.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, November 7, 2012

TẬP “BUỔI CÂU HỜ HỮNG” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ĐOẠT GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI HẾT SỨC YẾU KÉM – PHI THƠ CA


Tập Buổi câu hờ hững gồm 35 bài, có 2 bài văn xuôi không ra văn xuôi, thơ không ra thơ, xin nói sau do Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 9 năm 2011. Trong 33 bài đều không viết theo truyền thống từ cách cảm cách nghĩ và cách thể hiện. Nó là một thứ tù mù, rối rắm, đánh đố, tắc tỵ, hủ nút, sáo rỗng, đại ngôn, lủng củng, lởm khởm, khập khà khập khểnh, so sánh thì khệnh khạng, ví von thì khiêng cưỡng, ông nói gà bà nói vịt, bắt râu ông nọ chắp cằm bà kia, tiền hậu bất nhất, phi lô gic, cũ ky, cũ kỵ; khi thì thương mại (buôn bán), khi thì toán học, khi thì hóa học, khi thì vật lý, khi thì sinh vật học, khi thì Nôm, khi thì Hán chưa Việt hóa, khi thì bê nguyên xi tiếng Anh… Có nhiều bài nếu chuyển qua vè Việt còn kém vè Việt nhiều bậc; có nhiều bài như người nước ngoài học tiếng Việt 3 tiết rồi làm thơ Việt…
Nhà thơ Nguyễn Bình Phương (đầu tiên, trái qua)
Sau hậu chiến năm 1975, nhiều người sáng tác không bằng lòng với các khuynh hướng thơ trước minh như: thơ Mới, thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ, thơ những người cùng thập kỷ, cùng thế hệ, họ quyết đi tìm một cách thể hiện cho khác người đi trước. Có người trước đây cũng làm theo thể thơ truyền thống nhưng họ vẫn quyết đoạn tuyệt thơ cũ để đổi mới thi ca; có người ngay từ đầu đã xa lánh các huynh hướng truyền thống, chối bỏ tất cả để tìm hướng đi cho mình.
Việc ấy thời nào cũng có. Đó cũng là điêu xảy ra đúng quy luật vận động của tư duy, của cuộc sống. Như tôi đã nhiều lần phát biểu: “Cuộc sống không đổi mới tiến lên lên thì sẽ bị ngưng trệ và đến mức bị tiêu diệt”. Trong khoa học, trong thi ca nghệ thuật, trong muôn loài cũng vậy. Nhưng mới như thế nào? (Xem “Vì sao tôi dịch thơ Việt ra thơ Việt” – Tạp chí Nhà văn năm 2009. Dịch thơ Việt (trích) – Báo Hà Nội mới chủ nhật năm 2010; Tạp chí Dặm nghìn đất Việt… đó là việc các nhà cách tân hay cách mạng phải hiểu rõ!
Đổi mới cũng phải có kế thừa và phát huy truyền thống thơ ca dân tộc và nhân loại. Muôn đời là như thế. Điều này những tác giả tự xưng là hậu hiện đại chối bỏ hoàn toàn. Nguyễn Bình Phương là một trong những đại biểu đó. Và xin mạn đàm về tập Buổi câu hờ hững.
Nguyễn Bình Phương trước đây tuân thủ các phép làm thơ truyền thống từ hình thức đến nội dung và có tập, có bài đọc được. Xem Vô lối Nguyễn Bình Phương – vannghecuocsong.com. Nhưng sau đó Nguyễn bình Phương quyết tâm đổi mới và không chấp nhận thơ truyền thống cũng từ hình thức đến nội dung.
Tính từ thập kỷ 80 đến nay, những người quyết tâm cách tân thơ Việt cũng đã 30 năm. 10 năm đã đủ để một khuynh hướng thơ, một trào lưu thơ thành công. Nhưng  đã hơn 30 năm, tất cả các khuynh hướng từ nhóm đến tổ được nhiều tổ chức lăng xê mà đến nay nó vẫn không hề gây được tiếng vang gì mà cũng không gặt hái được thành quả gì trên văn đàn. Những cái được in ra được trao giải chỉ là những cái thử nghiệm chưa thành công. Không phải cuộc cách tân nào cũng thành công.

                                                                         *  
Tập Buổi câu hờ hững gồm 35 bài, có 2 bài văn xuôi không ra văn xuôi, thơ không ra thơ, xin nói sau do Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 9 năm 2011. Trong 33 bài đều không viết theo truyền thống từ cách cảm cách nghĩ và cách thể hiện. Nó là một thứ tù mù, rối rắm, đánh đố, tắc tỵ, hủ nút, sáo rỗng, đại ngôn, lủng củng, lởm khởm, khập khà khập khểnh, so sánh thì khệnh khạng, ví von thì khiêng cưỡng, ông nói gà bà nói vịt, bắt râu ông nọ chắp cằm bà kia, tiền hậu bất nhất, phi lô gic, cũ ky, cũ kỵ; khi thì thương mại (buôn bán), khi thì toán học, khi thì hóa học, khi thì vật lý, khi thì sinh vật học, khi thì Nôm, khi thì Hán chưa Việt hóa, khi thì bê nguyên xi tiếng Anh… Có nhiều bài nếu chuyển qua vè Việt còn kém vè Việt nhiều bậc; có nhiều bài như người nước ngoài học tiếng Việt 3 tiết rồi làm thơ Việt…
Mở đầu tập sách là một bài rất buôn bán (thương mại) – Chào hàng. Nhiều người không am tường thơ ca thì tưởng rằng đây cuốn sách giáo khoa trường đại học Thương Mại (buôn bán) đóng trên Cầu Giấy dùng cho sinh viên học Khoa Makettin. Nếu nhìn tục  một chút thì lầm tưởng cách chào ở các quán karaooke khi họ trương biển mời khách, hay các nhà nghỉ cò mồi làng chơi đến nghỉ … để vào xem hàng.
Đọc câu thứ nhất: Đây là lụa thì ai mà chẳng tin rằng có “gái đẹp” và đọc tiếp  Nhễ nhễ mê man trong thân thể mê man thì ai mà không tin chốn này có gái mềm lữ và có hút thuốc phiện!
Sau màn chào hỏi, tác giả nhồi như nhồi ngỗng một lô một lốc thuật ngữ toán học mà các nhà toán học đọc lên cũng ngợp: cái tổng số, vô vàn, đây con số, bên lề dấu cộng, một phép nhân bay lượn, đây ngày lẻ, trong góc hẹp, ngày chẵn, một chú cún con, một ly cà phê, “số” không. 34 chữ thuộc thuật ngữ toán học đúng một trăm phần trăm(!)
Đây là một bài Vô lối viết khô khan, khô hơn ngói, vô cùng gượng gạo. Đến toán học là một môn khoa học tư duy khô khan cũng mượn vẻ đẹp vần điệu, tính nhạc của thơ ca để làm cho nó bay bướm. Xin dẫn chứng:

 BÀI TOÁN TÍNH SỐ KHỈ ĐÀN

Họ nhà khỉ nhân khi nhàn rỗi
Rủ bạn bè mở hội liên hoan
Trên cây dưới đất hai đàn
Dưới thì nhảy múa, trên toàn hát ca.
Khách tới chơi đi ra vườn thấy
Phần tám bầy đem lấy bình phương,
Tiếng ca trầm bỗng du dương,
Có mười hai giọng mến thương dạt dào.
Khách vui thẻ tính xem sao,
Giữa rừng xanh đẹp có bao khỉ đàn?
(Đ- H sưu tầm)
 Thế mà thơ ca lại đem vứt bỏ cái tinh túy của mình, biến câu chữ, hồn vía bài thơ như một cái xác không hồn.
Đọc kỹ câu sau nữa: Đây con số tinh anh ranh ma thì thấy tác giả sai cả kiến thức cơ bản trong tri thức, đời sống.  Ai cũng biết hai chữ tinh anh là chỉ phần tốt đẹp của tâm linh, trí tuệ con người và cả thần linh. Thác là thể phách, còn là tinh anh (Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du). Làm sao phẩm chất đã là tinh anh mà còn ranh ma?
Đến bài Cắt tóc thì sống sượng, xơ cứng với những con chữ như khúc xương đẽo hết da thịt:
Tôi cắt tóc
Một người cực lạ
Rũ khăn choàng váng vất bước ra.
Trong bài tự Tự xông đât  cũng viết trước gương của nhà thơ Lâm Huy Nhuận đầy hồn chữ, hồn người:
Giật mình đôi mắt trũng sâu,
Người trong gương ấy còn đau hơn mình.
Đọc Lâm Huy Nhuận thấy ngậm ngùi đau xót mãi cho kiếp mình, cho kiếp người.
Tập Buổi câu hờ hững thấy cái gì cũng không thật, cũng sống sượng, cũng giả.  Hàng giả thứ thiệt. Giả đến mức viết về mình, về người yêu, về con, về gia đình bạn bè như mình là người ngoài cuộc.

Ta sinh ra cô đơn

Giờ cô đơn đã cũ
Ta trưởng thành bởi sợ hãi
Sợ hãi cũng cũ rồi
(Bài thơ cũ)

Cô đơn làm sao cũ, sợ hãi làm sao mà cũ. Nỗi đau luôn luôn mới kia mà! Chụp mũ hết chỗ nói!
Cụ Tú Xương bóc thật mình ta một cách chân thành nên hậu thế nhìn được bản ngã của. Cụ mới được hậu thế tôn vinh:

Vị Xuyên có Tú Xương

Dở dở lại ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.
Con người của Buổi câu hờ hững là con người của vô tâm hờ hững, của lạnh lẽo tâm hồn. Ngay cả tình yêu đôi lứa là thứ tình quyết liệt nhất, đam mê nhất mà tạo hóa ban phát thì Nguyễn Bình Phương vẫn:

Và láng máng hình như mình từng yêu

Cát đã vơi lẹ làng yểu điệu
(Từ đồng hồ chờ trên máy tính)

Nên nhớ khi Lục Du khi ngoài 75 tuổi trở lại thăm Vườn liễu cũ vẫn nhớ một mối tình không thành của mình:

Thân này thành đất Cối Kê ấy,

Vẫn giữ trong tim một khối tình
(Bản dịch Đỗ Hoàng)

Cái vô tình ấy, cái lạnh lùng của Nguyễn Bình Phương càng thể hiện rõ khi viết về con :

 E ò e, ò e tí toe ngo ngoe vò vẹ
(Chơi với con.)
Tôi đọc mà tưởng tác giả chơi với robot dog (chó máy) hoặc toy octopus (đồ chơi bạch tuộc cho trẻ con). Trẻ nghe e ò e, ò e tí toe, ngo ngoe, vò vẹ thì  các cháu sẽ đái ra cả bỉm, vải ca linh hồn ông nội.
  Chưa hết, ông bố còn hù tiếp như hù cọp như vậy.:
Lăn qua chữ nghĩa
Tôi rền vang tôi
Tôi đánh rơi ở nơi không tìm thấy
Rồi voi, hổ , báo, rùa vĩnh cửu…, hết thảy khuân ra hết để hô xung phong như ông đại đội trưởng ở chiến trường (dù xung phong làm cái chảo nấu ăn) để dọa con:

Tôi bị vướng vào thế giới ta bà

Con voi bé nhỏ, con voi kềnh càng, con báo lù lì, con rùa vĩnh cửu
Tôi xung phong làm cái chảo nấu ăn…
(Bài thơ đã dẫn)

Dọa từng ấy chắc con mình chắc chưa khiếp sợ, nên dọa tiếp để mai sau nó lớn lên nó theo bố làm binh nghiệp cho đặng dũng cảm:

Khuất trong góc nhà tôi có cả ta và giặc

Bánh xe màu lục, viên đạn vô hình
Khẩu súng ấy trắng bong như bột lọc
Tôi bắn gục thời gian không thèm tiếc…
(Bài đã dẫn)

Phim hành động, bạo lực của Mỹ ở Holoniut phải cầm sách đến đây mà học Nguyễn Bình Phương về  cách dọa nạt trẻ con để nó trưởng thành tướng lĩnh(!)

Trong khi đó nhiều nhà thơ về con để lại trong lòng bạn đọc những tình cảm nồng hậu, thắm thiết về tình phụ tử:

Con ngủ đi con, bố nằm bố quạt
Bố nghĩ bài thơ vừa viết ban chiều
Bố có con tâm hồn dịu mát
Mây có trời xanh, mây mịn đường thêu..
(Huy Cận)

Trong Buổi câu hờ hững có nhiều bài vô lối tuyên ngôn thơ nhưng đơn giản, gượng gùng, xơ cứng, tù mù và cũ kỹ:

Ta im lặng

Chim hót
Họ thì vỗ cánh bay
Ta viết
Chim bay đi
Họ thẩn thơ đậu xuống
Ta nhìn ta mai mái một làn sương
(Nhà thơ)

Cách đây gần 2 000 năm Lý Bạch đã nói điều này rồi mà nói bằng thơ:

ĐỘC TỌA KÍNH ĐÌNH SAN

Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
Tương khan lưỡng bất yêm
Duy hữu Kính Đình San

NGỒI MỘT MINH BÊN NÚI KÍNH ĐÌNH

Chim bầy cao bay vút
Mây lửng lơ một mình
Nhìn nhau không biết chán
Chỉ có núi Kính Đình!

(Đỗ Hoàng dịch)

Tôi đồ rằng tác giả Buổi câu hờ hững có thể bị tâm thần hoặc là bị chấn động thần kinh, tâm hồn bất định.  Nhiều bài viết rất thiểu năng trí tuệ, giả đò (giả vờ): Buổi câu hờ hững, Phân chim, Chân dung khi trống trải, Khoảng giữa, Nói với em từ nơi trống trải, Hỏi…
Đặc biệt là bài  Hỏi một bài hết sức giả đò :

Này cô em dáng hiền hiền xinh xinh

Bệnh viện là gì nhỉ?

Này cô em dáng hiền hiền xinh xinh
Bệnh nhân là gì nhỉ?

Kìa cô em dáng hiền hiền xinh xinh
Là bác sỹ hay là gì đấy nhỉ?

Ngạn ngữ quê tôi ( miền Trung) có noi:  Giả đò đui dòm lồn!
Đúng như vậy!

Trong tập Buổi câu hờ hững đầy những lối nói kiểu cách, lởm khởm cũ như trái đất, cũ đến mức mà Tạng thư, Kinh Phật, Kinh Thánh còn không cũ hơn như: Trong phép màu khó hiểu, Đá xanh rêu với u huyền, Những áng bay ngọt lừ, Những luồng đạn căng lừ, Người yểu mệnh đứng bên lề dấu cộng, Tinh mơ luôn trở lại, Chứa những điều vằng vặc bên trong, Rạng đông nhen dưới gót chân Hời, Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển, Lẩy bẩy chết dọc theo kim phút, Khóe miệng sương mù, Ngả từ thao thức vào hoang vắng… kể mãi cũng không hết những câu đại loại như thế!
Rồi rất nhiều triết lý vặt, lên gân, vô bổ: Tuồng như sống chỉ là rơi, Và hãy nhớ chúng ta không lay động…
Tiếp đến là lạm dụng âm Hán Việt chưa được Việt hóa bao nhiêu: Luyến ái, phù sinh, lạc thú, u huyền, hỏa xa, ngoạn mục, thanh tân… Rồi lại viết nguyên xi tiếng Anh trong câu tiếng Việt làm người đọc vô cùng khó chịu:
Lũ trẻ online câu hy vọng(!)
Nhiều người mỉa mai sao không viết hết cả câu tiếng Anh để thể hiện tác giả giỏi Englisch:
Childrens online sentence hope!

Hai bài như là văn xuôi Về một người thương binh hỏng mắt, Những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, nhưng cùng không ra văn xuôi, nó là một thứ lưỡng cư, chấm phẩy lung tung, câu nọ xọ câu kia, nhiều đoạn tối mò, vô nghĩa. Ví dụ: - Anh bảo quê anh ở bên kia mùa hạ, tôi bắt gặp những rặng núi xanh và lau bạc.  Chấm ở chữ hạ là đủ nghĩa tại sao lại phẩy ở đây? Tôi bắt gặp không ăn nhập gì với đoạn câu trước. Nhiều và nhiều lắm. Đến nỗi nhà văn Nguyễn Thiện Đạo nói với tôi: - Tôi đọc văn Nguyễn Bình Phương không biết ông ta viết gì (!)
Là người lính chuyên nghiệp nhưng trong tập sách Buổi câu hờ hững chỉ thấy thấp thoáng hai bài có “hương vị” lính đó là Trên đồi cao và  Về một người thương binh hỏng mắt. Hai bài này người không ở lính vẫn viết được và viết hay hơn nhiều. Không thấy dáng đồng đội, tình quân dân ở đâu cả. Các nhà thơ thế hệ trước đã viết về đồng đội về tình quân dân cảm động:

Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Là miếng cơm sẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều  mưa
Chia nhau đứng trong chiến hào chất hẹp
Chía nhau cuộc đời
Chia nhau cái chết!
(Đồng đội - Chính Hữu)

Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh Vệ quốc quân ơi!
Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước – Tố Hữu)

Anh về cối lại vang lừng
Chim reo trên mái, gà mừng dưới sân
Anh về sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca
(Về làng- Hoàng Trung Thông)

Viết về người lính và không viết thì cũng không ai bắt. Nhưng nhà thơ của đất nước nào cũng phải thể hiện phẩm chất công dân của nước mình, nhất là những nhà thơ mặc áo lính. Mạc Ngôn là một dẫn chứng sinh động!
Nguyễn Bình Phương rất cố gắng tìm tòi cách tân nội dung, hình thức, ngôn từ biểu hiện nhằm làm cho thơ mình và thơ thế hệ có một nét khác biệt, mở đường cho cuộc đổi mới thơ ca của lớp nhà thơ sau thống nhất đất nước năm 1975., đó là điều đanghs trân trọng Nhưng tiếc thay nhà thơ không hiểu rằng: Cuộc cách tân nào, thậm chí cả cách mạng đều phải có kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và nhân loại thì những cách tân, cách mạng ấy sẽ thành công lâu dài. Còn cuộc cách tân, cách mạng nào pha nát đạp quá khư thì sẽ thật bại. Nhãn tiền ấy ai cũng biết. Từ sau năm 1975 đến nay nhiều trào lưu tự xưng là hậu hiện đại hậu hậu hiện đại đều thất bại là vì thế!
Tập Buổi câu hờ hững rốt cuộc không có gì là mới, cha ông đã từng noi rồi:

                                 Buông đã lỡ phải lần,
                        Thấy non với nước mười phần muốn thôi!

Hà Nội ngày 5 tháng 11 năm 2012
ĐỖ HOÀNG

2 comments:

  1. Tôi nhất trí với những ý kiến của Đỗ Hoàng. Đọc bài vè của Đỗ Hoàng còn thu vị hơn đọc bài thơ của NBP ! No More Comment !

    ReplyDelete
  2. Anh Đỗ Hoàng ơi! Giá như anh được là 1 người trong Ban Giám khảo Chắc Tập buổi hờ hững chỉ cho vào sọt rac. Thế mà Ban Giám khảo 9 người đồng ý cả 9 . Có phải Phương đã cho tiền các vị để đồng thanh đồng ý. Thạt giả lẫn lộn .

    ReplyDelete