(Tặng : Nhà thơ Trương Thị Kim Dung)
-----------
NK tôi vốn là 1 kỹ sư Nông Nghiệp, không học Đại học Văn, không theo nghề văn, làm thơ văn chỉ là "tay trái" (nghiệp dư) góp vui với đời mà thôi.
Năm 1984 tôi chuyển công tác từ Sơn La về Hà Nội được gặp gỡ mấy anh chị em văn nghệ đồng hương Hà Bắc : chị Trương Thị Kim Dung (báo Phụ nữ Thủ Đô) khuyễn khích : " anh nên viết văn về những cái gì mà anh thấy tâm đắc (đáng nhớ) ở ngay làng Đình Bảng nhà anh"...
Làm thơ là ngẫu hứng, người Việt Nam ta ai mà
chả sáng tác vài câu Lục bát (hồn dân tộc) ? tào lao mấy câu là có thể được 1
bài (có khi Hay là khác ?); còn viết văn thì ôi thôi "khó lắm" nào là
kiến thức, vốn sống, viết như thế nào để người ta "ngửi" được kia
chứ? mà lại :phải ngồi vào bàn viết nghiêm chỉnh, không thể ứng tác như thơ ở
Quán Bia, ở sinh hoạt Câu Lạc Bộ (kiểu Hợp tác xã thơ Hồn Rơm...) đầy ở vỉa hè
Văn Miếu...
Chao ôi , viết văn là lao tâm khổ tứ, thôi thì
đã vương vào nghiệp "Viết" thì phái lấy Văn là hàng đầu (công nghiệp
nặng mà). Tháng 7 -1997 ,nhân về quê xóm Đình (Đình Bảng), thăm Thầy Đẻ (cha
mẹ) đêm gần sáng lại được nghe tiếng bên nhà ông Phó Giáp( hàng xóm) thịt Lợn,
giã Giò, tiếng Lợn kêu, tiếng "cốp chát" của chày cối là tôi bừng
tỉnh giấc : ôi, mấy chục năm rồi, đang thời bao cấp mà "Giò chả Đình
Bảng" như Ước Lễ bên Hà Tây vẫn khởi sắc.
Thế là một thiên tùy bút "Giò chả Phủ
Từ" được NK bật dậy viết ngay trên bàn học của tuổi thơ ngày nào tại nhà
mình ở quê.
Bài "Giò chả Phủ Từ" được chị Trương
Thị Kim Dung cho đăng ở báo Phụ Nữ Thủ Đô ngay măm đó (1997); sau đó năm 2003
khi xb cuốn "Cổ Pháp cố sự " tập 1 "Chuyện Làng Đình Bảng xưa)
tôi có đưa bài "Giò chả Phủ Từ" vào 3 trang 96-97-98.
Năm 2009 Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội (mà NK ở
trong BCH) chủ trương tập trung anh chị em viết cuốn " Ẩm thực Thăng Long-
Hà Nội", NK ra Hiệu sách Tràng Tiền sưu tầm tài lệu tham Khảo, mua được
cuốn "Văn hóa ẩm thực Việt Nam", về nhà mở ra đọc thấy ở trang 376 in
gần như toàn bộ bài "Giò chả Phủ Từ " của NK, 2 tác giả biên
khảo & sáng tác chỉ cắt phần mờ đầu ( 3 câu) và 5 câu phần kết...trong bài
có sửa vài tình tiết tên riêng như " anh Cu Lộ) (người giã giò)
thành "anh Đô Lộ" để khỏi lộ tẩy với bài gốc của Nguyễn Khôi ?
Ở Việt Nam ta hiện nay nạn "đạo thơ"
(nhái thơ), "đạo văn" khá phổ biến : thơ thì cãi chày cãi cối là tôi
có cùng một ý tưởng, còn văn thì xào nấu, thay đổi tên nhân vật, địa danh,,,để
mà in kiếm danh ,kiếm tiền- không biết xấu hổ là gì ? ! Than ôi, đáng thương
thay ! S.O.S...
Góc thành nam Hà Nội 23-7-2013
NGUYỄN
KHÔI
No comments:
Post a Comment