Nguyễn Hưng Quốc |
Các bài phê phán, được viết bởi nhiều người, xuất hiện trên nhiều tờ báo khác
nhau, từ trung ương đến địa phương, từ các báo văn nghệ đến các báo thời sự.
Bài nào cũng đầy giọng hằn học. Người thì xem đó là một thứ tác phẩm “phản văn hóa”, hoặc nếu
là văn hóa, thì đó là thứ “văn hóa phản nhân văn, bất nhân bất nghĩa”. Người
thì xem đó là một “công trình ngụy khoa học
[…] chứa đựng đầy rẫy những sai trái, lệch lạc về quan điểm tư tưởng học thuật
và lộn xộn trong phương pháp nghiên cứu.” Người thì cho đó là “một luận văn phi
văn hóa, phi đạo đức, phi lịch sử, phi khoa học, phi chính trị”.
Cuối cùng, có người đề nghị: Một, hủy bỏ luận văn ấy; hai, tước bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên; ba, đình chỉ việc giảng dạy của Nhã Thuyên tại trường đại học; bốn, xem xét lại tư cách của giáo sư hướng dẫn Nhã Thuyên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình; năm, xem xét lại trách nhiệm của hội đồng chấm luận văn (cho luận văn này điểm tuyệt đối 10/10); sáu, yêu cầu các nhà phê bình và nghiên cứu đảng viên từng lên tiếng khen ngợi và biện hộ cho luận văn của Nhã Thuyên (như Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, nhà nghiên cứu Văn Giá và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên) trả lại thẻ đảng và từ bỏ các bằng cấp cũng như chức vụ họ có! Vân vân.
Cần lưu ý đến các chữ “luận văn” ở trên: Đối tượng của đợt tấn công dữ dội này không phải là một cuốn sách đã được xuất bản như các vụ án văn học trước đây. Đó chỉ là một luận văn có nhan đề là Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa do Nhã Thuyên đệ trình tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào đầu năm 2011. Đối với một luận văn, nếu muốn phê phán, người ta chỉ cần đến thẳng trường, thậm chí, chỉ cần đến Khoa, mang nghiên cứu sinh và giáo sư hướng dẫn ra đấu tố, cần gì phải làm lớn chuyện một cách ghê gớm đến vậy? Các cán bộ tuyên huấn dày dạn kinh nghiệm ở Việt Nam thừa hiểu việc làm lớn chuyện như vậy bao giờ cũng có những tác dụng ngược nguy hiểm: Nó giúp quảng bá cho tên tuổi của Nhã Thuyên, và cùng với Nhã Thuyên, tên tuổi của nhóm Mở Miệng, khiến cho họ có nhiều người đọc hơn, và không chừng, ngưỡng mộ hơn. Họ đã từng có nhiều kinh nghiệm về điều đó: Cho đến nay, tất cả các tác phẩm bị cấm đều được bán chạy như tôm tươi và tác giả trở thành nổi tiếng ngay tức khắc. Vậy tại sao họ vẫn làm vậy?
Câu hỏi ấy cho thấy mục tiêu của giới tuyên huấn Việt Nam không phải chỉ tập trung vào Nhã Thuyên. Nhã Thuyên chỉ là một cái cớ và có lẽ, sẽ là nạn nhân gánh chịu nhiều đòn trừng phạt nặng nề và đau đớn nhất, nhưng chắc chắn người ta còn nhắm đến những mục tiêu khác, với những mục đích khác, ngoài Nhã Thuyên và cái luận văn Thạc sĩ mỏng mảnh chỉ hơn 100 trang của chị.
Mục tiêu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là nhóm Mở Miệng, đề tài được nghiên cứu, phân tích và ca ngợi trong luận văn. Nhóm Mở Miệng với hai cây bút trụ cột là Lý Đợi và Bùi Chát có bốn đặc điểm nổi bật: Một, họ hoạt động trong khá nhiều lãnh vực, từ làm thơ… chui đến lập nhà xuất bản… chui (Giấy Vụn); và tuy chui, nhưng, về chất lượng, rất chọn lọc; về hình thức, rất đẹp; và về uy tín, rất lớn, không những được giới cầm bút Việt Nam yêu thích mà còn thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức quốc tế.
Hai, họ không những sáng tác mà còn thích phát ngôn về quan điểm sáng tác với những cách nói rất ấn tượng, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Ba, họ đều là những người có tài, không những có tài về văn học mà còn có tài khuấy động dư luận, khiến họ trở thành hình ảnh tiêu biểu nhất của giới cầm bút trẻ ngoài luồng tại Việt Nam hiện nay. Và bốn, họ táo bạo và can đảm, dám nói thẳng nhiều điều vốn bị xem là cấm kỵ trong xã hội Việt Nam, kể cả những cấm kỵ về phương diện chính trị.
Thơ của nhóm Mở Miệng có hai đặc điểm chính: Một, phá cách về ngôn ngữ (đặc biệt dùng khá nhiều từ tục tĩu vốn bị cấm kỵ ở Việt Nam) và hình thức (đặc biệt họ sử dụng khá nhiều hình thức giễu nhại), và hai, táo bạo về nội dung (họ không ngần ngại chế giễu cả Hồ Chí Minh cũng như đảng Cộng sản).
Từ lâu, nhà cầm quyền chắc chắn không thích gì nhóm Mở Miệng, nhưng họ không làm gì vì có thể họ cho đó chỉ là những trò nghịch ngợm vô hại của những nhà thơ trẻ tuổi ngỗ ngáo. Bây giờ, khi nhìn thấy họ trở thành đề tài nghiên cứu trong đại học, có thể giới tuyên huấn mới giật mình…
Mục tiêu thứ hai, theo tôi, quan trọng hơn, nếu không muốn nói là mục tiêu chính, đó là giới tuyên huấn muốn nhắm vào giới đại học tại Việt Nam. Không còn hoài nghi gì nữa, trong nhiều năm qua, thành phần được đi du học ở ngoại quốc và tiếp nhận cái mới nhiều nhất chính là giới đại học. Cũng trong nhiều năm qua, do bận bịu với các lãnh vực khác nóng hơn, nhà cầm quyền ít nhiều lơ đễnh, hiếm khi ngó ngàng đến các sinh hoạt học thuật trong các đại học. Hậu quả là các trường đại học được khá tự do. Một trong những xu hướng tự do đó là người ta bắt đầu rục rịch nghiên cứu về văn học miền Nam và một ít về văn học hải ngoại. Đã có nhiều luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ đã hoặc đang viết về một số tên tuổi nổi bật ở miền Nam lúc trước và/hay ở hải ngoại hiện nay. Được sự đồng thuận âm thầm của các giáo sư, các hội đồng Khoa, nhiều luận văn đã trót lọt êm thắm. Luận văn của Nhã Thuyên về nhóm Mở Miệng cũng đã từng được trót lọt êm thắm như vậy, cách đây gần ba năm…
Việc các nghiên cứu sinh chọn viết luận án về các tác giả miền Nam, hải ngoại hay ngoài luồng như thế, khi bị phát hiện, chắc chắn làm nhiều người không vui. Giới cầm bút chính thống không vui: Họ thấy như bị “tước đoạt” cái vị thế độc tôn trên sân khấu văn học lâu nay. Giới tuyên huấn lại càng không vui: Họ thấy những giá trị họ xây dựng và bảo vệ chung quanh cái gọi là văn học cách mạng dường như sắp sửa bị lật đổ. Có điều, họ không thể buộc tội một nghiên cứu sinh làm luận án về Võ Phiến hay Thanh Tâm Tuyền, chẳng hạn. Lý do: Nó dễ bị buộc tội là kỳ thị Nam/Bắc và kỳ thị người Việt ở hải ngoại, một điều khá nguy hiểm về chính trị, nhất là trong thời điểm họ đang cố gắng tranh thủ cộng đồng người Việt hải ngoại và muốn chứng tỏ một chính sách hòa giải trong mức độ nào đó. Chọn luận văn của Nhã Thuyên là một điều an toàn: nhóm Mở Miệng tuy khá ồn ào nhưng lại không có một lực lượng nào đứng bảo vệ, nhất là khi mũi dùi lại không nhắm vào họ mà lại nhắm vào một người khác: Nhã Thuyên, một nhà văn trẻ (sinh năm 1986), rất có tài, can đảm và đầy triển vọng. Nhưng lại thân cô thế cô.
Tuy nhiên, dù vì bất cứ lý do gì thì việc bộ máy tuyên huấn nhảy xổ vào lãnh vực học thuật ở đại học, gây sức ép để đuổi việc một cán bộ giảng dạy và cách chức trưởng bộ môn của một giáo sư cũng là một điều hết sức thô bạo. Nó gợi nhớ đến các Hồng vệ binh thời Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông cách đây mấy chục năm.
Cuối cùng, có người đề nghị: Một, hủy bỏ luận văn ấy; hai, tước bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên; ba, đình chỉ việc giảng dạy của Nhã Thuyên tại trường đại học; bốn, xem xét lại tư cách của giáo sư hướng dẫn Nhã Thuyên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình; năm, xem xét lại trách nhiệm của hội đồng chấm luận văn (cho luận văn này điểm tuyệt đối 10/10); sáu, yêu cầu các nhà phê bình và nghiên cứu đảng viên từng lên tiếng khen ngợi và biện hộ cho luận văn của Nhã Thuyên (như Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, nhà nghiên cứu Văn Giá và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên) trả lại thẻ đảng và từ bỏ các bằng cấp cũng như chức vụ họ có! Vân vân.
Cần lưu ý đến các chữ “luận văn” ở trên: Đối tượng của đợt tấn công dữ dội này không phải là một cuốn sách đã được xuất bản như các vụ án văn học trước đây. Đó chỉ là một luận văn có nhan đề là Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa do Nhã Thuyên đệ trình tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào đầu năm 2011. Đối với một luận văn, nếu muốn phê phán, người ta chỉ cần đến thẳng trường, thậm chí, chỉ cần đến Khoa, mang nghiên cứu sinh và giáo sư hướng dẫn ra đấu tố, cần gì phải làm lớn chuyện một cách ghê gớm đến vậy? Các cán bộ tuyên huấn dày dạn kinh nghiệm ở Việt Nam thừa hiểu việc làm lớn chuyện như vậy bao giờ cũng có những tác dụng ngược nguy hiểm: Nó giúp quảng bá cho tên tuổi của Nhã Thuyên, và cùng với Nhã Thuyên, tên tuổi của nhóm Mở Miệng, khiến cho họ có nhiều người đọc hơn, và không chừng, ngưỡng mộ hơn. Họ đã từng có nhiều kinh nghiệm về điều đó: Cho đến nay, tất cả các tác phẩm bị cấm đều được bán chạy như tôm tươi và tác giả trở thành nổi tiếng ngay tức khắc. Vậy tại sao họ vẫn làm vậy?
Câu hỏi ấy cho thấy mục tiêu của giới tuyên huấn Việt Nam không phải chỉ tập trung vào Nhã Thuyên. Nhã Thuyên chỉ là một cái cớ và có lẽ, sẽ là nạn nhân gánh chịu nhiều đòn trừng phạt nặng nề và đau đớn nhất, nhưng chắc chắn người ta còn nhắm đến những mục tiêu khác, với những mục đích khác, ngoài Nhã Thuyên và cái luận văn Thạc sĩ mỏng mảnh chỉ hơn 100 trang của chị.
Mục tiêu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là nhóm Mở Miệng, đề tài được nghiên cứu, phân tích và ca ngợi trong luận văn. Nhóm Mở Miệng với hai cây bút trụ cột là Lý Đợi và Bùi Chát có bốn đặc điểm nổi bật: Một, họ hoạt động trong khá nhiều lãnh vực, từ làm thơ… chui đến lập nhà xuất bản… chui (Giấy Vụn); và tuy chui, nhưng, về chất lượng, rất chọn lọc; về hình thức, rất đẹp; và về uy tín, rất lớn, không những được giới cầm bút Việt Nam yêu thích mà còn thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức quốc tế.
Hai, họ không những sáng tác mà còn thích phát ngôn về quan điểm sáng tác với những cách nói rất ấn tượng, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Ba, họ đều là những người có tài, không những có tài về văn học mà còn có tài khuấy động dư luận, khiến họ trở thành hình ảnh tiêu biểu nhất của giới cầm bút trẻ ngoài luồng tại Việt Nam hiện nay. Và bốn, họ táo bạo và can đảm, dám nói thẳng nhiều điều vốn bị xem là cấm kỵ trong xã hội Việt Nam, kể cả những cấm kỵ về phương diện chính trị.
Thơ của nhóm Mở Miệng có hai đặc điểm chính: Một, phá cách về ngôn ngữ (đặc biệt dùng khá nhiều từ tục tĩu vốn bị cấm kỵ ở Việt Nam) và hình thức (đặc biệt họ sử dụng khá nhiều hình thức giễu nhại), và hai, táo bạo về nội dung (họ không ngần ngại chế giễu cả Hồ Chí Minh cũng như đảng Cộng sản).
Từ lâu, nhà cầm quyền chắc chắn không thích gì nhóm Mở Miệng, nhưng họ không làm gì vì có thể họ cho đó chỉ là những trò nghịch ngợm vô hại của những nhà thơ trẻ tuổi ngỗ ngáo. Bây giờ, khi nhìn thấy họ trở thành đề tài nghiên cứu trong đại học, có thể giới tuyên huấn mới giật mình…
Mục tiêu thứ hai, theo tôi, quan trọng hơn, nếu không muốn nói là mục tiêu chính, đó là giới tuyên huấn muốn nhắm vào giới đại học tại Việt Nam. Không còn hoài nghi gì nữa, trong nhiều năm qua, thành phần được đi du học ở ngoại quốc và tiếp nhận cái mới nhiều nhất chính là giới đại học. Cũng trong nhiều năm qua, do bận bịu với các lãnh vực khác nóng hơn, nhà cầm quyền ít nhiều lơ đễnh, hiếm khi ngó ngàng đến các sinh hoạt học thuật trong các đại học. Hậu quả là các trường đại học được khá tự do. Một trong những xu hướng tự do đó là người ta bắt đầu rục rịch nghiên cứu về văn học miền Nam và một ít về văn học hải ngoại. Đã có nhiều luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ đã hoặc đang viết về một số tên tuổi nổi bật ở miền Nam lúc trước và/hay ở hải ngoại hiện nay. Được sự đồng thuận âm thầm của các giáo sư, các hội đồng Khoa, nhiều luận văn đã trót lọt êm thắm. Luận văn của Nhã Thuyên về nhóm Mở Miệng cũng đã từng được trót lọt êm thắm như vậy, cách đây gần ba năm…
Việc các nghiên cứu sinh chọn viết luận án về các tác giả miền Nam, hải ngoại hay ngoài luồng như thế, khi bị phát hiện, chắc chắn làm nhiều người không vui. Giới cầm bút chính thống không vui: Họ thấy như bị “tước đoạt” cái vị thế độc tôn trên sân khấu văn học lâu nay. Giới tuyên huấn lại càng không vui: Họ thấy những giá trị họ xây dựng và bảo vệ chung quanh cái gọi là văn học cách mạng dường như sắp sửa bị lật đổ. Có điều, họ không thể buộc tội một nghiên cứu sinh làm luận án về Võ Phiến hay Thanh Tâm Tuyền, chẳng hạn. Lý do: Nó dễ bị buộc tội là kỳ thị Nam/Bắc và kỳ thị người Việt ở hải ngoại, một điều khá nguy hiểm về chính trị, nhất là trong thời điểm họ đang cố gắng tranh thủ cộng đồng người Việt hải ngoại và muốn chứng tỏ một chính sách hòa giải trong mức độ nào đó. Chọn luận văn của Nhã Thuyên là một điều an toàn: nhóm Mở Miệng tuy khá ồn ào nhưng lại không có một lực lượng nào đứng bảo vệ, nhất là khi mũi dùi lại không nhắm vào họ mà lại nhắm vào một người khác: Nhã Thuyên, một nhà văn trẻ (sinh năm 1986), rất có tài, can đảm và đầy triển vọng. Nhưng lại thân cô thế cô.
Tuy nhiên, dù vì bất cứ lý do gì thì việc bộ máy tuyên huấn nhảy xổ vào lãnh vực học thuật ở đại học, gây sức ép để đuổi việc một cán bộ giảng dạy và cách chức trưởng bộ môn của một giáo sư cũng là một điều hết sức thô bạo. Nó gợi nhớ đến các Hồng vệ binh thời Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông cách đây mấy chục năm.
NGUYỄN HƯNG QUỐC
Nguồn:
VOA
_____________________
MÙA
MÀNG ĐỖ THỊ THOAN
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo
VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ
TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN” “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những
con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé".
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ
8):
- LÊ TUẤN HUY - THẨM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ CỦA ĐỖ THỊ THOAN: TÍNH PHÁP LÝ VÀ SỰ HỢP LÝ
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA):
“KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG
DÙNG” “những nhà văn/nhà
thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà
tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên,
nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI
NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi
ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/
Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
Nóng quá:
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: TỪ MỘT BẢN LUẬN VĂN
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên
thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã
Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày
8/7
Nhã
Thuyên loạn (KỲ 1):
- BÁO THANH TRA: LUẬN VĂN THẠC SĨ “VỊ
TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ…” – KỲ 1: NỔI LOẠN LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG TẠO?
|
_____________________
No comments:
Post a Comment