Trong khi chờ đợi anh NGÔ MINH và
các nhà “ný nuận văn chương” tiếp tục lên tiếng thì qua trang của nhà thơ
NGUYỄN TRỌNG TẠO, cho phép tôi gửi bức thư ngỏ này tới bác NGÔ MINH:
“HẬN THƠ” – HAY NGÔ MINH BỊA CHUYỆN RA ĐỂ HẬN AI?
Thưa anh Ngô Minh !
Phải thừa nhận anh là nhà
thơ nổi tiếng của “Quảng Bình quê choa”, đến bây giờ anh vẫn cố giữ được phong
độ nổi tiếng của mình bởi thơ anh làm ra, tôi thẩm thấu được cái hay của nó
liền. Còn cái tình của anh đối với anh em văn nghệ sỹ như Phùng Quán, Hải Kì,
Hoàng Bình Trọng ..; thì ai cũng quí. Từ thơ, ta nghĩ đến con người, cũng từ
thơ nó làm toát lên cái giá trị cao cả nhân văn của con người.
Thơ hay nó kì diệu lắm, như
anh biết đấy, chỉ cần đọc một lần là hiểu ngay, ba lần là có thể thuộc. Tôi
thuộc gần như hết các tập PHÍA NẮNG LÊN, tập CHÂN DUNG TỰ HỌA. Có lẽ tài hoa
thơ anh nó được phát tiết ra hết ở hai tập này, còn rải rác ở những tập khác
thì cũng thường thôi.
Còn kỹ thuật viết báo mạng
của anh thì cẩu thả quá, thiếu điều tra, thiếu xác minh, anh chỉ ngồi một chỗ
chờ nghe điện thoại, rồi cứ thế viết bừa, viết ẩu ra, rồi tự tay phát tán lên
nhiều trang mạng khác nhau, đẩy thơ lên trở thành “HẬN THƠ”, làm như thế là rất
nguy hiểm cho tôi và Nguyễn Hoài Nhơn quá, những chi tiết của anh thêu dệt có
phần hơi ác mà bản tính xưa nay ở anh vốn không có như thế, đẩy những hành vi
ấy lên quá mức khiến bạn đọc hiểu lầm hết sức nặng nề, nó không mang tính học
thuật mà chỉ nhằm mạt sát nhau cho bõ ghét, còn chúng tôi trở thành những nạn
nhân của một thế lực ngầm, đen tối khác.
Họ cố tình gài bẫy chúng
tôi, cố tình đưa chúng tôi vào tròng nhưng họ không làm được điều đó, bởi chúng
tôi chỉ đi đọc thơ truyền thống cho nhau nghe, chẳng làm điều gì sai trái cả,
mới hay, phía sau thơ còn có nhiều điều kinh tởm lắm, nó có thể kìm hãm và giết
chết tức tưởi những ngòi bút chân chính. Cũng từ tai họa này, tôi và Nguyễn
Hoài Nhơn mới vỡ lẽ ra nhiều điều ở Văn Nghệ Quảng Bình, thơ cũng phân hóa nặng
nề trở thành các thái cực, nó cũng có phân tuyến, nó cũng có hai phía TA – MÌNH
thiệt rồi mà “hiện tượng” thơ Hoàng Vũ Thuật cũng là một ví dụ đau lòng.
Trong bài viết “Hận thơ”,
anh có nói rằng thừa lúc giám đốc Đài đi vắng, tôi vào phòng thu để đọc bài
bình “Đọc bài thơ CON CHỒN NGƯỜI, ác ý của người thơ hay con chồn ác” của
Nguyễn Hoài Nhơn là hoàn toàn vu khống, bịa đặt.
Dù ở một đài tỉnh hay bất
cứ đài nào, khi phát thanh viên vào phòng thu nó có những qui định cực kì
nghiêm ngặt, bài vở được xem xét, cân nhắc hết sức kĩ lưỡng, sau đó trình lên
giám đốc Đài phê duyệt mới được phát sóng. Nó không giống như cái loa công
cộng, ai muốn chõ mồm vào thì chõ đâu anh Ngô Minh ạ ! Nếu anh không tin thì cứ
hỏi ông giám đốc Đài tôi thì biết.
Cho đến giờ này, bài viết
ấy của Nguyễn Hoài Nhơn, qua dư luận cộng đồng, đã nhận được khá nhiều ý kiến
phản hồi rất tốt, nó thu hút sự chú ý của khán thính giả trong và ngoài tỉnh,
đặc biệt là anh em văn nghệ Quảng Bình.
Đã thế anh còn chụp mũ cho
tôi và Nguyễn Hoài Nhơn đi nói chuyện lung tung tìm mọi cách hạ bệ, làm nhục
nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ở 5 địa điểm khác nhau. Kì thực chúng tôi được anh em
văn nghệ Quảng Bình mời đi đọc thơ rất nhiều nơi, có 3 nơi họ nghe không rõ bài
“Đọc Con chồn người…” trên sóng phát thanh thì tôi mở lại qua máy tính cho họ
nghe, xong rồi thì thôi chứ tôi và Nguyễn Hoài Nhơn không hề nhắc gì đến Hoàng
Vũ Thuật.
Anh viết vậy là quá mức, tự
anh đẩy thơ lên “Hận thơ” thì kinh khủng quá. Những anh em văn nghệ Quảng Bình
còn đó, nhân chứng còn đây, sự việc còn nóng bỏng lắm, anh thử ra quê một
chuyến mà thẩm tra xem, muốn viết cho thật sự khách quan thì nên phải đi thực
tế, ai đời chỉ cầm nghe điện thoại của một số người, rồi anh tự đẩy nó lên
thành một sự kiện động trời chưa từng có như thế thì khốc hại ghê gớm, anh
không sợ phản ứng gì ư, thưa anh ? Vì nể tài thơ anh, mà tôi chưa kiện anh ra
tòa về tội vu khống đấy, anh Ngô Minh ạ ! Còn qua việc này, nhân cách của anh
trong tôi đã có phần sứt mẻ …
Sự việc thứ hai, tôi và
Nguyễn Hoài Nhơn chưa bao giờ đọc tờ Nghệ Thuật mới, thế thì lấy chứng cứ gì để
chê ? Thú thực tôi có nghe nói có tờ báo này vừa mới ra đời do nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều chủ biên, như thế thì quí hóa lắm, riêng ở Quảng Bình chưa phát
hành nên làm sao mà chê người ta được.
Sự việc thứ ba, là nhà thơ
Nguyễn Hoài Nhơn có mang theo hơn một chục bài kí và ba bài bình thơ tặng cho
anh em đọc chơi, anh còn mang ra hơn 100 tập thơ vừa in xong cũng tặng cho anh
em nốt, nghĩa cử ấy thật sự đáng yêu chứ sao lại là phát tán tài liệu lung tung
để bôi nhọ nhà thơ Hoàng Vũ Thuật được.
Khách quan mà nói rằng
những bài kí và bình thơ của Nhơn viết rất tốt, rất sâu sắc, thơ viết khá hay,
anh em ở Quảng Bình rất nể, thế là họ chuyền tay nhau đọc, họ còn phô tô rất
nhiều bản để lưu giữ, điều này cũng hợp lẽ thôi anh Ngô Minh ạ. Đáng lẽ ra anh
phải lấy làm mừng cho đồng nghiệp chớ? Anh nâng tầm Nguyễn Hoài Nhơn lên như là
kẻ tội đồ thế này thì nguy hiểm và nhẫn tâm đối với Nguyễn Hoài Nhơn quá.
Anh Ngô Minh ơi, cái tâm
người thơ cũng trắc ẩn, bí hiểm đến mức kì quái. Cuộc sống đã quá ngột ngạt bởi
bao thứ cơm áo, thơ còn ngột ngạt, tù mù hơn. Ai là kẻ gieo ra cái thứ thơ cách
tân thái quá ấy, chắc anh biết kĩ hơn chúng tôi ? Nhưng xét về tính chuyên
nghiệp để thẩm định thơ hay, đối với trường hợp thơ Hoàng Vũ Thuật thì xem ra
anh còn non tay lắm, chưa đủ tính thuyết phục, thể hiện trong “Hận thơ” mà anh
nêu ra.
Tôi sẵn sàng tranh luận với
anh sau, nếu anh đưa ra được bằng chứng – thơ Hoàng Vũ Thuật là hay, Hoàng Vũ
Thuật là nhà cách tân vĩ đại …, thì tôi phong anh thành “thánh phê”. Nếu không
tôi sẽ chọn 30 bài thơ dở nhất, vô lối nhất, phản thơ nhất, tù mù nhất, tậm tịt
nhất, thứ thơ chập chập cheng cheng của Hoàng Vũ Thuật – tóm lại là thứ thơ kém
phẩm được in quá nhiều trên một số tờ báo lớn để cho bạn đọc đánh giá. Tôi dám
chắc họ sẽ cười đến sái quai hàm ra mà không chữa hết cái bệnh cười điên thì
ông anh tính sao ?
Thưa anh Ngô Minh, tôi xin
giả dụ thôi nhé, phần sau bài viết này, tôi chọn hai bài thơ của anh đặt cạnh
hai bài thơ cách tân của Hoàng Vũ Thuật thì cũng đã thấy độ chênh của hai nhà
thơ này đã cách xa nhau cả một trời một vực, một bên là con – khủng – long –
thơ – Ngô Minh, còn một bên là con – kiến – thơ Hoàng Vũ Thuật. Từ đấy, thiên
hạ mới biết “Ngô thi sỹ” là ai, còn “Hoàng cách tân” xứ Bắc vong bản ấy là ai?
Thưa anh Ngô Minh, tôi cũng
xin phép giả dụ thêm chút nữa, làm thơ được như anh quả thậm khó, để đạt được
những câu thậm hay, cái thằng thơ không chuyên như Lê Anh Phong tôi đây cũng
đành botay.com. Xin trích dẫn: “Dưới chân cỏ chân dung ta tự họa/Bằng nỗi u
hoài của triệu đêm mưa” hoặc “Nghe trang thơm mực nhòe câu/ Nghe run như thể
lần đầu tặng thơ”. Tôi cũng xin trích thêm hai bài thơ lục bát thuộc vào loại
“thơ thần” của anh mà tôi đã thuộc nằm lòng từ mấy chục năm nay, mỗi khi buồn
tình lại đem ra ngâm ngợi:
Mình về làm dấu cát
khuya
Nghe ngờm ngợp gió, nghe chia bước mình
Nửa xa, triều cuốn, nửa gần
Hai lăm tuổi biển khát vần tìm gieo
Em là đau khổ buông neo
Bốn mươi tuổi biển gầy theo bóng thuyền
Mai rồi đời cát vùi quên
Biển còn hột muối nhặt lên, thưa rằng.
Nghe ngờm ngợp gió, nghe chia bước mình
Nửa xa, triều cuốn, nửa gần
Hai lăm tuổi biển khát vần tìm gieo
Em là đau khổ buông neo
Bốn mươi tuổi biển gầy theo bóng thuyền
Mai rồi đời cát vùi quên
Biển còn hột muối nhặt lên, thưa rằng.
Hay:
Ta về đêm cỏ kiếm
tìm
Non tây khuyết chén, đàn chìm nốt sương
Uống đi mấy kiếp đoạn trường
Rượu suông nhấm với tình suông ơ hờ
Nát nhau vần cũ tờ thơ
Trăng treo phú phiếm, gió chờ phù vân
Non tây khuyết chén, đàn chìm nốt sương
Uống đi mấy kiếp đoạn trường
Rượu suông nhấm với tình suông ơ hờ
Nát nhau vần cũ tờ thơ
Trăng treo phú phiếm, gió chờ phù vân
Uống đi nghe vỡ
tiếng đàn
Nghe ta nằm với muôn vàn nín câm.
(Vần cũ-Ngô Minh)
Nghe ta nằm với muôn vàn nín câm.
(Vần cũ-Ngô Minh)
Thật là hay đến khoái ngất,
hay hơn cả làm tình nữa Ngô Minh ơi ? Thế mà sao khi đọc thơ Hoàng Vũ Thuật, Lê
Anh Phong tôi không đến nỗi ngu lắm, cũng theo sự hướng dẫn của anh, tôi cũng
bới thơ anh Thuật như đào mồ cha kẻ khác, như thái thịt bò dai, như nhai bã mía
mà sao không thấy chút gì hay, chút gì đọng lại, hay tại cái khẩu mồm tôi không
khạc ra được khi đọc những văn bản thơ này của Hoàng Vũ Thuật ?
Còn theo Nguyễn Đức Tùng
(nhà văn Canada) thì “Tôi rất vui mừng nhận ra gương mặt thơ Hoàng Vũ Thuật tài
hoa lộng lẫy”, Nhà phê bình Thái Doãn Hiểu thì “Hòang Vũ Thuật với những câu
thơ đẹp như nỗi buồn”. Còn theo nhà văn Tô Nhuận Vĩ thì “Hòang Vũ Thuật là một
trong những nhà thơ hàng đầu của Việt Nam hiện nay”. Theo Ngô Minh liệt kê nhận
định của nhiều nhà văn về Hòang Vũ Thuật thì tôi chóang, nể thật, nhưng dẫu
thế, tôi vẫn quá nghi ngờ về cái hiện tượng thơ này? Thưa nhà thơ Ngô Minh?
Tôi cũng xin thêm một giả
dụ cuối thế này, nếu được đọc ngay thơ Ngô Minh cho Ngô Minh nghe hàng chục bài
thơ trong PHÍA NẮNG LÊN, CHÂN DUNG TỰ HỌA (đặc biệt trong CDTH) qua điện thoại,
chắc chắn là Ngô Minh rất sướng vì thơ anh đã đi vào trái tim tôi và nhiều bạn
đọc khác, một thứ thơ có tính nhạc rất dễ hiểu và rất dễ nhập tâm. Lê Anh Phong
cũng “sướng” theo bởi thơ đã “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” rồi Ngô
Minh ạ!
Và thưa anh, tôi không bốc
đồng chút nào, nếu làm thơ cách tân như Nguyễn Quang Thiều thì quá tài hoa, còn
thơ cách tân của Hoàng Vũ Thuật thì dở hơi quá độ, Lê Anh Phong đây cũng có thể
làm một lúc cả chục bài như chơi mà không cần động não, không cần tới cảm xúc,
nó còn hay hơn cả thơ Hoàng Vũ Thuật nữa cơ… ? !
LÊ ANH PHONG
- Nguồn:
Nhà thơ Nguyễn
Trọng Tạo
No comments:
Post a Comment