.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, February 24, 2012

TUYỆT VỜI: BÀI THƠ “MỘ GIÓ” - NÉN TÂM HƯƠNG CHO HẢI ĐỘI HOÀNG SA VÀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA GIỮ ĐẢO ĐOẠT GIẢI NHÌ CUỘC THI THƠ “ĐÂY BIỂN VIỆT NAM”


Trong bài Mộ gió , tôi nhắc lại sự kiện từ thời vua Gia Long, nhà Nguyễn đã cử những hải đội ra trấn giữ đảo Hoàng Sa. Họ đã hy sinh, nằm lại biển cả, mãi mãi không trở về. Rồi những năm 70, quần đảo Trường Sa bị xâm phạm. Cũng đã có hàng trăm người lính ra giữ đảo, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho từng tấc đất quê hương. Cả quần đảo Hoàng Sa cũng vậy. Những người đi giữ đảo, đi biển không trở về. Họ đều góp phần giữ toàn vẹn chủ quyền đất nước.

Nhà thơ Trịnh Công Lộc (giải nhì): Biển đảo chính là tình yêu nước, là thái độ chính trị
Nhà thơ Trịnh Công Lộc nhận giải nhì tại Cuộc thi: Đây biển Việt Nam
Khi biết thông tin về cuộc thi đăng tải trên mạng và trên một số báo chí, tôi thực sự hào hứng. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được thể hiện trong văn học nghệ thuật rất sinh động. Tuy nhiên , sau đó một thời gian dài, chúng ta nhận thấy đề tài này có phần lắng dịu lại, yên ắng hơn. Chúng ta ít tìm thấy những tác phẩm tương xứng với tầm vóc lịch sử to lớn ấy.

Nhưng thật lạ, khi biển đảo Việt Nam đứng trước những diễn biến mới phức tạp, không kém phần căng thẳng thì ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của tất cả các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Lòng yêu nước – mà có người lo ngại rằng nó bị ngủ quên, bị phai nhạt, nay được dịp  bùng lên, vang dậy. Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – tại phiên chất vấn tại Quốc hội khẳng định quyết tâm giữ vững biển đảo và đặc biệt hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa đã thực sự tạo ra nỗi xúc động sâu sắc với toàn thể nhân dân, trong đó có lực lượng làm văn học nghệ thuật.Rất nhiều nhà văn nhà thơ đã bày tỏ tâm tư tình cảm của mình trên trang viết. Họ đều mong muốn có được những tác phẩm văn học nghệ thuật nêu cao lòng yêu nước; chân thành, tự nhiên, xúc động như chính nó vốn có. Rõ ràng chủ nghĩa yêu nước dâng lên từ biển đảo, nay đã trở lại với tất cả sự xúc động chân thật nhất, hào hùng nhất, không hô khẩu hiệu.Tôi đã viết những tác phẩm của mình  trong mạch cảm xúc ấy. Trong đó có hai bài thơ Mộ gióTừ biển mà đi mà tôi đã gửi dự thi cuộc thi sáng tác thơ và ca khúc với chủ đề Đây biển Việt Nam.

Trong bài Mộ gió , tôi nhắc lại sự kiện từ thời vua Gia Long, nhà Nguyễn đã cử những hải đội ra trấn giữ đảo Hoàng Sa. Họ đã hy sinh, nằm lại biển cả, mãi mãi không trở về. Rồi những năm 70, quần đảo Trường Sa bị xâm phạm. Cũng đã có hàng trăm người lính ra giữ đảo, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho từng tấc đất quê hương. Cả quần đảo Hoàng Sa cũng vậy. Những người đi giữ đảo, đi biển không trở về. Họ đều góp phần giữ toàn vẹn chủ quyền đất nước. Theo tục lệ thông thường từ xa xưa, những người sống làm mộ gió, tổ chức lễ chiêu hồn, cầu an cho những người nằm lại nơi biển cả. Những nấm mộ tượng trưng được dựng nên để tưởng nhớ, tôn vinh những người hy sinh vì biển đảo. Tôi có suy nghĩ thế này: có lẽ đến bây giờ tất cả những ai có công ấy đều đáng được tôn vinh ! Bởi thế tôi đã viết lên Mộ gió: “gió là tay ôm ấp bến bờ xa”“Mộ gió đấy/ giăng từng hàng, từng lớp/ vẫn hùng binh giữa biển - đảo xa khơi/ là mộ gió/ gió thổi hoài, thổi mãi/ thổi bùng lên/ những ngọn sóng ngang trời

 Còn bài thơ Từ biển mà đi được viết từ cảm hứng:  ông cha mình đã từ biển mà đi.Từ biển mà xây dựng nước non giầu mạnh này.

Ông cha mình đã từ biển mà đi
Vẫn rành rọt sáng soi từng hải lý
Những luồng lạch nông
Thuộc lòng như chữ nghĩa
Bao lớp người đi giữ biển – đảo không về
Mỗi đảo nhỏ đã hóa thành ngọn nến
Thắp linh thiêng rừng rực trời sao…
Bây giờ,lại từ biển mà đi
Biển là đất- đất liền với biển
          Đất giầu lên – biển cũng giầu lên
Đất đã mạnh – biển trời thêm mạnh

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biển là chiến lược của toàn cầu. Mỗi một dân tộc muốn lớn mạnh phải lớn mạnh từ biển. Điều khiến tôi thật sự xúc động, với tư cách một người nghiên cứu, đó là biển cả của ta chứa đầy truyền thống yêu nước, anh hùng dân tộc. Biển cũng là điểm xuất phát, giúp chúng ta đi ra khắp thế giới, làm giầu đất nước từ biển. Hoàng Sa – Trường Sa như Trường Sơnđôi vai gánh bao nỗi gian truân đất nước…

Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ những suy ngẫm về lòng yêu nước. Chúng ta đã từng lo ngại rằng lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng có phần lắng chìm trong đời sống hôm nay. Nhưng rõ ràng, sau những sự kiện xảy ra với Hoàng Sa, với Trường Sa; và từ cuộc thi này, chúng ta được chứng kiến lòng yêu nước trào dâng mạnh mẽ. Lòng yêu nước luôn thường trực trong mỗi con dân nước Việt. Và mỗi khi tổ quốc, dân tộc đứng trước những thử thách lớn  thì tình yêu nước lại trỗi dậy và dâng tràn. Lòng yêu nước là thành trì vững mạnh nhất để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Trong giai đoạn hiện nay, biển đảo chính là sự thể hiện rõ ràng nhất tình yêu nước, thái độ chính trị. Những người làm văn học nghệ thuật đã tỏ rõ thái độ, chính kiến bằng chính những tác phẩm của mình. Văn học nghệ thuật cũng đã góp phần tích cực cùng với các lĩnh vực khác ghi tạc nên dấu mốc: sự toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền và ngoài biển đảo.

Đã là người Việt Nam , dù làm gì, ở đâu  cũng luôn luôn nhớ về cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Và ở đây không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của văn học nghệ thuật . Văn học nghệ thuật hướng con người đến những giá trị đích thực của đời sống, dân tộc, tôn vinh lòng yêu . Cuộc thi Đây biển Việt Nam đã thực sự có sức cuốn hút, thức tỉnh công chúng.

Cuộc thi Đây biển Việt Nam có thuận lợi là được sự phối hợp giữa các cơ quan: Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam và  báo điện tử Vietnamnet . Đây là một sự phối kết hợp của “ba nhà” ăn ý, hiệu quả mà chúng ta cần nhân rộng. Chất lượng cuộc thi được đảm bảo bởi những người có chuyên môn- đó là Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam; việc quảng bá tuyên truyền được đảm bảo bởi sự nhập cuộc của báo điện tử Vietnamnet cùng với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội .

Đương nhiên có thể thấy rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, toàn cầu hóa thông tin mạng, văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc, văn học nghệ thuật không còn giữ vị trí số một trong đời sống tinh thần của nhiều người, thì việc tổ chức một cuộc thi văn chương nói riêng và đưa văn học đến với đông đảo công chúng, nhất công chúng trẻ, không phải là điều dễ dàng. Nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể làm được. Điều đó đã được chứng minh qua cuộc thi này.

Bảo Anh (thực hiện)
(Nguồn: Báo Văn Nghệ Trẻ, số mới nhất, ra ngày 26/2/2012)



XEM THÊM:
- VÌ SAO BÁO VIỆT NAM NÉT LẠI BẢO MẬT DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI CUỘC THI “ĐÂY BIỂN VIỆT NAM”? (Văn chương +).



- 8h15' Kính báo!
- Híc. Sáng nay lên bài sớm, mắt lèm nhèm, tít bài gõ “Hải đội Hoàng Sa” nhầm thành “Trường Sa”. Nay đã sửa lại. Xin lỗi quý vị và kính báo. (Văn chương +)

3 comments:

  1. Nhan đề bài báo hơi bị ... vụng một chút; lẽ ra nên đặt thế này: Giải nhì cuộc thi thơ "Biển đảo Việt Nam" cho bài thơ "Mộ gió" -- một nén tâm hương cho Hải độc Hoàng Sa và những người lính Cộng hòa giữ đảo

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuyệt vời!
      Cám ơn Bác. Thi thoảng mong Bác ghé và chỉnh lại đôi chút.
      (VĂN CHƯƠNG +)

      Delete
  2. Thật ra nếu Văn chương có thiện ý thì nên rút bài nói về bản đồ VN không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề này đã rõ như ban ngày, các ảnh chụp đều có 2 quần đảo đó chỉ có điều nó hơi sáng và theo tỷ lệ nó ở gần bên lề của ảnh. Được biết ban tổ chức đã kiểm tra rất kỹ vấn đè này và Đài PT-TH Hà nội thực hiện rất nghiêm.

    ReplyDelete