.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, August 6, 2013

GIỚI CHỮ NGHĨA VIỆT NAM MẤT BAO LÂU ĐỂ HỌC THÊM VỀ VĂN HÓA TRANH LUẬN?



- Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai (RFI). Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: “Bây giờ có kiểu phê bình ‘kiểm dịch’, tức là đóng dấu vào các tác phẩm văn học, nhưng bất chấp phẩm tính của văn học tác phẩm. Giáo sư Trần Đình Sử cũng kết thúc bài viết bằng một câu rất hay: ‘Đó có thể đó cũng là một lối phê bình, nhưng đó không phải là phê bình văn học’. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử. Tất cả những bài đánh đấm luận văn của Nhã Thuyên không phải là phê bình văn học”.
- Ôi, cái Hội Nhà văn của ông Hữu Thỉnh ! (Lương Kháu Lão). “Hội  nhà văn của ông Hữu Thỉnh có nhiều nhân vật quái đản quá. Nguyễn Minh Hồng , đại biểu quốc hội, mới được  phong anh hùng , người đã đề nghị Quốc hội ban hành Luật nhà văn thật hài hước mà chính anh ta chẳng có một tác phẩm nào được công chúng biết đến là một ví dụ. Bây giờ lại đến Đông La, một nhà văn, nhà thơ mà trong 86 triệu người dân VN thử hỏi có bao nhiêu chục người biết anh ta ? Nhưng từ hôm nay sẽ có nhiều người biết vì hãy xem các comment trên trang mạng Facebook thì thiên hạ chửi bới, ném đá như thế nào với những ngôn từ bẩn thỉu thô tục cho xứng với nhân cách của Đông La mà người ta gọi chệch thành Đa Lông (thằng mặt L. nhiều lông)“.
Mời bà con xem lại bài viết của Lữ Phương Những Kẻ Không Được Lên Thiên Đường! Viết về cái cách “tranh luận” của Đông La: “Chẳng phải với thứ luận điệu đó tác giả đã hùa theo một số tờ báo chuyên nghề làm chiến tranh chính trị của nhà nước đương quyền để công kích những tên tuổi mà tác giả đã kể ra hay sao? Mọi thứ dường như đã trở nên rõ rệt: cái lối nói nhăng nói cuội về ‘tình yêu bao la’ của ‘Các Mác’ cùng với niềm tin về một thiên đường bánh vẽ được tác giả bốc lên mây xanh cuối cùng đã không dấu nổi cái thực chất ton hót chính trị cực kỳ tồi tệ của nó!
Trộm nghĩ, những tay viết toàn những lời đao to búa lớn kiểu chợ búa vô văn hoá, nhưng lại cứ tự quảng cáo rằng mình là người ngoài Đảng, nhảy vô bênh vực cho Đảng, những tên như Đông La này có thể do thế lực thù địch cài vào Đảng ta, rồi cố tình viết những lời vô văn hoá đó để bôi tro trát trấu vào mặt Đảng, để Đảng thêm xấu mặt, ra ý rằng giờ Đảng chỉ toàn phường chợ búa như vậy. Rất đáng suy ngẫm. Đề nghị cơ quan các cấp hết sức cảnh giác với những trường hợp này.
Thấy có bài mới của Đông La đăng trên Văn Chương + vẫn tiếp tục múa võ cùn trước mặt nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chúng tôi không điểm vì không muốn làm phí thì giờ của độc giả.
Liên quan tới bài “tranh luận” của Đông La với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên mà chúng tôi đã điểm hôm qua, một độc giả gửi bình luận: “Nhân nói về văn hoá tranh luận, phải thấy một thực trạng là văn hoá tranh luận ở VN cực kém, không có những kiến thức và nguyên tắc tối thiểu của phép tranh luận, cho nên đôi co qua lại một hồi là lập tức quay ra moi móc, mạ lị nhau, bỏ quên cả đối tượng chính đang tranh luận, mà trường hợp liên tiếp các bài của Đông La từ chuyện cụ thể là luận văn Nhã Thuyên quay sang moi móc chửi bới Phạm Xuân Nguyên là một ví dụ rất điển hình. Đây là vấn đề văn hoá tranh luận, đồng thời nhìn rộng ra cũng là sự thiếu sót trầm trọng các nguyên tắc căn bản của một xã hội dân chủ, thượng tôn pháp luật, và tôn trọng cá nhân, tôn trọng đối thủ. Ngẫm vậy để thấy xã hội VN còn nhiều việc phải làm lắm.
Riêng về vấn đề văn hoá tranh luận, học thuật và tranh luận trong học thuật, giới chữ nghĩa Việt Nam nên tìm đọc 2 bài tiểu luận đồng thời cũng là 2 bài tranh luận học thuật rất hay của 2 nhà nhân văn hàng đầu thế giới trong thế kỉ 20: Lévi-Strauss: ‘Cấu trúc và hình thức (Suy nghĩ về một công trình của V. Propp)’ và V. Propp trả lời Lévi-Strauss: ‘Nghiên cứu cấu trúc và nghiên cứu lịch sử về truyện cổ tích thần kì’. Cả 2 bài này đều được đưa vào phần phụ lục của sách: TUYỂN TẬP V.IA.PROPP. NXB Văn hóa dân tộc, 2003. Họ tranh luận rất lịch thiệp và tôn trọng nhau, bám vào các luận điểm khoa học của nhau để trả lời nhau, và qua đó tri thức khoa học được mở ra…
Kể mấy trang web chuyên ngành và mang tính học thuật như Phê bình Văn học có điều kiện đưa lên mấy bài này cho bà con đọc tham khảo thì tốt, cũng là dịp để giới chữ nghĩa VN học thêm về văn hoá tranh luận“.
Nhã Thuyên & Phạm Xuân Nguyên - Đặng Phú Phong phỏng vấn Nhã Thuyên: Nhã Thuyên : Mỗi tác phẩm là một sự vong thân…? (Quê Choa).


Nguồn: Anh Ba Sàm

4 comments:

  1. việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn là chính sách phát triển văn hóa của ta, ngày nay trong xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa đông và tây thì việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa là rất cần thiết.

    ReplyDelete
  2. nói về văn hóa thì vô vàn chuyện để nói, trên thế giới này có rất nhiều kiểu, loại người khác nhau, mỗi người một tính, vì vậy văn hóa trở nên vô cùng phong phú và đa dạng, văn hóa ứng xử, tranh luận, giao tiếp hằng ngày, con người có văn hóa là người có học, có vốn hiểu biết sâu rộng, là người tiếp xúc thực tế nhiều.

    ReplyDelete
  3. như chúng ta đã biết, mục tiêu của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh với tính cách là sự cụ thể hóa mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hiện nay, trong đó độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu có tính hiện thực.

    ReplyDelete