.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, November 1, 2012

ĐỖ DUY VĂN: TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGÔ MINH VỀ BÀI VIẾT “HẬN THƠ”



Lê Đình Ty có “meo” bài “Hận thơ” của Ngô Minh, thấy cần trao đổi lại đôi điều. Chiều đó, quên ngày mất rồi, Lê Anh Phong có điện cho tôi ở Quán Hàu nói anh muốn về chơi Quán Hàu (huyện Quảng Ninh) và đọc thơ cho vui. Anh em văn nghệ sĩ Quảng Ninh thường không từ chối khi gặp anh em bạn thơ bất kể Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Đồng Hới… muốn giao lưu.

Qua bài viết của Ngô Minh tôi thấy mấy điều chưa xác đáng, sự việc xin được “tường thuật” như sau:
Hôm ấy có 5 anh chị em làm thơ Quảng Ninh tụ tập tại nhà một người bạn ven đường. Lê Anh Phong và Nguyễn Hoài Nhơn đi Lệ Thủy về. Ngồi uống nước và một số anh em nói có nghe bập bỏm qua truyền thanh huyện tiếp Đài PTTH Quảng bình nói về thơ HVT, của tác giả Nguyễn Hoài Nhơn. Nếu có văn bản thì cho anh em coi lại một tí- cũng để thẫm định xem hay dở như thế nào. Lê Anh Phong mở máy cho mọi người nghe. Phần lớn anh em cũng chưa có ý kiến gì (vì nghe có thể quên). Sau đó theo đề nghị của tôi và Nguyễn Hoài Nhơn, anh chị nào có thơ thì đọc một vài bài cho vui. Trừ tôi, 4 vị còn lại đọc mỗi người 2 bài, Hoài Nhơn đọc một chùm lục bát, Lê Anh Phong đọc mấy bài thơ mới sáng tác. Sau đấy tôi đưa mấy chai bia và ít mồi (khi nào gặp nhau chúng tôi vẫn “vui vẻ” với bạn bè như thế này) tôi mời anh chị em ngồi xuống chiếu chung vui.
Trong cuộc vui, tôi vui vẻ hỏi Hoài Nhơn: “Ông nói thơ Hoàng Vũ Thuật “tắc tị” ông phải dịch, chứng tỏ vẫn có người hiểu được thơ Thuật”. Nhơn cãi lại: “Em không nói thơ “tắc tị” mà thơ “vô lối”. Anh em vui vẻ, không có bàn luận “đấu tố” thơ. Có một chi tiết trong bài Ngô Minh nói “Trong cuộc “đấu tố” thơ đó, họ đồng thời phê phán cả báo Nghệ thuật mới phụ trương của báo Hà Nội mới”. (Xin lỗi – Giả sử Nghệ thuật mới chẳng ra làm sao thì độc giả phê phán có được không ạ?). Nói “đấu tố” là không chuẩn rồi, vì chỉ nghe lại bài viết thôi, mà nghe cũng không rõ, không có bàn cãi làm gì có đấu tố (dẫu dùng từ “đấu tố” trong nháy).
Thứ hai: Chả ai biết cái Nghệ thuật mới là cái gì, đầu cua tai nheo ra làm sao. Tờ báo này nghe cũng lạ lẫm với anh em Quảng Ninh lắm. Văn nghệ Quảng Ninh chẳng ai “kích động” (từ Ngô Minh) và cũng chẳng ai “hùa theo’ (từ Ngô Minh). Thậm chí anh em không đồng tình cái đoạn đọc vần ồn đầu bài viết.
Không biết các nơi khác (Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch…) tình hình “đấu tố” như thế nào, còn ở Quảng Ninh thì như trên tôi đã nói.
“Ai cấp phép cho những “diễn đàn” văn nghệ nói xấu người khác một cách tự do ở các địa phương Quảng Bình như thế ?”. Nghe câu hỏi này của Ngô Minh, tôi vô cùng “hoan hô” Ngô Minh đã quán triệt một cách sâu sắc “Nghị định số 38/2005/NĐ-CP” quy định tụ tập quá 5 người phải xin phép?
Thơ muôn màu muôn vẻ, cứ tung lên “thị trường” cho độc giả thẫm định. Thơ hay thì người ta thích, người ta thuộc, thở dở thì tự nhiên bị đào thải một cách không thương tiếc. Cũng đừng “khuyên các nhà thơ (cách tân-T.G) về với thi ca truyền thống, cội nguồn” (N.M) và cũng đừng chê bai những nhà thơ tôn trọng “thi ca truyền thống, cội nguồn”.
(ĐỖ DUY VĂN-Chi hội Văn nghệ huyện Quảng Ninh)





No comments:

Post a Comment