.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, November 27, 2012

Kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà văn VN (1957 - 2012): CƠN ỚN LẠNH CHẠY DỌC SỐNG LƯNG LÀNG VĂN (KỲ 2: ĐIỀM LẠ! ĐỔ BỘ VÀ SÂU HÀNG Ở NGHĨA TRANG CÁC CỤ)


Để chuẩn bị cho hoạt động kỷ niệm 55 năm thành lập, Chủ tịch Hữu Thỉnh (như mọi lần) đã mạnh mẽ xuất chiêu. Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Thỉnh quá quen thuộc với nguyên lý đầy tính biện chứng của Belinxki: “Nếu như có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại”, như vậy thì mới có “Lý do của hy vọng”, mới làm ra “giá trị mới” được.

Buồn cười nhất là cái tin độc nhất vô nhị, chắc Việt Nam Nét, Vnexpress, VTCNew, Văn Nghệ Quân Đội, Dân Việt, Kiến Thức, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông Tấn Xã, Chính Phủ, Đảng Cộng Sản, Nhân Dân, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương, Nguyễn Huệ Chi, Quê Choa, Trần Đăng Tuấn, Anh Ba Sàm, Ngô Bảo Châu, Trần Đăng Khoa, Phạm Viết Đào, Lê Thiếu Nhơn, Văn Công Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Văn Chương + cũng phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Lạy cụ ah, bọn em kỷ niệm 55 năm bằng cách đập tan đội hình báo/tạp
Ảnh: Vanvn

Tin kèm 24 bức ảnh, trợn mắt ra đếm không biết có sót cái nào không, bức nào cũng thấy Chủ tịch Hội nhà thơ Hữu Thỉnh chắp tay vái các cụ đã khuất bóng trên trang web Hội:
Nhà văn và cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam đi viếng mộ các nhà văn tiền bối với tấm lòng thành kính vô đối “Tuy thời tiết khá nắng nóng nhưng nhà thơ Hữu Thỉnh đã dẫn đoàn đi thăm viếng được rất nhiều phần mộ”.
Lại nghĩ, bác nào mà chăm dùng USB 3G (Made by Viettel, Vina, Mobi) cũng chỉ còn nước khóc thét lên vì đơ máy, không thể tải đủ 24 bức ảnh giữ nguyên độ phân giải tối đa này.

Chào thua vì quả tin ảnh vĩ đại

Viếng mộ là việc nghĩa, xong việc trang web đưa 24 bức ảnh chủ tịch Hội âu yếm với các phần mộ thì đúng là điềm lạ.
Trong khi đó người còn sống sót ở Hội, cán bộ, nhân viên báo Văn nghệ Trẻ, tạp chí Văn học nước ngoài, tạp chí Nhà văn thì đang lay lắt, hiu hắt, sống lấp lới, chấp chới dưới giá treo cổ đã buông. Lạ nữa một nhà văn tên đẹp như gương tàu Nguyễn Đức Thiện mà không thấy thiện khi thõng một câu không đâu vào đâu, chưa tròn vành rõ chữ như học sinh tiểu học “Trên này mình coppi bài của Đỗ Hoàng trên trang KV và gửi cho anh Cảnh Trà. Đọc xong mình và anh CT kết luận: Mặc kệ, họ làm gì thì làm. Ta xibn cứ đúng nhìn thôi”. Thất đức, tắc thiện đến thế là cùng. Cũng trên trang Khôi Vũ Đồng Nai nhà văn Hoàng Đình Quang đã cho thấy tầm nhìn sắc sảo, chí lý chí tình về việc giải tán này và khẳng định “hơi một tý là dẹp bỏ, đóng cửa thì lại là việc làm của hành chính, sen đầm”, Comment by Hoàng Đình Quang (11/21/2012 22:13).
Quay lại chuyện mộ phần, phải chăng để chứng minh, bạch hóa với làng văn rằng: Chủ tịch Hội vẫn đang còn cường tráng (nhà thơ Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942) dù đã 71 tuổi còn thiếu mấy tháng, vẫn đủ sức để lãnh đạo Hội thêm đôi nhiệm kỳ nữa.
Trở lại vấn đề trên, tin chấm phảy, ngoặc đơn rối cả mắt cho biết: “Tiếp theo những hoạt động hướng tới sự kiện Hội Nhà văn Việt Nam chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 55 ngày thành lập Hội (1957 – 2012); ngày 22-11-2012 nhà văn và cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đi viếng mộ các nhà văn tiền bối - những người đã dành rất nhiều tâm huyết, tài trí bằng ngòi bút của mình góp phần cho sự nghiệp văn chương nước nhà và sự nghiệp gìn giữ độc lập tự do bảo vệ tổ quốc. Đại diện BCH Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN làm trưởng đoàn. Cùng đi là các ủy BCH Hội (Nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội NVVN; Nhà văn Trung Trung Đỉnh – Giám đốc NXB Hội NVVN; PGS. TS, nhà LLPB Phan Trọng Thưởng – Nguyên viện trưởng Viện văn học VN); Nhà thơ Ngô Thế Oanh; Các cán bộ văn phòng Hội, phóng viên, nhân viên các cơ quan cấp hai thuộc Hội NVNV”.
Điểm danh một:
Nhà thơ Ngô Thế Oanh, áo trắng bên phải
A! có nhà thơ Ngô Thế Oanh, phụ trách tạp chí Thơ, tai qua nạn khỏi, không bị “sát nhập” (chữ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vừa dùng), đi để tạ lễ là phải lắm. Ông hay đội chiếc mũ vải mềm, nom giống trưởng thôn nhưng hơi chậm.
Nhớ bữa trước, đầu tuần đến thăm tạp chí Thơ ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, trong phòng có một em đánh máy, liếc ngang thấy đang chơi Pikachu rất chăm chú, nhiệt tình. “Lâu quá không thấy chú đến, mà uống nước đi”, nhà thơ Ngô Thế Oanh hồ hởi. Mình tợp một miếng, thấy chua chua, ngọt ngọt ở cuống họng, bèn hỏi: “Nước cây thuốc hả anh, ngọt quá, chắc bổ nhiều thứ”.
Ngô Thế Oanh giật mình “chết cha, nước cũ, trà cũ từ tuần trước, cứ tưởng là ấm mới nên chế thêm nước vào”. Ông lật đật đi đổ bả, tráng ấm, lại chạy lên tít tầng ba văn phòng website Hội Nhà văn để xin chè. Thấy văn phòng chất đầy tạp chí, nhón lấy vài cuốn xem, té ra toàn tạp chí Thơ cũ tồn từ đời tám hoánh, cỡ vài tấn. Liếc nhìn xung quanh thấy không có người, mình vơ vội lấy mươi cuốn mang ra bàn, cẩn thận phủ tờ báo Văn nghệ Trẻ lên đậy lại. Yên tâm rồi. Nghi binh thế là giỏi, nào có thua họ Gia Cát bọn tàu.
Một lúc, thấy Ngô Thế Oanh mang trà nước xuống, hai anh em lại bàn chuyện thơ, chuyện thẩn trên giời (giữa người) dưới bể. Lúc về, vừa bước ra đến cửa nhà thơ Ngô Thế Oanh gọi giật lại “chú cầm thêm mấy cuốn tạp chí Thơ nữa cho đủ bộ”.
Mặt nghệt ra chưa kịp phản ứng, Ngô Thế Oanh đã dí chiếc điện thoại đen trắng vào mặt. Không thể cười nổi khi đọc tin nhắn: “có người trộm tạp chí Thơ bác ơi, xuống ngay”. Té ra là cô em đánh máy, ngồi tít mít góc phòng bắn bi di chuột trên máy, nhắn tin cho Ngô Thế Oanh.
Mẹ kiếp. Thế mà cứ tưởng “nó” không biết gì. Giữ nhà kinh quá, thính hơn cả chó Mông (hix, mình lý bí từ, nói bậy quá). “Bác cho, em xin”, giả lả bắt tay nhà thơ Ngô Thế Oanh rồi mình chuồn luôn. He He
Điểm danh hai:
Ơ! Có cả nhà văn Trung Trung Đỉnh tháp tùng trong đoàn. Tưởng Giám đốc, Tổng Biên tập, nhà văn Trung Trung Đỉnh về nghỉ khỏe sau vụ in “dâm thư” Sợi xích của nhà văn trẻ, người đẹp Lê Kiều Như. Nào ngờ vẫn dũng mãnh, mới rồi Nhà xuất bản Hội Nhà văn còn kỷ niệm 55 năm thành lập, lại còn ra mắt con web Gu gồ chấm Nhà xuất bản rõ hoành tá tràng, không biết sẽ chăm bón tưới tắm như thế nào. Hay là ba bảy hai mốt ngày thì đơ cu tơ. Nhưng cứ sướng đã, năm ngoái quả Lính trận đã ăn giải thưởng Hội rồi. Tê phê hết cả người. Năm nay lại phải giả nợ đồng lần cho bọn UV Ban Chấp hành ra sách mới. Không chạy làng được. Đến khổ. Có kiêng có lành, ra nghĩa trang, thôi vừa đi vừa khấn, tội vạ đâu Chủ tịch gánh chứ mềnh việc quái gì.
Điểm danh ba:
Nhà văn Vũ Đảm, thứ hai trái sang

Ồ! Nhìn thấp thoáng thấy có cả thân pháp nhà văn Vũ Đảm, Phó Tổng Biên tập tạp chí Nhà văn đang ngấp ngoảy cũng hớn hở tháp tùng theo đoàn, đứng rất sát với Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh (Hữu Thỉnh còn có một bút danh nữa là Vũ Hữu). Không ở tạp chí lo lương lậu cho nhân viên, cán bộ, Vũ Đảm chạy ra đó mần chi không biết, nếu khấn vái được cả tôm lẫn tép thì có mà loạn cái con cào cào. Chắc cầu cho tạp chí Nhà văn thoát hiểm. Mà có khi phải đặt cục gạch vồ mới đi được vụ “sâu” hàng này, mà sao không rủ rê Đỗ Hoàng, nhà báo Nguyễn Thị Dư (Trưởng BBT tạp chí Nhà văn), nhà thơ Đào Vĩnh, nhà lý luận Ngô Hương Giang, nhà văn Nguyễn Toàn Thắng cùng đi “đã lên xe là cùng một hướng” để “làm ra giá trị mới” nhỉ. Hay chí ít anh em cũng còn có được tấm hình kỷ niệm những giây phút cuối cùng ở bên ngài Chủ tịch Hội Nhà văn.
Điểm danh tư:
Vắng nhà thơ Đỗ Hoàng. Chỉ tội lão, trời Thủ đô đang giở lạnh, mưa gió thế này, không biết lão đang thậm thụt, dật dờ, gà gật, vạ vật ở đâu, tháng này đã nhận đủ lương chưa? Cẩn thận không dính tờ tiền sứt góc thì khổ.
Nhà báo Trần Hùng “ác như con tê giác”, “láo như con cụ cáo” lại mếu tếu kể: “Nhà thơ Đỗ Hoàng mần biên tập thơ cho tạp chí Nhà văn, dăm bảy bận đi uống bia với lão, cứ đến lúc giả tiền, mình lại lỉnh đi nghe điện thoại hoặc giữa cuộc, bụng đã có mươi lăm hạt lạc, ba bốn cốc bia rồi thì bảo “em có việc, về trước tí”. Chẳng thấy lão giận bao giờ, chỉ kéo lại “nghe nốt đoạn Kiều Thơ của tao đã rồi về”. Hi Hi. 

Nay đọc được bài
 “Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay” thì thương lão thật. Lương lậu gì mà nhỉnh hơn một triệu đồng, chính xác là 1.004 000 đồng/ tháng (một triệu bốn ngàn đồng) và rồi giữa năm 2012 được hưởng lương 1.300 000 đồng/ tháng (một triệu ba trăm ngàn đồng) thì không biết lão co kéo thế nào. Chắc phải cạp… đất mà ăn”.
Tiền lương thảm thương của nhà thơ Đỗ Hoàng.
Ảnh: Văn nghệ cuộc sống

Chuyện lương lậu và mươi lăm hột lạc này cũng chưa kinh bằng chuyện chiều thứ 6 cuối tháng trước, ngồi ở quán bia cỏ vỉa hè gần số 9 Nguyễn Đình Chiểu (trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam). Sáu anh em chiến hữu nhà văn quây quần sau mấy vại bia, nhìn vào đĩa thì còn mỗi ba củ hành trần (có hành mà không lạc). Thứ này quý, đàn ông đàn ang ăn vào sau khi nốc thì khỏe lắm. Ông nào cũng gườm gườm nhìn nhau.
Thấy không khí căng thẳng, Đỗ Hoàng đứng dậy, vén áo, bóp bóp thọc tay vào túi quần rút ra một chùm chìa khóa nhùng nhoằng vàng nâu cỡ vài chục chiếc, lão xuống tấn, lập thế, khéo léo tỳ đè, tách ba củ hành ra thành 6 mẩu. Thành công, Đỗ Hoàng hửng cằm huơ huơ tay tuyên bố: “hôm nay tao vừa lĩnh lương, giả tất, giờ mỗi đứa một miếng hành lộc trần, đứa nào không bốc ăn thì tịt đường văn thơ lý sự”. Có lệnh, hỷ hả như cởi tấm lòng, văn nhân ai dám trái nhời.

Khuyển Điếm Thiền Giả

“Tàu vừa đến Bờ Hồ. Chàng định dạo quanh hồ một vòng vừa nhìn đời vừa ngẫm ngợi, rồi tìm đường sang sông. Bờ Hồ ngày càng đông người tập thể dục dưỡng sinh. Chàng đang mải nhìn một em mông to vừa ngoáy vừa lắc thì nghe văng vẳng có tiếng đọc thơ:
Sống để tập thở là điên
Tập thở như lẽ tự nhiên là thiền
Sống để thể dục càng điên
Tập trên sân bụng là tiên cõi trần
Nhìn ra thì thấy một dị nhân mặt chữ Giáp, chân chữ Ất. Chà, chắc là một thiền sư. Chàng đến hỏi quý danh. Dị nhân đáp:

– Vâng, người ta vẫn gọi tôi là thiền sư dân gian. Ngoài đời, tôi làm chủ một khách sạn chó mèo, cho nên có người gọi tôi là Khuyển Điếm Thiền Giả.

Chàng chợt nghĩ: Khuyển Điếm Thiền Giả, hắn đến đây làm gì? Rồi chàng hỏi:

– Khuyển Điếm Thiền Giả, chắc ông sang bờ bên kia rồi chứ?

– Cũng sang, sẽ sang Gia Lâm thường xuyên, nhưng không rẽ phải, rồi về, rồi sang... Nhưng chắc rằng tôi sẽ chết nơi Bờ Hồ này như đã từng sinh ra ở đây, ô hay, bờ nào chả là bờ..., lờ nào cũng là lờ. – Dị nhân đọc:
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang
Chân dung thiền giả đấy chăng? Chàng lại hỏi:

– Khuyển Điếm Thiền Giả, ông vẫn thường làm thơ chứ?

Dị nhân đáp:
... Thế là như kẻ mất hồn
Tôi không phân biệt giữa lồn và thơ
Thế là nửa tỉnh nửa mơ
Trông đâu cũng thấy nửa thơ nửa lồn
Thế là dại quá hóa khôn
Ngộ ra mới biết trong lồn có thơ
Thế là tỉnh một giấc mơ
Ngộ ra mới biết trong thơ có lồn...
Dị nhân dường như chẳng chịu dừng lại với vần vè của mình, nghe chẳng kịp nhớ. Một ông về hưu đi qua thấy chối tai quá, quát ngang:

– Các anh không còn biết xấu hổ và liêm sỉ à? Bọn thành thị rặt lũ suy đồi sa đọa! Tại sao ta đã từng phải chôn đi những ba ngàn thằng trong sáng như thế hả trời?!”
(Bài học tiếng Việt mới, Đặng Thân).
Đọc xong đoạn văn trên. Mồ hôi vã ra. Chắc có điềm. Hấp tấp gọi ĐT (090.102.102…). “Kìa đàn đã so dây, cung đàn đang lửa phím, ớ ơ…”, đổ chuông mà đếch nhấc máy.
Chắc đang phê lòi.
Bực cả cục.
Nhà văn Đặng Thân và người tình 3.3.3.9
Chắc mẩm cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], tiểu thuyết Đặng Thân năm nay vào giải thưởng Hội Nhà văn VN mười mươi. Trước đó, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn đã phát biểu khai mạc Tọa đàm về “3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân” do Trung tâm Văn hóa Pháp (l’Espace) tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 7/1/2012. Nguyễn Quang Thiều: Tôi muốn đề cử cuốn sách này cho giải thưởng Hội Nhà văn năm 2012 (Văn hóa Nghệ An) với những lời lẽ đẹp đẽ, khẳng định số má, lấy vé cho tiểu thuyết Đặng Thân.
“Cho đến cuốn tiểu thuyết của anh Đặng Thân thì khi đọc nó tôi nhận thấy một điều là có lẽ đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một cuốn tiểu thuyết với hình thức như vậy. Và tôi cam đoan rằng không ít các nhà văn đang viết tiểu thuyết sẽ ngờ vực nó, sẽ phản biện nó, và có thể sẽ chống đối nó, rằng đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Nhưng tôi cho rằng không chỉ ở đây và hôm nay chúng ta bàn luận về nó. Chúng ta nên tiếp tục bàn luận về nó.
Đứng danh nghĩa cá nhân, tôi muốn đề cử cuốn sách này cho Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2012. Nó còn phụ thuộc vào Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, và tôi hy vọng rằng, nếu nó trở thành một cuốn sách lọt vào chung khảo của văn xuôi năm 2012 thì tôi cho đấy là một điều rất lý thú. Đó là một điều cũng công bằng, và nó sẽ tạo nên những vấn đề (youtube), mở ra những điều của văn xuôi đương đại chúng ta, đặc biệt là tiểu thuyết”.
Nào ai tính được chữ ngờ.

Năm nay Ban Chấp hành lại tiếp tục ù

Cô bạn mần biên tập ở mảng văn hóa báo X,  gửi cho cái SMS, đọc xong mà cười rụng rốn, chẳng biết trả nhời thế nào.

Bạn có nghĩ UV BCH Hội Nhà văn VN Nguyễn Thị Thu Huệ năm nay ẵm giải?
1. Sai. Ai biết thiên đường thế nào.
2. Đúng. Cứ ở lại, tiếp tục nổ máy, để BCH thâu tóm mọi kỷ lục làng văn.

 .
Nguyễn Huệ thủa còn thiên đường (Chân dung của Đặng Xuân Hòa).
Mùa này chị bế giải để kế tiếp truyền thống bồng danh hiệu của BCH Hội Nhà văn
Tập truyện Thành phố đi vắng
, đi vái liệu có làm nên cháo cơm?

Lạch tạch lê táo dưa với một sư huynh: than3339tran@yahoo.com, nội dung:

- Viết làm véo gì nữa sư huynh ơi.
- Thằng này láo, làm kiểm điểm ngay, họp phát cáo chung luôn bây giờ, hay muốn “sát nhập” vào cột điện Nguyễn Đình Chiểu.
-  Thôi, em xin. Ơ mà anh lại dọa em, này có đận 3 đứa chân dài tít tắp ồi ồi gọi báo có thai, em còn vững như tượng đá nữa là, cứ phải làm nốt vài ván bóng bàn cái đã, đỡ tiếc công cởi quần và khởi động khớp tay.
- Mày có đạo mà vô đạo quá.
- Vô đạo mới đắc đạo. Mà cái câu “phải chôn đi những ba ngàn thằng trong sáng” trong Bài học tiếng Việt mới là còn thiếu thực tế nhé. Sư huynh là hay cãi em lắm.
- Thực tế là tư thế gì?
- Cộng cả tay Đặng Thân bây giờ là “ba ngàn không trăm linh một thằng trong sáng” bị chôn sống nhé. Tư thế đứng.
- Cụ tỷ “ti chị em đi” xem nào?
- Cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] bị chôn sống rồi, tượt giải Hội Nhà văn VN rồi, Đặng Thân tạch văn đoành từ vòng gửi xe rồi.
- Họp chưa, thế đứa nào đỗ… trạng?
- Người đẹp chấp hành Nguyễn Thị Thu Huệ. Tập truyện Thành phố đi vắng. Và…
- Ối giời ơi, trúng kế rồi, cả làng văn chết ươn rồi.
Năm nay Ban Chấp hành lại tiếp tục ù à.
Thành phố đi vắng, thành phố đi vái, thành phố đi đái… Dạng chân ra, giời ơi là giời!
Lính trận (Trung Trung Đỉnh), Lỏng và tuột (Trần Đức Tiến), Huyền thoại tàu không số (Đình Kính) toàn ngáo ộp Ban chấp hành cả, giải thưởng Hội Nhà văn VN 2010-2011 đận trước cân hết rồi. (báo Thanh Niên) Thế mà… Đang có công nghệ khoa học quyết chí trao giải thưởng cho Thị Huệ, để đội hình đẹp cùng nhau lập hat-trick giải thưởng ba năm liên tiếp (2010, 2011, 2012) đều về túi ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn VN.
Phận dân đen thương thay, khốn thay. Ôi! Khuyển Điếm Thiền Giả.
Đù mé! Lồn trần.
- Eo ơi, gớm!
- “Không còn biết xấu hổ và liêm sỉ à? Bọn thành thị rặt lũ suy đồi sa đọa!” Năm ngoái mấy đứa ngoặc chân, móc tay đi đêm tuồn bài. Chưa họp đã hợp giao khui bia chai thắng giải. Chẳng ai tố vì nghĩ rồi mình cũng được phân, có phần. Nay phần cũng cóc có, phân cũng hết, bọn bẩn ăn cả giày, cả tất, cả đất xung quanh mà răng vẫn trắng, mồm lưỡi vẫn tơn tu thì tài thật. Thánh thật.
Ban Chấp hành Hội Nhà ăn VN muôn năm, Ban Chấp hành chính chủ muôn năm, nhà cầm cái muôn năm, nhà múa cột giải thưởng đại tài muôn năm.
- Thì vưỡn. Ai chẳng thích “sâu” hàng. He he
Mà sư huynh bậy quá, em hít le, em cắt xoẹt sư huynh.
Thưa - bạn - đọc, bây - giờ - là - 0h00 - ngày - thứ ba – 27 – 11 – 2012.
Liệu cái chết không hẹn giờ của tạp chí Nhà văn, báo Văn nghệ Trẻ thăng hà, tạp chí Văn học nước ngoài ngỏm củ tỏi, trong đại lễ kỷ niệm Hội Nhà văn VN 55 năm xênh xang áo váy kèn trống, biết mấy ai đã từng có tên trên trang, trong các bài lý - phê, văn - vê, mấy mẩu tin - tê, hộp thư bạn đọc sum suê, làng văn còn mấy người biết thương nhớ để mà thắp hương?
(còn nữa)

Phố Khoai, Kường quốc thơ, Không ngủ được, 0h00 27/11/2012
KĂNG KÀNH KẠCH

No comments:

Post a Comment