.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Sunday, November 25, 2012

NHÀ VĂN TRƯƠNG VĨNH TUẤN NGUYÊN PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÁO VĂN NGHỆ LÊN TIẾNG: “GIẢI TÁN TẠP CHÍ NHÀ VĂN LÀ VIỆC LÀM KHÔNG THỎA ĐÁNG”

“Ông Nguyễn Trí Huân đã gian dối không thực hiện dự án này, ông không phát triển thêm được một chút nào mà còn xóa sổ tờ Văn Nghệ dân tộc đã được chính ông Chủ tịch xin với Chính phủ đầu tư trong dự án. Việc biến Tòa soạn báo thành trụ sở để cho thuê một nửa số diện tích lấy tiền sử dụng vào mục đích khác (chưa nói đến việc tự ý cơi nới trái phép để thành quán café ban đêm) không nằm trong sự quản lý của Nhà nước là việc làm lừa dối của ông Huân, đổ lỗi cho Ban chấp hành thì oan quá.
Cũng vậy, việc mấy năm gần đây Nhà nước hỗ trợ một tỷ bảy trăm triệu bù trả nhuận bút cho tờ Văn Nghệ cũng là do ông Huân lừa dối Nhà nước, trong lúc có một tỷ tám trăm triệu tiền cho thuê tòa soạn mà vẫn kêu lỗ để xin tiền Nhà nước. Số tiền này sau khi về tới báo sử dụng như thế nào thì chỉ khi nào có đoàn thanh tra BAO CÔNG  mới tìm ra sự thật.
Có lẽ Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn không biết nói dối nên cơ sự mới đến nỗi này phải không Hoàng”. (Trương Vĩnh Tuấn)

Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn. Ảnh: Văn Công Hùng

CHIA SẺ VỚI NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG VỀ BÀI “NHỔ LÚA TRỒNG ĐAY”
Đỗ Hoàng thân mến!
Đọc bài “Hội nhà văn nhổ lúa trồng đay” của Đỗ Hoàng vừa tải trên các mạng mình thực sự xúc động. Là bạn học cùng khóa 3 viết văn, lại đồng nghiệp đã từng cưu mang và san sẻ với nhau lúc gian truân nhất, mình viết mấy dòng cùng chia sẻ với Đỗ Hoàng.
Mấy lần gặp nhau cứ thấy Hoàng cười cười, nói với nhau toàn chuyện văn chương, đọc cho nghe những bài thơ Hoàng mới dịch, chả bao giờ thấy Hoàng kêu khổ, cứ ngỡ mọi việc thế là ổn. Mà mình cũng tệ chả bao giờ hỏi thăm về cuộc sống của Hoàng.
Thế mà không ngờ sự việc lại thế này ư!
Việc giải tán tờ Tạp Chí Nhà Văn hay là gì gì đi nữa mình không quan tâm lắm, vì từ lâu rồi, mình cứ nghĩ mọi việc làm của họ đâu phải vì hội viên chúng mình họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi (nhất là trong công tác tổ chức), đang có căn bệnh quyền lợi nhóm mà.
Nhưng:              
Hội nhà văn nhổ lúa trồng đay
Anh em cán bộ trắng tay đứng đường
Thì làm sao có thể im lặng được.
Làm sao mà chỉ còn ít ngày nữa Hoàng đủ chế độ nghỉ hưu, một nhà thơ xứ Huế đã cống hiến hết mình cho văn học, có rất nhiều đóng góp với tờ tạp chí mà đến nay lương vẫn ở dưới mức khởi điểm của một sinh viên mới ra trường. Hội viên của một hội danh giá kể ra cũng “ranh rá” thật.
Mình cũng cho rằng giải tán Tạp chí Nhà văn là việc làm không thỏa đáng. Hội nào cũng cần có một tờ tạp chí, vì đó là một nơi mang tính đúc kết, định hướng, và khẳng định những chuẩn mực quí báu của một tổ chức nhất là  tổ chức nghề nghiệp như Hội ta. Nhưng tờ báo của Hội cũng rất cần vì nó mang hơi thở của cuộc sống, nó phản ánh thực tại. Không thể coi tạp chí hơn hay báo hơn! Nhưng nếu trước mắt cần phải ưu tiên thì tờ tạp chí phải trên hết. Không thể bắt tạp chí sống theo cơ chế thị trường được, nó phải được thanh thản và chuyên tâm làm nội dung. Bắt nó bơi với cơ chế thị trường thì coi như bỏ rơi rồi. Đọc bài của Hoàng mình không ngờ Ban chấp hành lại đối xử với Tờ tạp chí như vây, mình cũng vừa gọi điện cho Chủ tịch Hội biểu thị sự đồng tình của mình về bài viết của Hoàng.
Hoàng có nhắc tới tờ Văn Nghệ, nguyên là Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ mình cung cấp thêm cho Hoàng về vấn đề này.
Khi nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tich Hội bây giờ) về làm Tổng biên tập báo thì đó là một căn nhà đã có trên một trăm năm tuổi, hố xí hai ngăn mưa xuống sình lầy và hôi hám.


Nhà thơ Hữu Thỉnh: Trời để chú cho anh dùng

Bằng uy tín cá nhân, nhà thơ Hữu Thỉnh đã huy động được sự tài trợ của xã hội (không xin vốn nhà nước đâu) và dựng lên một dãy nhà ba tầng đủ cho gần một trăm phóng viên biên tập viên làm việc, và kể từ khi nhà thơ Hữu Thỉnh về làm Tổng biên tập thì đời sống anh em được cải thiện rõ rệt, anh em yên tâm đoàn kết làm báo, và không bao giờ phải xin Nhà nước hỗ trợ cho kinh phí làm báo. Cũng vậy, việc cho ra phụ trương Văn Nghệ trẻ là do nhu cầu phát triển của lực lượng viết trẻ, không có ý đồ lấy phụ nuôi chính, vả lại tờ Văn Nghệ lúc này cũng sống sung túc, và tờ Văn Nghệ trẻ cũng phát huy được thế mạnh, hai tờ hỗ trợ nhau và không tờ nào phải nuôi tờ nào. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều người đầu tiên tổ chức tờ báo này đã đưa số lượng lên gần hai vạn bản.
Còn sau này khi ông Nguyễn Trí Huân về làm Tổng thì lại khác.
Do không biết cách tổ chức mà cả hai tờ báo đều sa sút nghiêm trọng, mối đoàn kết trong cơ quan bị rạn nứt, sự nghi kị lẫn nhau phá tan mọi nền nếp, lối sống mà nhà thơ Hữu Thỉnh tạo dựng.
Việc tự ý dùng tòa soạn báo để cho thuê kiếm tiền theo mình không phải lỗi của Chủ tịch, vì chính ông đã kí vào văn bản xin nhà nước đầu tư xây dựng TÒA SOẠN BÁO VĂN NGHỆ với mục đích phát triển toàn diện tờ Văn Nghệ với các tổ hợp và điều kiện hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển mới, như vậy có nghĩa là Nhà nước không đầu tư xây dựng trụ sở báo Văn Nghệ. Ông Nguyễn Trí Huân đã gian dối không thực hiện dự án này, ông không phát triển thêm được một chút nào mà còn xóa sổ tờ Văn Nghệ dân tộc đã được chính ông Chủ tịch xin với Chính phủ đầu tư trong dự án.
Việc biến Tòa soạn báo thành trụ sở để cho thuê một nửa số diện tích lấy tiền sử dụng vào mục đích khác (chưa nói đến việc tự ý cơi nới trái phép để thành quán café ban đêm) không nằm trong sự quản lý của Nhà nước là việc làm lừa dối của ông Huân, đổ lỗi cho Ban chấp hành thì oan quá.
Cũng vậy, việc mấy năm gần đây Nhà nước hỗ trợ một tỷ bảy trăm triệu bù trả nhuận bút cho tờ Văn Nghệ cũng là do ông Huân lừa dối Nhà nước, trong lúc có một tỷ tám trăm triệu tiền cho thuê tòa soạn mà vẫn kêu lỗ để xin tiền Nhà nước.
Số tiền này sau khi về tới báo sử dụng như thế nào thì chỉ khi nào có đoàn thanh tra BAO CÔNG  mới tìm ra sự thật. Có lẽ Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn không biết nói dối nên cơ sự mới đến nỗi này phải không Hoàng.
Thôi ráng chịu hi vọng vẫn còn phía trước.
Chúc sức khỏe.
NHÀ VĂN TRƯƠNG VĨNH TUẤN
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ Top of FormBottom of Form

No comments:

Post a Comment