Trang

Monday, July 8, 2013

NHẬT HUY - HỘI VĂN NGHỆ SÓC TRĂNG “TRỎ VÀO TRÁN” DẠY KHÔN 13 HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHẤM THƠ


Và nếu họp 13 hội văn học nghệ thuật lại để giải quyết mà lấy chuyện đề tài, chuyện phạm quy, chuyện đạo văn mà không lấy tiêu chí nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm thì kết quả cuộc thi sẽ mãi mãi không trọn vẹn. Và những cuộc thi tiếp theo cũng sẽ như thế.
Do đó, trong khuôn khổ một cuộc họp, các vị trong ban tổ chức và ban giảm khảo hãy đánh giá và xếp loại 11 tác phẩm vào chung khảo từ phía nghệ thuật, tư tưởng chứ không phải từ phía hiện thực đời sống. Hãy đọc thơ bằng một suy nghĩ từ ngôn từ và vì ngôn từ (Nhật Huy – Hội VHNT Sóc Trăng).
ĐỌC THƠ VÀ ĐỌC PHÍA NGOÀI THƠ
Ngày 5.7.2013, Hội Văn học nghệ thuật (VNNT) các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) họp lại để bàn một số vấn đề quanh cuộc thi và những chuyện được gọi là “lùm xùm” trên báo chí về cuộc thi thơ ĐBSCL lần V. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin có một vài suy nghĩ về những bài thơ vào chung khảo và những chuyện bàn luận bên ngoài cuộc thi. 
1. Đọc 11 bài thơ vào chung khảo 
Đến nay, ở nước ta vẫn chưa cho một cách suy nghĩ giống nhau về thơ. Có loại thơ để ngâm, để phổ nhạc (thường hình thức phải có vần) và có loại thơ để đọc (chú trọng đến nhịp điệu bên trong của bài thơ, chứ không phải ở hình thức). Từ đó, chuyện tranh luận nhau về thơ có vần hay không có vần không chỉ mới đây mà đã diễn ra từ đầu thế kỉ XX sau bài thơ “Tình già” của Phan Khôi, hoặc cuộc tranh luận tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu vào năm 1951. Nói như vậy để thấy, công chúng văn học ở cuộc thi thơ ĐBSCL nói riêng và nước ta nói chung có những quan niệm chưa thống nhất về thơ. Vì không thống nhất nên dễ xảy ra cãi và tranh luận và cuối cũng thành “lùm xùm”. Vì vậy để đọc thơ, trước hết phải có một cách nghĩ về thơ.
Với thành tựu của các lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại, người ta dễ dàng đưa ra tiêu chí để phân biệt giữa thơ, văn vần và truyện. Nếu truyện lấy ngôn ngữ làm phương tiện để nhằm mục đích tạo ra ý nghĩa thì thơ lấy ngôn ngữ làm mục đích để tạo ra những hiệu ứng cho cảm xúc, cho những trăn trở, suy tư. Thơ khác với truyện ở chỗ: thơ khơi gợi xúc cảm, suy tư ngay chính trên con chữ. Người đọc truyện cốt ở tình tiết, nhân vật; còn người đọc thơ cốt ở hình ảnh và ngôn ngữ. Nếu một bài thơ mà kể chuyện và các câu thơ có trật tự như truyện, đọc đến cuối cùng mới hiểu và có vần điệu thì đó là văn vần, hơn văn xuôi nhưng không phải là thơ. Thơ là bắt đầu từ “chữ” rồi mới tìm đến “nghĩa”. Nhà thơ tìm chữ trước chứ không phải suy nghĩ về nghĩa trước. Và một nguyên tắc quan trọng: hãy đọc bài thơ đừng đọc bên ngoài nó.
Nếu đọc thơ với tiêu chí như vừa nêu thì trong 11 bài vào chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL thì có 7 bài có thể coi là thơ và 4 bài là văn vần. Trong 7 bài được coi là thơ thì có 4 bài thơ hay, trao giải được (Tản mạn trưa, Phía mùa cam bạc lá, Nhật kí cho ngày rỗng, đồng con gái ) còn lại 3 bài thơ khá (Xóm mình nghèo cất giấu điện vào đêm, Về đồng mùa nước nổi, và  Đi tìm ngày mai).
Điều đầu tiên để khẳng định một bài thơ hay không phải ở đề tài, vì đề tài là cái thuộc về đời sống và nó dành cho cả văn xuôi và nhiều ngành nghệ thuật khác. Đề tài trong thơ (thường thể hiện qua tiêu đề) nhiều khi dễ  đánh lừa người đọc bởi đó chỉ là cái cớ để nhà thơ nói chuyện khác. Vì đôi lúc nó chỉ là một cảm giác, một ám ảnh chứ không phải một hiện tượng đời sống nên 4 bài thơ hay đều có tựa bài nhưng tựa bài không nói hết đề tài, tựa chỉ là cái cớ.
Bài thơ hay nằm ở từng câu thơ và từng hình ảnh. Lấy ví dụ ở bài thơ “Tản mạn trưa”. Cả bài thơ lấy ngôn ngữ làm mục đích, hình ảnh xây dựng để kết nối thêm hình ảnh; ngôn từ được thiết lập để níu kéo ngôn từ. Trong một dòng thơ, chữ trước kết nối chữ sau không phải theo trật tự thông thường mà tạo ra một cái khác, một hiệu ứng khác để người đọc suy tư. Ý nghĩa của câu thơ được nhân lên và khơi gợi rất nhiều giá trị. Thử đọc một đoạn thơ:
con bướm bà… cõng đôi cánh màu lá mạ về thăm…
bàn thờ ông tôi mọt thở
màu cánh linh thiêng hút hồn lũ trẻ
con mèo ngoan nằm hiền trong ý nghĩ
bà về!
Bướm bà là loại bướm thường thấy ở Nam bộ, có cánh rất to. Câu thơ miêu tả hình ảnh tưởng như thật “cõng đôi cánh màu lá mạ” nhưng khi kết hợp với từ “thăm” ở cuối dòng thơ thì cả tổ hợp ngôn ngữ mang một sắc thái huyền diệu của quan niệm dân gian: bướm bà tượng trưng cho linh hồn người chết. Ý nghĩ ấy được kết nối với các từ “linh thiêng”, “bàn thờ” và “bà về” tạo ra một không gian thiêng liêng về người bà đã mất. Ông bà đều đã quá cố, điều thương tiếc và hình ảnh gợi lên trong lòng con cháu qua những con vật bình dị trong khung cảnh gia đình. Ông bà hiện hữu trong tâm gian sống của con cháu qua các chi tiết đơn giản. Việc kết nối lựa chọn các hình ảnh cho thấy sự quan sát tinh tế của nhân vật trữ tình. Từ một vài chi tiết, bài thơ khơi gợi nhiều triết lí về cuộc sống, những suy nghĩ về thân phận, những kí ức về tình thương gia đình. Tương tự như vậy, bài thơ “phía mùa cam bạc lá” cũng gợi những ám ảnh về tuổi thơ, những ẩn ức tuổi trẻ trong hoàn cảnh những thất bát mùa màng, những  “hoang mang” của mảnh đất, hồn quê khi hoàn cảnh thay đổi.
Cuộc thi thơ ĐBSCL năm nay còn có những bài thơ hay bởi chất Nam Bộ trong cách sử dụng từ, chất dân gian của ngôn ngữ miệt vườn, miệt đồng, miệt của những nổi niềm tuổi thơ được sắp đặt đầy dụng công, tạo nên hững hiệu ứng đặc biệt, có nét riêng:
Có thật không khu vườn cổ tích
ở đó ta chạy rong long nhong thời con nít
 trốn bà giấc ngủ trưa - thưởng chong chóng lá dừa
mặc kệ, đội nắng băng miết qua cánh đồng cưỡi trâu đánh trận giả hét hò xanh lúa
ta khát sông bệt những vết sình bè bạn”
                           (Nhật kí cho ngày rỗng)
Cách dùng các từ ngữ xa nhau về trường nghĩa, về cách kết hợp đặt gần nhau tạo nên hiệu ứng lạ (đánh trận giả hét hò xanh lúa/ ta khát sông bệt những vết sình bè bạn). Những đau đáu về kí ức trẻ thơ, những kỉ niệm xanh tươi chưa bị cuộc đời làm cho bầm dập, những giá trị sống chan hoà chân thật và những thực tế đau lòng … không chỉ là ý nghĩa suy ra từ chữ mà còn là những ám ảnh đặt biệt từ những hình ảnh đặt cạnh nhau. Đa phần những bài thơ hay đều ít nhiều có yếu tố này.
Tuy nhiên, phải thừa nhận có một số bài thơ không có sự sáng tạo. Hình ảnh rất cũ kĩ, thậm chí quá mòn
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Chữ cang thường một gánh trên vai
cây mía cây tre còn có đốt
Thẳng ngay ngay thẳng huống chi người
                   (Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống)
Cả một khổ thơ không có một từ nào mới, không có một sự sáng tạo nào trong cách tạo câu, sắp xếp chữ và dùng từ (Có chăng là cả 9 chữ Hán Việt liên tục, tạo yếu tố lạ). Ngoài ra một số bài thơ dẫu có sáng tạo nhưng vẫn còn câu nệ bởi chất diễn dịch, quá coi trọng tính cốt truyện, quá coi trọng tính đầy đủ nên làm giảm đi khả năng khơi gợi và hiệu ứng nghệ thuật của bài thơ. Nói chung 11 bài thơ ĐBSCL vào chung khảo không phải toàn hay, nhưng nếu nói chưa xứng tầm thì hơi coi thường người viết.
2. Đọc những cái ngoài thơ 
Sau bài báo của tác giả Lê Xuân nhận định về những chuyện bên ngoài cuộc thi và cũng có chê một vài đoạn thơ không vần, tối nghĩa, dư luận báo chí và bạn đọc bắt đầu nhập cuộc với cuộc thi thơ bằng từ “lại lùm xùm”. Người ta lại bắt đầu chú ý đến những sản phẩm văn học của mảnh đất đã từng tạo ra nhiều sự kiện. Người ta nhắc lại cuộc thi thơ trước đây, người ta đem chuyện đạo thơ, đem chuyện phạm quy, đem chuyện nông dân bị coi thường, đem chuyện điện thoại xin lỗi và rất nhiều thứ bên ngoài bài thơ để đánh giá cuộc thi thơ. Người đồng bằng chúng ta bắt đầu lại một cách đọc văn học từ cuộc sống, đọc ngôn ngữ nghệ thuật bằng sự kiện ngoài văn bản.
Nếu một cuộc thi văn học nghệ thuật đối với chúng ta vẫn lấy đề tài, lấy tư tưởng làm mục tiêu quan trọng (trong thể lệ cuộc thi) thì kết quả mà người tổ chức và công chúng yêu nghệ thuật nhận được cũng chỉ là những cãi vã và những tranh luận từ phía ngoài tác phẩm. Và nếu họp 13 hội văn học nghệ thuật lại để giải quyết mà lấy chuyện đề tài, chuyện phạm quy, chuyện đạo văn mà không lấy tiêu chí nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm thì kết quả cuộc thi sẽ mãi mãi không trọn vẹn. Và những cuộc thi tiếp theo cũng sẽ như thế.
Do đó, trong khuôn khổ một cuộc họp, các vị trong ban tổ chức và ban giảm khảo hãy đánh giá và xếp loại 11 tác phẩm vào chung khảo từ phía nghệ thuật, tư tưởng chứ không phải từ phía hiện thực đời sống. Hãy đọc thơ bằng một suy nghĩ từ ngôn từ và vì ngôn từ. Bởi lẽ, đầu tiên và cuối cùng của thơ vẫn là ngôn từ. Chỉ có lấy tiêu chí nghệ thuật làm trọng, thì mới mong gỡ được mớ “lùm xùm” từ nghững cái ngoài thơ tạo ra.
Vậy thì để tránh những tiếng “lùm xùm” cho những cuộc thi thơ tiếp theo phải chăng trong thể lệ nên có sự thay đổi? Phải chăng cần đưa tiêu chí hiệu quả nghệ thuật lên hàng đầu sau đó mới là đề tài? Vấn đề người đồng bằng làm thơ hay người làm thơ viết về đồng bằng liệu có còn quan trọng không? Và việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố có ảnh hưởng đến chất lượng giải không? (vì nhiều khi công bố rồi lại hay hơn là mới hoàn toàn). Điều này cần câu trả lời ở những nhà quản lí văn nghệ.
NHẬT HUY
Hội VHNT Sóc Trăng


____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

____________
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
 
________________

19 comments:

  1. 1."...một cuộc thi văn học nghệ thuật đối với chúng ta vẫn lấy đề tài, lấy tư tưởng làm mục tiêu quan trọng (trong thể lệ cuộc thi) thì kết quả mà người tổ chức và công chúng yêu nghệ thuật nhận được cũng chỉ là những cãi vã và những tranh luận từ phía ngoài tác phẩm"
    2." Chỉ có lấy tiêu chí nghệ thuật làm trọng, thì mới mong gỡ được mớ “lùm xùm” từ những cái ngoài thơ tạo ra "
    -NẾU TỔ CHỨC MỘT CUỘC THI THƠ CÓ ĐỀ TÀI TỰ DO, THÌ 2 Ý BÊN TRÊN CỦA NHẬT HUY SẼ LÀ ĐÚNG ĐẮN. CÒN ĐÂY LÀ CUỘC THI CÓ KHUÔN KHỔ ĐỀ TÀI. THI MẶC ÁO DÀI ĐẸP MÀ CHẤM VÀ TRAO GIẢI CHO MỘT NGƯỜI ĐANG MẶC ĐỒ TẮM BIỂN, DÙ RẤT ĐẸP, THÌ CÓ ĐÚNG KO? CHO NÊN, TRONG CUỘC THI NÀY, CHỈ CÓ THỂ TRAO GIẢI CHO NHỮNG TÁC PHẨM VỪA ĐÚNG, PHÙ HỢP ĐỀ TÀI VÀ VỪA HAY ( DĨ NHIÊN HAY TỚI MỨC TUYỆT VỜI THÌ QUÁ TỐT. BẰNG KO, CHỈ HAY TRONG NỘI BỘ CUỘC THI, TRONG NỘI BỘ NHỮNG BÀI ĐANG CÓ MẶT THAM GIA CÙNG NHAU LÀ ĐÃ CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC...).
    3."...Việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố có ảnh hưởng đến chất lượng giải không? (vì nhiều khi công bố rồi lại hay hơn là mới hoàn toàn).
    -CÂU NÀY CÓ VẺ ...NÓI LỆCH LẠC, CỰC ĐOAN LẤY ĐƯỢC! VẤN ĐỀ NÀY, XƯA NAY TÙY THUỘC MỤC ĐÍCH, THỂ LỆ CỤ THỂ CỦA MỘT CUỘC THI CỤ THỂ . BAN TỔ CHỨC CÓ TOÀN QUYỀN CHỦ QUAN ĐẶT ĐỊNH RA NHƯ THẾ NÀO ĐÓ, AI KO ĐỒNG TÌNH THÌ ĐƯƠNG NHIÊN CÓ QUYỀN KO THAM GIA. TẠI CUỘC THI THƠ LẦN 5 NÀY, CŨNG NHƯ NHỮNG CUỘC THI TRƯỚC ĐÓ ĐỀU QUY ĐỊNH CHỈ ĐƯỢC DỰ THI NHỮNG BÀI THƠ MỚI SÁNG TÁC; TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH CUỘC THI ĐANG DIỄN RA, NHỮNG BÀI THAM GIA DỰ THI KO ĐƯỢC IN ẤN, CÔNG BỐ DƯỚI BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO. MỘT KHI ĐÃ QUY ĐỊNH NHƯ VẬY THÌ CỨ NHƯ VẬY MÀ THỰC HIỆN, HÀNH XỬ TỪ PHÍA TỔ CHỨC LẪN PHÍA NGƯỜI THAM GIA. KHÔNG THỂ CỐ TÌNH VÌ BẤT KỲ LÝ DO GÌ MÀ BTC CÓ THỂ BƯỚC CHÂN QUA NỘI DUNG THỂ LỆ ĐÃ CÔNG BỐ, VÌ LÀM NHƯ THẾ, VỪA VI PHẠM ĐẠO ĐỨC, VỪA VI PHẠM KHOẢN 2 ĐIỀU 593"THI CÓ GIẢI" ĐƯỢC NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn lập luận thuyết phục vô cùng. Giờ đây, chỉ có việc căn cứ vào thể lệ để trao giải thôi. Chỉ sợ rằng nếu căn cứ vào thể lệ năm nay, chúng ta sẽ có những bài thơ quá tệ. Lúc ấy, truyền thông lại được một phen béo bở, công chúng văn học được một phen điên đảo thị phi, người làm thơ chán nản. Chỉ được một cái; đúng thể lệ. Cảm ơn bài lập luận sắc.

      Delete
  2. NGUYỆT KỴ (sài gòn)July 8, 2013 at 11:48 PM

    Ngu lắm Nhật Huy ơi
    Bài NHẬT KÝ CHO NGÀY RỖNG cũng phạm quy
    bài này là của Trần Huy Minh Phương đang sinh sống và làm việc tại TPHCM
    Đối chiếu theo quy định cuộc thi
    tác giả dự thi là người "sinh sống và làm việc tại đồng bằng SCL"
    thì phạm quy lè lè
    Còn 2 bài TẢN MẠN TRƯA và PHÍA MÙA CAM BẠC LÁ, đã in sách trong thời gian cuộc thi chưa kết thúc phạm quy mười mươi, như phân tích của Lê Xuân thì k phải bàn cãi nữa.
    háo danh vừa vừa thôi.
    Nếu còn biết nhục thì nên rút khỏi giải
    TƯ CÁCH NGƯỜI LÀM THƠ MÀ GIAN LẬN THẾ AH?

    ReplyDelete
    Replies
    1. THƯỞNG TRĂNG

      Tớ vô cùng ủng hộ NGUYỆT KỊ! Nói đúng, nói hay và rất có trách nhiệm.
      Tớ thấy NHẬT HUY cố tình "cưỡng bức" sự tự do và thể lệ cuộc thi. Tớ rất chán kiểu lập luận "cả vú lấp miệng em" lấy được này! Chán lắm, không có hứng thú với kiểu lập luận của NHẬT HUY.
      Chưa nói tới NHẬT KÍ CHO NGÀY RỖNG kiểu thơ văn xuôi kể lể cũ kĩ kiểu của NGUYỄN QUANG THIỀU; hai bài TẢN MẠN TRƯA và PHÍA MÙA CAM BẠC LÁ đọc lên nghe hơi hướng thơ HUỲNH THÚY KIỀU. Hay ho gì mà lên tiếng bênh vực hả NHẬT HUY!???

      Delete
  3. tay nhật huy bị điên rồi
    bài thơ về đồng mùa nước nổi đạo thơ Trịnh bửu hoài
    mà còn khen là 1 trong 3 bài thơ khá thì cũng đến chịu
    sao Sóc trăng lại nảy nòi ra cái loại người này
    có vậy nên thơ đb scl k cất cánh được

    ReplyDelete
  4. "Nếu họp 13 hội văn học nghệ thuật lại để giải quyết mà lấy chuyện đề tài, chuyện phạm quy, chuyện đạo văn mà không lấy tiêu chí nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm thì kết quả cuộc thi sẽ mãi mãi không trọn vẹn. Và những cuộc thi tiếp theo cũng sẽ như thế"
    Nói như Nhật Huy ở Hội VHNT Sóc Trăng, muốn cuộc thi thơ ở ĐB SCL luôn mãi mãi trọn vẹn, thì không nên xem xét, phát hiện, loại bỏ những tác phẩm lạc đề tài, sai đề tài, phạm quy và đạo văn theo quy chế thể lệ đã công bố à? Thơ ăn cắp, thơ cũ, đã in ấn, đăng tải, phát hành rồi vẫn có thể trao giải nếu đạt được tiêu chí nghệ thuật và tư tưởng à? Đây là cuộc thi sáng tác thơ ca hay là cuộc thi "tái chế" thơ ca của người khác thành của mình hả Nhật Huy? Ủng hộ, chấp nhận cho điều này à? Lại thêm, "chuyện tranh luận nhau về thơ có vần hay không có vần không chỉ mới đây mà đã diễn ra từ đầu thế kỉ XX sau bài thơ “Tình già” của Phan Khôi, hoặc cuộc tranh luận tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu vào năm 1951". Ô hô, trong kháng chiến chống Pháp, tại Việt Bắc, chỉ có cuộc tranh luận, phê phán về thơ không vần của nhà thơ Nguyễn Đình Thi do Tố Hữu chủ trì. Nơi tập thơ Việt Bắc của mình, Tố Hữu có làm thơ không vần bao giờ đâu mà xảy ra có cuộc tranh luận về thơ ko vần trong tập thơ này của ông?!

    ReplyDelete
  5. Tôi thấy bài viết của Nhật Huy rất chí lý. Các commet trên trao đổi, ý kiến mà sử dụng những từ ngữ không được đẹp! thì e không thuyết phục được mọi người rồi! Tất nhiên là không thuyết phục cả tôi nữa! (không bàn luận gì thêm)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rất đồng ý với Chí Thanh Nguyễn! Những ngôn ngữ "chợ búa" đã làm hỏng cuộc trao đổi này. Thực ra các lập luận phê bình Nhật Huy đều mang "nguỵ biện". Hãy đọc "Thói nguỵ biện ở người Việt" http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2013/07/nhat-huy-hoi-van-nghe-soc-trang-tro-vao.html#comment-form.
      Tôi ủng hộ vấn đề mà tác giả Nhật Huy đề cập đến ở cuối bài viết: "Vậy thì để tránh những tiếng “lùm xùm” cho những cuộc thi thơ tiếp theo phải chăng trong thể lệ nên có sự thay đổi? Phải chăng cần đưa tiêu chí hiệu quả nghệ thuật lên hàng đầu sau đó mới là đề tài? Vấn đề người đồng bằng làm thơ hay người làm thơ viết về đồng bằng liệu có còn quan trọng không? Và việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố có ảnh hưởng đến chất lượng giải không? (vì nhiều khi công bố rồi lại hay hơn là mới hoàn toàn). Điều này cần câu trả lời ở những nhà quản lí văn nghệ".

      Delete
  6. Mình là Nhật Huy. Cảm ơn mọi người đã dùng từ hơi nặng đối với mình. Cũng may là không gặp mặt. Cảm ơn ý kiến của các bạn rất chân thành và rất quyết liệt. Càng đọc mình càng thấy mình viết có hơi cực đoan và ý kiến phản hồi cũng cực đoan không kém. Trao đổi trong văn chương là chuyện thường, tranh luận cũng là cách làm môi trường văn học lành mạnh. Nhưng nếu chợ búa và chửi nhau thì chỉ khiến nền văn học của mình đi xuống. Nếu các bạn thực sự cầu thị và có lòng yêu thơ, mời đọc quyển "Thơ như là mỹ học của cái khác" (Đỗ Lai Thuý) để có cách nhìn khác. Một lần nữa, cảm ơn các bạn đã có lòng với mình (trừ những câu chửi).

    ReplyDelete
  7. Xin lỗi vì chép sai link bài viết "Thói nguỵ biện ở người Việt". Chính xác là đây. http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html

    ReplyDelete
  8. Hình như Nhật Huy ở Hội VHNT Sóc Trăng viết ra bài trên nhằm dọn đường dư luận trao giải cho tác phẩm Về đồng mùa nước nổi vốn ăn cắp của Trịnh Bửu Hoài (và "kẻ cắp" cũng đã thừa nhận điều này), cùng một số bài phạm quy đã bị phát hiện khác? Đã gọi là "thi thơ", có cùng chung đề tài, thì chẳng có BTC, BGK nào đi chấm, chọn trao giải cho những tác phẩm chỉ trúng đề tài mà không có chất hay, chất nghệ thuật như thế nào đó ở bên trong. Bằng chứng, cuộc thi này tham dự 800 bài ( theo báo Tuổi Trẻ), nhưng chỉ có 11 bài vào giải, đồng nghĩa 11 bài nay "hay" hơn những bài còn lại, theo một tiêu chí nghệ thuật nhất định; nếu chỉ biết chấm, chọn theo tiêu chí đề tài không thôi, chẳng lẽ 800 bài tham dự cuộc thi này, giả thiết nếu ko có bài nào lạc đề thì cũng có thể trao 800 giải đều nhau ? Rõ ràng, điều này trong thực tế ko hề xảy ra, vì số lượng chấm, chọn vào giải chỉ có 11/800 bài . Và trong 11 bài này ( chung khảo), đã đều phù hợp thể lệ đề tài cả , nhưng cũng có mức hạng nhất, nhì, ba, và khuyến khích, rất khác nhau. Chứng tỏ cuộc thi lần 5 này, cũng như những cuộc thi trước đó, không hề không có tiêu chí nghệ thuật bên trong ( tạm loại trừ các trường hợp tiêu cực như chạy giải, bán giải, dằn xếp giải...ra) ; thậm chí cũng không hề có chuyện đặt tiêu chí phù hợp đề tài lên trên tiêu chí nghệ thuật. Do vậy, chuyện nhìn nhận, đánh giá, và đề nghị nơi đây của Nhật Huy (" để tránh những tiếng “lùm xùm” cho những cuộc thi thơ tiếp theo phải chăng trong thể lệ nên có sự thay đổi? Phải chăng cần đưa tiêu chí hiệu quả nghệ thuật lên hàng đầu sau đó mới là đề tài?" ) chỉ là một thừa thải; thậm chí còn hàm ý ám chỉ nơi cuộc thi lần 5 này, BTC, BGK chỉ biết chấm, chọn những bài thơ đúng hợp với tiêu chí thể lệ đề tài mà không hề đặt ra tiêu chí nghệ thuật bên trong! Nếu thực tế quả như Nhật Huy nói, thì BTC thành lập ra BGK (nghệ thuật) làm gì? Chỉ cần một người đọc, xét các bài tham dự có phù hợp với đề tài hay không, rồi cứ căn cứ vào đó mà trao giải đều như nhau, có thể lên đến 800/ 800... là đủ! Đành rằng, trong 11 bài thơ trên, không biết như thế nào, lại có một bài có nhiều yếu tố phản cảm mà công luận đã lên tiếng chỉ ra; nhưng đấy là lỗi, là vấn đề ...thuộc về phía BGK; không thể dựa vào đấy mà cho rằng trong cuộc thi này không hề có tiêu chí nghệ thuật. Riêng về tiêu chí nghệ thuật ư? Hiện tại, đang có nhiều " trường phái", nhiều quan niệm nghệ thuật cũ-mới về thơ ca đang "sống chung hòa bình" cùng nhau. Việc chủ quan chọn một hay hai...quan niệm nghệ thuật nào đó làm tiêu chí, thông qua đó " định hướng thẩm mỹ " sáng tác cho đối tượng nhắm tới của mình, vốn là "nhiệm vụ chính trị" của phía tổ chức. Mọi người có thể góp ý, trao đổi, thậm chí phê phán sau khi cuộc thi hoàn tất hay sắp hoàn tất nhưng không nên vì vậy mà cho rằng cuộc thi không có tiêu chí nghệ thuật (chỉ vì có nhiều bài vào giải không phù hợp với quan niệm nghệ thuật riêng của mình!).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình rất thích cách mà bạn lập luận và mình tôn trọng bạn Anonymous. Nhưng có 2 việc mình xin nói ngay: Thứ nhất, bài viết của mình không hề đại diện cho hội VHNT Sóc Trăng, càng không biện minh cho ai cả. Mình chỉ là hội viên bình thường. Thứ hai, Như bạn đã nói, văn chương không nên cực đoan. Chỉ có điều, với ý thức của người yêu nghệ thuật, buộc mình phải có một quan niệm khá cực đoan. Mình thừa nhận điều đó, các bạn có phê cũng bình thường. Tuy nhiên mình vẫn có quyền tự tin để nói, bài viết của mình là nhất quán trong suy nghĩ của mình và không hề nói hộ cho ai cả. Việc bây giờ của cuộc thi không còn ở góc độ nghệ thuật nữa, mà nó đã trở thành chuyện pháp luật rồi. Mình ko bàn. Chuyện mình nói chủ yếu cho tương lai.

      Delete
  9. người cần thơJuly 9, 2013 at 6:56 PM

    Có một bài phỏng vấn nhà thơ Lê Chí trên báo Tuổi trẻ (báo giấy) về cuộc thi thơ Đồng bằng SCL.
    Nhưng không hiểu vì lý do gì lại k đưa lên báo mạng
    chẳng lẽ nhận xét khách quan của Lê Chí đã "đánh động" ai đó chăng?
    quý vị biết nguyên nhân chỉ giùm. Xin cám ơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ đồng ý với Người Cần Thơ. Và tớ cũng đề nghị VĂN CHƯƠNG + hãy sưu tầm và đưa ngay lên trang w của mình bài phỏng vấn này của báo tuổi trẻ (cho rộng đường dư luận) được không ạ? Tha thiết!

      Delete
  10. Có 3 tác giả làm công tác giáo dục, nhưng đều cố ý phạm quy.
    .
    Cao Phú Cường, giáo viên cấp 2, đạo thơ Trịnh Bửu Hoài
    .
    Nguyễn Thanh Hải,hiện đang công tác tại Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tác giả của: Phía mùa cam bạc lá, Tản mạn trưa, phạm quy vì đã in sách Cúi chiều nhặt sóng (2/2013). Nhưng lại cãi chày cãi cối, báo với Ban tổ chức là mới tặng bạn bè, nhưng chưa phát hành. Vậy thế nào là phát hành?
    .
    Hồ Thanh Ngân, giáo viên cấp 3. Tác giả: Tôi đã từng đến biển), phạm quy vì đã in tạp chí VNQĐ.
    CÔNG TÁC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC CÒN BẨN THỈU, GIAN LẬN NHƯ THẾ THÌ DẠY AI, NÓI AI NGHE? ĐẠO ĐỨC CÁC THẦY NHƯ THẾ MÀ VẪN CHÂY Ỳ KHÔNG RÚT KHỎI GIẢI ĐÚNG LÀ ĐÃ HẾT THUỐC CHỮA.

    ReplyDelete
    Replies
    1. KYky ơi!
      Thông tin bạn đưa ra có chỗ đúng nhưng cũng có chỗ chưa đúng lắm!
      Thứ nhất: Bạn đưa ra nhận xét "Có 3 tác giả làm công tác giáo dục, nhưng đều cố ý phạm quy." thì đúng.
      Nhưng phía sau (hay người ta thường gọi văn vẻ là VĨ THANH ấy) thì tớ không đồng ý với KYky. Vì sao ư? Là bởi: Chúng ta không nên đánh đồng CAO PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN THANH HẢI với HỒ THANH NGÂN với nhau trong chuyện này được. Vì trên mạng cũng như trên báo giấy tớ chỉ nghe CPC và NTH cãi chày cãi cối thôi, HTN thì không, tuyệt nhiên không. Mặt khác, tớ đã từng nghe được thông tin là HTN nói đại ý: tưởng cuộc thi bể nên tui mới gởi cho tạp chí VNQĐ. Thế thì, xét ở một mặt nào đó, BTC có lỗi với chính HTN vì đã để cuộc thi kéo dài quá lâu. Hơn nữa, HTN không thanh minh thanh nga, điều này chứng tỏ HTN rất tôn trọng ý kiến độc giả và ngầm ý thừa nhận là ta đã phạm quy. Bởi thế cho nên, HTN không thể bị xem là người thầy giáo, tác giả thơ "BẨN THỈU, GIAN LẬN" được, mà chỉ là một người viết ngây thơ đáng trách, đáng thương mà thôi!
      .

      Delete
  11. Ngày 9-7, Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Văn Ngọc Nhuần - chủ tịch Hội VHNT Sóc Trăng. Ông Nhuần cho biết ban tổ chức đã thống nhất loại 2/11 tác phẩm vào chung khảo vi phạm thể lệ cuộc thi là bài Về đồng mùa nước nổi của tác giả Cao Phú Cường (vì đạo thơ) và bài Tôi đã từng đến biển của tác giả Hồ Thanh Ngân (vì đã đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội tháng 11-2012). Chín tác phẩm còn lại hiện đã được xếp thứ hạng và ban tổ chức dự kiến trao giải vào ngày 29-7.

    Ông Nhuần cũng thông tin về ban giám khảo cả hai vòng sơ khảo và chung khảo của cuộc thi gồm năm người: nhà thơ Thu Nguyệt (trưởng ban giám khảo, TP.HCM), nhà thơ Trần Hữu Dũng (TP.HCM), nhà thơ Kim Ba (Bến Tre), nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng) và nhà thơ Võ Quê (Huế).

    ReplyDelete
  12. Chấm giải cho tác phẩm in sách nhưng chưa phát hành

    Theo ông Nhuần, đối với hai tác phẩm Tản mạn trưa và Phía mùa cam bạc lá của tác giả Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) bị phát hiện đã in sách, chủ tịch Hội VHNT tỉnh Tiền Giang đã xác nhận hai bài này đã có in trong một tập thơ vào tháng 2-2013 nhưng chưa phát hành mà tác giả chỉ mới tặng vài người bạn thân. Ban tổ chức nhận thấy đây là nhà thơ trẻ, vì phong trào chung và vì tập thơ chưa phát hành nên có xem xét lại và quyết định không loại.
    .
    Về ý kiến cho rằng cần “đôn” thêm tác phẩm vào vòng chung khảo để bù vào hai tác phẩm bị loại, ông Nhuần nói các bài này đều chưa đạt được điểm trung bình nên ban tổ chức chỉ thống nhất trao chín giải.

    CHÍ QUỐC thực hiện (báo Tuổi trẻ)

    ReplyDelete
  13. Biển là trời xanh trôi trên mặt đất

    Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ

    Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên

    Đánh thức nàng công chúa sau một thời gian ngủ quên

    Tôi đã từng đến biển

    Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi

    Bám biển như bám đất phù sa

    Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động


    Ồ, đã ...rõ mặt ban bệ chung khảo cuộc thi. Dù đã bị loại vì phạm quy, in rồi, nhưng có lẽ dư luận cũng nên yêu cầu họ giải thích cụm từ "vơ vét thiên nhiên", "Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi" nằm trong 2 khổ thơ trên có tác dụng thẫm mỹ như thế nào, có "phản cảm" như dư luận từng lên tiếng ? Nếu thực sự không phản cảm, cũng nên đả thông nhận thức cho dư luận, "quần chúng"; nếu quả là phản cảm, thì dư luận cũng nên tìm hiểu, soi xét lại trình độ mỹ cảm của cái BGK , vì sao cùng lúc "ngửi thơ" trong những nơi khác nhau lại cho ra cùng kết quả thẩm định như nhau để từ đó có thể đề nghị những lần tổ chức tiếp theo nên tránh mặt các ...nhà thơ này?

    ReplyDelete