.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, March 17, 2012

NHÀ THƠ ĐINH THỊ NHƯ THÚY – TRẠNG NGUYÊN GIẢI THƯỞNG THƠ LÀNG CHÙA VÀ TRƯỜNG CA “NƠI NGÀY ĐÔNG GIÓ THỔI”


Vừa ẵm giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Đinh Thị Như Thúy lại chơi thêm cái giải trạng nguyên thơ làng Chùa nữa. Nhưng là làng thơ được cả nước biết tên tuổi. Quả là phúc trùng lai. Cái làng này lạ, tổ chức thi thơ mà đến cả Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều về làm thư ký thơ làng.

Ban Giám Khảo thì toàn cây đa, cây đề như Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó GĐ Nxb Hội Nhà văn Trần Quang Quý, nhà thơ Mai Văn Phấn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội - Dương Kiều Minh, rồi nhà thơ Y Phương... nhìn vào BGK mà suy ra kết quả giải thưởng cuộc thi. Giải làng mà quy tụ được quá nhiều anh hùng và giai nhân về chơi hội. Sáng nay 9h ngày 17/3/2012, tại Làng Chùa, Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Nội diễn ra Lễ trao giải thơ rất độc đáo này. Trân trọng giới thiệu, bài thơ đoạt giải nhất của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy với bạn đọc. (Văn chương +)


Nơi ngày đông gió thổi
(Trích)

Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy nhận giải thưởng Hội Nhà văn tại Hà Nội với tập thơ Ngày linh hương nở sáng

Một

Nàng ngẩng mặt lên trời cao. Đó là buổi sáng của một ngày đông đến sớm. Gió mang hơi lạnh chảy tràn trề nàng.
Từ đỉnh đầu. Nơi những sợi tóc lay động như những lá cây. Gió buốt lạnh tràn xuống mơn man khuôn mặt. Gió buốt lạnh tràn xuống. Tràn xuống nữa.

Trong mê đắm nàng nhìn những đàn chim xếp đặt một thứ tự rất đẹp bay hết về một phương. Nàng thì thầm bay đi bay đi. Trong những cánh vỗ kia nghe vang vang lời thoả nguyện của một ước muốn.

Trong mê đắm nàng lắng nghe những ngọn gió. Những ngọn gió đang rượt đuổi nhau. Mê mải. Không khởi đầu không kết thúc. Những ngọn gió như ngựa hoang. Ngùn ngụt suốt ngày suốt đêm. Cứ phía trước mà phi mà lồng lộn sải vó.

Mỗi ngọn gió ào ạt kể một câu chuyện. Những câu chuyện về những con người phiêu lưu mê dại tìm thấy nhau ở khát vọng tự do.

Tự do.
Ra đi.
Phiêu lưu.
Mê dại.

Nàng nghĩ rằng nàng biết những cảm giác đó.
Đó là cảm giác mùa đông của xứ sở này.

Hai

Thứ sáu ngày mười ba. Buổi chiều không dưng đỏ rựng như đám cháy. Gió cuồng nộ. Ngoài bờ rào dã quỳ vàng một màu gắt gỏng. Người đàn bà chợt thèm ngoại ô với những đồi dã quỳ ngờm ngợp.

Nàng thở.

Một góc đồi núi Dak Song. Hoang dã lạnh lẽo và rực cháy những dã quỳ nồng nàn dâng hiến.

Nàng thở.

Những đồi dã quỳ đẹp đến mức có thể lẩn vào đó mà chết. Những đồi dã quỳ mạnh mẽ đến mức có thể tan rã vào đó mà không để lại chút dấu vết nào.
Có chăng là những sợi tóc vấn víu bàn tay ai đó, một ngày nào đó, tình cờ chợt đến giữa hoa mà nghịch đùa bỡn cợt.
Bướm hoang ong rừng rồi hết. Nhưng những lẩn khuất đơn côi đau đớn mãi còn. Như tiếng gió u u chưa bao giờ mất. Trên xứ xở này.

Dã quỳ có là minh chứng cho sự tồn tại và tiêu biến của những sợi tóc vùi dưới rặng cây?
Trăm nghìn dã quỳ vàng có đoá nào chợt pha màu máu đỏ?
...

Bốn

Buổi sáng đã bắt đầu bằng những bừng dậy lan toả. Đầy ắp không trung lạnh một mùi hương thanh khiết. Một mùi hương quen thuộc nhưng mãi lạ lùng bí ẩn.

Người người ngơ ngác hỏi. Người người lắc đầu kinh ngạc.
Mùa đông về đột ngột và bất thường bởi những rẫy cà phê nở hoa trắng trái mùa. Hoa nở trắng ngợp ngợp cùng lúc với trái chín đỏ bầm như máu trong cây...
...
Người đàn bà chăm chú dõi tìm trái đỏ trong cây. Đôi bàn tay mạnh mẽ vặn xoắn theo cành. Trái chín đỏ. Trái chín đỏ. Xoắn vặn dây thừng trong lòng bàn tay xây xát mùa màng. Trái chín đỏ. Trái chín đỏ. Rơi rơi trên tầng tầng lá khô đã bắt đầu giòn vỡ.

Rồi trái đỏ tươi tròn lẵn nhu nhú nụ rốn xinh ken vào nhau dày dày trên sân nắng. Ngời ngời mãn nguyện đón nhận nhịp rùng rùng chao đảo theo đường đi của những chiếc trang cào. Những va chạm cọ xát ngửa nghiêng nóng rực.
Những đường cào chạy thành rãnh dài như những răng lược khổng lồ chải vào mớ tóc vạm vỡ chảy đỏ rực bất tận trên sân.

Trời xanh cao và gió ngùn ngụt đuổi ngày đông nắng lạnh.
...

Sáu

Có gì đó trong những ngọn gió muộn đang rập rình sửa soạn những cuộc đi. Có gì đó làm nên sự bải hoải lạ kỳ trong thân xác của những người đàn bà đã qua kỳ sinh nở. Sống lại đâu đó những cơn đau man dại, khi xương cốt dịch chuyển, khi cơ thể người đàn bà mở ra để đứa trẻ chào đời.

Những cơn đau vừa sống dậy đã làm nên những ủ ê mê muội. Có khi gây ảo giác hoang tưởng. Về một ngày bầu trời rỗng không chợt cuốn tất cả vụt bay lên. Hay chợt đổ sầm xuống chôn vùi tất cả. Cả những toà bê tông sừng sừng ngạo cuồng.

Những người đàn bà mùa khô đau buốt, thân thể sực nức mùi lá rừng mùi ngải cứu, ngồi trên bực cửa buồn bã nhìn ra vườn.
Cà phê đang chín. Trái bầm đỏ như máu ứa trên những nhánh cành xanh xanh.
Đất trong vườn đã khô đi và tơi ra thành bụi dưới những gót chân sần nẻ.

Bụi đất chờ đợi.
Cỏ cây chờ đợi.
Lòng người chờ đợi.
Những hạt bắp giống ủ đâu đó chờ đợi.
Những bào tử của các loài nấm từ mùa trước lửng lơ đâu đó chờ đợi.
Những ấu trùng căng thẳng nghe ngóng chờ đợi trong bóng tối thăm thẳm của ngóc ngách đất đai.

Những ngọn gió muộn đang rập rình sửa soạn. Bụi đất chờ đợi để nương theo gió mà đi. Những cái cây không đi được vì chùm rễ quấn chặt thì chuẩn bị gửi theo gió những chiếc lá nhẹ tênh. Những chiếc lá đã mất hết màu diệp lục.

Người đàn bà thở.
Ra đi là khát khao rồ dại nhất. Cũng là khát khao mãnh liệt nhất. Của tất cả giống loài ở xứ sở này.

Bảy

Và vì thế mới có mùa ly hương.
Và vì thế vào mỗi buổi sáng khi trời còn mờ tối trên những chiếc xe máy cày chạy ầm ĩ theo các con đường vào rẫy đầy ắp những người đàn ông và những người đàn bà.

Họ đứng bên nhau cùng những găng tay bảo vệ, những giày ba ta lao động, những mũ nón, những khăn bịt mặt, những vải bạt, rổ rá, bao tải.

Họ đứng bên nhau toả hơi nóng ngùn ngụt sưởi ấm nhau.
Họ trò chuyện với nhau bằng lời lẽ đôi khi thô bạo đôi khi tục tĩu.
Họ táo tợn cấu véo nhau.
Họ hồ hởi thách thức nhau.
Họ quàu quạu trách móc nhau.

Những khuôn mặt lạ.
Những giọng nói lạ.
Những đôi mắt lạ.
Họ đến từ đâu?
Họ tìm kiếm điều gì?
Họ lạ lẫm ngơ ngác ban đầu rồi nhanh chóng hoà vào đám đông lầm lụi.

Họ cũng là những con chim di trú đang bay trên bầu trời kia thả xuống những tiếng kêu đôi khi lạc lõng.
Những con chim bay đi tránh rét còn họ sao lại chọn nơi rét mướt này tìm đến?

Họ không tìm nắng ấm?
Họ tìm miếng ăn?
Họ tìm những đồng tiền dành dụm?
Họ đổi công sức lao động cùng sự rã rời mỏi mệt của thân xác để lấy áo mới cho con và những vật dụng cần thiết khác trong sinh hoạt gia đình?

Họ ra đi vì sự tồn tại của bản thân họ của gia đình họ?
Họ ra đi vì chẳng thể ở nhà nhàn rỗi để chịu đựng những ánh nhìn rũ rượi trách móc của người thân?
Họ ra đi để tránh nỗi chán chường?

Hay họ cũng như muôn vạn con người khác. Bị mê dụ bởi phiêu lưu và xa xôi. Họ đến với sự dẫn dắt của những cơn gió buồn bã khắc nghiệt mà ma mị. Để khi mùa cà vãn họ lại quay về quê hương. Nhưng cái lạnh kia, màu trái đỏ kia, những đồng tiền dành dụm được kia, những ngột ngạt mù mịt bụi đất kia mãi ám lấy vô hình trong tâm hồn họ.

Họ không thể biết được rằng mảnh đất này đã luôn muốn lưu dấu mình trên tất cả những ai qua đây.
Và vì thế họ ra về nhưng những vẫy gọi nơi này sẽ khiến họ không bao giờ yên ổn.

Và vì thế mới có mùa ly hương.

Mùa ly hương.
Mùa ra đi của những đàn chim tránh rét chọn phương Nam.
Mùa của dã quỳ vàng bất ổn gửi nỗi buồn vào không gian bao la ngờm ngợp gió. Mùa của những ngọn gió lãng du, không biết bắt đầu từ đâu, không biết sẽ đi về đâu, cứ phía trước mà phi mà lồng lộn sải vó.

Mùa tìm kiếm hy vọng tìm kiếm sự sống tìm kiếm những khoảnh khắc phiêu bạt đắm mê của những con người có vẻ như sinh ra chỉ biết bán sức lao động của mình để tồn tại như những tội đồ.

...

Hai mươi mốt

Nàng hà hơi thở vào đôi bàn tay, đặt lên hai gò má, ủ ấm dòng nước mắt vừa ứa ra. Những ngân nga bỗng từng chặp vang lên trong nàng. Như thể có những chiếc chuông nhỏ giấu kín đâu đó lâu nay giờ đã được tìm thấy. Và gió đang lắc lư chúng bằng thói tuỳ tiện bất cẩn. Ấy là khi mùa lạnh xoè những ngón dài vuốt qua lần cuối những ngọn đồi khô rụi cỏ.

Nàng dành trọn những buổi chiều để sửa sang cây cỏ trong vườn.
Hôm qua, nàng đã dồn hết đám bạch hạc hoa đang nở vào chậu sành. Chỗ đất trống vừa dọn dẹp đó nàng dành để trồng hoa bột màu. (Nàng rất thích sự dịu dàng tươi tắn của hoa bột màu). Nàng cũng đã đưa cây nguyệt quế ra trồng ngoài đất. (Thấy nó vàng vọt trong cái chậu nhỏ xíu tội nghiệp cho nó quá). Rồi nàng cắt tỉa cây bông giấy, xới tơi đất ở gốc, và bỏ vào đó một ít phân. (Cây bông này vốn dễ tính tưới tắm cho nó một chút nó sẽ nhanh chóng ra hoa rực rỡ).

Buổi tối, nàng ngủ và trong mơ cứ hình dung những công việc sẽ tiếp tục làm. Sẽ nhổ hết cỏ cho vạt thảo mưa, sẽ cắt hết lá cũ, cào hết lá rụng và những cỏ chỉ đan rối trong đất. Rồi tuốt lá cho cây linh hương. Trồng lại vạt hoa dạ thảo. Cắt và tỉa những bụi loa kèn đỏ dọc lối đi sát hàng rào.

Công việc với cỏ cây này thực sự làm nàng dễ chịu.
Nàng tự nhủ: Đừng lo nghĩ nữa. Đừng ám ảnh nữa. Đừng nghe ngóng nữa. Những cơn đau. Những cơn vắng ý thức. Những hoang mang nghi ngại.
Nàng tự nhủ: Hãy nghĩ đến ấm nước đang sôi và bình trà sẽ pha trong sáng nay. Hãy nghĩ đến giò long tu đẫm xanh với những nụ hoa dài theo chuỗi lá.

Ngoài kia vạt quỳ trổ hoa muộn ánh lên những vệt vàng.
Nàng nghĩ: Kỳ diệu thay cho màu hoa ấy. Xuyên qua giá lạnh để dâng lên. Không quyền lực nào ngăn trở ràng buộc được.
*
Và nàng lại ngồi xuống bên anh. Trong bóng tối của khu vườn. Yên lặng bên râu tóc đẫm sương mù và khói thuốc. Anh đã đơn độc nhường ấy, u mê nhường ấy, hạnh phúc nhường ấy. Bây giờ trầm ngâm tựa vào nàng nhắm mắt.
Nàng biết nàng có thể yên lòng từ giã tất cả. Cả sự sống. Cả nỗi đau buồn.

Nàng thì thầm:
Vẫn giấc mơ đó sao? Anh?
...
Vẫn giấc mơ đó.
...
Ở đây.
...
Nơi này.
...
Nơi kia.
...
Và mãi mãi.

Krông Pắc, tháng 1 năm 2010

ĐINH THỊ NHƯ THÚY

16 comments:

  1. Bi hiểm , ngớ ngẩn , dung tuc , vo nghĩa : Điên ! Thơ như vầy thì Điên mất rồi - người đàn bà điên , dở hơi .

    ReplyDelete
  2. Co ai phi thoi gian di doc nhung cai loi van chap va bay ba nay. Khung.

    ReplyDelete
  3. cô này chắc bướm to!

    ReplyDelete
  4. Nên HẢO tao mới TRẦN ra để dí MẠNH
    Hảo ơi mót thì tự sướng nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Là BÌNH tao mới PHÌNH ra để đi HOANG
      HOÀNG ơi mày có muốn vào nhà thương điên hay không hả thằng con HOANG?

      Delete
    2. Nhà Báo Lê Phương Dung.September 8, 2012 at 9:51 AM

      Làm sao mà cu Trai Vạn Đò dám len lỏi vào chốn văn đàn này để đối đối , chất chất thế này thì có chít người không cơ chứ, hôm qua chị đã bị một bữa cười nghiêng cười ngả vì cái vụ " thơ lơ " của cái tí Gái Cổ Nhuế rồi. Mà mấy đứa cho chị hỏi thật là các em có bị ảnh hưởng " bão từ, bão tiếc " gì không mà tự nhiên phát tiết sinh ra thơ thơ , thẩn thẩn thế nhở ? Thế cái tí Gái hay có cái tật ngủ ngày từ bé phỏng, thì có bao giờ gái nằm tênh hênh dưới gốc cây duối đầu Nàng mà ngáy pho pho không? Lếu có thì chắc chắn nà Gái bị thần cây duối nhập hồn rồi, nên thơ của gái hi hi... Toàn mang hơi hưởng uôi , với ồn đọc kinh nhưng mà chị cũng thấy thích thích nà. Mà gái tưởng lùa , vặt được chị hôm phiên chợ ngày nễ nà gái bị " bé cái nhầm " rùi , không phải ngẫu nhiên mà chị khen phát " mấy iem nhà quê, vẫn còn thật thà như đếm " đâu, thật ra hôm đó chị cũng " nhập vai " tốt và tự nguyện, rất vui để cho Gái và các " cộng sự " tha hồ vặt chị thôi mừ. Lý do thì chị sẽ có dịp nói lại cho rõ sau. Còn bây giờ chị đang phải đi ngắm thành phố cảng của Hạm đội Thái Bình Dương Vladivostok , tên của tiếng Nga có nghĩa " Cai trị phía đông ". Âm Hán - Việt là Hải Sâm Uy. Chị phải tranh thủ trèo lên đỉnh Núi Kholodilnik cao 257 m, đứng ở đây thả hồn mình phiêu lãng với những phong cảnh đẹp mê hồn của mùa thu Nước Nga. Đi dạo bộ cùng tốp bạn bè của chị trên đường phố Fokin ở trung tâm Vladivostok , rồi kiểu gì thì cũng phải tới thăm bến cảng Vladivostok, nơi có tượng đài các chiến sĩ chiến đấu vì Liên Xô hùng mạn ở Viễn Đông. Mà ở đây cách Moscow theo đường chim bay tận 6,430 km, nên cũng rất gần với quê nhà Việt Nam mình đấy hai đứa Cu, Gái nhé.
      Mà chị dặn hai đứa " đồng hương " là " nhà " của Bác chủ nhà đây là một nơi thanh tao, lịch lãm, ấm cúng, mà chị rất thích ghé thăm mỗi khi có dịp, hoặc tranh thủ tẹo thời gian dỗi dãi, thì hai đứa đừng có liều , dại dột " thả thơ " lung tung bừa bãi ra như thế chứ,chị cứ toạc móng giò cho nhanh là thơ duối, thơ ồn của tụi bay bốc mùi lắm, hơn cả cá ươn ướp ủ nắng hàng tuần thì nồng nặc chao ôi là nồng. Thôi chị không dám nghĩ đến đâu, ghê cả người. Mà cái gái bảo thi thơ Làng Đền? Thì chị tìm, chị hỏi hàng nhiều người mà chả ai biết, chả ai hay là thế nào nhỉ, gái có bj nhầm tên địa danh không?
      Chị chúc Gái hôm nay bán cá " đặc sản Cổ Nhuế " thật đắt hàng. Còn Cu Trai Vạn Đò hôm lay cũng giăng câu được nhiều cá diếc sông cà lồ, về tẩm bột rán dòn... Chao ui nà ngon. Cảm ơn Bác chủ nhà đã không đuổi cổ mấy chị iem chúng tôi đi ạ. Rất trân trọng.

      Delete
    3. Trí Việt Baccchus.October 6, 2012 at 9:40 AM

      Thơ của cái bà đinh thị như thuý dở hơi dở hồn này đọc đau cả mồm. Thế mà cũng khen, cũng trao giải, thật chả ra làm sao.
      Không bằng vế đối " đối ra đối " của cái nhà anh cu @ Trai Vạn Đò, chát lại @ Hoàng Bình, vừa vặn mà hay. Thế này mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo có đọc được chắc là cũng sướng âm ỉ. Vì đã có fan hâm mộ " có trình " như anh Cu Vạn Đò lên tiếng bảo vệ.

      Delete
  5. Giải nhất thơ Dở hơi. Cái này mà cũng gọi là thơ à. Phí thời gian mà đọc loại này, rõ là ngớ ngẩn.

    Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm http://google.com đánh tên “ Nơi ngày đông gió thổi- Tiền Vệ” tìm thấy bài thơ này dài đến nỗi tôi đã đọc trong bốn tiếng đồng hồ mới hết. Chúng tôi thấy “ Nơi ngày đông gió thổi” không phải là thơ mà là một bài văn xuôi huyên thuyên dễ dãi viết không chuẩn tiếng Việt.



    Chúng tôi mong ông và các ông trong ban giám khảo giải thơ Làng Chùa, cùng các PGS.TS va các GS.TS nơi Viện ông hãy thương lấy chúng tôi cùng mà viết bài lên báo phân tích vì sao một bài thơ nhạt nhẽo và dở cỡ nhất thế giới như thế lại được các ông vinh danh thành trạng nguyên thơ Làng Chùa ? Chúng tôi sẵn sàng tranh luận với cả Viện của ông và cả Hội của ông Thiều.



    Nếu các ông cứ im lặng không trả lời yêu cầu này của tôi thì việc trao giải thơ Làng Chùa này đích thị là việc treo đầu dê bán thịt chó, đánh lừa giới văn học cả nước, làm sai lạc thẩm mỹ thơ lớp trẻ, gây đại họa cho văn học Việt Nam. Và như thế, ông Viện trưởng sẽ bị mang tiếng mãi là người không hề biết tí ti gì về văn học, không có thẩm mỹ thi ca chân chính, sao lại làm Viện trưởng Viện Văn học được ?

    ReplyDelete
  6. THƠ THẨN GÌ MÀ NHƯ VĂN XUÔI TRẺ CON NÓ CŨNG VIẾT ĐƯỢC, đọc ngang phè phè, Nếu cứ trao giải thưởng và cổ võ cho loại thơ này thì chắc chắn băng hoại thơ ca Việt nam mà cha ông chúng ta đã dày công vu đắp hàng mấy ngàn năm. Có phải giống thơ con cóc của Nguyễn quang Thiều, đọc lên tởm lợm

    ReplyDelete
  7. Một con điên ngứa viết liều
    Mấy thằng điên cũng ra điều ta đây
    Cứ như thánh tướng trên mây
    Phán gì được nấy, xem ai ra gì ?
    Thà rằng làm kẻ ngu si
    Còn hơn đểu cáng mà đi hại người!
    Hội gì cái lũ các ngươi
    Viện gì một đám nửa người, nửa ma
    Văn chẳng văn, thơ chẳng thơ
    Tưởng rầu một đứa, hóa dơ cả tuồng!


    ReplyDelete
  8. Thương cho đất nước thi ca
    Tự nhiên xuất hiện yêu ma một bầy
    Ông cha gìn giữ xưa nay
    Để cho chúng phá một ngày tan hoang!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gái Cổ Nhuế là tôi.September 6, 2012 at 7:18 PM

      " Chị em chợ cá ta
      Rất thích uống
      Lước cô ca,
      Uống vào cái
      cửa miệng ta
      Thì nó ra
      Cái cửa mìn ta...
      Thơ thía mới nà thơ chứ nệ, kiểu lày tôi phải gửi, thi thơ Làng Đền, mịa kiểu gì chả " trúng " lăm, bảy cái dái thưởng, về cho Bố cu ló đi chơi " tá nả " mệt nghỉ, tôi cũng giải nghệ buôn cá nuôn cho đỡ " tanh tưởi ". Xin cảm ơn. Xin cảm ơn ( thấy câu lày của WC Nại văn Sân hay hay ) nhà iem mượn nuôn. He he

      Delete
  9. "Làng Chùa mới có trạng nguyên"
    (Thơ gửi báo Văn nghệ, Hội Nhà văn VN)

    Làng Chùa mới có trạng nguyên
    Họ Đinh rày sẽ nổi tên ba miền
    Bia trạng đã được khắc tên
    Của phó chủ tịch thuộc miền Trung Ương
    Về làm thư ký cùa làng
    Lại thêm Viện trường đàng hoàng Nguyễn Đăng
    Có nhà xuất bản Trần Quang
    Phen này sách bán cả làng đủ ăn
    Đã qua cái thuở khó khăn
    Chồng cày vợ cấy gian truân đồng làng
    Từ nay đường rộng thênh thang
    Cứ đi theo hướng văn chương là giàu!
    Người đọc có hiểu gì đâu
    Trâu người đâu dám chọi trâu làng mình
    Bao nhiêu tiến sĩ oai linh
    Đều nằm ở phía phe mình cả thôi!
    “Hấp lực thơ Đinh ngút trời”
    Lời khen tiến sĩ là lời Thánh ca!

    Nhắn ông tiến sĩ phương xa
    Đừng nhầm: Chỉ một mình ta là tài!
    Người khôn là biết dấu bài
    Đừng tung ra sớm những lời ... cán mai!

    (Thi sĩ Làng tre)

    ReplyDelete
  10. Bình thơ ngẫu hứng “Nơi ngày đông gió thổi”.

    Bài bình thơ này đăng ở một trang khác. Ở đây chỉ trích một vài đoạn ngắn gọn để các vị tiến sĩ, các vị chức sắc trong Hội NV tham khảo mà thôi..

    1
    Một góc đồi núi Dak Song. Hoang dã lạnh lẽo và rực cháy những dã quỳ nồng nàn dâng hiến.
    “Rực cháy” ít ra cũng trên 100 độ C. Vậy thì làm sao mà “lạnh lẽo” ???

    2
    Sống lại đâu đó những cơn đau man dại, khi xương cốt dịch chuyển, khi cơ thể người đàn bà mở ra để đứa trẻ chào đời.
    Văng, chỉ có các tiến sĩ các vị lãnh đạo cấp cao của Hội NV mới phát hiện ra cái hay trong cách dùng từ để tả người phụ nữ sinh đẻ: “cơ thể người đàn bà mở ra”. Có lẽ dựa trên câu thơ này mà Viện trưởng đã nhận xét:“Hình ảnh đẹp, gợi cảm và đầy nữ tính”.

    3
    “Ngoài bờ rào dã quỳ vàng một màu gắt gỏng”.
    Công nhận cái “màu gắt gỏng” này chỉ có trạng nguyên phát hiện ra và cũng chỉ có các tiến sĩ các vị lãnh đạo cấp cao của Hội NV mới phát hiện ra vẻ đẹp của nó. Công lao phát hiện này cũng được coi như việc phát hiện ra châu Mỹ vậy!

    4
    Mỗi ngọn gió ào ạt kể một câu chuyện.
    “Kể một câu chuyện” tức là trình bày có đầu có đuôi để cho người ta nghe, còn đây là những ngọn gió “ào ạt”, “không đầu, không đuôi” thì làm sao mà kể một câu chuyện được?

    5
    Trong mê đắm nàng lắng nghe những ngọn gió.
    “Lắng nghe” là hữu ý, trạng thái làm chủ bản thân mình. “Trong mê đắm” là trạng thái vô ý thức. “Lắng nghe” khác với “nghe được”. Trong mê đắm “nghe được” chứ không phải “lắng nghe”.

    6
    những đàn chim xếp đặt một thứ tự rất đẹp bay hết về một phương.
    “Xếp đặt” là trạng thái tĩnh (giống như đồ đạc được xếp đăt), “bay hết về một phương” là trạng thái động. Câu thơ vô duyên.
    VV...
    Trích đoạn ngắn vậy thôi, ý muốn nói rằng nếu có điều kiện thì trạng nguyên và các vị chức sắc trong làng văn nên chịu khó đi học lại, đừng phá hỏng mất nền văn chương của nước nhà!
    (Binhthongauhung)

    ReplyDelete
  11. Chắc chắn cả hai ông NQT (Phó chủ tịch HNV) và NĐĐ (Viện trưởng Viện VH) đều có con mắt tinh đời, quan sát được rất rõ cảnh người đàn bà sinh đẻ mà tác giả mô tả rất kỹ: Phần xương thì “dịch chuyển” còn phần thịt thì được “mở ra” nên mới khen “gợi cảm và đầy nữ tính” là vì vậy! (Xin lỗi quí vị, đây là câu chữ trong tác phẩm, chứ không phải của tôi!). Cụm từ “đầy nữ tính” công nhận Viện trưởng nhận xét đúng. bởi vì người đàn ông không thể thực hiện được thao tác này !
    (Langcuoivanchuong)

    ReplyDelete
  12. thơ dở hơi! Đáng buồn cho nền thi ca việt nam

    ReplyDelete