Dù đã ra đời cách đây bảy năm (2005) nhưng “Thương lượng với thời gian” vẫn là tập thơ “mới nhất” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Xung quanh tập thơ này có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đây là một tập thơ đáng đọc, vì chính ở đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một Hữu Thỉnh đang tự đổi mới mình về khía cạnh thi pháp.
Từ mạch nguồn truyền thống
Tập thơ “Thương lượng với thời gian” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2005, dày khoảng 100 trang, với 56 bài thơ chia làm ba phần. Ngoài thơ ra, tập sách còn có “Lời chú của tác giả” với những thông tin rất đáng chú ý: “Tập sách nhỏ này tập hợp những bài thơ tôi làm rải rác trong vòng hơn mười năm qua... Trong quá trình xuất bản, tác giả đã xem lại và sửa chữa theo góc nhìn của nhận thức mới... Trong các trường hợp sửa chữa, xin được lấy văn bản trong tập sách này là chính thức...”(1)
Có thể nói đây là một trường hợp hy
hữu, mà tập thơ cần phải có “Lời chú giải của tác giả”. Chắc chắn sự cẩn trọng
của tác giả là không thừa và ít nhiều cũng hé lộ cho chúng ta thấy nhà thơ Hữu
Thỉnh rất tôn trọng độc giả và cũng là người có trách nhiệm với chính mình.
Ngay cả việc chia tập thơ ra làm ba phần đã thể hiện khá rõ ý đồ của tác giả.
Bởi lẽ trong phần hai và ba là những bài thơ về đồng chí, đồng đội, người thân...
và những bài thơ tình vốn là những đề tài thuộc sở trường của nhà thơ Hữu Thỉnh
đã được khẳng định từ cách đây hàng chục năm.
Ở những tập thơ trước, giọng thơ của
ông thuộc hai mảng đề tài trên dường như không trộn lẫn được với ai. Có thể nói
không cần biết tên tác giả, những người quen thẩm thơ, đặc biệt là đối với các
nhà thơ mà tên tuổi của họ đã được khẳng định từ thời chống Mỹ như: Phạm Ngọc
Cảnh, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng... sẽ
không mấy khó khăn để nhận ra chất giọng thơ của từng người.
Điều ấy thể hiện khá rõ trong các
bài thơ ở hai phần của “Thượng lượng với thời gian”. Mảng thơ tình ở phần ba,
với cách nói thủ thỉ, nhưng khá đằm, theo cách mà dân gian gọi là “nói đây chết
cây Hà Nội” là chất giọng thơ của Hữu Thỉnh, có từ những tập đầu tiên:
“Hai
nhà lưng dựa vào nhau
Cành
xoan bên ấy ngả đầu sang đây
Lá
sả đấy gội đây say
Ru
em bên ấy bên này thiu thiu
Hôm
qua bên ấy lẩy Kiều
Bên
này căm mãi cái mưu Tú Bà
Mải
nghe chênh chếch trăng tà
Đầu
hồi bên ấy ngả qua bên này
Sáng
ra nắng trĩu cành cây
Mái
lá bên này choàng cả bên kia”
(Hai nhà)
Cần lưu ý đây là bài thơ ông viết
cách đây đúng tròn một nửa thế kỷ (1962). Còn đây là bài thơ tình ông viết sau
đấy 20 năm (1982):
“Chẳng
có ai dạy hoa
Nở
cách nào thì thắm
Thế
mà họ khuyên em
Đừng
yêu anh, bất hạnh
Em
bướng bỉnh như trời
Nối
sào không chịu thấp
Anh
lầm lì như đất
Ai
nói gì cứ nâu”
(Hạnh phúc)
Sự bướng bỉnh, kiêu kỳ của em như
cây sào được nối dài thêm, làm sao có thể thấp xuống được. Còn anh thì lầm lì
gan cóc tía, như màu nâu của đất. Vậy cớ gì còn phải nghe ai khuyên. Chúng mình
tự quyết định lấy tình yêu, hạnh phúc của đời mình thôi.
Ở phần hai của tập thơ, vẫn với
giọng nói hồn hậu, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn, sự hy sinh, mất mát
của đồng chí, đồng bào mà ta đã gặp ở những tập thơ trước đây của ông:
“...Mái
lá, tường cũng lá
Trời
trong chum nước chiều
Mộ
con xây trước cửa
Chim
xà day dứt kêu
Hậu
cứ, đơn sơ vậy
Quân
đi và quân về
Bóng
vườn ôm chiến trận
Biển
đầy thương Bến Tre...”
(Bóng dừa)
Hay:
“...Đất
nghỉ chút thảnh thơi sau vụ gặt
Hả
hê chưa, đồng thoáng, ếch đang kêu
Tôi
cúi nâng Hoà Bình lên một tuổi
Lính
xa quê sum họp với hoa bèo...”
(Mưa trên lộ 4)
Tuy nhiên ở phần hai có một bài mà
nhà thơ Hữu Thỉnh viết tặng nhà thơ Chính Hữu, người đồng chí, đồng đội của ông
cùng ở Nhà số Bốn trước đây khá xúc động và hay, vì nó được thể hiện bằng một
cách nói mới, như là sự báo hiệu một điều gì đó hướng đến sự đổi mới thi pháp
của ông:
“Anh
là khách quen của những buổi chiều
Bạn
thân cùng im lặng
Anh
chỉ mong tạo ra nhiều khoảng trống
Khoảng
trống dịu dàng quà tặng của mùa thu
...
Thế
kỷ sóng to
Anh
lặn qua tận đáy
Lấy
khoan dung làm chiếc phao bơi
Khiến
cay đắng cũng nhuốm màu tha thứ
...
Cây
vẫn đây mà năm đã qua
Xuân
lại đến giúp Anh làm gậy chống”
(Gửi người bộ hành lặng lẽ)
Giản dị, hồn hậu và có khi pha chút
hào sảng, nhưng vẫn đầy ắp sự hàm ơn đồng chí mình đã đem đến cho nhà thơ một
bài học quý giá về lối sống và lẽ sống ở đời. Đấy cũng là những đặc trưng thi
pháp khá rõ của Hữu Thỉnh trong mảng thơ “phản ánh” ở phần hai của tập thơ này.
Đến việc đổi mới thi pháp
Đọc kỹ những bài thơ ở phần một,
chúng ta sẽ không quá khó để nhận ra một Hữu Thỉnh khác về cách cảm, cách nghĩ
cùng với ngôn ngữ và hình thức thể hiện. Phần một là mảng thơ biểu hiện tâm sự
cá nhân trước thời cuộc, mà người ta quen gọi là thơ “thế sự”. Đáng lưu ý là
mảng đề tài này xuất hiện nhiều hơn ở “Thượng lượng với thời gian”, so với các
tập thơ trước của ông. Để diễn tả những cung bậc khác nhau của tâm sự cá nhân,
nhà thơ nhận thấy không thể dùng hình thức biểu cảm quen thuộc trước đây nữa,
cũng như không thể nương nhờ vào hệ hình thẩm mỹ truyền thống để diễn tả những
ý tưởng, quan niệm mới của chủ thể sáng tạo trong lĩnh vực thi ca. Ở đây dường
như không còn đất cho cách nói giản dị, đôn hậu và hào sảng, cũng không thể thủ
thỉ, nhỏ nhẹ như khi tâm sự với tình nhân được. Sự ý thức về thời gian và thời
cuộc là rường cột không cho phép nhà thơ kề cà, mải mê réo rắt như lúc xuân
thì, mà cần phải có cách thể hiện riêng.
Sang thế kỷ mới, ấy cũng là lúc
người ta cần phải có cách nhìn mới trước cuộc sống và cả trong thi ca với bao
đổi thay nhiều khi trái chiều, cùng sự trớ trêu khiến người ta không thể nào
hình dung trước được:
“Sang
thế kỷ với con tàu quá rộng
Hoa
hồng sang, gai nhọn cũng sang
Tay
vun cây và bão dập mùa màng
Sông
ôm sóng cả bên bồi bên lở
Thương
cảm, phản thùng, khoan dung, thớ lợ
Vé
trên tay thanh thản bước lên tàu
Kẻ
chậm chân có thể là mây nõn
Mải
ngu ngơ với chim mới ra rang
Kẻ
chậm chân có thể là anh nữa
Trái
tim cồng kềnh thơ phú đa mang...”
(Sang thế kỷ)
Đất trời đổi thay, lòng người thay
đổi, âu cũng là lẽ thường. Chỉ có điều, người nghệ sĩ thường nhạy cảm hơn trước
những cơn ba đào của lịch sử. Sang thế kỷ mới là:
“...Va
quệt và xây xát
Nhân
tình lầm lũi đi”
(Thấy)
Ngay cả ở chốn thâm nghiêm, ít biến
đổi nhất thì trước những biến động của lịch sử, thời cuộc cũng chẳng thể nào
ngồi yên mãi được. Ở vào cái thời mà:
“Thu
hết mọi tiếng chuông thành một sắc áo vàng
Cõi
thiện xa xăm câu kinh vượt dốc
Bao
nhiêu kỳ quan che không kín những gì lầm lạc
Mây
vừa đi vừa ngoái lại trông người...”
(Ngẫu cảm)
Sự chân thành, trung thực là một
phẩm chất không thể thiếu đối với người nghệ sĩ, nên anh ta không thể ngay lập
tức vứt bỏ nó đi, nhưng lại cũng không thể nào giữ nguyên cách nghĩ cùng với sự
phản ánh nó vào trong tác phẩm thơ trong khi thời thế đã đổi khác. Cái khó
không phải ở sự thay đổi mà là thay đổi như thế nào:
“Tôi
như cây biết giấu lá vào đâu
Giữa
gió bụi cõi người
Nếu
giấu lá thì còn đâu bóng mát
Bóng
mát mà che không nổi chính tôi...”
(Bóng mát)
Dẫu biết rằng nhà thơ luôn cố níu
lấy những điều tốt đẹp ấy dành cho con người, cho cuộc đời, nhưng cuộc sống
luôn biến đổi không ngừng:
“...
Mặc ai xô dạt mỗi ngày
Múc
đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm...”
(Những người đi lại phía tôi)
Ở phần một của tập thơ ta thấy ngày
càng thưa vắng hơn cách nói giản dị, thủ thỉ, mạch thơ không còn bồng bềnh, dào
dạt và hào sảng như những gì vốn là thế mạnh và đã tạo nên một giọng thơ riêng
của nhà thơ Hữu Thỉnh hàng chục năm nay. Trong phần này, giọng thơ vần vè, câu
thơ nà nuột đã được thay bằng cách nói đầy suy tưởng, trăn trở, chiêm nghiệm,
đôi khi chát chúa, nhói đau là những điều ta rất ít thấy ở những tập thơ trước
của ông:
“...Tôi
cố lách qua cặn lắng của đời mình
Dưới
đáy cốc của hy vọng”
(Cặn lắng)
Cách nói gọi thẳng tên và bản chất
sự vật, hiện tượng vốn là một cái gì đó còn khá xa lạ với thơ Việt truyền
thống, nhưng thơ Việt hiện đại lại không cho phép mãi giam mình trong cái “cũi”
chật chội của cách nói truyền thống. Dù muốn hay không nó buộc phải dung nạp
thêm những cách nói mới trên nền của những cái truyền thống đã được kiểm chứng
qua thời gian và không gian.
Thơ nỗ lực làm mới mình trước hết là
ở “góc nhìn của nhận thức mới” rồi mới đến giọng điệu, ngôn từ của thơ, tức là
ở khía cạnh thi pháp, trên cơ sở của nội dung đề tài, cái được phản ánh quy
định. Qua “Thượng lượng với thời gian” nhà thơ Hữu Thỉnh đã cho ta thấy sự nỗ
lực cá nhân theo cách riêng của mình trong dòng chảy thơ Việt hiện đại. Bài thơ
“Thương lượng với thời gian” là sự
thể hiện rõ nhất điều này:
“Buổi
sáng lo kiếm sống
Buổi
chiều tìm công danh
Buổi
tối đem trí khôn ra mài rũa
Tỉnh
thức
Những
hàng cây bật khóc”.
Đổi mới thi pháp thơ là biểu hiện
cuối cùng của sự đổi mới về quan điểm thẩm mỹ. Với các nhà thơ thuộc thế hệ
chống Mỹ, cái anh hùng, cái cao cả thường đồng nghĩa với cái đẹp. Vì thế cả một
thế hệ nhà thơ giai đoạn này ra sức ngợi ca cái anh hùng, cái cao cả được nảy
sinh từ hào khí của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ của dân tộc ta.
Dường như đối với thế hệ các nhà thơ giai đoạn này, cái buồn, cái xấu, những
tâm sự cá nhân... “bị đuổi” ra khỏi quan niệm thẩm mỹ của họ, vì thế các nhà
thơ rất ít quan tâm và phản ánh nó như là một phần của cái đẹp hoặc chí ít cũng
phản ánh nó trên quan điểm, tinh thần của cái đẹp.
Có nhìn nhận như thế mới thấy được
sự nỗ lực của một người đã từng xuất bản gần chục tập thơ và trường ca; đã từng
nổi tiếng từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đã từng làm thơ hơn bốn mươi
năm... mà vẫn còn ý thức được cần phải đổi mới thi pháp với tư cách là hình
thức cuối cùng của quan điểm thẩm mỹ và như là một cứu cánh của thơ Việt hiện
đại, nhà thơ Hữu Thỉnh quả cũng là một nhà thơ “thức thời” thật.
Đỗ Ngọc Yên
No comments:
Post a Comment