.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, November 2, 2012

TẠP CHÍ ÁNH SÁNG VÀ CUỘC SỐNG: “NHÀ THƠ HOÀNG QUANG THUẬN KHÔNG ĐẠO VĂN VÀ TRÒ VU KHỐNG BỈ ỔI, ÁC TÂM CỦA TIN ĐỒN THẤT THIỆT!”


LTS: Như tin nhiều báo chí đã đưa trong thời gian qua, (8.8.2012) tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đã diễn ra hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”. Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học và người yêu thơ Hoàng Quang Thuận
 GS.TS Hoàng Quang Thuận hiện là Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Trước năm 1997, phần lớn ông được mọi người biết đến là một nhà khoa học. Nhưng kể từ sau năm 1997, Hoàng Quang Thuận gây chú ý trên thi đàn bởi hai tập thơ “Thi vân Yên Tử” và “Hoa Lư thi tập” được viết trong một thời gian ngắn. Đến nay, thơ của ông đã được in hơn 25.000 bản và dịch ra tiếng Anh, Pháp và được đưa vào giảng dạy tại trường Xavie, Lousiana (Hoa Kỳ).

Tập “Thi vân Yên Tử” gồm 143 bài thơ Thiền, phần lớn viết theo thể Đường luật, được hoàn thành  vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Thi vân Yên Tử” được viết một cách hệ thống và phong phú, mang nhiều hàm ý sâu xa, đồng thời lại gần gũi với đời thường. Tập thơ vẽ ra cho độc giả những phong cảnh tuyệt mỹ của núi mây Yên Tử, đồng thời soi rọi lại những chặng đường vua Trần Nhân Tông đã đi qua để xây dựng nên Trung tâm Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Tính đến nay, tập thơ đã được NXB Giáo dục Việt Nam in thành 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, phát hành ở hơn 70 quốc gia trong dịp Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2008. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về tập thơ: “Đọc những bài thơ hay đượm gió ngàn cao, thấm nguồn suối núi, những bài thơ của một con người đầy tư tưởng nhân văn”.
Tập thơ “Hoa Lư thi tập” được Hoàng Quang Thuận viết khi về đất Tràng An – Bái Đính nhân dịp tròn 700 năm vua Trần Nhân Tông về Yên Tử. Tập thơ đã được làm độc bản nặng 54kg và trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, sau đó tác giả quyết định tặng cho thành phố Hà Nội.
Tại Hội thảo, các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá nội dung, nghệ thuật trong thơ Hoàng Quang Thuận. Các ý kiến đều khẳng định sự thăng hoa mang tính huyền bí, kết nối xưa và nay cả trong hình thức và nội dung thơ Hoàng Quang Thuận; đó là những bài thơ mang tinh thần Phật giáo, mang triết lý nhân sinh rất sâu sắc./.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc Hội thảo,  xuất hiện một số  ý kiến không thiện chí, bởi nhiều lý do khác nhau đã thóa mạ tác giả và có hành động vu khống nhà thơ, cho rằng nhà thơ Hoàng Quang Thuận đạo văn. Đây là một việc làm  thiếu tính nhân văn. Một vài cá nhân ác ý khác đã vu khống chuyện đời tư tác giả, khiến cho dư luận và công luận rất bất bình. Thậm chí, đã gây sự hoài nghi về nhân thân tác giả.
Để độc giả hiểu đúng và rõ hơn về vụ việc này, chúng tôi cho đăng ý kiến và bằng chứng về tính thuyết phục của tập thơ, về vấn đề bản quyền…xoay quanh tập thơ của nhà thơ Hoàng Quang Thuận. Tòa soạn khẳng định, một lần nữa, đây là những thông tin  đúng đắn, chính xác để độc giả hiểu rõ và hiểu đúng về hiện tượng thơ Hoàng Quang  Thuận. Đặc biệt là tấm lòng của nhà thơ đối với non thiêng Yên Tử.
 BBT
Nguồn: Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống

No comments:

Post a Comment