.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, March 21, 2012

MỘT NHIỆM KỲ NHIỀU TAI TIẾNG CỦA HỘI NHÀ VĂN TP. CẦN THƠ

                                                             
Chuyện “Chủ tịch Hội Nhà văn Tp.Cần Thơ đạo văn” đã đến hồi kết, ông đã xin thôi giữ chức chủ tịch và sẽ nhận kỷ luật về mặt Đảng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong dư luận vẫn chưa phải chấm hết. Đó là dựa vào tiêu chí nào để chọn người lãnh đạo Hội Nhà văn một thành phố trung tâm ĐBSCL như Cần Thơ?

·         Đôi nét về Đại hội Nhà văn Tp. Cần Thơ nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Nhà văn Trương Thanh Liêm trước khi về Hội văn nghệ là Phó ban Tuyên giáo huyện Phong Điền, mới được kết nạp vào Hội Nhà văn vài năm nay, chưa có đầu sách nào được xuất bản. Trong đại hội Nhà văn TP. Cần Thơ vừa qua, ông nhận chức chủ tịch Hội theo một cơ cấu định sẵn. Phiếu bầu phát cho anh em hội viên đã ghi trước chức danh chủ tịch, phó chủ tịch...
  
Những người gạch tên nằm trong diện vắng mặt và tự rút. Tưởng cũng cần nói đôi chút về cái danh sách bầu cử có vẻ “dân chủ” này. Đây là danh sách do nhà văn Nguyễn Khai Phong nguyên chủ tịch Hội Nhà văn TP. Cần Thơ nhiệm kỳ trước lập ra hoàn toàn không thông qua BCH, nhà văn Lê Minh Phán nguyên Phó chủ tịch trực hoàn toàn “ngơ ngác” khi thấy bản danh sách bầu cử ấy. Trong đó, ngoài khả năng lãnh đạo văn nghệ phải có trình độ: từ trung cấp chính trị trở lên, đảng viên, tốt nghiệp đại học... còn các yêu cầu về uy tín nghề nghiệp thì không được coi trọng.

Có một điều khá lạ là tiêu chí đặt ra như thế, nhưng Ban tổ chức đại hội lại ghi vào phần lý lịch của nhà văn Quân Tấn (người được ông Khai Phong đề cử làm Phó Chủ tịch – mặc dù anh này hộ khẩu thuộc tỉnh Đồng Tháp chỉ ghép sinh hoạt về Hội Cần Thơ) .

Trước khi đi sâu vào diễn biến của đại hội Nhà văn TP. Cần Thơ ngày 25/11/2011, xin hãy nhìn lại trong nhiệm kỳ vừa qua của Hội Nhà văn  dưới sự chủ trì của nhà văn Nguyễn Khai Phong đã làm được những gì?

          - Thực trạng của Hội Nhà văn Cần Thơ

          Hội Nhà văn TP. Cần Thơ có trên 70 hội viên, hầu hết đã cao tuổi, là cán bộ dân chính, quân đội về hưu, những người sinh năm 1960 về sau đếm trên đầu ngón tay. Sự hụt hẫng lực lượng kế thừa (chỉ mới nói kế thừa thôi, chứ việc phát triển “tài năng văn học” - chưa dám lạm bàn) là điều ai cũng thấy. Cần Thơ chỉ có 4 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Khai Phòng là chủ tịch Hội Nhà văn của TP. Cần Thơ nhiệm kỳ đầu 2007 – 2011.   

Là một hội đoàn chính trị xã hội nghề nghiệp, nên sự ràng buộc hội viên chỉ mang tính tương đối như đóng hội phí, họp định kỳ… Hoạt động của Hội có thể tóm tắt như sau: phát triển hội viên mới, giới thiệu hội viên vào Hội Nhà văn Việt Nam, đưa tác phẩm của hội viên cho tạp chí, tổ chức đi thực tế, cử người dự trại sáng tác, chọn tác phẩm in thành sách từ quỹ hỗ trợ sáng tác của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hàng năm và tổ chức các cuộc thi văn học.

          Với những hoạt động như thế, Hội Nhà văn rất cần đối với những ai yêu thích văn chương và chọn công việc viết lách để theo đuổi. Vậy thì, tại sao nhiều năm qua Cần Thơ chỉ có một người (nhà văn Lương Minh Hinh) được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam? Trong khi các địa phương trong khu vực con số hội viên TW ngày càng nhiều? Thực sự Cần Thơ thiếu tài năng hay còn vì một hệ lụy nào khác?

          - Một nhiệm kỳ nhiều tai tiếng
         
          Nhiệm kỳ 5 năm, quảng thời gian khá dài nhưng xem ra chuyện văn chương khởi sắc thì ít mà dư luận không “lùm xùm” lại khá nhiều. Đầu năm 2007,  ngay Cần Thơ và một số tỉnh trong vùng xôn xao vì tác phẩm “Vầng dương trong mây xám” của tác giả Hà Bích Liên đoạt giải nhất cuộc thi bút ký do Cần Thơ tổ chức không đúng thể loại bút ký (chưa nói đến sự yếu kém trong kết cấu và văn phong) mà ban chấm sơ khảo là các ông: Nguyễn Khai Phong, Lê Đình Bích và Hoài Phương. Sau đó ban tổ chức ra quyết định rút lại giải thưởng nhưng xem ra mọi chuyện chẳng đi đến đâu.

          Năm 2009, Cần Thơ đăng cai giải Thơ ĐBSCL, chủ tịch Hội Nhà văn là nhà văn Khai Phong làm phó ban tổ chức. Thêm một lần nữa dư luận trong và ngoài nước xôn xao vì chuyện quyết định không trao giải cho bài thơ “Trăng nghẹn” của tác giả Hoài Tường Phong trong khi nhà thơ Phạm Sĩ

Sáu, trưởng ban chung khảo khẳng định bài thơ hoàn toàn xứng đáng giải nhất…?! Như vậy trong hai cuộc thi thì một lần trao giải cho bài không
xứng đáng và một lần rút giải của bài xứng đáng! (trong cuộc thi này ông Nguyễn Thượng Hiền, nguyên Trưởng ban Thơ, UV BCH Hội Nhà văn, thành viên ban sơ khảo đã loại 831 bài thơ dự thi đồng loạt điểm 2).Và năm 2011, chuyện “Chủ tịch Hội Nhà văn đạo văn” như công chúng đã biết.

          Đó chỉ mới là bề nổi mà mọi người đều thấy, còn phần chìm của tảng băng phải là người trong cuộc mới cảm nhận hết sự cay đắng của cái gọi là người làm văn chương của vùng đất được mệnh danh “Cầm thi” này. Trong chuyện xét tài trợ in ấn tác phẩm của anh em hội viên từ Quỹ hỗ trợ sáng tạo của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Hội Nhà văn Cần Thơ đã có những biểu hiện rất tùy tiện và vô nguyên tắc. Năm 2008, nhà văn Ngũ Lang gởi bản thảo tập tiểu luận - phê bình xin tài trợ cùng nhiều bản thảo của các hội viên khác. Hội Nhà văn đã thành lập ban thẩm định đồng ý tài trợ cho tác phẩm này. Nhà văn Ngũ Lang gởi bản thảo xin phép Nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM. Sau khi được NXB cấp phép, thì đùng một cái Hội quyết định không tài trợ với lý do có một bài “có vấn đề”. Hoàn toàn bất ngờ với quyết định này, nhà văn Ngũ Lang đã phải chạy vạy bỏ tiền túi in tác phẩm của mình, còn bài viết “có vấn đề” thì sau đó được in trang trọng trên Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam?!

          Gần đây nhất năm 2011, nhà thơ Phan Bá Linh gởi bản thảo xin tài trợ, sau nhiều lần thẩm định sửa chữa, chủ tịch Nguyễn Khai Phong tuyên bố sẽ tài trợ tập thơ của anh. Đinh ninh như thế, anh bỏ ra gần 15 triệu đồng in tập thơ và chờ nhận được tiền hỗ trợ từ Hội. Không ngờ sau khi nộp lưu chiểu và bạn bè cũng đã nhận được đứa con tinh thần do anh ký tặng mà “tiền tài trợ thì bóng chim tăm cá”.

          - Một Ban chấp hành được báo trước

          Trở lại với Đại hội Hội Nhà văn Cần Thơ ngày 25/11/2011 như đã đề cập ở phần đầu bài viết, không phải đợi đến khi nhà thơ nữ Minh Nguyệt lúc ấy là thư ký đại hội chất vấn: Nếu những người đã ghi trước chức danh chủ tịch, phó chủ tịch trong phiếu bầu này rớt thì sao...?” sự việc này mới lộ ra mà trước đó anh em hội viên trong Hội đã râm ran bảo ông Khai Phong đã “đạo diễn” hết rồi.
                   
          - Cái gọi là Ban Thường vụ Hội Nhà văn Tp.Cần Thơ nhiệm kỳ   
             2011 – 2016.

          Sau vụ việc “đạo văn” lộ ra ồn ào thì ngày 14/2/2012, có một báo cáo kiểm tra gởi đến Liên hiệp các Hội VHNT TP. Cần Thơ, người ký tên là Nguyễn Thanh Toàn, tự xưng là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn, Trưởng ban kiểm tra có đoạn viết (trích nguyên văn):

                    Kết luận cuối cùng của Ban Thường vụ Hội Nhà văn là:
         1) Ông Liêm không đạo văn, nhưng có khuyết điểm trong việc bảo mật e-mail cá nhân.

Và ở một đoạn khác ông lại tung hỏa mù:
Sáng thứ Hai, ngày 13/02/2012, chúng tôi lại phát hiện thêm một vụ việc tương tự. Tờ báo Văn Nghệ Bến Tre số xuân có đăng bài thơ “Tóc trổ hoa”, ký danh tác giả Quân Tấn, trong khi Quân Tấn khẳng định không làm bài thơ này và đã lâu không gửi bài cho “Văn nghệ Bến Tre”. Quân Tấn liên lạc trực tiếp với ông Nguyên Tùng ở tòa soạn Văn nghệ Bến Tre thì được biết bài viết gửi đến từ một địa chỉ ảo: Số 225 Ninh Kiều, TP. Cần Thơ (không có tên đường). Sự việc đã không còn vô tình mà đã trở thành chủ ý bôi nhọ BCH, nhằm gây mất đoàn kết, hạ uy tín lẫn nhau trước thềm Đại hội Liên hiệp.

          Không đề cập đến toàn bộ nội dung của báo cáo, chỉ cần biết bản báo cáo đó chỉ do một mình ông Toàn làm và ký tên lại ghi là “Ban thường vụ”, “Ban kiểm tra” cho thấy sự tùy tiện và thao túng tổ chức đến mức nào. Chưa nói, cái chức danh Ủy viên thường vụ do chính anh tự phong vì BCH Hội Nhà văn chưa hề có một cuộc họp nào bầu ra chức danh này. Vậy mà ông Toàn lại thay mặt cái ban thường vụ nào đó kết luận: “Ông Liêm không đạo văn”.

Ở đoạn thứ hai, ông Toàn khẳng định: Sự việc đã không còn vô tình mà đã trở thành chủ ý bôi nhọ BCH, nhằm gây mất đoàn kết, hạ uy tín lẫn nhau trước thềm Đại hội Liên hiệp” cho thấy sự hồ đồ, lố bịch quá đáng. Còn việc trùng bút danh là chuyện hết sức bình thường, vậy mà Phó Chủ tịch Quân Tấn đã gọi điện cho nhà văn Nguyên Tùng (Bến Tre) hỏi cho ra lẽ?

 Sự tùy tiện, võ đoán không phải đợi đến khi sự việc đã rõ trắng đen người ta mới nhận ra cái gọi là Ban thường vụ Hội Nhà văn Cần Thơ trong nhiệm kỳ mới này. Nếu mọi việc không được làm sáng tỏ có lẽ nhà văn Nguyễn Trung Nguyên sẽ là người mang tiếng xấu không dễ gì gỡ được (chính ông Nguyên là người đề xuất phải tới tòa soạn Áo Trắng để xác minh). Người tung tin gây mất đoàn kết nội bộ không ai khác hơn chính là hai ông trong “Ban Thường vụ” nói trên. Trước khi vụ việc sáng tỏ Phó Chủ tịch Quân Tấn đã điện thoại với nhà văn Nhật Hồng, nói: “Vụ này do chính anh Nguyên làm và phía sau đó còn có người lớn hơn nữa...”. Vậy xin hỏi “người lớn hơn nữa” theo ông Quân Tấn đó là ai hay ông định chơi trò vu khống “gấp lửa bỏ tay người” để đánh lạc hướng? Còn ông Nguyễn Thanh Toàn thì nói thẳng thừng: “Máy vi tính của Hội Nhà văn nhiều người sử dụng, ai ra vô lúc nào làm sao biết...?”. Trong khi văn phòng Hội chỉ có bốn người trong BCH có chìa khóa: Trương Thanh Liêm – Quân Tấn – Nguyễn Thanh Toàn và Trung Nguyên. Một khi chưa có bằng chứng, chỉ suy diễn cảm tính thôi, rồi nhân danh “để bảo vệ đoàn kết”, mà hai ông đã tung tin như vậy.

          - Vĩ thanh

          Mọi việc gần như đã được phơi bày. Nhưng thiết nghĩ, cần phải nghiêm khắc phê phán và không để lập lại kiểu hành động thiếu khách quan, thiếu trung thực và tùy tiện như vừa qua, làm tổn thương không nhỏ đến sự tín nhiệm của hàng trăm hội viên và công chúng đối với BCH Hội Nhà văn Tp. Có như thế Hội Nhà văn Cần Thơ mới mong tạo được bầu không khí đoàn kết thât sự, góp phần phát triển văn học xứng đáng là một thành phố trung tâm ĐBSCL.

NGUYỄN TRUNG NGUYÊN        
190E/12 đường 30-4, TP. Cần Thơ
            ĐT: 0939763609

No comments:

Post a Comment