Trang

Thursday, July 4, 2013

ĐẠO VĂN ĐỂ LÀM GÌ VÀ HỒI KẾT CỦA ĐẠO VĂN

Việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, sự minh bạch trong học thuật sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối “dậu đổ bìm leo”.
Có lẽ chưa bao giờ, hiện tượng đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh, đạo bản dịch, đạo công trình nghiên cứu lại phổ biến như những năm gần đây. Dư luận xã hội và báo chí sau một thời gian dài dành sự quan tâm sâu sắc đến hiện tượng này, nhưng rồi cũng lại xem đó là "chuyện thường ngày" nên cũng ít khi bị sốc trước các vụ việc mới bị dư luận phanh phui.
Bởi khi dư luận báo chí chìm xuống, kẻ đạo văn chỉ xấu mặt trong một thời gian ngắn, thì lại đâu vào đấy. Các công trình vẫn đặt trên những giá sách thư viện, chức danh địa vị của những người làm việc xấu đó vẫn oai phong lừng lẫy. Và theo đó kẻ sau vẫn tiếp tục đạo của kẻ trước, thầy đạo của trò, đồng nghiệp đạo của đồng nghiệp...
Đạo văn để làm gì?
Đi tìm căn nguyên của đạo văn người ta cho rằng những người phải "đạo" tác phẩm công trình của người khác thường là những kẻ bất tài, trình độ yếu kém nhưng lại muốn nổi tiếng, muốn thăng chức, thăng học hàm học vị, hoặc đơn giản chỉ vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Mấy năm gần đây, không ít các vụ đạo văn lừng lẫy đã được đưa ra ánh sáng dư luận. Riêng cuốn sách Bàn phím và Cây búa của Nguyễn Hòa (NXB Văn học, 2007) đã chỉ ra được 6 trường hợp đạo văn, đạo công trình nghiên cứu để làm giáo trình, chuyên khảo.
Những thợ đạo được chỉ mặt, nêu tên văn ở đây toàn các đấng bậc danh giá trong làng chữ nghĩa. Nào là PGS.TS. TNT (đạo của GS Trần Quốc Vượng), TS. HXL (đạo của TS Trần Hữu Sơn), TS. TND (đạo của PGS.TS Vũ Tuấn Anh), PGS.TS NCB (đạo của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh), nhà văn VNT (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Vương), TS. CTTT và Thạc sĩ TTA (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Thêm). Rồi GS. TS PL đạo của GS Trương Lập Văn (Trung Quốc)...
Hồi đầu năm nay, các báo Đất Việt, Pháp luật Việt Nam đăng tải các bài về việc bà Phan Thư Hiền (Phó Giám đốc Sở VH-TT & Du lịch Hà Tĩnh) đạo của TS Nguyễn Xuân Diện. Và gần đây nhất, trên Tiền Phong cuối tuần số 42 và 43 là công trình của Trịnh Khắc Mạnh (PGS. TS, viện trưởng Viện Hán nôm) - một cuốn sách đã từng được giải thưởng Sách hay năm 2007, nhưng phải sau 2 năm trao giải mới phát hiện ra là có nguồn gốc bất minh.
Có thể nói các vụ đạo văn ngày càng tinh vi. Mặc dầu người bị đạo biết mười mươi là người ta đạo của mình, nhưng cũng khó khăn lắm mới đưa ra dư luận. Có người có chứng cứ hẳn hoi, nhưng lại ngại va chạm nên cũng chẳng đưa ra công luận, rồi đành ngấm ngầm cam chịu bực tức. Bởi học thuật ở Việt Nam từ xưa đến nay vốn không sòng phẳng, và bên cạnh đó hành lang pháp lý cho những vụ việc như thế này cũng không chặt chẽ.
Ví dụ, vừa qua, để chứng minh ông Trịnh Khắc Mạnh đạo công trình nghiên cứu của mình, PGS. TS Ngô Đức Thọ đã phải đưa ra những chỗ sai trong tác phẩm của mình, từ đó cho người đọc thấy ông Mạnh đã chép rất trung thành công trình của Ngô Đức Thọ như thế nào. Hay ở vụ bà Phan Thư Hiền đạo 20 trang khảo cứu quan trọng của TS. Nguyễn Xuân Diện, thì có khôn ngoan hơn là sửa văn phong ở đôi chỗ. Nhưng vì là những người chả có nghiên cứu gì cho tử tế nên đã bộc lộ ra những cái sai rất ngây ngô kiểu "thò đuôi cáo".
Hồi kết của đạo văn là gì?
Đối với người viết, tác phẩm văn học, khảo cứu, biên khảo chính là một phần cuộc đời họ. Đó là công phu nghiền ngẫm học thuật mà để có được nó, họ đã phải học hành, trau dồi, rèn luyện qua biết bao nhiêu cấp học của biết bao nhiêu trường lớp, thụ giáo biết bao nhiêu ông thầy. Để có được những tư liệu và vốn liếng hiểu biết, họ đã không tiếc tiền của đi thực tế, tiếp cận các nhân vật và sự kiện, mua sách báo và tư liệu. Những công trình khoa học là kết tinh của tâm huyết, nỗ lực của cả đời học thuật. Vì vậy, những đứa con tinh thần là những tác phẩm của họ chính là một phần cuộc đời của họ. Vậy mà, nhiều người đã đang tâm ăn cắp, xào xáo, chế biến bằng những thao tác từ đơn giản đến tinh vi để hòng có được tiền bạc, danh vọng từ mồ hôi công sức của người khác.
Tiếc rằng cái công sức, mồ hôi nước mắt của những kẻ thực học, sau khi bị đạo, lại chỉ được kết thúc bằng một câu xin lỗi, hay thu xếp dàn hòa hai bên.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam, cho rằng nếu câu chuyện "đạo văn" chỉ cần giải quyết bằng một lời xin lỗi thì tính răn đe còn quá nhẹ. Và bà nhận định rằng một phần lý do thực trạng đạo văn diễn ra hàng ngày trên khắp các lĩnh vực "là do chúng ta chưa có chế tài xử lý nghiêm hơn".
Rốt cuộc sách đạo văn vẫn để trên giá, lưu trong các thư viện, bán ngoài quầy, dạy trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học trên khắp cả nước... mà các cơ quan có trách nhiệm không hề có động thái gì. Người bị hại không được bảo vệ, còn kẻ hại người thì vẫn ung dung như chẳng có chuyện gì. Có thể nói đây là một mối nguy hại lớn cho nền học thuật nước nhà bởi khi dư luận báo chí qua đi, những thế hệ sau lại hồn nhiên trích dẫn những cuốn sách đạo văn đó, mà không biết đó chỉ là công trình, tác phẩm giả, được tạo những kẻ lười biếng tạo nên. Điều này dẫn đến một nguy hại khác không kém phần quan trọng là sự tụt hậu của nền học thuật, ảnh hưởng đến học phong và nền văn hóa nước nhà. Thậm chí chúng còn làm hỏng cả một thế hệ, làm mất uy tín của khoa học nước nhà trước bạn bè quốc tế khi những vụ việc như vậy được phanh phui phát hiện.
Cho đến nay, trường hợp đầu tiên và duy nhất chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đã chính thức ký quyết định tước bỏ chức danh phó giáo sư đối với ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, vì đã không trung thực (lấy công trình của người làm của mình), vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo". Và đây là lần đầu tiên ở nước ta có một PGS nhà giáo bị tước học hàm.
Phát biểu với báo chí ngay sau khi tước bỏ chức danh PGS của ông Trịnh Xuân Dũng, Giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã khẳng định: "Đây là lần đầu tiên HĐCDGSNN tước bỏ danh hiệu phó giáo sư đối với một nhà giáo. Việc làm này là cần thiết bởi không thể để một con sâu tồn tại trong hàng ngũ các giáo sư chân chính. Việc làm này của HĐCDGSNN đã rất được các nhà khoa học trong cả nước vô cùng hoan nghênh".
Có vẻ như những công trình đạo văn đã góp phần đưa các TS thành PGS, các PGS thành viện trưởng, thành những nhà quản lý. Bằng chứng là sau khi bị phát hiện đạo văn, những quan chức, đang làm công tác giảng dạy, quản lý văn hóa, khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu, sở VH-TT&DL đều đang tại vị, thậm chí một số vị vẫn thăng tiến trên quan lộ.
Và, những cuốn sách bị phát hiện đạo văn, hiện cũng chưa có cuốn nào có lệnh thu hồi. Cũng chưa có giải thưởng nào đã trao cho nó, bị thu hồi. Chúng vẫn được gửi đến các thư viện từ trung ương đến địa phương, thư viện các đại học và viện nghiên cứu và vẫn được các thư viện nước ngoài đặt mua. Những cuốn sách đó vẫn được dùng làm giáo trình giảng dạy ở đại học, và cả sau đại học; vẫn được các thế hệ học viên học cao học, học nghiên cứu sinh trích dẫn, sử dụng trong học tập, nghiên cứu.
Những tác phẩm đạo văn, đương nhiên là không có phát hiện gì mới về mặt học thuật (tư liệu không mới, kiến giải không mới, kết quả không mới, đề xuất không mới), mà chỉ là xào xáo lại các cái cũ (những kiến thức đã công bố, đã được nhà nước trả tiền, đã được nhuận bút, đã đem lại vinh dự cho người phát hiện lần đầu) vậy mà vẫn được in ra, vấn được trả nhuận bút, vẫn đem lại bổng lộc và chức vị cho người xào xáo. Điều này hết sức bất công, không những làm lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân, mà hành vi dối trá này còn vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức khoa học và kìm hãm và trì trệ sự phát triển của học thuật.
Nếu chúng ta không tìm được ra ngay biện pháp xử lý với vấn nạn này, thì không thể có một nền học thuật lành mạnh, minh bạch và phát triển; và càng ngày càng làm cho học thuật suy thoái. Một số người còn đề nghị phải xem xét tội đạo văn như một thứ tội phạm kinh tế nữa, vì cho rằng việc đạo văn không chỉ làm phương hại đến sự tôn nghiêm của học thuật và nghệ thuật, ảnh hưởng đến trình độ dân trí mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến kinh tế đất nước vì đã dùng tiền đóng thuế của dân để trả cho những những sản phẩm không có tính sáng tạo của những kẻ lười biếng.
Trong khi đó vấn đề này đối với nước ngoài, được họ làm một cách hết sức triệt để. Sách bị phát hiện đạo văn bị thu hồi, hủy, giải thưởng đã được trao cũng bị tước, thậm chí những công trình đó nếu liên quan đến việc người đạo văn dùng nó để xin các chức danh học hàm học vị, thì cũng sẽ bị tước. Điều này tạo lập nên ý thức của các thế hệ nghiên cứu. Họ càng trung thực bao nhiêu trong các công trình của mình thì càng được đánh giá cao bấy nhiêu. Do vậy, việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, những phát kiến mới được đánh giá cao, mặc dầu những phát kiến này không đi xa thế hệ trước là bao, nhưng sự minh bạch trong học thuật này sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối "dậu đổ bìm leo".
PHƯƠNG KHÁNH
VNN


____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

____________
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
 
________________

No comments:

Post a Comment