(Toquoc)- Là người quyết định thứ hạng cao thấp sau mỗi
cuộc thi văn chương, ban giám khảo ngoài khả năng thẩm định nghệ thuật, sự công
tâm… còn cần cả sự chuyên nghiệp.
Tính chuyên nghiệp của ban giám khảo văn chương còn quá ít
Ngày nay, cũng như các giải thưởng khác trong đời sống,
giải thưởng văn chương ngày càng nở nộ về số lượng, tạo động lực và sự hưng
phấn cần có của người cầm bút. Đi liền với sự nhộn nhịp đó cũng xuất hiện không
ít ý kiến cho rằng giải thưởng văn chương đang bị “mất giá”, nhưng sự than phiền
này dường như trái ngược sau tổng kết mỗi cuộc thi khi ban tổ chức công bố số
lượng người tham dự, luôn là một con số ấn tượng và ngạc nhiên. Hoá ra sự hào
nhoáng giải thưởng văn chương vẫn có sức lôi cuốn ghê gớm.
Tại sao giải thưởng văn chương vẫn có sức lôi cuốn đến
vậy? Có lẽ vì hai lý do rất thuần tuý, xuất phát từ giá trị vật chất và tinh
thần. Trong hai giá trị ấy, ngoài giá trị tiền thưởng của giải thưởng thì mối
bận tâm lâu nay rất được chú ý nhưng lại ít nhắc tới, đó là thành phần Ban giám
khảo cuộc thi.
Đành rằng ban giám khảo luôn được các đơn vị tổ chức lựa
chọn là những người ít nhiều có tiếng tăm, được công chúng biết mặt. Song thành
phần ban giám khảo cũng biểu hiện “gu” và tầm ảnh hưởng của cuộc thi.
Thử nhìn lại các cuộc thi văn chương gần đây thì thấy
tính chuyên nghiệp của Ban giám khảo còn khá hiếm hoi. Còn nhớ khi còn làm Chủ
tịch Hội Nhà văn Hà Nội, mỗi lần có kết quả giải thưởng thường niên, nhà văn Hồ
Anh Thái đã gửi thông cáo báo chí rõ ràng, đầy đủ thông tin cần thiết, từ số phiếu,
thành phần chung khảo… đến báo giới. Bên cạnh đó, không quên kèm theo lý giải
vì sao tác phẩm này được giải, cái được và chưa được. Sự chuyên nghiệp và thẳng
thắn, trong một mức độ nào đấy đã làm nên thành công và gây dựng tiếng vang của
giải thưởng cho Hội Nhà văn Hà Nội. Vẫn là công việc này, tưởng chừng đã trở
thành nề nếp, trở thành “công thức chung” về sau, nhưng khi người kế nhiệm đảm
nhiệm thì sự chuyên nghiệp này đã không được duy trì như trước.
Mới đây nhất là cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ trao
giải cho một tác phẩm trước đó đã đoạt giải ở địa phương. Lý luận của ban giám
khảo là không phạm quy, vì thể lệ chỉ yêu cầu chưa công bố trên bất cứ tờ báo, tạp
chí… trung ương nào!. Nếu so chiếu với thể lệ thì đúng nhưng độc giả khó tán
thành cái cách “lách luật” thiếu chuyên nghiệp này. Chưa hết, sau cuộc thi nhà
phê bình Nguyễn Chí Hoan có bài tổng kết khá thuyết phục, chừng mực về cả những
mặt được và chưa được của cuộc thi thì sau đấy không lâu, lại xuất hiện một bài
phỏng vấn “tâm phục khẩu phục” một cách hơi bị quá đà.
Còn rất nhiều những biểu hiện thiếu chuyên nghiệp của ban
giám khảo trong các cuộc thi văn chương. Đòi hỏi ban giám khảo chuyên nghiệp là
đòi hỏi chính đáng của độc giả và cả của tác giả.
Cơ hội hi vọng…
Ban giám khảo là thành phần không thể thiếu trong mỗi
cuộc thi. Có người yêu văn thơ, có đơn vị muốn quảng bá sản phẩm đã không tiếc
tiền đứng ra tổ chức cuộc thi văn chương, không tự tin vào cái tình yêu thơ văn
đầy bản năng cũng phải nhờ đến giới chuyên môn làm ban giám khảo.
Vẫn biết với các nhà văn nhà thơ có thể vững vàng chuyên
môn mà tỏ ra lúng túng trong những việc ngoài chuyên môn. Họ thụ động và cho
rằng đó là việc của ban tổ chức. Khi chấm xong một giải nào đó là vai trò trách
nhiệm đã chấm dứt. Tuy nhiên không hẳn vậy, như nhà văn Khuất Quang Thuỵ từng
nói, là “giải thưởng văn chương có tính đối thoại cao”. Vì thế mọi đối thoại là
nhằm vào tác phẩm chứ không phải tác giả.
Và người chịu trách nhiệm hồi đáp là ban giám khảo chứ không phải tác
giả, đặc biệt là những nảy sinh trái chiều mang tính chuyên môn, nằm trong tầm
tay của ban giám khảo. Song lâu nay, công việc này còn ít diễn ra theo đúng
logic của nó.
Thực tế có rất nhiều tác giả từ chối cuộc thi bởi Ban
giám khảo. Ngược lại, có người đến với cuộc thi vì Ban giám khảo mà họ tin
tưởng vào sự thẩm định hơn là giá trị giải thưởng văn chương.
Ở ta việc chọn lựa người làm giám khảo văn chương thường
là đơn vị tổ chức cuộc thi chủ động mời từng cá nhân giữ trọng trách này.
Mới đây, một nhóm văn chương mang tên Văn học Việt bao
gồm các nhà lý luận phê bình như Nguyễn Văn Hạnh, Phạm Quang Trung… ra mắt
tạp chí văn học online. Cùng với đó là việc tổ chức hoạt động: “Thẩm định mọi hiện tượng văn chương
- Tham gia tổ chức Ban giám khảo mọi cuộc thi văn chương…”. Đây được xem như
một quan niệm mới, gắn trách nhiệm cho người cầm cân nảy mực trong các cuộc thi
văn chương. Nói cách khác là giờ đây đã có một nhóm người “chủ động” giữ vai
trò ban giám khảo. Nếu đơn vị hoặc cá nhân nào tổ chức thi văn chương thì có
thể mời họ làm giám khảo. Chia sẻ thêm về công việc này, nhà lý luận phê bình
Phạm Quang Trung tự tin cho rằng: “Chất xám và uy tín học thuật của Nhóm
cần được phát huy. Mạng lưới là các nhà nghiên cứu, phê bình văn chương khắp cả
nước. Rất chuyên sâu. Nên có thể đảm nhận được. Vả lại, đây là tổ chức học
thuật chuyên nghiệp, độc lập. Hầu như không bị ràng buộc điều gì cả. Lấy chất lượng
đích thực làm đòi hỏi. Cần đảm bảo uy tín của thương hiệu”.
Nói thêm rằng, trong các cuộc thi văn chương trước nay ở
ta, thành phần ban giám khảo chưa thực sự chú trọng đội ngũ lý luận phê bình
chuyên nghiệp. Nếu là cuộc thi thơ thì trong ban giám khảo chắc chắn phải có nhà
thơ chiếm ưu thế. Nếu là cuộc thi truyện ngắn, tiểu thuyết thì chắc chắn trong
ban giám khảo nhà văn sẽ chiếm ưu thế… còn lý luận phê bình chỉ chiếm số người
khiêm tốn, thậm chí có không có. Mặc dù những người làm công việc sáng tác như
nhà văn nhà thơ không phải không có “con mắt xanh” và thiếu sự thẩm định giá
trị nghệ thuật.
Để đội ngũ lý luận phê bình chuyên nghiệp đứng vị trí
“chân trong” thành phần ban giám khảo là việc lâu nay các cuộc thi đã làm,
nhưng vai trò còn quá mờ nhạt, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của độc
giả văn chương thời nay.
Mặc dù chưa có thời gian cũng như cơ hội để kiểm chứng
“tính chuyên nghiệp” của các nhà lý luận phê bình trong nhóm Văn học Việt,
nhưng đây là một dấu hiệu mới, mang tính chủ động cao để độc giả có thể hi vọng
vào một đội ngũ ban giám khảo chuyên nghiệp trong tương lai.
Văn chương không phải là một khoa học chính xác nên không
thể làm vừa lòng tất cả. Tính chất của mỗi giải thưởng khác nhau nên cũng khó
có thể tồn tại một ban giám khảo lý tưởng có thể chấm cho tất cả các cuộc thi
văn chương. Mỗi cuộc thi là một cuộc chơi với những luật lệ khác nhau. Chấp nhận
cuộc chơi là chấp nhận luật lệ, chấp nhận ban giám khảo. Nhưng đừng để sự chấp
nhận mang tính “bằng mặt mà chưa bằng lòng” trong khi chúng ta có khả năng làm
tốt hơn.
Hà Anh
XEM THÊM
_____________
Ngày 14/7:
Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):
- NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU
____________
Ngày 15/7
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
- Tống Thị Ngọc Lan: THI THƠ ĐBSCL LẦN V: ĐẠP LÊN
DƯ LUẬN, BẤT CHẤP TÁC PHẨM PHẠM QUY, BTC & BGK ĐÃ DÀNH CHỖ ĐẸP
CHO CÁC “CON GÀ” CỦA MÌNH
No comments:
Post a Comment