm, sáng nay chị lên " chợ quê " mua ít ổi ương về chiêu đãi bạn bè nhân dịp mấy ngày lễ được nghỉ, thì gặp Bu của Teo, gớm trông diện xanh , đỏ , tím , vàng cứ như " cô Kếu tân thời " ấy, thấy Bu cu đang ngồi la đà ở hàng bánh xèo, mải mốt ăn, mải mốt chiện , chị cũng chào rõ to là cháu chào cô Cả tèo ạ. Bu em nguýt chị phát " tèo mới chả tẽo gì, cô nà Ánh lắng ban Mai Hồng Bế " rõ chưa, đấy bây giờ cu phải nhớ tên của Bu Cu như vậy Teo nhớ, thế chứ, đã là cái gì đâu so với dờ sờ tờ sờ Hoàng Quang Thuận chỉ tự ý đổi nhõn họ Huỳnh sang Hoàng thôi, chứ có cần ra pháp luật khai báo nại đâu mà dám đổ oan cho người ta là thế nọ , thế kia. Mà Hoàng nghe cũng đẹp hơn Huỳnh là cái chắc. Thế cho nên cái nhà ông mà cu phải mất công đi rình để ròm xem tướng mạo dung nhan ấy, ông ấy phải ngợp, phải choáng và chuyện nhầm nhọt chức danh , học hàm này nọ nó cũng " nhỏ như con thỏ " mà thôi cu Teo ạ, bởi vì chữ Hoàng làm người ta dễ liên tưởng tới một vị " Hoàng Đế " các em rõ chưa, nhất là thời điểm đó lại có " họ hàng gần " với một quan chức cỡ Ủy viên Trung Ương Đảng Hoàng Minh Thắng . Nhưng chị cũng thấy buồn buồn, giá như không có cái sự " nhầm nhọt " ấy , đăng công khai giật tít GIÁO SƯ TIẾN SĨ HOÀNG QUANG THUẬN ấy trên tờ báo của Trung Ương Đoàn, thì chắc gì ngày hôm nay Ông giờ sờ tờ sờ này bị " hạ bệ , bị ném đá một cách thê thảm " thậm chí là còn kéo theo nhiều hệ luỵ cho nhiều người " bị mắc " vào Thuận? Chị đi ăn cơm, tối kể chuyện nốt nhé. Bái bai

    ReplyDelete