.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, March 8, 2012

AI ĐÃ “ĐỤC BỎ” HAI CÂU THƠ TRONG BÀI THƠ GIẢI NHẤT BÁO VĂN NGHỆ VIẾT VỀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH HI SINH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC


Ngày 17/2, tôi đã đăng trên BLOG Người yêu thơ của báo Dân trí bài thơ Gặp lại các em của Nhà thơ Nguyễn Đình Chiến. Đây là tác phẩm viết về những người lính hi sinh trên chiến trường biên giới phía Bắc và từng đoạt Giải nhất cuộc thi Thơ của báo Văn nghệ năm 1982.

Sau khi bài thơ được đăng tải, nhiều bạn đọc gửi thư về tòa soạn bày tỏ tình cảm. Có người còn gọi điện trực tiếp cho mình để chia sẻ vì đây là tác phẩm duy nhất về đề tài này được đăng tải nhân kỉ niệm 33 năm Chiến tranh biên giới (1979 – 2012). Đặc biệt, một giám đốc trẻ đã mời tôi đi nhậu để cám ơn vì đã đăng bài thơ trên.

Bài thơ này tôi sưu tầm trong cuốn Giải nhất văn chương do NXB Hội Nhà văn ấn hành 1998. Chịu trách nhiệm là Nhà thơ Hữu Thỉnh và Nhà thơ Ngô Văn Phú. Chịu trách nhiệm biên tập là các nhà thơ Hữu Nhuận và Trương Vĩnh Tuấn. Biên tập là Nhà văn Lê Minh Khuê. Sưu tầm là Nhà thơ Hữu Nhuận.

Thế nhưng điều tôi băn khoăn là bài thơ in ở đây thiếu mất hai câu (mình không nhớ chính xác): “Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia – Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được” so với bài thơ tôi được đọc cách đây hơn 30 năm.
Tôi rất muốn hỏi các bác trong ban biên tập là vì sao lại không có hai câu này. Điều này rất quan trọng vì chính nó đã định vị bài thơ được viết ở Lạng Sơn, về cuộc chiến tranh Biên giới 1979 chống Trung Quốc xâm lược. Do nước ta tiếp giáp với ba nước là Trung Quốc, Lào và Campuchia nên thiếu hai câu này, người đọc sẽ khó nhận biết hoàn cảnh như thời gian, địa điểm… ra đời của bài thơ.

Điều thứ hai, tôi cũng rất muốn biết lý do bỏ hai câu này và ai là người chủ trương bỏ? Có ai ép chúng ta bỏ không và chả lẽ các nhà văn chúng ta lại hèn và khiếp nhược đến vậy?

Gặp lại các em (Nguyễn Đình Chiến)

Các em nằm yên nghỉ bên sông
Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
Trời biên cương xanh ngắt
Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi
Đây là vị trí hai câu thơ in thiếu:
“Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia
Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được”.
Anh vòng qua lối tắt
Tìm các em trong sắc cỏ xanh rì
Sau cơn mưa nghi ngút nắng hè
Để bóng anh trùm lên từng ngôi mộ
Hàng bia nhỏ không còn nhìn rõ chữ
Nhưng gương mặt nào anh cũng thấy thân quen
Anh thì thầm gọi tên mãi từng em
Như gọi tên những người thân yêu nhất
Những đứa em chung chiến hào giữ đất
Mùa xuân qua đã ngã xuống nơi này
Chưa tròn tuổi quân nhưng các em đã sống trọn đời
Với đồng đội, với tình yêu biên giới
Các em ơi, có nghe lời anh gọi
Cả đội hình đơn vị sắp qua đây.

Mười năm hành quân qua bao chặng đường dài
Nay đứng trước các em, anh thấy mình rõ nhất
Thấy tan đi những suy tư vụn vặt
Thấy cháy bùng bao ước nguyện thiêng liêng
Cho anh về sống lại những đêm
Đốt ngọn lửa trong gió mùa đông bắc
Ôm tấm chăn chiên còn vương bụi đất
Đi dọc chiến hào nhường hơi ấm cho em
Vẫn còn đây tiếng hát hồn nhiên
Đêm đẩy mảng cùng anh vượt thác
Cả tiểu đoàn qua sông ào ạt
Em đập sóng thia lia cho dậy ánh trăng vàng…

Các em đi khi mười tám tuổi xuân
Và để lại những trái tim trong trắng
Tiếng các em thét gọi nhau trong chiến hào khói lửa
Còn cháy lòng bao chiến sĩ xung phong….

Thôi các em nằm yên
Quân ta đang tiến về phía trước
Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc
Phải giữ yên mảnh đất các em nằm
Lửa cháy rồi trên cao điểm bốn trăm….

Nhà thơ BÙI HOÀNG TÁM

 

10 comments:

  1. "Thế nhưng điều tôi băn khoăn là bài thơ in ở đây (tập sách này)thiếu mất hai câu (mình không nhớ chính xác): “Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia – Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được” so với bài thơ tôi được đọc cách đây hơn 30 năm".
    Nên thêm vào bài câu này đế mọi người hiểu là câu thơ bị bỏ từ khâu tuyển chọn của NXB Hội Nhà văn.

    ReplyDelete
  2. .. "chả lẽ các nhà văn chúng ta lại hèn và khiếp nhược đến vậy?"
    Rõ rồi, chả lẽ gì nữa?lộ rõ một lũ văn nô bồi bút

    ReplyDelete
  3. Nhà thơ Bùi hoàng Tám người cùng quê với tôi.tôi tự hào về nhà thơ .tôi nhớ nhà thơ phân tích về nguên nhân cô tấm phạm tội mà thấy thật sâu sa và trí tuệ .tìm trí tuệ từ những vấn đề quen và cũ mới là lạ.
    Cảm ơn nhà thơ quê sông Trà lý .

    ReplyDelete
  4. Nên phát đơn kiện công khai để lột mặt bọn văn nô phản quốc này trước dư luận ngàn đời, dù chẳng thèm quan tâm đến việc thắng kiện! Anh hồn các tử sĩ sẽ vặn cổ bọn phản tặc!

    ReplyDelete
  5. Kính gởi ông BÙI HOÀNG TÁM
    Không phủ nhận, không phản đối những thắc mắc của ông Tám về 2 câu thơ bị lược bỏ. Tuy nhiên , tôi phải phì cười vì những "ní ní nuận nuận" hết sức ngớ ngẩn ngây ngô của ổng .
    Ông Tám cho rằng 2 câu thơ đó "rất quan trọng " vì nó "định vị" thời gian ,địa điểm RA ĐỜI của bài thơ và còn "ní nuận" hùng hồn thêm rằng Việt nam giáp với 3 nước T.Q, CAMPHUCHIA , LÀO nên thiếu 2 câu thơ nầy thì đố ai biết được bài thơ đó viết về cuộc chiến tranh ở đâu và với ai! ! !
    Thôi thì ta không chấp nhặt gì cách diễn đạt ngôn ngữ tù mù của ổng, tỷ như tôi đố ai tìm thấy trong 2 câu thơ ổng dẫn ra ở trên có từ nào , chữ nào "định vị" được " thời gian , địa điểm" RA ĐỜI của bài thơ đấy?! Điều ông Tám nói chỉ đúng khi đó là một bài thơ ứng tác tại chỗ kiểu thơ các cụ đồ !Còn bài thơ nầy ,ai dám chắc tác giả viết nó vào lúc nào , ở đâu . Ở nhà ông Chiến hay ngoài quán nhậu nào ? hi..hi...! ! !
    Ông Tám rõ là người giàu trí tự tưởng tượng rồi phán đại theo cái sự tự tưởng tượng của mình !
    Cái đáng phì cười nhứt ở đây chính là chỗ: Ổng nói như thánh phán nhưng lại lòi ra cái sự ngây ngô thiếu hiểu biết thực tế của chính mình mà ổng không tự nhận ra nên cứ xả láng giọng hùng hồn !
    Vì:
    -Chỉ cần một học trò THPT không quá dốt cũng biết:Chỉ duy nhứt biên giới phía Bắc mới có cảnh "những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất" . Biên giới phía Tây làm sao có rừng hồi?!
    Không biết ông Tám có học hết phổ thông?
    Rôi những cảnh "sau cơn mưa nghi ngút nắng hè" rồi "vượt thác", rồi "gió mùa đông bắc",rồi " giữ đất biên cương" thì có ai ngoài ông Tám ra lại cho rằng đó là cảnh tại biên giới Cam pu chia không nhỉ?! Tôi đoán nếu ngày còn đi học thì ông Tám chuyên bị điểm không về môn địa lý,và ổng cũng chẳng thèm biết gì tới địa chí VN và sau này "làm văn nghệ" ,nếu có theo đoàn nào đi thực tế thì ổng chỉ "thực tế" lúc ngồi nhậu bí tỷ mà thôi! (Trúng phóc chưa , ông Tám?)
    (Xin đọc tiếp..)

    ReplyDelete
  6. -Cũng chỉ cần với kiến thức phổ thông của người biết ...chữ và thi thoảng có đọc sách đọc báo ,chứ chưa cần phải từng là một người lính thì bất cứ ai cũng biết: chỉ duy nhất chiến tranh biên giới phía Bắc mới có các “đỉnh chốt", cao điểm.Còn "bình độ bốn trăm" - là một bình độ nổi tiếng trong chiến tranh biên giới phía Bắc ở Lạng sơn mà hầu như ở lứa tuổi ông Tám , ai biết đọc báo –nghe loa phường thì cũng biết . (Chiến tranh biên giới phía Tây Nam không có khái niệm "đỉnh chốt" giữ đất biên cương và "bình độ" ,nếu có chăng chỉ có "chốt" trong một trận đánh và khái niệm này không thông dụng , không phổ biến khi có ai nói hoặc viết về sự kiện này)!
    Tôi được biết , ông Tám ở vào lứa không xa lạ gì với thời nổ ra chiến tranh biên giới Việt -Trung . Vậy tại sao ổng chẳng có một chút kiến thức sơ đẳng nào về những gì đã xảy ra tại biên giới suốt hàng chục năm ròng ấy nhỉ?!
    Ổng "bận" làm thơ quá chăng?!
    Ổng có vẻ thích nổ về tấm lòng với Tổ quốc nhưng qua thực tế nầy tôi lại đồ rằng, thời gian đó (và cả sau này ?) Ổng "bận" tâm bận trí với "tổ...tôm" và " cày cuốc" kiếm cơm giúp vợ hơn Tổ quốc chăng? (Xét đến cùng thì tôi cho rằng điều nầy cũng không xấu!)
    Chứ không vầy thì cớ sao ổng lại "NGÂY VĂN NGÔ" như thế nhỉ?!hề..hề..!
    Lại phì cười nữa vì:Ông Tám mang danh là "nhà thơ" (?) nhưng cái cách đọc và "cảm" rồi "hiểu" thơ của ổng rất giống như cái cách đọc -cảm-hiểu của một ông ...thợ mộc!(xin lỗi các bác tuy là thợ mộc xịn nhưng trí tuệ và tâm hồn lại không "mộc" tý nào nha!)
    Nhận xét vậy rõ là không oan!
    Bởi qua cái cách ổng phán ở trên thì ổng đọc thơ theo cái kiểu căng dây thước thợ , là vạch rõ từng nét lấy dấu -lấy mực, là đục nhát nào phải ra nhát ấy, là cưa cưa xẻ xẻ theo đúng bản vẽ. Ổng không đọc thơ bằng trái tim mình .(Âý là chưa muốn nói đọc thơ -đọc sach còn cần cả những kiến thức sơ đẳng phổ thông nha!)
    Tôi lại phì cười lớn hơn khi thấy ổng rất giống chân dung của mấy ông "nhà văng" ở entry :"NHỮNG NHÀ VĂN(G)L..."(Xin được cắt bớt 2 chữ sau chữ L nha ! hi..hi..) đăng trong trang của HA CAO (Mặc dù tại bài viết này , tôi rất phản đối việc tác giả nêu 3 ví dụ về "nhà văng" rất thậm xưng mang tính ám chỉ hèn hạ .Tiếc hộ cho tác giả bài đó vì chưa gặp ông Tám để có một ví dụ chính xác "hùng hồn" hơn! ! ! )
    Xin mời bác nào muốn ...buồn cười , hoặc nghi ngờ tôi nói sai, hoặc giả không vì hai ý đó nhưng ...hưỡn việc thì đọc thử bài viết đó tại link nầy:
    http://www.hacao.net/2012/03/nhung-nha-vang-lon.html
    Xin cám ơn và đừng...chửi bậy!
    Kính.

    ReplyDelete
  7. SAO LẠI XÓA ĐI COMMEN CỦA TÔI?
    CHỦ BLOG CHƠI GÌ KỲ VẬY?

    ReplyDelete
  8. SAO LẠI XÓA ĐI COMMENT CỦA TÔI
    CHỦ BLOG CHƠI KIỂU GÌ KỲ VẬY
    HÃY LÀM "NGƯỜI LỚN" ĐI!

    ReplyDelete
  9. Kính gửi bác Lubim97!
    thi thoảng, xảy ra tình trạng sau 1 thời gian Kòm tự động chui vào Spam
    tưởng là xóa nhưng thực tế không phải dzậy. Zui là trính mừ! Hihi
    .
    xóa thì dấu vết vẫn còn bác àh
    đã kiểm tra lại và kích hoạt
    .
    cám ơn bác đã thông báo, bài được bót lên trang chủ.
    .
    VĂN CHƯƠNG +

    ReplyDelete
  10. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VAWNCHUONG+ .
    XIN THỨ LỖI VÌ LỜI TRÁCH CỨ SAI.

    TRÂN TRỌNG

    ReplyDelete