Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà
xuất bản Giấy Vụn nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản do International Publishers
Association (IPA) Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế trao tặng, tại Buenos Aires
ngày 25-4-.2011 – là một vinh dự lớn cho cá nhân anh, nhà xuất bản và Nhóm Mở
Miệng đồng thời là niềm khích lệ lớn đối với văn nghệ sĩ tự do khác.
Để giúp độc giả có được tài liệu tập trung về
Nhóm Mở Miệng (thành viên gồm Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán) và NXB
Giấy Vụn, tôi tạm cung cấp vài trích đoạn và đường dẫn cần thiết (chỉ riêng của
Inrasara) về hoạt động và thành tựu của họ.
1. Các bài viết có trích đoạn bình luận về
Nhóm Mở Miệng, các thành viên và NXB Giấy Vụn
- “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn”, Tham luận
tại Đại hội Hội Nhà văn TPSG, tháng 3-2005; đăng trên Tiền Vệ, 17-3-2005.
Họ là ai? Là Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy,
Nguyễn Quán. 4 sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ văn, ra trường vô công rỗi nghề
trong giai đoạn thơ Việt đang kì ảm đạm, “có mặt bằng nhưng chưa có đỉnh cao”,
như chúng ta từng dễ dãi nhận định. Họ tự cho mình [vô] trách nhiệm với nền thơ
nước nhà, cấp kì lập ra Nhóm Mở miệng, trưng bảng nhà xuất bản Giấy Vụn và,
tuyên xưng: Không làm thơ! Thế là ba tập thơ in photocopy xếp hàng mở m[iệng]ắt
chào đời: Vòng tròn sáu mặt, Xáo chộn chong ngày, Cai lon bo di và vài thi tập
chưa “xuất bản” nhưng được tiếp thị rùm beng khác…
- “Thơ văn trẻ Sài Gòn ở đâu?”, báo Văn nghệ
trẻ, số 45, 11-11-2007; đăng trên Tiền Vệ, 27-11-2007.
Không đâu hạ sinh hiện tượng thơ văn lí luận
vỉa hè như nhóm Mở Miệng cùng sự kiện Nhà xuất bản Giấy Vụn cho ra đời hàng chục tác phẩm
photocopy, đã và đang gây ấn tượng sâu đậm đến cuộc sống văn chương như thế.
- “Thơ Việt Nam trong năm 2010”, BBC
Vietnamese, 20-12-2010.
Song song với văn học dòng chính, năm 2010,
sinh hoạt văn chương “vỉa hè” tạo nên dấu ấn đậm bằng hàng loạt ấn phẩm do Nhà
xuất bản Giấy Vụn cho ra mắt công chúng: Bài thơ của kẻ yêu nước mình của Trần
Vàng Sao, Bài thơ một vần của Bùi Chát, Khi kẻ thù ta buồn ngủ của Lý Đợi, và
Trước khi thành giấy vụn của Trúc Ty.
Phong trào in photocopy khởi động từ đầu thiên
niên kỉ mới tại Sài Gòn, qua một thập niên, đã đặt nền móng vững chắc cho dòng
văn chương “phi chính thống”. Họ có quan niệm khác về thơ, về lối làm thơ, hình
thức in ấn và phát hành, và nhất là – thái độ thơ của các văn nghệ sĩ tự do.
Cách làm của họ đã tác động ngấm ngầm đến sinh hoạt văn học đương thời, ở đó
không ít nhà văn cư lưu lề phải cũng không ngần ngại nhập cuộc.
Vài năm qua, thơ và thái độ thơ kia tạo được
tiếng vang đáng kể ở ngoài nước. Nhà thơ Bùi Chát, thành viên sáng lập Nhóm Mở
Miệng đồng thời là người điều hành Nhà xuất bản Giấy Vụn, được
Literaturwerkstatt Berlin mời qua Berlin tham gia đọc và thảo luận tại dự án
“Văn học từ Việt Nam” vào cuối năm nay, là một minh chứng. Vậy mà, chúng cứ bị
cho là phi chính thống. Bị đặt ra ngoài lề.
- “Sáo chộn với Bùi Chát”, Tiền Vệ,
21-12-2003; tạp chí Thơ, mùa Đông 2003.
Tập thơ Xáo Chộn Chong Ngày – phạm thánh, phạm
thượng, phạm chữ, phạm nghĩa, phạm cả các khái niệm lâu nay thế giới văn minh
tôn sùng như thứ không thể phạm. Nhưng hãy dẹp mấy thứ đó cho nhà luân lí, nhà
ngôn ngữ, nhà hoạt động xã hội… phán. May: Bùi Chát đã không phạm con người!
- “Lý Đợi không làm thơ”, Tiền Vệ,
11-1-2009.
Lý Đợi là người viết báo, biên tập viên, nhà
viết văn xuôi, kẻ làm thơ in photocopy, người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn;
Lý Đợi trình diễn thơ và thuyết trình về chữ nghĩa, workshop và triển lãm; Lý
Đợi — tên choãi vã (từ dùng của Đinh Linh) bạt mạng và ương bướng, kẻ hoạt động
chữ nghĩa vỉa hè chuyên nghiệp, dân làm phim tài liệu và chụp ảnh nghiệp dư,
cùng duy trì Nhà xuất bản Giấy Vụn và sáng lập nhóm văn chương ngoài luồng Mở
Miệng hay là tay ăn nói bá láp đầu đường xó chợ tạp pí lù Sài Gòn. Lý Đợi là
loài sinh linh làm đủ thứ nghề không ra nghề để sống và viết. Viết theo kiểu
của mình, tùy sở thích của mình. Viết như không cần viết; viết như chọc những
người biết viết. Viết ngoài vòng kiểm soát và kiểm duyệt, cho hay không cho
phép chính thống. Lý Đợi là nhà thập cẩm độc nhất [vô nhị] của trò chơi chữ
nghĩa hôm nay, hệ quả [lụy] độc đáo của xã hội Việt Nam hậu chiến, hậu thuộc
địa, hậu Cộng sản, kiểm duyệt và tự kiểm duyệt, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa
Cộng sản khoa học, định hướng văn nghệ, thơ ca của báo văn nghệ các loài, phê
bình văn học trên báo phổ thông đủ loại, cho phép xuất bản và thu hồi, biểu
tình xin phép, tự do bầu cử, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng.
- “Bùi Chát mở miệng qua giấy vụn”, Tiền Vệ,
21-1-2009.
Sáng lập và cán đáng Giấy Vụn, nhà xuất bản
đầu tiên ở Việt Nam chuyên in ấn & phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa
hè dưới hình thức photocopy, vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền, anh đã cho
lưu hành hơn chục tác phẩm, từ thơ đến văn xuôi. Của bằng hữu và của mình. Qua
Giấy Vụn, từ tập thơ riêng đầu tay: Xáo chộn chong ngày (2003), qua Cai lon bo
đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn] (2004), Tháng tư gãy súng (2005) đến
tập thơ mới nhất: Xin lỗi chịu hổng nổi (2007), Bùi Chát mở miệng. Và anh chưa
một lần phản bội ý hướng của mình, của nhóm mình: “cố gắng hoàn thiện chính là
những ý niệm về thơ”. Chứ không phải thơ.
2. Các bài viết khác có liên quan đến Nhóm
Mở Miệng và NXB Giấy Vụn
- “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ ở Việt Nam
trong tương lai gần”, Tham luận tại Hội thảo thơ TPSG, 25-8-2006; báo Người Đại
biểu nhân dân, số 184 & 185, tháng 7-2006; tạp chí Nhà văn, số 3, 2008.
- “Thơ hậu đổi mới, và… đang khủng hoảng”,
Tham luận tại Hội nghị Lí luận-Phê bình lần thứ hai, Đồ Sơn tháng 9-2006;
Talawas, 2006.
- “Văn chương Sài Gòn hậu đổi mới, nhìn qua lăng kính thơ
ca”, Tham luận tại Hội thảo khoa học Đời sống Văn học – nghệ
thuật TPSG thời kì hội nhập, 16-10-2007, đăng trên Tiền Vệ, 20-10-2007.
- “Hậu hiện đại và Thơ hậu hiện đại Viêt”, Vanchuongviet,
21-12-2007.
- “Nhập lưu hậu hiện đại không quá độ hiện đại
hậu kì”, Tham luận tại Hội thảo Thơ Việt Nam đương đại, tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn, TPSG, 19-2-2008; Talawas, 21-2-2008.
- “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”,
Tiền Vệ, 18-2-2009.
- “Văn chương tiếng Việt năm 2008 – 10 tác phẩm tôi chọn”,
BBC Vietnamese, 20-2-2009.
- “Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại”,
tạp chí Hợp Lưu, số 110, 6&&-2010; báo Người Hà Nội, 23&30-4-2010;
đăng trên Tiền Vệ, 19-8-2010.
- “Văn chương TP Hồ Chí Minh, giữa đường biên
bảo thủ và nổi loạn”, Tham luận tại Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TPSG nhiệm
kì 2010-2015, ngày 15-6-2010.
3. Các bài phê bình về tác phẩm được in ở
NXB Giấy Vụn
- “Sáo chộn với Bùi Chát”, Tiền Vệ,
21-12-2003; tạp chí Thơ, mùa Đông 2003.
- “Phạm Lưu Vũ và Ngụ ngôn hậu hiện đại”,
Tiền Vệ, 17-7-2007.
- “40 km/h với Vũ Thành Sơn”, Tiền Vệ,
23-8-2008.
- “Đinh Linh giải phẫu vành tai tiếng Việt”,
Tiền Vệ, 5-1-2009.
- “Trần Wũ Khang & ‘Quà tặng của quỷ sứ’”,
Tiền Vệ, 13-1-2009.
- “Đoàn Minh Châu, sau chiêm nghiệm nỗi buồn”,
Inrasara, 8-2009.
4. Các trả lời phỏng vấn liên quan đến Nhóm
Mở Miệng và NXB Giấy Vụn
- Nguyễn Đức Tùng, “Thơ đến từ đâu?”, Talawas,
22-6-2006.
- “Phê bình văn học đứng ngoài ’văn hóa đọc’”,
Thanh Xuân thực hiện, Vietvn, 23-7-2007.
- “Inrasara: Cần phải gọi tên đúng sự thể”,
Phong Điệp thực hiện, báo Văn nghệ, 24-5-2008; Phongdiep, tháng 5-2008.
- “Nhà thơ – nhà phê bình Inrasara, Cái mới: nhận diện và
song thoại”, Nhã Thuyên thực hiện, Tiền Vệ, 6-9-2008.
- “Điểm mặt thơ Việt hôm nay”, Hiền Hòa thực
hiện, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2009.
- “Con đường đi vào văn chương hậu hiện đại
Việt Nam”, Thiện Khanh thực hiện, báo Điện tử Tổ quốc, 25-4-2009.
- Hiền Nguyễn: “Phê bình văn học, tiếng nói
người trong cuộc”, báo Toquoc, 23-7-2009.
- “Đối thoại hậu hiện đại”, Tiền Vệ,
5-3-2009.
Inrasara
Inrasara
Nguồn: BVN
No comments:
Post a Comment