“Ông Nguyễn Chí Huân - Tổng biên tập báo Văn
Nghệ cách đây ít tháng có trả lời trên truyền hình rằng: báo Văn Nghệ ngày nay
sụt ti-ra, xuống cấp vì các nhà văn, nhà thơ tài ba của “hệ thống” (tức mậu
dịch) không chịu gửi bài nữa. Theo tôi đây là cách nói sàng xê tháu cáy. Chúng
ta phải nói thẳng thế này: Báo Văn Nghệ xuống cấp là vì các nhà văn, nhà thơ đã
cạn sạch vốn liếng rồi. Không thể nào gượng nổi! Hãy điểm danh các khuôn mặt
thì rõ. Phải nhìn kỹ hơn xuống móng nhà thì thấy: văn học mậu dịch không còn
vỉa quặng tiềm năng nào cả. Tất cả đã là mỏ lộ thiên khai quật hết từ lâu, sẽ
chẳng có gì để bất ngờ nữa. Tất cả tài năng như cá mè đã nổi hết trên mặt báo,
không còn cá ăn dưới đáy nữa. Làm sao trong đàn cá mè đó lại xuất hiện một con
cá voi cho được?
Có câu Phúc Âm rằng “con phải là muối để ướp
cho người khác mặn”. Nhà thơ ở ta là muối đã hết vị mặn, làm sao có thể ướp
thành món ăn cho được?! Có một nhà văn miêu tả thế này: thuốc bắc có thể nấu ba
nước. Nhà văn Việt Nam trong ngần ấy năm trời đun lấy sáu bảy chục nước,
nó tạo ra mùi lờ lợ thum thủm còn không bổ bằng nước lã. Vì nước lã có thể giải
khát. Còn cái nước lờ lợ kia ai dám uống?” (Nguyễn Hoàng Đức)
(Phỏng
vấn nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức)
PV: Chào Nguyễn Hoàng Đức “nhà chung
cư”. Không rõ tôi nên gọi anh bằng nhà gì?
NHĐ: Gọi
tên hay chức danh của người khác là phản ánh trình độ của người gọi. Còn người
được gọi chẳng có gì thêm vào sự thật cả.
PV: Vậy tôi xin được gọi anh là nhà lý
luận phê bình, như thế nó cũng phù hợp hơn với chủ đề của cuộc nói chuyện này.
Thưa anh, sự việc Tạp chí Nhà Văn của Hội Nhà văn đóng cửa. Nó nói lên điều gì?
NHĐ: Đó là tấm bình phong ở thượng tầng đã rớt xuống làm
phơi ra tất cả!
PV: Anh có thể lý giải rõ hơn không?
NHĐ: Dân
bóng đá có câu “tỉ số nói lên tất cả”. Dân buôn có cách nghĩ “phá sản là cái
chết hết chuyện”. Còn trong triết học, người ta bảo “hiện tượng phơi bày bản
chất bên trong”. Đây không phải hiện tượng ở ngón tay ngón chân, mà là hiện
tượng ở trên đầu. Nó phản ánh bộ não hay kiến trúc thượng tầng được bao cấp về
tinh thần lẫn tài chính của của văn học mậu dịch Việt Nam đã phá sản. Hơn cả
thế nó phơi ra cái lý do tồn tại của Tạp chí Nhà Văn là không hề có thực hay có
nhu cầu.
PV: Tại sao lý do tồn tại lại không có
thực?
NHĐ: Vì
tạp chí là nơi sinh hoạt tinh thần, nơi trao đổi về học thuật, tư tưởng hay bút
pháp. Nhưng các nhà văn của ta luôn lẩn trốn việc sinh hoạt tư tưởng, bằng
chứng là, có nhiều nhà văn yêu cầu báo Văn Nghệ mở một trang lý luận phê bình,
nhưng báo Văn Nghệ cố tình trì hoãn cách thường trực. Văn học Việt Nam nhẹ cân
như thứ cỏ dại hoa lác vớ vẩn được sáng tác bằng những cảm xúc bồng bột tùy
tiện, không hề phân định nổi gianh giới giữa làng xã, huyện, tỉnh hay trung
ương… vì thế mà người ta rất sợ trang lý luận phê bình như mặt trời soi chiếu
sẽ làm héo đám cỏ dại đó. Có một câu rất hay trong Kinh Phúc Âm “họ như đám cỏ
dại trên nóc nhà sẽ cháy khô trước khi bị nhổ”. Mấy bài thơ lèo tèo, mấy truyện
ngắn “quần cộc” lại háo danh leo lên vũ trường nghệ thuật chẳng khác gì cỏ hoa
leo lên mái nhà, lấy làm đắc chí. Nhưng rồi chúng sẽ héo khô mà chẳng cần ai
nhổ cả. Sự kiện đóng cửa Tạp Chí Nhà Văn chính là một dấu chứng rõ ràng mười
mươi về điều đó.
PV: Anh nói có vẻ chắc như đinh đóng
cột vậy?
NHĐ: Tôi
là người luôn suy xét vạn vật theo nguyên lý mà.
PV: Nghe
nói đó là do vấn đề tài chính. Chẳng hạn, như người ta chỉ ưu tiên rót vốn vào
báo Văn Nghệ, rồi bù lỗ cho nó. Còn tạp chí thì bị bỏ rơi?
NHĐ: Bản
chất chẳng thể hiện gì khác hơn ngoài hiện tượng. Việc bỏ rơi tạp chí, có
nghĩa, người ta không quan tâm đến tạp chí vì không đủ trình độ cũng như xây dựng
thói quen tư duy giành cho văn học. Vì không sống bằng tư duy nên người ta sợ
sệt và lảng tránh tư duy giống như những con dán sợ ánh sáng vậy. Một nền văn
học mà không có tư tưởng, tức không có cái đầu là hệ lập trình thì làm sao có
thể tồn tại?! Tạp chí Nhà Văn đóng cửa, còn tờ Văn Nghệ cũng đang hấp hối từ
lâu rồi.
PV: Tờ Văn Nghệ là sân chơi chính
thống của văn học Việt Nam, nếu nó tiêu vong chẳng lẽ văn học Việt Nam cũng xóa
sổ chăng?
NHĐ: Ở
Việt Nam vẫn đang tồn tại một sự thật, có nhiều doanh nghiệp đã phá sản rồi
nhưng người ta không công bố, tại sao? Vì ở châu Á có tư duy “nước một ngày
không thể không có vua”. Do nền chính trị yếu ớt độc tài đầy thù hằn đố kỵ ám
toán lẫn nhau, nên vua chết rồi người ta không dám cho phát tang, sợ sinh biến.
Trái lại, ở châu Âu do tạo ra được nền chính trị có cơ cấu hợp lý lành mạnh,
người ta có thể vắng vua cả tháng không sao cả, và ai cũng có thể điều hành,
nên người ta không phải bôi phết lên những duy trì phá sản làm bình phong để
trộ người đời. Ông Nguyễn Chí Huân Tổng biên tập báo Văn Nghệ cách đây ít tháng
có trả lời trên truyền hình rằng: báo Văn Nghệ ngày nay sụt ti-ra, xuống cấp vì
các nhà văn, nhà thơ tài ba của “hệ thống” (tức mậu dịch) không chịu gửi bài
nữa. Theo tôi đây là cách nói sàng xê tháu cáy. Chúng ta phải nói thẳng thế
này: Báo Văn Nghệ xuống cấp là vì các nhà văn, nhà thơ đã cạn sạch vốn liếng
rồi. Không thể nào gượng nổi! Hãy điểm danh các khuôn mặt thì rõ. Phải nhìn kỹ
hơn xuống móng nhà thì thấy: văn học mậu dịch không còn vỉa quặng tiềm năng nào
cả. Tất cả đã là mỏ lộ thiên khai quật hết từ lâu, sẽ chẳng có gì để bất ngờ
nữa. Tất cả tài năng như cá mè đã nổi hết trên mặt báo, không còn cá ăn dưới
đáy nữa. Làm sao trong đàn cá mè đó lại xuất hiện một con cá voi cho được? Có
câu Phúc Âm rằng “con phải là muối để ướp cho người khác mặn”. Nhà thơ ở ta là
muối đã hết vị mặn, làm sao có thể ướp thành món ăn cho được?! Có một nhà văn
miêu tả thế này: thuốc bắc có thể nấu ba nước. Nhà văn Việt Nam trong ngần ấy
năm trời đun lấy sáu bảy chục nước, nó tạo ra mùi lờ lợ thum thủm còn
không bổ bằng nước lã. Vì nước lã có thể giải khát. Còn cái nước lờ lợ kia ai
dám uống?
PV: Thế còn những cây bút trẻ thì sao?
Nghe nói họ viết hậu hiện đại lắm?
NHĐ: Có
câu nói rằng “Hậu hiện đại không phải chiếc túi đồng nát đựng những trò phá
sản”. Đừng tưởng ba cái văn học viết ở bến đợi xe, hay cấp tốc trên điện thoại
sẽ trở thành giấc mơ hậu hiện đại. Ở đời không có vinh quang nào không trả giá.
Người Việt nói “thầy già, con hát trẻ”. Nhà văn là thứ thầy đời đừng có ảo
tưởng về độ tuổi măng non của mình?
PV: Nhân đây xin hỏi anh một việc,
nhiều lần khi ngồi bên nhau, chúng tôi cứ xuýt xoa rằng các nhà thơ của ta tài
lắm, bằng chứng là các nhà thơ giữ chức lãnh đạo hiều hơn hẳn các nhà văn?
NHĐ: Tôi
xin đáp lại bằng một câu chuyện có thực. Nguyễn Đình Thi luôn luôn nhận mình là
một nhà thơ, và tất nhiên ông là một nhà thơ cũng thành công bậc nhất về đường
quan lại. Trong sổ tay của ông, có lẽ câu chuyện mà ông khâm phục nhất là
chuyện ông đến khuyên nhà văn Nguyên Hồng hãy ở lại Hội Nhà văn. Nhưng Nguyên
Hồng rũ áo ra đi trong một buổi chiều qua một sớm mai. Nguyễn Đình Thi đã hạ
một thán từ khâm phục “Nhà văn thì phải thế!” Đó là một sự khâm phục cả đời
Nguyễn Đình Thi không làm được mà chỉ khao khát! Những người yếu đuối họ thường
muốn cộng thêm chức vụ vào tài năng của mình, để “kiễng chân” trên chiếc ghế
bảo hiểm. Các nhà thơ khôn ngoan ư? Một chức trung ương ủy viên thôi họ đã chạm
ngón chân vào chưa hay bị rớt ngay vòng loại. Họ được phân chức cao chính vì là
thứ đầu sai dễ bảo an toàn. Còn một điều này nữa, không ít nhà thơ tự giới
thiệu nâng cấp mình thành “nhà văn”, thì có phải chứng tỏ chính họ thấy danh
nhà thơ là kém cỏi hơn danh nhà văn không?
PV: Tại sao các nhà thơ không trúng ủy
viên trung ương cho dù rất muốn?
NHĐ: Vì
họ đâu có hiểu các lãnh tụ chính trị coi thường họ đến thế nào. Chính trị chỉ
coi văn thơ không có tư tưởng là chậu hoa cây cảnh tuyên truyền làm dáng cho
thể chế. Trong quân đội và công an người ta không cho lái xe lâu năm quân hàm
chức đại tá, vì anh là lái xe, chứ là cái thá gì để lên cấp tướng. Còn các nhà
văn nhà thơ bao cấp cũng vậy, anh là thứ chậu hoa cây cảnh anh lên trung ương
làm gì?! Có nhà lãnh đạo kia đã nói thẳng về cánh văn sĩ Việt Nam rằng không có
hiền sĩ lớn, rặt một cánh học hành nửa vời, nửa chữ tác nửa chữ tộ, dăm câu ba
điều thơ phú… Trình độ chậu hoa cây cảnh có khôn thì cũng chỉ là thứ khôn ứng
xử vụn vặt, đáng gì mà khoe ?!
PV: Có nhiều lần, chúng tôi hỏi nhau,
tại sao có nhiều nhà văn, nhà thơ của Nga tự tử, còn ở ta thì không? Đó có phải
do trình độ của lương tâm không?
NHĐ: Nhà
văn chúng ta đâu có hình thành lý tưởng để mà tuyệt vọng. Một khi không với tới
lý tưởng của mình, người ta mới tuyệt vọng. Một con lạc đà muốn băng qua sa mạc
đi tìm con đường tơ lụa chẳng hạn, khi thất bại nó mới tự tử. Đằng này con vịt
lạch bạch từ ao lên vườn, lại từ vườn xuống ao. Chân trời của nó là viền ao,
khát nước cúi cổ xuống uống. Làm sao nó có thể có được cảm giác thất bại về
cuộc hành trình băng sa mạc. Hầu hết nhà thơ ở ta là bồng bột đột xuất làm thơ
tài tử giống mấy ông hưu trí làm thơ mua vui vậy. Trong họ đâu có hình thành
bất cứ cái gì gọi là “sứ mệnh” phải viết văn. Chẳng hạn như Văn hào Lỗ Tấn trở
thành cha đẻ của văn học hiện đại Trung Quốc, mới đầu ông hành nghề y, sau ông
nghĩ, nếu theo nghề y, giỏi lắm ông cứu được nghìn người, nhưng theo nghiệp văn
học ông sẽ cứu được cả vạn tâm hồn. Và ông đã theo đuổi nghề văn như một sứ
mệnh.
PV: Này, có lẽ chúng ta dừng ở đây. Có
người nói, anh có vẻ cay nghiệt với nền văn học mậu dịch, vì anh không được
dùng?
NHĐ: Tôi
không được dùng! Cảm ơn đó là ý kiến xác đáng tự bạn đã nói lên. Còn cay nghiệt
ư? Tại sao bạn không nghĩ rằng tôi đang nói sự thật? Sự thật dù nó ngọt hay
cay, thì cũng đều là sự thật mà. Còn bạn đánh giá tài năng văn học của tôi thế
nào?
PV: Tôi biết anh đã ném rất nhiều găng
về lý luận, về thơ, cả triết học nữa, cho đến giờ vẫn chưa có người bắt găng
chính thức, nếu có chỉ là vài cái comments ẩn tên. Có nhiều người nói “dù sao
anh cũng có bóng dáng của một cây bút lớn cả lý luận, cả văn, và thơ. Còn ở
những người khác chúng ta vẫn phải đang thắp đuốc đi tìm”.
NHĐ: Vậy
thì bạn nên nghĩ tôi là một người bao dung, bởi vì cho đến nay, tôi cũng chưa
một lần có được cơ hội đăng một bài thơ trên báo Văn Nghệ, trong khi đó tất cả
những người có thơ chọn để đăng trên đó, thậm chí có rất nhiều giải thưởng nữa
lại đang biến báo Văn Nghệ thành sọt rác hấp hối bởi chính thứ văn thơ
công-nông-binh viết văn bằng cảm xúc tay trái.
PV: Xin hẹn gặp anh lần sau. Chúng ta
sẽ bàn thẳng vào bút pháp và tư tưởng của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.
NHĐ: Tôi
rất sẵn sàng. Cám ơn!
Hữu Lý
thực hiện 24/11/2012
Nguồn:
NTT
No comments:
Post a Comment