nội dung cơ bản của những điều dưới đây tôi
đã nói trực tiếp tại Hội nghị Lý luận-Phê bình tại Tam Đảo cách đây vài tháng,
ở cuối phiên thứ hai, ngày họp thứ nhất; bài này vừa đăng (đầy đủ) trên tờ Sài
Gòn tiếp thị dưới nhan đề "Nghiên cứu-phê bình văn học hiện nay: vấn
đề lý thuyết và vấn đề đối tượng"
Một tập thơ của Nhã Thuyên |
Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học lần thứ III tổ chức tại Tam Đảo tháng Sáu vừa
rồi là một dịp để giới lý luận phê bình Việt Nam hội tụ. Đọc và nghe các tham
luận được trình bày, tôi thấy có hai điều chính yếu nằm ở trọng tâm của nghiên
cứu và phê bình văn học hiện nay nổi lên rõ rệt.
Thứ nhất là vấn đề lý thuyết văn học. Cho đến nay, dường như rất nhiều người vẫn quan niệm rằng lý thuyết đồng nghĩa với trình bày (lại) về một phong trào văn chương nào đó, trong khi thực chất đó lại là một cách nhìn đối nghịch với cách nhìn của lý thuyết, bởi lý thuyết thường xuyên nhìn nhận văn chương như một tổng thể chứ không phải theo một tiến trình lịch sử. Lịch sử và lý thuyết có sự tồn tại thường xuyên mâu thuẫn với nhau, lý thuyết gia văn học nhiều lúc phải chấp nhận “hy sinh”, ít nhất một phần, lịch sử để thực sự có được một đường lối phân tích theo hướng lý thuyết.
Một đặc điểm nữa là lý thuyết theo quan niệm nhiều người hiện nay quá nặng màu sắc ý hệ (ideology). Tức là sau rất nhiều năm, trong đó có không ít năm giương cao ngọn cờ “đổi mới”, có vẻ như với các nhà lý luận Việt Nam, lý thuyết văn học đã khoác trở lại tấm áo của tư tưởng chứ không phải là công cụ để đi thật sâu vào các đặc trưng quan yếu của văn học nữa; cùng lúc ấy, sau một thời kỳ “tổng kết lý thuyết”, các nhà nghiên cứu văn học của phương Tây chủ yếu nhìn nhận lý thuyết văn học như là những cuộc phiêu lưu của trí tuệ. Phiêu lưu thì thường nhẹ gánh ý hệ, còn lý luận-lý thuyết nặng ý hệ thì thường trở thành công cụ áp đặt. Đặc điểm này có hai biểu hiện cụ thể dưới đây.
Thứ nhất là vấn đề lý thuyết văn học. Cho đến nay, dường như rất nhiều người vẫn quan niệm rằng lý thuyết đồng nghĩa với trình bày (lại) về một phong trào văn chương nào đó, trong khi thực chất đó lại là một cách nhìn đối nghịch với cách nhìn của lý thuyết, bởi lý thuyết thường xuyên nhìn nhận văn chương như một tổng thể chứ không phải theo một tiến trình lịch sử. Lịch sử và lý thuyết có sự tồn tại thường xuyên mâu thuẫn với nhau, lý thuyết gia văn học nhiều lúc phải chấp nhận “hy sinh”, ít nhất một phần, lịch sử để thực sự có được một đường lối phân tích theo hướng lý thuyết.
Một đặc điểm nữa là lý thuyết theo quan niệm nhiều người hiện nay quá nặng màu sắc ý hệ (ideology). Tức là sau rất nhiều năm, trong đó có không ít năm giương cao ngọn cờ “đổi mới”, có vẻ như với các nhà lý luận Việt Nam, lý thuyết văn học đã khoác trở lại tấm áo của tư tưởng chứ không phải là công cụ để đi thật sâu vào các đặc trưng quan yếu của văn học nữa; cùng lúc ấy, sau một thời kỳ “tổng kết lý thuyết”, các nhà nghiên cứu văn học của phương Tây chủ yếu nhìn nhận lý thuyết văn học như là những cuộc phiêu lưu của trí tuệ. Phiêu lưu thì thường nhẹ gánh ý hệ, còn lý luận-lý thuyết nặng ý hệ thì thường trở thành công cụ áp đặt. Đặc điểm này có hai biểu hiện cụ thể dưới đây.
Thứ
nhất, thường xuyên người ta quan niệm lý thuyết phương Tây là những thứ dùng
được, áp dụng được vào thực tế Việt Nam; mệnh đề này hàm chứa một hiện thực:
càng nhắc nhiều đến lý thuyết thì thật ra người ta càng nghi ngờ lý thuyết, chỉ
sử dụng lý thuyết mà thôi, lựa chọn lấy những gì có lợi cho mình dưới chiêu bài
những cái khác thì "không áp dụng được ở Việt Nam".
Đẩy
luận điểm này đi xa hơn, nhiều nhà lý luận Việt Nam đã nhanh chóng đi đến kết luận
(có lúc một cách tuyệt đối, có lúc một cách tương đối, uyển chuyển hơn), rằng
lý thuyết phương Tây đã thất bại. Và hơn một đại biểu ở hội nghị đã lợi dụng
cuốn sách Văn chương lâm nguy của Todorov để nói rằng ngay các lý thuyết
gia phương Tây cũng tự thấy mình sai lầm. Hiểu như vậy là hoàn toàn khác, thậm
chí là một “cái khác cố tình” so với chủ ý của tác giả cuốn sách; và cách hiểu
ấy tự thân nó cũng đi ngược lại đường lối cơ bản của lý thuyết văn học.
Nói
tóm lại, mặc dù đã có nhiều năm dịch thuật và nghiên cứu lý thuyết văn học
phương Tây, ở Việt Nam tư duy lý thuyết chưa thực sự bắt rễ vào đại bộ phận các
nhà nghiên cứu và lý luận văn học, vẫn tồn tại dai dẳng một thái độ nghi kỵ lý
thuyết từng được nêu lên nhiều lần cách đây hàng chục năm. Suy cho cùng, đây
cũng chính là số phận của lý thuyết văn học, và rõ ràng lý thuyết không thể
được tiếp cận theo kiểu “phong trào ào ạt” như những năm vừa rồi.
Tại
Hội nghị, vấn đề đối tượng của nghiên cứu và phê bình cũng nổi lên, nhất là sau
ý kiến của ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu kịch liệt phê phán một số nghiên cứu
của nhà phê bình văn học Nhã Thuyên theo nhãn quan chính trị.
Sự
việc này đã kéo dài dai dẳng thời gian vừa qua, nó vừa cho thấy mức độ can
thiệp và ảnh hưởng lớn của ý hệ vào hoạt động và nghiên cứu phê bình hiện nay
(không khác mấy so với ở mảng lý thuyết văn học) vừa đặt ra một câu hỏi: đối
tượng của nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam hiện nay (có thể) là gì?
Và
thêm một lần nữa, cũng như ở trường hợp lý thuyết văn học, theo tôi, hiện lên
rất rõ hiện tượng vẫn hay được gọi là “tiêu chuẩn kép” (double standard); ở
mảng lý thuyết văn học nó thể hiện ở diễn ngôn theo kiểu “lý thuyết văn học vô
cùng cần thiết nhưng lý thuyết này hay lý thuyết kia không phù hợp với thực tế
văn học Việt Nam”, còn ở khía cạnh đối tượng nghiên cứu và phê bình thì diễn
ngôn ấy có thể phát biểu thành: “Nhà phê bình phải bao quát được mọi
hiện tượng văn học xảy ra, nắm bắt cuộc sống và thực tế như nó vốn có nhưng
có những điều không được động chạm đến”. Và như vậy, vô hình trung, bất kể
phương pháp tiếp cận đối tượng có là như thế nào, một số đối tượng văn học ngay
lập tức đã trở thành một cấm kỵ, một cái bẫy.
Cách
nhìn nhận ở cả vấn đề lý thuyết văn học và đối tượng nghiên cứu-phê bình được
thể hiện như vậy tại cuộc gặp gỡ quan trọng nhất của giới lý luận-phê bình văn
học Việt Nam khiến cho tôi (và hẳn cả những người cùng thế hệ với tôi) thấy
mình được tận mắt chứng kiến những gì tưởng chừng như chỉ có thể diễn ra trong
một mảng văn học sử ngày nay rất nhiều người đã muốn quên đi.
Nguồn: Blog Nhị Linh
No comments:
Post a Comment