Câu chuyện tác quyền âm nhạc gần đây
đang nóng bỏng, lại có sự hiểu nhầm giữa Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc
Việt Nam (VMCPMC) và Cục biểu diễn nghệ thuật (CBDNT) sau một bản kiến nghị có
chữ ký của 60 nhạc sĩ và nhà thơ (có thơ được phổ nhạc) đề nghị thực thi nghiêm
túc Luật sở hữu trí tuệ mà ở đây là bảo vệ quyền tác giả cho các nhạc sĩ.
Tôi cũng là người được luật pháp bảo
hộ bản quyền VHNT, là thành viên của VCPMC, nhưng trong lá thư ngỏ này,
chỉ xin đề cập về tác quyền âm nhạc.
1.
VCPMC VÀ CNTBD CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHUNG
Nội dung luật pháp về Quyền tác giả thì nhiều, nhưng trong phạm vi vấn đề này tôi chỉ đề cập đến 2 vấn đề : a) “Quyền nhân thân” và “Quyền tài sản” (điều 738), trong đó quy định: Tác giả có Quyền nhân thân và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; và Quyền tài sản thuộc về tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. b) Đối tượng sử dụng tác phẩm được coi là “Hành vi xâm phạm quyền tác giả” khi “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác…”. Và luật cũng quy định về sự “thỏa thuận” giữa tác giả và đối tượng sử dụng tác phẩm (Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nội dung luật pháp về Quyền tác giả thì nhiều, nhưng trong phạm vi vấn đề này tôi chỉ đề cập đến 2 vấn đề : a) “Quyền nhân thân” và “Quyền tài sản” (điều 738), trong đó quy định: Tác giả có Quyền nhân thân và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; và Quyền tài sản thuộc về tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. b) Đối tượng sử dụng tác phẩm được coi là “Hành vi xâm phạm quyền tác giả” khi “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác…”. Và luật cũng quy định về sự “thỏa thuận” giữa tác giả và đối tượng sử dụng tác phẩm (Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Luật đã rõ ràng như vậy, nhưng việc
thực hiện luật thì rất thiếu rõ ràng, nghiêm túc, nên mới làm thiệt hại đến tác
quyền nhạc sĩ rất lớn như vừa qua (theo VCPMC thì thất thoát tới 90% tiền
tác quyền hàng năm). Vì thế các nhạc sĩ mới có kiến nghị tới các cơ quan liên
quan đề nghị Nhà nước cần có chỉ thị mạnh mẽ hơn cho việc thực hiện luật đã
ban. Điều đó không thể nói là các thành viên của VCPMC là sai được.
Về phía CNTBD, tôi không nghĩ là họ chống
lại quyền lợi của nhạc sĩ, mà ngược lại lâu nay chính họ cũng đang tích cực
thúc đẩy việc thực thi tác quyền VHNT nước nhà. Tuy nhiên, cũng không nên ký
những quyết định cho phép đối tượng sử dụng tác phẩm của nhạc sĩ mà chưa được
sự đồng ý của tác giả và chủ sở hữu. Nếu CBDNT chưa thấy có quy định pháp lý
bắt buộc phải có sự đồng ý của tác giả mới được cấp phép, thì cũng chẳng khó
khăn gì để nhận ra pháp luật đã quy định những điều trên. Trong trường hợp này,
thiết nghĩ, CNTBD (bộ VHTT&DL) và VMCPMC cần có tiếng nói chung để
tham mưu cho Nhà nước bổ sung những qui định dưới luật cho chặt chẽ thì việc
thực thi pháp luật sẽ tốt hơn lên mà thôi.
2.
CA SĨ CÓ PHẢI TRẢ TÁC QUYỀN CHO NHẠC SĨ?
Ca sĩ là người trực tiếp sử dụng tác
phẩm của nhạc sĩ, điều này cả hai đều phải dựa vào nhau để làm cho tác phẩm đến
với công chúng rộng rãi. Ca sĩ cũng được luật pháp bảo hộ về quyền biểu diễn,
thu thanh, thu hình… Nhưng trong trường hợp sử dụng tác phẩm của nhạc sĩ để
kinh doanh thu tiền thì cũng phải thực hiện tác quyền cho nhạc sĩ. Trong những
chương trình biểu diễn hay thu thanh, thu hình thì người được cấp phép tổ
chức thực hiện chịu trách nhiệm trả tác quyền về tác phẩm. Trong trường hợp sử
dụng để thu tiền riêng thì tất nhiên cũng phải thực thi đúng luật bản quyền qui
định nghĩa là phải được sự cho phép và thỏa thuận của tác giả hoặc chủ sở hữu
tác phẩm. Nếu không, sẽ bị coi là “vi phạm quyền tác giả”. Có như thế thì mối
quan hệ hai bên mới có tình và đúng luật.
Thời gian qua, nhiều người biết rất
rõ cát sê của ca sĩ khá cao, từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng/ca sĩ/sô
hát. Hát nhà hàng, hát mừng công, hát động thổ, hát nước ngoài, hát đám cưới…
đều không có sự quản lý của Nhà nước. Theo tìm hiểu của VietNamNet, những ca sĩ
mới vào nghề một sô hát đám cưới nhận được số tiền giao động từ 300 nghìn đến 5
triệu. Ca sĩ có chút tên tuổi đắt sô đi tỉnh thì cao hơn từ 5 triệu đến 20
triệu. Nhưng “sao” tầm cỡ, có sô hát đám cưới nhận được số tiền từ 4 nghìn đô
đến 10 nghìn đô. Các “sao” đi hát theo lời mời riêng ở nước ngoài cũng vậy.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh từng than thở: “Vậy mà nhạc sĩ làm ra tác phẩm cho họ
hát lại chả được một xu”.
Sử dụng “tài sản cá nhân” của nhạc
sĩ để thu tiền như vậy, nhạc sĩ bị xâm phạm bản quyền đã đành, mà Nhà nước cũng
mất trắng thuế thu nhập cá nhân.
Tôi nghĩ các ca sĩ có văn hóa đều
hiểu được điều đó, và họ có thể tự giác thực thi pháp luật được nghiêm túc hơn,
nếu có những chế tài ràng buộc họ. Và hẳn họ cũng chưa mất đi lòng tự trọng và
tinh thần tự giác của người nghệ sĩ.
3.
VCPMC – BẢO VỆ, KHAI THÁC HAY DỊCH VỤ?
VMCPMC là Trung tâm bảo vệ tác
quyền âm nhạc đầu tiên của Việt Nam. Đây là một cách gọi chệch đi so với tên
gọi của các Hiệp hội bản quyền âm nhạc quốc tế. Hiệp hội hoạt động phi chính
phủ, còn Trung tâm lại trực thuộc Hội Nhạc sĩ VN. Tuy nhiên, VCPMC cũng có
các thành viên là các nhạc sĩ. Sau 10 năm đã có trên 2000 thành viên. Vì nó là
tổ chức đầu tiên bảo vệ tác quyền âm nhạc, thu tiền nhuận bút, thù lao cho nhạc
sĩ nên rất được hưởng ứng. Qua thời gian hoạt động, nó có tác động nhất định
đến ý thức tác quyền của trong và ngoài giới âm nhạc, góp phần nâng cao dân trí
luật pháp nước nhà. Nó cũng giúp được giới nhạc sĩ bước đầu trong việc thu tiền
tác quyền mà nhiều nhạc sĩ không tự mình làm được.
Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt
động VCPMC cũng bộc lộ nhiều bất cập.
a) Chưa làm cho các thành viên hiểu
rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình, để cuối cùng như kẻ đi thuê ICPMC thu
tiền tác quyền và trả hoa hồng.
b) Hợp đồng ủy quyền thu tác quyền
và khai thác tác phẩm giữa nhạc sĩ và VCPMC không được làm rõ quyền hạn
của mỗi bên, nên giữa tác giả và VCPMC có sự chồng chéo về việc cho phép
và thỏa thuận với bên sử dụng tác phẩm. Nói chung là các hợp đồng
VMCPMC “bán” tác phẩm cho ai, giá cả thế nào… thành viên không được biết.
Thậm chí có thành viên cho rằng làm như thế, thành viên mất cả quyền sở hữu tác
phẩm của mình.
c) Việc phân phối và thanh toán tác
quyền không rõ ràng, khiến thành viên không hiểu, dẫn đến sự nghi ngờ
VCPMC mập mờ, không chuẩn và thiếu minh bạch. Nhiều khoản thu về không
biết cụ thể ai được hưởng (đối với những đối tác thu cả gói như: nhà hàng, quán
bar, karaoke, máy bay, xe khách, thậm chí cả phát thanh, truyền hình cũng không
có danh sách cụ thể). Việc thu chương trình biểu diễn của nhạc sĩ thành viên
Quốc Trung được phản ánh là “mặc cả” từ 3,5 triệu xuống 2 triệu/bài, nhưng cuối
cùng thì tác giả chỉ nhận lại tác quyền được 300.000đ/bài. Sự thiếu minh bạch
đó, khiến nhiều thành viên nghi ngờ là chính đáng.
d) Về bảng giá thu tác quyền do GĐ
ký mà các thành viên không được tham gia, lại không có sự phê duyệt của ai cả
cũng là một vấn đề cần làm rõ cho thành viên biết. Việc NSND Trần Bình phản ánh
lương GĐ 45 triệu/tháng cũng không thấy VCPMC trả lời. Vậy ai quyết định
mức lương ấy? Và bảng lương của văn phòng VCPMC sẽ thế nào? Vì nếu các thành
viên không biết gì thì VCPMC cũng giống như một công ty tư nhân mà thôi.
e) Nhưng VCPMC có cơ quan chủ
quản là Hội Nhạc sĩ VN. VCPMC không thể biến mình thành một công ty dịch
vụ được. Và VCPMC có thể tách ra khỏi Hội NSVN để thành lập một Hiệp hội
phi chính phủ thì sẽ hợp lý hơn.
g) Sau một thời gian, tôi thấy ủy
quyền khai thác tác phẩm cho VCPMC là không hiệu quả, lại gây ra sự chồng
chéo do cách làm việc không rõ ràng của VCPMC. Nên chăng, các thành viên chỉ ủy
quyền (hoặc thuê) VCPMC đòi tác quyền và trả hoa hồng cho họ là hợp lý
nhất trong tình hình hiện nay.
4.
KIẾN NGHỊ:
a) Nhà nước cần bổ sung các qui định
dưới luật để có chế tài chặt chẽ, nhằm tăng cường việc thực thi luật Bản quyền
tác giả ngày càng chặt chẽ và ưu việt hơn, cụ thể là mục Tổ chức và cá nhân
Sử dụng tác phẩm (kinh doanh hoặc có tài trợ)phải được tác giả hoặc chủ sở
hữu thỏa thuận và cho phép (trừ những trường hợp đã được luật định cho
phép).
b) Hội Nhạc sĩ VN cần cải tổ và giám
sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của VCPMC theo đúng tôn chỉ, mục đích của
tổ chức này, hoặc có thể tách VCPMC thành một Hiệp hội phi chính phủ, độc lập
với HNSVN.
c) VCPMC chỉ làm nhiệm vụ duy
nhất là bảo vệ quyền lợi hợp pháp và thu tác quyền cho thành viên.
d) Cần có những tổ chức bảo vệ bản
quyền âm nhạc khác để có sự cạnh tranh lẫn nhau cùng phát triển.
Hà Nội, 3.2012
NGUYỄN
TRỌNG TẠO
_______________________
_______________________
No comments:
Post a Comment