Nhà thơ Trần Dzạ Lữ (còn ký Trần Yên Hồ) tên thật Trần văn Duận, sanh năm 1949, khởi làm thơ từ thập niên 1960 và đã có thơ đăng trên các tạp chí Văn, Văn Học, Thời Tập, Khởi Hành, v.v. Các tác phẩm Hát Dạo Bên Trời (NXB Trẻ, 1995) và Gọi Tình Bên Sông (1997) được xuất bản sau hơn 30 năm góp mặt với làng thơ. Mở đầu tập Hát Dạo Bên Trời, nhà thơ đã ghi : "được thai nghén trên 30 năm nay đứa con đầu ra đời và hiện đang đứng Hát Dạo Bên Trời ...".
Từng được đọc thơ ông từ trước 1975 và mới đây sau khi đọc Hát Dạo Bên Trời (1995), chúng tôi xin ghi lại một số nhận xét (phần thơ trích từ tập HDBT và một số tạp chí trước 1975 cũng như trên mạng). Đọc thơ Trần Dzạ Lữ với những người từng theo dõi văn-chương, cũng là một cách hồi tưởng, sống lại những năm 1960, 1970 là một thời nghệ thuật đáng nhớ của những con người từng sống ở miền Nam tự do.
*
Trước hết, thế giới thi ca của Trần Dzạ Lữ là cả một khung trời tình yêu,
bắt đầu với thơ tình một thời học trò. Ở đây là những mối tình hoa mộng,
lời hoa mà lòng gấm, lời đan thanh mà lòng đã nhiều đam mê. Không gian học
đường đã đóng khung những bước chân chim non, những gót son thấp thoáng nơi sân
trường và tản đi nhiều phương khi tan trường về. Tình thuở môi hồng được viết
thành thơ :
Anh chưa
nhìn sao em đà cúi mặt
Để buổi
chiều bẽn lẽn ở sau lưng ?
Bước chân
chim hình như cũng ngại ngùng
Anh sửng
sốt thả rơi tình, ân hận...
(...) Anh chưa nhìn sao em đà hấp tấp
Ướt mi chi
cho xa lắc trăng rằm ?
Đến mây
trời cũng ngừng cuộc lang thang
Để bịn rịn
theo ai về cuối ngõ ...
(...) Anh chưa nhìn sao em đà cúi mặt
Hay là anh
giống hệt một gã khờ ?
Em - tháng
giêng ngon cũng vừa bay mất
Và cuối
hồn anh còn chút dư hương...
(Tặng người áo trắng)
Những hẹn hò khi tình đã chín, những nuối tiếc vì tuổi học trò đơn sơ
không tính toán, để phải "bây giờ thu bên đời lận đận" :
Sao không
nói những khi mình gặp gỡ
Những khi
ngày còn chở mộng qua sông,
Để bây giờ
lòng chỉ mới hỏi lòng
Mà đêm đã
chia sầu tình vanh vách
(...) Sao
không nói những khi trăng còn hẹn
Với lầu
khuya say ngợp cả đất trời
Để bây giờ
trăng bỏ về phương khác
Cho chim
buồn kêu lẻ dưới sương rơi
(...) Sao
không nói những khi mình vương vấn
Những
chiều thu vàng thầm bước theo nhau
Để bây giờ
thu bên đời lận đận
Lạ nhau
rồi còn ai ngóng ai đâu ...
(Sao không nói?)
Người tình ấy từng da diết, rồi cũng có lúc chia phôi, tình chỉ còn trong
nỗi nhớ:
Tháng
giêng gợi nhớ môi người,
Trong đêm
tóc rối một trời yêu thương.
Bây giờ
thêm nhớ mùi hương,
Một giai
nhân đã đổi đường chim bay
(Khúc tháng giêng)
Tiếc nuối trên những dấu chân xưa, nơi "phố chợ đó cũng hoang đường
cổ tích":
Người đã
xa như một vì sao nhỏ
Cuối chân
trời thương nhớ vẫn chưa nguôi
Tôi đếm
những mùa xuân qua hút bóng
Nghe trong
hồn hoa cỏ cũng tàn phai ...
1967.
(Xuân lối cũ, HDBT tr. 12)
Tiếc hơn nữa mỗi khi mùa Xuân lại đến rộn ràng, hoa quỳ vàng đã choán hết
ký ức :
Dừng bên
cầu hát quạnh / Nghe mưa bụi qua hồn
Mới hay
xuân trở lại / Xui nhớ người yêu thương
Mùa nào
hoa quỳ nở / Ta trao nhau mộng đầu
Tuổi mười
lăm mười bảy / Em ngọt đời như dao
(...)
Bây giờ Tết rồi nhỏ / Mình vẫn còn xa nhau
Chắc em
quàng khăn nhớ / Đợi anh về, xôn xao !
Đừng có
buồn nghe nhỏ / Ở thị trấn hoa vàng
Có hồn anh
theo nhỏ / Tình vẫn nồng trăm năm.
1975
(Mùa Xuân gửi thị trấn hoa vàng HDBT tr. 38-39)
Thị trấn hoa vàng của mộng đầu tình non xanh tuổi mười bảy. Hoa quỳ vàng
nhắc nhở người yêu bé nhỏ :
Bên sông
tình tự, nay gọi tình bên sông :
Có một lần
nhớ quá / ra sông đứng gọi tình
tình xa,
người hoá lạ / chiều mồ côi cánh chim...
Có một đời
xưa quen / đã mù sa cổ tích
kỷ niệm
sầu chia nhánh / Địa Ngục và Thiên Đàng
(...) Có đôi lần đứng ngóng / ngày tình nhân
chia lìa
vỗ đàn mà
hát hỏng / nhớ sum vầy xưa kia...
Có nhiều
lúc chơi vơi / hôn Cúc vàng thầm lặng
thương ơi
tờ lụa mỏng / em biệt dạng bên trời.
1990
(Gọi tình bên sông, HDBT tr. 59-60)
Bài thơ sau được dùng lại làm chủ đề cho cả thi tập Gọi Tình Bên Sông
xuất bản năm 1997.
Rồi cũng có "ngày vẫy biệt khu
rừng mơ tuổi nhỏ / ta xuống đời, biết chắc đã xa em ..." (tr. 29) để
đi vào đời, "anh đi lẳng lặng bóng
cò / chỉ mang theo lá thư hò hẹn xưa" (tr. 30).
Tình đã dở dang, sao đổi ngôi, hay vật đã đổi sao đã dời :
Trên đời
có sao đổi ngôi
Trong em
kẻ lạ thay tôi đổi tình
Tiếc công
giữ mộng, canh hình
Gương xưa
đã vỡ sao lành được em?
Chong đèn
soi cổ tích đêm
Thấy trong
tiền kiếp bóng mình ngu ngơ...
1991
(Sao đổi ngôi, HDBT tr. 69).
Lẳng lặng một bóng, nhưng đã là nòi tình thì tình vẫn đeo đuổi mãi, nhưng
sau này thì theo thời thượng vi tính :
Ngày xưa
anh nhấp tình / Bây giờ thì nhấp chuột
Dõi tìm
trên vi tính / Tình trôi vào vô minh...
Ấn tay vào
bàn phím / Anh lại nhớ về em
Mang mang
tà áo tím / Thiếu nữ qua sông buồn!
(...) Nhấp
chuột - cũng không vui / Nhấp tình - tình vời vợi...
Làm sao
quên được người / Nụ hoa đỏ trên môi?
Mùa xuân
về dưới phố / Gác trọ mình đơn côi! (Nhấp
tình)
*
Tình ở Trần Dzạ Lữ rốt cùng là tình Huế, tình với Huế, của Huế,
của Huế hôm nay hoặc của quá vãng, trong tâm tưởng, hoặc Huế của trống vắng
thần khí. Huế nơi nhà thơ sinh trưởng nhưng sống ở đó ngắn hơn Sài-Gòn và những
chân trời lận đận của chiến tranh và thời hậu chiến bi ai. Nhớ nhất đôi mắt
Huế, mắt của đam mê mời gọi một thời và xa xôi thì nhung nhớ thành ám ảnh đời :
Dù ở đâu
không thể nào lẫn được
Đôi mắt em
thăm thẳm mộng bên trời
Mắt đợi
chờ làm điếng cả hồn tôi
Tình như
rứa làm răng tôi cất bước?
(...) Dù đi đâu cũng không thể nào xa được
Mắt - Huế
- xưa theo dõi bóng giang hồ
Tôi phải
trôi về những cơn mơ
Áo - tím -
Huế bay trong chiều lụa - bạch
Đôi mắt ấy thoạt nhìn như sắp khóc
Dẫu đời
tôi hoá đá cũng chao lòng
Mắt u buồn
vẫn liếc dáng thuỷ chung
Như mắt mạ
chờ cha nơi phố cũ...
Dù ở đâu tôi không thể nào quên được
Mắt - Huế
- em ngái ngút vẫn đâm gần
Mắt níu
đời quen cho đến trăm năm
Tình như
rứa làm răng tôi cất bước?
(Mắt Huế)
"Đôi mắt em thăm thẳm mộng bên
trời" phải chăng là đôi mắt huyền của Tôn Nữ của một không gian
thi-thoại lá ngọc cành vàng ?
Xưa, em
buồn trong Nội / Mắt ướt mấy cửa thành
Chiều
chiều ra hong tóc / Thấp thoáng mộng ngày xanh...
Ta, thường
hay lui tới / Dưới đường mưa âm thầm
Vì yêu đời
Tôn Nữ / Mong em, cháy nỗi lòng...
Khi biết
ta hàn sĩ / Giấu nỗi sầu trăm năm
Em che
tình mãi rộng / Ru nhau vào đời ngoan!
Yêu nhau
như chim uyên / Dắm như ván trong thuyền
Dẫu búa
rìu dư luận / Bủa vây ta và em
Những con
đường thề thốt / Lá thấp mùa sương quen
Dấu chân
tình ta đẫm / Tuyệt vời phải không em ?
Nhưng rồi
tới một ngày / Ta khăn gói ra đi
Mộng tàn
trong đáy cốc / Khôn xiết nỗi biệt ly...
Bỏ em sầu
trong Nội / Bỏ lại một đoạn lòng
Ta đi làm
lữ khách / Viễn xứ hề long đong!
Ta, đứa
lạc trong sương / Mù thêm ngày cô đơn
Lắm lúc mơ
vàng - đá / Thấy phai màu uyên ương...
(Tôn Nữ có chờ ta ?)
Tôn Nữ được nhà thơ nhiều lần nhắc đến, như kỷ niệm đầu đời hay đã như
nỗi nhớ khôn nguôi hoặc mùi hương hằng tưởng nhớ. Tôn Nữ được trang trọng viết
hoa, trở thành một cụm từ dễ thương chỉ người đẽp miền sông Hương núi Ngự, ở
các bài khác như : Gửi người áo tím, Đêm mưa nghe tiếng đàn bầu, Cảnh tượng
tháng Giêng, Ngày tàn cuộc, Mùa Hạ về Thành Nội, v.v. :
Tìm đâu ra
em hở / Tôn Nữ của ngày xưa
Một thời
ai nghiêng nón / Sửng sốt hồn trai tơ! ... 1995
(HDBT tr. 82), và v.v.
Tôn Nữ hay người nữ tên bắt đầu bằng chữ H. ? H là 'Huế'?
Mình tan
loãng vào nhau / từ lúc nào không biết
em như là
chiêm bao / mềm trong anh cần thiết
thương lúc
nào không biết / mà nghiêng ngửa hồn xưa
(...) nhưng rồi mình xa nhau / bất ngờ như lúc
đến
(...) năm năm em mật đắng / vàng lạnh chiếu
chăn người
năm năm
anh gặm nhấm / dấu ăn năn bên trời
bây giờ
thu em ơi / còn đâu mà tan loãng
em đã
thành dĩ vãng / anh là gíó trùng khơi. 1993
(Thơ Tặng H. khi Mùa Thu Đến, HDBT tr. 73-74)
Người tình Thành Nội tha thiết trở lại trong Bài thơ thứ hai cho người
tình sâu cố xứ:
Hỡi người em lệ
sầu mắt đỏ
Áo trắng
dài trong nắng vàng rung
Em biết
không chiều nay anh nhớ
Thân lạc
xứ người hồn đau gửi cố hương
Anh gửi
hồn về thăm thành nội
Ơi mùa thu
nhả lá đổ sương mù
Chiều xưa
em hát như chim hát
Giọng vàng
lòng đá cũng mềm luôn ...
(HDBT, tr. 16)
Lòng đá cũng phải mềm thì lòng trai sao thoát được lưới tình?
H. phải chăng là Huyền hay Cúc Hoa, ... và nàng áo tím ?
Ừ nhỉ,
mười năm sầu xa xứ
Cô-lữ-hành
rung tiếng đàn xưa
Nhớ ai như
nhớ tình Tôn Nữ
Và màu
áo-tím-huế trong mơ ...
1991
(Gửi người áo tím, HDBT tr. 71).
Lưới tình bủa vây nhà thơ, ngày kia, người đẹp Cúc Hoa bên cửa giáo đường
Gia Kiệm đã làm lòng nhà thơ nhói đau, vì con tim chợt hồi tưởng mối tình tưởng
đã xa nhưng hãy hiện diện dù đã mười lăm năm :
Nép mình
bên cửa giáo đường
Ta chờ em
giữa vô thường trần gian
Mắt nai
trôi giữa hồi chuông
Hồn ta
trôi giạt theo hương tóc thề
Mười năm,
làm cách chim di
Thèm khăn
áo mộng đi về với nhau
Nhưng em
nào biết ta đau
Chiều Gia
Kiệm có con tàu thương ga?
Hồi chuông
làm nhớ quê nhà
Môi cười
làm nhớ Cúc Hoa tần ngần...
1989
(Chiều Gia Kiệm, HDBT tr. 54)
Huế ở Trần Dzạ Lữ là Huế của tâm hồn, Huế ở âm vang con chữ hơn là ngôn
ngữ Huế sử dụng như với Hoàng Xuân Sơn, một nhà thơ khác của đất Thần Kinh. Với
Trần Dzạ Lữ, Huế là những mối tình đam mê đầu đời và da diết, là không gian của
những nơi tình tứ như Đồi Vọng Cảnh :
Trên đồi
Vọng Cảnh với em
Bao cay đắng cũng hoá nên ngọt ngào
Sá gì đất thấp trời cao
Ta bay trong mộng với hào hoa xưa
Cho dù Huế chiều nay mưa
Ta xin nghiêng bóng che vừa tình em
Trên đồi chia một trái sim
Nửa ta bối rối, nửa em ngập ngừng ...
1995
(Trên đồi Vọng Cảnh, HDBT tr. 81)
Tình của nơi Thành Nội những mùa hoa phượng nở, khi mất rồi có tìm về thì
cảnh đó cũng đã phai bóng người xưa : "Bây
chừ hoa phượng nở / Rưng rưng chiều nội thành / Ta về phơi thương nhớ / Bên
đường kỷ niệm xanh”... (1995. Mùa Hạ về Thành Nội, HDBT tr. 82).
Huế là nơi chốn của những kỷ niệm đầu đời thuở mới lớn, nơi đã chứng kiến
những mối tình non dại. Những bài của Trần Dzạ Lữ về Huế là những bàn tình ca
trung thật nhất, vì Huế cũng là nơi sinh trưởng nhưng người con xứ Huế thân yêu
đã phải đi xa lang bạt theo dòng đời. Những giây phút chạnh lòng, nhà thơ nhớ
về quê xưa và nếu có những dịp may, con đường xưa lối cũ dĩ nhiên làm con tim
người trở về rộn ràng, hàng cây, con đò, ... và người con gái tên Huyền :
Ta trờ lại
con đường mười tám
Heo may về
lướt thướt bên cây
Những bầy
chim trắng xưa khuất bóng
Tóc mun ai
thôi đổ sông dài
Nắng hanh vàng ơi-chiều Đại Nội
Ta vô ra
một bóng phiêu bồng
Dấu tích
vẫn còn rêu phong cũ
Mà tình
kia quảy gánh long đong
Toà Khâm-vẫn lầu cao còn đó
Nhưng em
xưa nay đã xa rồi
Câu mái
đẩy giờ ai buông giọng
Mà nghe
sầu cổ tích chơi vơi
Ta trở lại, nhớ Huyền xưa ơi!
Cốc cà phê
Bưu Điện một thời...
Mai đi như
gió-đời vô định
Biết dặn
dò chi nữa hở người.
(Mùa Thu về cố xứ)
*
Mặt khác, 'Hát dạo bên trời' có thể xem như chủ đề của tập thơ của hơn 30
năm trời lận đận phận người trong thời ly loạn, chiến tranh. Nhà thơ
từng triết lý rằng:
Ôm nửa
vầng trăng lạnh / ta về bên trời cao
hát điên
đời hiu quạnh / chống gậy nhìn mưa mau
Tuổi nay
gần tam thập / sống lẻ như đá mòn
bằng hữu
mù tăm tắp / tình nhân như dao đâm
Mấy năm rồi không gặp / hồn nứt nỗi âm thầm
nhất túy
buồn thêm đậm / ca ngâm vời cỏ cây
Cùng chỉ màu khói sương / ngẫm nghĩ hoài
hương đỏ
mắt mờ
đường chiêm bao / Ngắt một cành hoa nhỏ
nhớ thu
biếc hôm nào / hồn ta chao chớn gió
nay biết
về nơi đâu?
1973
(Hát dạo bên trời, HDBT tr. 32)
Hát dạo trong cuộc đời, rồi ca 'cô lữ' những bản nhạc đời:
Ta đứng
lại bên đường xuân hiu hắt
Nghe hồn
mình như có bước ai xưa
Gõ sung mà
ca chuyện người cô lữ
Mộng rất
gần mà thực ở đâu xa ...
1974
(Cô lữ ca, HDBT tr. 36)
Người lữ khách đó theo dòng đời trôi nỗi. Đà Nẵng cũng là nơi của tình
yêu, của môi má, của người thân, nay trở về như 'lữ khách', nơi phải tất bật
'theo cơm áo' nhân sinh :
Đà Nẵng ơi
ta là người về muộn
cuối sân
ga môi má ấy em còn ?
hay đã tắt
nụ cười theo cơm áo ?
mộng tao
phùng theo gió trắng qua sông
(...) Đà Nẵng ơi, làm sao có lại một thời
em mắt
biếc đi qua trường viện
ta chao về
cánh chim chiền chiện
hạnh phúc
ghé vào là tấm gương soi !
Đà Nẵng ơi, thương quá một thời
thuở chị
đẹp trang đời lóng lánh
giọng
Hoàng Oanh bắt đầu ngày ráo tạnh
lúa ngoài
đồng hương cốm sinh sôi !
(Đà Nẵng, ngày ta về)
Cũng đành,
như phận người, ở một đất nước như Việt Nam từng đã được hơn một nhà văn đề cập
đến. Một buông xuôi bi thảm như thân phận nhược tiểu không tiếng nói :
Cũng đành
người bỏ xa tôi
Để vun bên
đó, để vơi bên này
Chim giờ
lệch cả đường bay
Trời xanh
đã thẳm những ngày hư hao!
Cũng đành
buồn chuyện ca dao
Trầu cau
đôi ngã, nắng nhàu, mưa xiên...
Cũng đành
ngựa lạc, người điên
Suối trôi
cô độc, sông biền biệt xa!
Tôi giờ
"Trong cõi người ta"
Chiều
không, quán vắng, đường xa độc hành...
(Cũng đành)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, có những lần về phép trở lại thành phố,
người sĩ quan Truyền tin Trần Dzạ Lữ lại phải lên đường bỏ người yêu ở lại nơi
thị tứ hậu phương, nơi cũng đã nhuốm mùi lửa đạn chiến tranh :
Em đừng
hỏi ở rừng có gì lạ
có gì đâu
xương rã với hồn đau
và khi
không tháng giêng lên núi
đời đày ta
và thần thánh xa nhau
(...) Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
có gì đâu
ta từ buổi lên đường
hôn chưa
kịp em - bây giờ hôn đất
thay chiếu
giường bằng hầm hố cô đơn
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
có gì đâu
rừng rú điêu tàn
nai lạc
dấu ngàn thương trăng cũ
ta nhớ
người quay quắt trong sương.
1971
(Thư Gởi Người Ở Lại, HDBT tr. 25-26)
Tâm sự đôi lúc đành gửi bạn tri âm, như Cung Tích Biền, rằng phận chúng
ta đã vậy, bước phiêu bồng đã mỏi, thì sao không như Đỗ Phủ một thời Đường thi
? Vì :
Tôi sinh
sau đẻ muộn / sao tâm sự giống ông
tình mây
bay gió cuốn / đau từng câu thơ Đường
Đã đi khắp
xứ sở / từng đụng nỗi hàm oan
đời sống
và trang kinh / chưa bao giờ là một!
(...)
Thà say như Lý Bạch / thà cuồng như Trí Thâm
tỉnh như
tôi và ông / chỉ thêm mầm bệnh tật!
Nhưng mình
mau nước mắt / mặn nồng với cố hương
lẽ nào ta
ngoảnh mặt / trước bức bách đời thường?
1990
(Gửi Đỗ Phủ, HDBT tr. 61-62)
Hết tâm sự đến nỗi nhung nhớ những người bạn thơ, bạn văn một thời chữ
nghĩa khác, những Huy Tưởng, Nguyễn Mộng Giác, Vũ Hữu Định, ... và cả những
chốn vui bạn hữu như Quán cà phê Làng Văn. Vì buồn nhớ nào hơn những khi một
mình "Gối đầu lên hiu quạnh / Ngước
nhìn mắt sao khuya / Tự dưng hồn lay động / Có phải người xưa về ? "
(Có phải, HDBT tr. 70).
Nhà thơ bỏ thế giới thi ca cao quí để đối đầu với thực tế cuộc đời. Ở chợ
đời, nhà thơ phải bươn chải với đủ thứ 'nghề', phải vịn lấy để sống còn với đời
:
Mười năm ở
chợ không tri kỷ
Ta đứng
thu thân một nỗi buồn
Sáng bảnh
mắt ra, ngồi độc ẩm
Chiều về
tra vấn lấy lương tâm
(...) Ở
chợ đông, sao hồn cứ lạnh
Đốt thuốc
hoài không ấm nửa chiều?
Thiên hạ
đùn nhau đi kiếm sống
Nhân ái?
Tang-thương-ngẫu-lục nhiều
Ta bán rau
xanh, ngày mệt lử
Đêm còn
ngồi đọc sách thánh hiền
Cố quên
cơm áo - vòng danh lợi
Sao đời nỡ
hối thúc bên lưng?
(...)
Mười năm ở chợ không tri kỷ
Gác chuyện
văn chương thấy chẳng đành
Nên ta độc
thoại - Ta đây nhỉ?
Thương nhớ
xa xăm một bóng hình.
1989
(Ở chợ, HDBT tr. 47-48)
Sau biến cố tháng Tư 1975, nhà thơ lao động nhọc nhằn quá mà vẫn không
nhìn thấy tương lai cũng như không đủ cho hôm nay. Cuộc sống đa đoan đưa người
thơ phiêu lưu đến những nơi hiểm hốc, trở ra miền Trung đi tìm trầm tìm sống,
lòng nao nao nhớ về Nam nơi người thân sinh sống :
Trong đám
đi tìm trầm / Chốn thấm sơn cùng cốc
Có người
là nông dân / Bỏ cày lên mạn ngược
Có kẻ ở
thị thành / Bẻ bút làm hảo lớn
Cũng có
'Anh-hùng-tận' / Vác rựa lên sườn non
(...) Lại có người xưng thánh / Có kẻ là ma
vương
Tất cả đều
thượng sơn / Cô hồn chung một lũ
Ngày rừng
chan mưa lũ / Râu tóc ướt phiêu bồng...
Nói chung,
đám tìm trầm / Vì đói cơm rách áo
Người yêu
coi như không / Vợ con là gió thoảng
Chiều nay,
qua Ba Lòng / Vì đâu mà thương nhớ
Đâu phải
giò phong lan / Tim tím chiều quyến rũ
Cũng không
phải chùn chân / Trước núi rừng muông thú
Nhưng tất
cả "binh đoàn" / Đều rưng rưng nước mắt
Lúc leo
qua con dốc / Có tên là Mạ ơi
Dốc còn
cao mong đợi / Tình còn sầu chơi vơi
Riêng ta,
thì em ơi / Nhớ miền Nam tha thiết
Sài Gòn em
có biết / Nỗi đau của mưa rừng
Không ngãi
cũng tìm trầm / Áo cơm đang nặng nợ.
1985
(Qua dốc Mạ Ơi ở Ba Lòng HDBT tr. 43-44).
Xa 'cố xứ', tình cảnh lưu lạc 'đêm
mưa nghe tiếng đàn bầu' sao lòng không não nuột thương đau?
(...) Mưa,
mù đường chiêm bao / Đàn bầu rung rung nhớ
Mở ngực
đời cô lữ / Chỉ là vết tình đau
(...)
Tiếng mưa lẫn tiếng đàn / Nhớ ai ngoài nội cũ
Bao năm
rồi mẹ hử / Con chưa lần về thăm!
(...) Đêm
nay, nghe đàn bầu / Réo rắt, về gác lửng
Chợt hồn
ta quay dựng / Quê người ? Quê xưa đâu ? ...
1989
(HDBT tr 49-50).
Trong những cơn khốn cùng, nhà thơ càng trân quý tình nghĩa tào khang của
người vợ. Hình ảnh trở nên đẹp dù trong tăm tối của ngõ cụt:
Ơi ngày ấy
đắm cơn mê
Săm soi
gương lược ta về với nhau
Ngờ đâu
tuổi mộng bay mau
Hai vai
lại nặng mối sầu áo cơm
... So dây
đàn Thúy âm thầm
Mười lăm
năm ấy đoạn trường là bao
Ơi ngày ấy
đã chiêm bao
Thôi em
ráng bước qua cầu cùng anh ...
1990
(Nói với vợ hiền, HDBT tr. 56)
"Anh trăn trở ngóng, em mường
tượng mong", làm người tình rồi vợ, người nữ đã xẻ chia vui buồn cuộc
đời. Hoàn cảnh khó nhăn, ngay cả ngày cưới em nhà thơ cũng không về được, đành làm
thơ xin lỗi gửi người em gái quê nhà 'chơn chất' "Hãy âm thầm lo toan cuộc sống / Cho chính mình, ấy là đã thương anh"
(HDBT tr. 65). Buồn, thất vọng, bất lực trước tàn nhẫn của cuộc đời, là những
lúc nhà thơ đã nghĩ đến người xa xưa của một cõi hư vô nào !
*
Nhìn chung, nhiều bài thơ Trần Dzạ Lữ là những vần thơ hay, về Huế, về
tình yêu, về cuộc lo toan sau 1975. Ông làm đủ loại thơ nhưng lục bát của ông
có những nét rất riêng - những vần thơ của cuối thập niên 1960 :
Tay tôi
vuốt mặt theo ngày
Chim bay
về nhánh sầu cây âm thầm
Hồn xưa
vừa chín ăn năn
Em đi biển
động đã trăm nỗi buồn
Tôi về
dáng thú buồn hơn
Trong hang
mưa lạnh lưng khom sợi chiều.
1970
(Sợi chiều tà, HDBT tr. 17).
Hai hàng
nến thắp áp quan
Người đi
nhỏ giọt linh hồn mai sau
Nụ cười sẽ
tắt ngàn thâu
Vầng
trăng, xiêm áo trên đầu hư vô ...
1966
(Bài hư vô, HDBT, tr. 11)
Chiến tranh đã hiện diện trong thơ Trần Dzạ Lữ một cách bình thường, thủ phận, như không lựa chọn; bài Thầm hỏi trên tạp chí Văn (SG) số 138 (1969) là một điển hình:
Sao đêm
chưa là đêm mở hội
Cho người
về vui từng bước chân chim
Cho người
quên tuổi-vàng-chinh-chiến
Đã ba năm
dong ruổi trên ngàn
Sao đêm
chưa là đêm mở hội
Cho mẹ già
quên nỗi tủi chờ con
Cho thiếu
phụ quên đời đá-đợi
Đã bao năm
cắn lệ thương chồng
(...) Sao
đêm chưa là đêm mở hội
Cho tôi về
bên ánh lửa đêm đông
Hong
thương nhớ những năm dài quạnh quẽ
Bên mẹ già
em gái hết buồn trông.
Lời thơ hiền lành, kể cả khi buồn tức tột cùng, lời hằn học nhẹ nhàng như
thoáng qua, như khi 'trò chuyện với gác lửng' trong khi vợ "Vì áo cơm mà em ra chợ / Một hồn buồn giữa
cõi rau xanh / Ngày văng tục trên miệng người láu cá/ Mà em thì líu lưỡi bởi
không quen ..." (HDBT tr. 45-46).
Ở Trần Dzạ Lữ, những hình ảnh Tôn Nữ, Hoa quỳ, Tháng Giêng, Thành Nội, Thành phố Hoa Vàng, ... có mặt
thường xuyên; đó là thành tố của một thế giới thơ lãng mạn, đam mê, mặc dù nhà
thơ phải sống "giữa một biển đời giàu chất quỉ, lắm dạng ma, luôn huyên
náo, huyền động, nồng cay trong từng lời mật ngọt ..." - nói như nhà văn
Cung Tích Biền trong lời Tựa cho tập Hát
Dạo Bên Trời (tr. 8). Rồi những chữ dùng của riêng nhà thơ : cuộc về, giấc
ngủ ca dao, đắp chiếu thương đau, chở mộng qua sông, mùa tôi dựng tóc lạnh màu
thanh niên (Cảnh tượng tháng Giêng), v.v.
Như đã dẫn
nhập, đọc thơ Trần Dzạ Lữ đối với những người từng theo dõi văn-chương, cũng là
một cách hồi tưởng, sống lại : hồi tưởng một thời đại tức thời-gian. Xưa nay
yếu tố thời-gian vốn được các nhà phân tích văn chương xem trọng, trong khi
không-gian thường được xem như cái khung, cái vỏ vây quanh các định mệnh, nhân
tố.
Thực ra yếu
tố không-gian cũng khá quan trọng trong thế giới nghệ thuật nhất là thi ca;
không-gian liên hệ mật thiết với thực tại, cái sống, làm nền và nội dung cho nghệ
thuật. Huế, Thành Nội, Thành phố Hoa Vàng mà cả Sài-Gòn, Đà Nẵng, Đà-Lạt, Ba
Lòng, ... đã là những thành tố quan trọng trong sự nghiệp thơ của Trần Dzạ Lữ;
đọc thơ ông tức đọc không-gian Huế (và những nơi chốn khác). Văn bản ấy được
người đọc khám phá như đã được miêu tả, bao gồm, nhắm đến, mơ tưởng đến, ...
Tùy tài năng tác giả mà ấn-bản thơ trở nên khác nào là một bản địa hình táo
bạo. Huế mà mọi người đã biết hoặc sẽ biết trong thực tại hoặc với các nhà thơ
Nam Trân, Hàn Mặc Tử, ... chưa hẳn đã là không-gian Huế của nhà thơ họ Trần.
Thời-gian
bao trùm, dĩ nhiên, nhưng phải bám vào một địa lý, nơi chốn, để có thể hiện
diện, thành hình ảnh. Các địa danh đó khiến cho tình ý, tâm sự tác giả đã-đầy
nhưng như vẫn-trống, đó là đặc tính đọc-được của không-gian trong nghệ thuật,
nhất là thi-ca./.
NGUYỄN VY
KHANH
No comments:
Post a Comment