.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, March 16, 2012

CUỘC THI THƠ LÀNG CHÙA: MỘT VỤ MÙA GẶT HÁI “NHỮNG ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI GIEO TRỒNG”


(Về kết quả cuộc thi “THƠ CA VÀ NGUỒN CỘI” lần thứ hai)
     
Cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần thứ hai do Hội thơng Chùa tổ chức đã khép lại. Trong một năm kể từ ngày 1-1-2011 đến 31-12-2011, Ban sơ khảo cuộc thi qua báo “Người Hà Nội” đã nhận được 6372 bài dự thi (trong đó15 trường ca) với 757 lượt tác giả. Sau khi nhận được từng đợt bài gửi dự thi, các thành viên Ban sơ khảo đã đọc độc lập và bỏ phiếu cho từng bài. Kết quả 275 bài dự thi với 158 tác giả đã lọt qua vòng sơ khảo, được chọn để in báo và sách với sự đồng thuận cao qua các cuộc họp hàng tháng của Ban sơ khảo.
Ngày 13 tháng 1 năm 2012, tại Công ty TNHH Lối sống Việt 65 phố Nguyễn Du, Hà Nội, Ban sơ khảo đã họp phiên cuối cùng do Thư ký cuộc thi Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều triệu tập. Với tinh thầnm việc thực sự cẩn trọng, dân chủ, thẳng thắn và công bằng, Ban sơ khảo đã lựa chọn được 24 tác giả với 73 bài thơ gửi lên Ban chung khảo. Danh sách các tác giả và tác phẩm vào vòng chung khảo được Ban sơ khảo xếp thứ tự như sau: 1. Đinh Thị Như Thuý (1 bài); 2. Lê Xuân Hiệp (5 bài); 3. Phạm Vân Anh (4 bài); 4.Nguyễn Lâm Cẩn (4 bài); 5. Trần Đăng Huấn ( 3 bài); 6. Trần Huy Minh Phương (5bài); 7.Nguyễn Ngọc Tung (5 bài); 8.Bàn Hữu Tài (4 bài); 9. Nguyễn Hoàng Đức (1 bài); 10. Hàn Thủy Giang (3 bài); 11. Nguyễn Minh Khiêm (1 trường ca); 12. Nguyễn Hồng Công (1 bài); 13. Đặng Quang Vượng (4 bài); 14. Đặng Cương Lăng (3 bài); 15. Trần Thị Mai Hoa (2 bài); 16. Nguyễn Hiếu (3 bài); 17.Huỳnh Minh Tâm (4 bài); 18. Cao Ngọc Thắng (3 bài); 19.Trần Vạn Giã (4 bài); 20.Kim Minh (2 bài); 21. Nguyễn Ngọc Hưng (3 bài); 22. Nguyễn Giúp (2 bài); 23. Đỗ Thượng Thế (3 bài); 24. Nguyễn Hoài Nhơn (3 bài).
Ngay sau đó,  hồ sơ các tác giả và tác phẩm qua vòng sơ khảo gồm 75 trang khổ giấy A4 đã được gửi đến từng thành viên Ban chung khảo. Sau một tháng từng thành viên Ban chung khảo đọc và xem xét độc lập, ngày 12-2-2012 Ban chung khảo đã tiến hành họp xét giải thưởng của cuộc thi. Kết quả cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần thứ hai đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số trang mạng.
Từ kết quả cuộc thi, với tư cách Trưởng ban sơ khảo, trực tiếp theo dõi cuộc thi, xinmột số ý kiến như sau: 

Thứ nhất, cuộc thi đã thực sự thu hút được đông đảo người Việt Nam trong nước và ngoài nước tham gia, với quy mô rộng lớn bao gồm các vùng miền, các dân tộc, các lứa tuổi, giới tính trong cả nước và nhiều Việt Kiều ở nước ngoài. Điều đó chứng tỏ mục đích , yêu cầu cuộc thi do Hội thơng Chùa đặt ra đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đó chínhcơ hội để mỗi người Việt Nam bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình với nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn của mình, từ đó mà bồi đắp, dung dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, trở thành người sốngích,nghĩatình, dù ở bất kỳ nơi đâu. Đócái được lớn nhất của cuộc thi.

Ban sơ khảo đãm việc hết mình, tự động viên khích lệ lẫn nhau cố gắng đánh giá đúng đắn từng bài dự thi, bảo đảm thực sự công tâm, để cuộc thi qua vòng sơ khảo thực sựmột cuộc thi sạch sẽ, khôngtiêu cực. Tuy nhiên, Ban sơ khảo đã hết sức coi trọng các quy định trong thể lệ cuộc thi, nhưng không thể phát hiện được hết những tác giả, những bài thơ đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này chỉthể trông cậy vào sự tự giác trên tinh thần thực sự tôn trọng danh dự và tư cách của người sáng tạo văn học nghệ thuật, cũng như trách nhiệm phát hiện của đông đảo bạn đọc. 

Thứ hai, kết quả cuộc thi với 15 giải đã công bố khẳng định Ban chung khảo đãm việc thực sự nghiêm túc và chặt chẽ. Các thành viên Ban chung khảo đã lần lượt trình bày nhận xét từng tác giả và từng chùm thơ, nêu rõ mạnh yếu của từng người và từng bài thơ với tinh thần thẳng thắn theo kiến văn và sự thẩm bình của mình,sự đấu tranh bảo vệ và loại trừ để đạt tới sự thống nhất cao. Kết quả bỏ phiếu cho thấy Ban chung khảo đặc biệt coi trọng sự đổi mới, cách tân trong thơ, nhấtnhững giọng điệu, cảm xúc mới, thi pháp mới, cách nói tượng trưng và siêu thực, vẻ đẹp của thi ca, sự hướng mạnh về cội nguồn. Song, cũng chỉ ra những khiếm khuyết, hạn chế của mỗi tác giả như: câu thơ còn thiếu độ nén, dậm lời, nhiều giải thích không cần thiếtm hạn chế sự đa nghĩa, sự diễn đạt còn thô mộc, v.v., đặc biệtở một số tác giả đã xuất hiện nguy cơ “lại giống” báo hiệu một sự cằn cỗi, ngưng trệ của sự phát triển. Tuy nhiên, qua kết quả cuộc thi cũng cho thấy, xu hướng , khẩu vị cảm nhận và trình độ năng lực của một ban giám khảomột yếu tố quyết định chất lượng của giải thưởng, mà ở giải này chứng tỏ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, giữa tính thời đại và tính dân tộc vẫnvấn đề cần được đặc biệt quan tâm của thi ca Việt đương đại. Việc Ban chung khảo quyết định bỏ tặng thưởng, chuyển thành 9 giải Tư – giải chính thức của cuộc thi,một minh chứng cho bước phát triển mới đáng mừng của cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần thứ hai này. 

Thứ ba, theo cảm nhận cá nhân, thơ hay phảithơ tạo ra được sự ám ảnh và cao hơn phải đạt đến sự siêu việt. Đósự dung chứa linh khí chứ không chỉ xúc cảm mà nhờ đó thơ ca như con thuyền chở đạo đưa con người tự kỷ vượt qua sự thấp hèn, vươn tới sự cao sang. Hồn cốt dân tộc chínhcáim nên linh khí đó. Sự giản dị trong sáng như mạch nước suối nguồn bao giờ cũng huyết mạch của thi ca. Mọi sự cầu kỳ,m xiếc ngôn từ hay đánh bóng mạ kền những con chữ bằng những thủ thuật ma mị vô hồn khôngnội dung tư tưởng nghệ thuật chỉm cho thơ khô cằn, tàn héo, không thể mãi mãi tươi xanh cùng đời sống. Trên ý nghĩa đó, nhìn một cách tổng quát, rõ ràng những bài thơ được giải vẫn còn một khoảng cách giữa hiện thực và mong ước. 

Tôi vui mừng trước một vụ mùa thơng Chùa gặt hái được những thành công ở cuộc thi lần thứ hai này. Như lời một ngườing Chùa đã nói: “Thơ khôngm ra lúa vàng, gạo trắng nhưngm ra giấc mơ cho người gieo trồng”. Giấc mơ ấy chínhsứ mệnh thiêng liêng của thi ca, và cũngcái cớ để chúng ta cung kính biết ơn Tổ Tiên, tôn vinh nguồn cội, hướng tới ngày mai tốt đẹp hơn.  Như vậy, cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần thứ hai nàysự kế tục và phát triển cuộc thi lần thứ nhất và mở ra những đòi hỏi mới cho cuộc thi lần thứ ba sẽ được tổ chức vào những năm tới. Trước nhu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước, trong đóvăn học nghệ thuật, cuộc thimột hoạt động khẳng định xu hướng tất yếu của yêu cầu xã hội hoá thi ca, khởi phát cho nhiều cuộc thi ra đời nay mai. Những gì cuộc thi đạt được và chưa đạt được vẫnđiều để chúng ta hy vọng và mong đợi.
Nhà thơ QUANG HOÀI
(Trưởng ban sơ khảo)

No comments:

Post a Comment