.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, March 8, 2012

ĐINH NAM VƯƠNG TRỊNH CĂN (1633 - 1709): “THƯƠNG YÊU NHÂN DÂN LÀ ĐỨNG ĐẦU TRONG MỌI VIỆC CHÍNH TRỊ”

 
Theo đúng truyền thống phương Đông, hầu như vị chúa Trịnh nào cũng làm thơ nhưng có lẽ chỉ Định Nam Vương Trịnh Căn mới xứng đáng được xưng tụng nhà thơ Việt Nam. Tập “Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh” (Tập thơ vịnh trăm bài ngự đề quân dinh Thiên Hòa) của ông dầu chủ yếu mang tính thù tạc nhưng cũng có không ít bài bộc lộ một tài thơ ở cấp độ cao. Thêm vào đó, giai đoạn lịch sử mà Trịnh Căn ngồi trên ngôi chúa đã là một thời tương đối thái bình thịnh trị. Nhờ ông, như Phan Huy Chú đã viết trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, “đã chỉnh đốn mối giường, sửa sang nhiều việc, cất dùng các bậc anh tài”.

Theo đúng truyền thống phương Đông, hầu như vị chúa Trịnh nào cũng làm thơ nhưng có lẽ chỉ Định Nam Vương Trịnh Căn mới xứng đáng được xưng tụng nhà thơ Việt Nam. Tập “Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh” (Tập thơ vịnh trăm bài ngự đề quân dinh Thiên Hòa) của ông dầu chủ yếu mang tính thù tạc nhưng cũng có không ít bài bộc lộ một tài thơ ở cấp độ cao. Thêm vào đó, giai đoạn lịch sử mà Trịnh Căn ngồi trên ngôi chúa đã là một thời tương đối thái bình thịnh trị. Nhờ ông, như Phan Huy Chú đã viết trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, “đã chỉnh đốn mối giường, sửa sang nhiều việc, cất dùng các bêåc anh taâi”.
Ơn nghĩa không quên
Trịnh Căn sinh năm Quý Dậu (1633). Ông là con trưởng của vị chúa thứ tư của nhà Trịnh, Tây Định Vương, Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc (1613-1682). Tuổi thơ của ông không hoàn toàn yên ả: Vì phạm lỗi trong cung nên ông đã bị giam giữ một thời gian. May nhờ có người chị gái cùng cha cùng mẹ là Thái trưởng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Thuyên, hơn ông 7 tuổi, xót tình máu mủ, ngầm đưa về doanh Hành Mạo che chở và nuôi dưỡng.  Lúc này, Quận chúa đã được gả cho Đặng Tiến Thự (bố của Đặng Đình Tướng), một trong những trọng thần của nhà Trịnh, đến mức còn được ban họ chúa là Trịnh Liễu. Đặng Tiến Thự sinh năm Tân Mùi (1631), hơn Trịnh Căn 2 tuổi. Gia phả họ Đặng viết về Đặng Tiến Thự như sau: “Ông là tướng long hổ có tài thao lược, trai tang bồng đã tỏ chí cao. Có lòng trung hậu thành thực để giúp nhà chúa, có thao lược uy nghi để giúp việc võ…”. Cũng xin nói thêm rằng, mặc dù theo từ điển mở Wikipedia, cha con Đặng Tiến Thự và Đặng Đình Tướng thuộc dòng dõi Đặng Huấn, hậu duệ của Đặng Dung nhưng theo tư liệu của ông Đặng Ngọc Thanh, và cả trong bộ gia phả Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục chính biên và Đặng gia phả ký tục biên (do NXB Thế giới phát hành năm 2006 tại Hà Nội) lẫn trong tập gia phả của họ Đặng đất Hồng Lam, Can Lộc, Hà Tĩnh của dòng Đặng Tất, Đặng Dung (phát hành năm 1998) đều không có dòng nào ghi về việc này cả. Những tư liệu còn tới hôm nay cho thấy, Đặng Tiến Thự và Đặng Đình Tướng là thuộc họ Đặng, gốc Trần…
Hơn tuổi Trịnh Căn, chắc chắn Đặng Tiến Thự đã kèm cặp vị chúa tương lai rất nhiều việc nam nhi khi cùng ở với nhau rất yên ổn ở trong doanh Hành Mạo. Và giữa hai người tất yếu nảy sinh một tình anh em thắm thiết . Cho tới sau này, khi đã ngồi trên ngôi chúa, ở vị thế cao hơn hẳn nhưng Trịnh Căn vẫn rất tôn trọng ông anh rể… Và rất trọng dụng Đặng Tiến Thự, một con người thực sự tài hoa đức độ, đến mức gia phả họ Đặng đã phải nhận xét: “Đặng Tiến Thự là người phong tư dĩnh ngộ, tài giỏi khác thường, gồm cả văn võ, mà trội hơn cả là môn xạ kị. Ông từng sáng tác bài ca về kị mã để dạy môn đệ. Ông cai quản nhân dân thì giảm nhẹ thuế khóa, đồng tiền đấu thóc đều tha giảm, ông trị binh thì kỷ luật rất nghiêm, một hào một li không phạm; hầu trong phủ chúa được chúa cho làm trưởng cai quan…”.
Rồi Đặng Tiến Thự vâng mệnh đi làm trấn thủ Nghệ An, thực thi phận sự rất tốt, đến mức KĐVSTGCM của triều đình nhà Nguyễn (vốn có thái độ thù địch với Nhà Trịnh) cũng phải nhận định: “Tiến Thự ở trấn, chính sự chuyên giữ giản dị, thanh tịnh nên trong hạt được yên vui”. Chính vì thế nên Đặng Tiến Thự đã mấy lần được chúa Trịnh Căn ban thư úy lạo. Trong thư chúa gọi ông bằng anh, vui vẻ như lúc sinh hoạt bình thường. Gia phả họ Đặng nhận xét: “Có thể coi đó là gồm cả nghĩa quân thần và bằng hữu…”.
Trọng quan và thương dân
Có thể nói là nhà Trịnh đã sinh ra được Trịnh Căn như một vận may để bảo vệ được tiềm lực của mình ở thời điểm mà các đụng độ giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã lên tới hồi gay cấn và nhạy cảm trong điều kiện nhà Nguyễn dường như đã trở nên mạnh tới mức đã nảy sinh ý định thôn tính phương Bắc chứ không đơn thuần phòng thủ như xưa. Lớn lên trong thời loạn lạc, khi hữu sự, Trịnh Căn đã được cha đưa vào trận, không chỉ chống thù ngoài mà còn để dẹp đi những nguy cơ tranh giành ngôi báu trong nội tộc. Ngay từ khi chỉ mới ngoài hai mươi tuổi, trên cương vị Thống lĩnh, cầm quân ngoài biên ải, Trịnh Căn đã hành xử cực kỳ nghiêm khắc và công bằng. Chính vì thế nên thuộc hạ của ông đều một lòng kính phục và sẵn sàng cùng ông vượt qua mọi hiểm nguy. Và những chiến công của ông vì thế cũng dần dà dầy dặn thêm. ĐVSKTT đã đánh giá rất cao Trịnh Căn trong việc phát giác và xử lý tận gốc âm mưu phản loạn của chú ruột là Trịnh Toàn năm Đinh Dậu (1657): “Thái Bảo Phú Quận công Trịnh Căn giỏi mưu hùng đoán, trấn phục lòng người, cho nên ngăn chặn ác nghịch lúc manh nha, tiêu diệt giặc cướp khi hung dữ, khiến cho lòng người không lay, nước nhà yên tĩnh…”.
Chính Trịnh Căn cuối năm Canh Tý (1660) là người đã xua được đại quân nhà Nguyễn do hai danh tướng khét tiếng bách chiến bách thắng từng làm khiếp đảm quân Trịnh là Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến chạy ra tới tận cửa biển Nhật Lệ. Và ông đã được phong lên tới chức Tiết chế Thái úy, Nghi Quận Công. Tuy nhiên, những lần chinh phạt tiếp theo theo hướng Nam tiến đều không mang lại thành công như ý. Tháng 10 năm Tân Sửu (1661), chúa Trịnh Tạc dẫn đại binh vào Nam và cử con trai là Trịnh Căn làm thống lĩnh cùng các tướng vượt sông Gianh. Thế nhưng, cuộc hành binh này đã không mang lại kết quả mong muốn nên đại quân lại phải rút về. Năm Nhâm Tý (1672), Trịnh Căn lại được cha cử đi lĩnh thuỷ binh Nam tiến nhưng do bị ốm nên công việc cũng không suôn sẻ. Cũng từ đấy giao tranh Trịnh - Nguyễn đã ngừng hẳn, ai ở nguyên cõi của mình…
Sau khi Tây Định Vương Trịnh Tạc  qua đời năm Nhâm Tuất (1682), Trịnh Căn mới được lên ngôi, tức là Định Nam Vương. Từ đó, ông càng chú trọng hơn tới việc củng cố bộ máy cai trị ở Bắc Hà. Ông cũng bằng các nỗ lực ngoại giao để buộc Nhà Thanh phải trả lại một số thôn ấp ở vùng biên giới do các quan trấn thủ của họ đã lấn chiếm khi Nhà Trịnh mải tập trung vào xung đột với Nhà Nguyễn.
Chúa Trịnh Căn tìm nhiều cách cải tiến chế độ cất nhắc quan lại sao cho những người tài năng có thêm cơ hội để giúp dân, giúp nước. Ông cũng luôn tìm cách để quan lại dưới quyền quan tâm hơn tới đời sống nhân dân. Tháng ba năm Quý Hợi (1683), ngay khi vừa lên ngôi chưa lâu, ông đã ban các điều răn:
“- Răn các thân huân đại thần có công cao, không được ỷ thế, cậy thân tình.
- Răn các võ thần cai quản binh lính, khi giảng tập phải giữ đúng thời khắc, chăn nuôi dân thì chớ làm điều hà khắc, bạo ngược.
- Răn các văn thần cần cù, cẩn thận, công bằng, thanh liêm.
- Răn các nội thần phải trung lương, chuyên cần với chức vụ.
- Răn quân sĩ phải tuân theo thượng lệnh, kính súå pheáp cöng.
- Răn dân chúng phải biết mến chuộng đạo nghĩa, biết hổ thẹn khi làm điều xấu và biết ghét khi thấy kẻ làm điều bất thiện”.
Cũng xin nói thêm là, chính Trịnh Căn tháng tư năm Giáp Tý (1684) đã xuống chỉ rằng: “Thương yêu nhân dân là công việc đứng đầu trong mọi việc chính trị. Nhân dân, có người vì quan sở tại hà khắc, bọn quyền quý ức hiếp, có người vì cớ gì đó mà phải phiêu tán đi nơi khác, những hạng người ấy cần được vỗ về thương yêu mới phải”. Rồi ông hạ lệnh cho các ty hiến sát các xứ đi tuần hành dò hỏi, đến cuối năm sẽ theo tình thật của từng loại người làm tờ khải trình bày để tìm phương thức giúp đỡ họ (KĐVSTGCM). Tháng Chạp năm Giáp Tý (1684), Trịnh Căn ra lệnh khảo sát quan coi việc dân và quan coi việc binh, xem ai mở lòng với người dưới thì ban thưởng. Đợt này có Đặng Tiến Thự cùng 15 người nữa được dân ca ngợi nên cũng được nhà chúa khen thưởng.
Khöng chỉ có ơn riêng với Đặng Tiến Thự, chúa Trịnh Căn còn rất trọng dụng các danh sĩ khác. Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tông Quai, Đặng Đình Tướng… đều là những người được ông tin dùng vì tài đức của họ. Cũng chính Trịnh Căn năm Quý Dậu (1693) đã nghe theo lời khải của Tham tụng Nguyễn Văn Thực bắt đầu cho đặt chức quan kiêm quản lãnh công việc ở Quốc Tử Giám, vì “Nhân tài do ở trường học mà ra. Các đời trước sở dĩ được nhiều nhân tài là vì đã sẵn có công giáo dục bồi dưỡng từ trước. Nay Quốc Tử Giám nên đặt chức quan kiêm nhiệm, để cho chức vụ được long trọng. Rồi lại chọn kỹ các viên tế tửu, tư nghiệp và các viên giáo thụ, học chính đã từng chuyên nghiên cứu năm kinh, ngày thường giảng tập, khiến học trò có thể trở thành người tài giỏi, để giúp công việc quốc gia”. Cũng năm 1693, Trịnh Căn chỉnh đốn lại thể văn thi ở các khoa trường và lập sổ “tu tri” quản lý các xã thôn trong nûúác…
Chúa Trịnh Căn qua đời năm Kỷ Sửu (1709), được tôn là Chiêu Tổ Khang Vương.
LƯU HÙNG VĂN

1 comment: