Nhà báo Lê Phương Dung |
Là
đồng nghiệp quen biết từ hàng chục năm nay, chúng tôi và chị có nhiều dịp cùng
đi công tác, vui chơi hay thư giãn, trò chuyện cùng nhau, chị là người cởi mở,
vui vẻ, hòa đồng; cứ tưởng như vậy là đã có thể hiểu hết về nhau, thế nhưng
đúng là với chị chúng tôi vẫn luôn bất ngờ về những điều chị đã và đang làm,
những gian truân chị từng nếm trải và cả con đường tới thành công của cuộc đời
chị. Mà có lẽ đó chính là ngọn nguồn của cách sống mãnh liệt và sự miệt mài,
tâm huyết với các hoạt động từ thiện âm thầm của chị. Chúng tôi thật sự ngỡ
ngàng vì đến giờ mới biết được điều này ở chị.
Có
điều thú vị khi lần đầu tiên tôi gặp chị. Chuyện thế này: Năm 1997 trên trang
Văn hóa số ra hàng ngày của báo Lao động do một mục nhỏ tram vàng ở giữa
trang có đăng bài báo với tiêu đề “Lòng trắc ẩn”. Bài báo tuy ít chữ nhưng cách
viết dí dỏm, giàu tính nhân văn và đặc biệt lời kết của bài báo làm tôi rất ấn
tượng, tôi lướt nhìn tên tác giả và nhớ mãi cái tên Phương Dung. Gần chục năm
sau đó tôi mới gặp chị – tác giả bài báo ở ngoài đời và biết được chị là nhà
báo Lê Phương Dung, công tác ở Tạp chí Thương mại. Những hình dung của tôi
trước đó về tác giả bài báo so với chị ở ngoài đời có nhiều điểm khác: Bên
ngoài chị là một người sôi nổi, cởi mở và vui tính, nhưng với cách chị viết ở
bài “Lòng trắc ẩn” thì tôi còn hiểu chị là một người sống giàu nội tâm.
Đối
với các đồng nghiệp như chúng tôi, chị là người rất tận tình chia sẻ giúp đỡ,
đặc biệt đối với những đồng nghiệp gặp khó khăn. Tôi cứ vui mãi với câu chuyện,
mà cũng rất tình cờ tôi biết được từ chị bán hàng chăn-ga-gối-đệm hàng xóm nhà
tôi. Đã từ mấy năm nay, mỗi khi mùa đông sắp về là Lê Phương Dung lại đến cửa
hiệu của chị hàng xóm tôi đặt mua cả trăm bộ chăn-ga-gối, rồi lặng lẽ mỗi hôm
một vài bộ, chị chở đi tặng các gia đình đồng nghiệp, bạn bè lối xóm mà chị
thấy gia cảnh khó khăn. Đây là câu chuyện làm từ thiện đầu tiên của chị mà tôi
tình cờ được biết. Ngoài ra, việc chị thường xuyên sẵn sàng giúp đỡ các đồng
nghiệp mỗi khi họ cần có phương tiện đi lại, máy móc thiết bị tác nghiệp mà
chưa có đủ tiền hay khi gặp bệnh tật, hoạn nạn… là chuyện rất bình thường.
Tôi
được biết trường hợp bác Đỗ Khắc Chùy ở Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ là cộng
tác viên báo Quân đội nhân dân. Biết bác rất chịu khó đi xe đạp tìm
thông tin viết báo, chị Dung đã gửi biếu bác chiếc xe đạp và cả máy ảnh giúp
bác thuận tiện hơn trong tác nghiệp.
Năm
2008, qua phóng viên báo Quân đội nhân dân chị gửi tiền, quà cho bộ đội
Trường Sa. Chị cũng thường xuyên gửi tiền, máy tính, quà cho con em cựu chiến
binh có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Với công việc chị là một nhà báo rất xông
xáo, không chấp nhận những bất công ở trên đời… Thực tình trong nhiều năm quen
biết, chúng tôi cũng chỉ hiểu chị đơn giản như vậy. Thế nên chúng tôi thực sự
bất ngờ đến ngỡ ngàng khi gần đây đọc trên các báo được biết chị làm từ thiện
rất nhiều, việc lớn có, việc nhỏ có và làm như vậy đã từ rất lâu rồi. Nhân điều
này tôi nhớ lại đã có lần chị chia sẻ với chúng tôi là chị không thích những
người làm từ thiện mà lại hay khuyếch trương, quảng cáo cho việc làm từ thiện
của mình.
Sinh
ra trong một gia đình bố mẹ đều từng là chiến sĩ quân đội, Lê Phương Dung có
cảm tình đặc biệt với những người lính, những người hoạt động trong lực lượng
vũ trang. Thế nên chị cũng đã dành nhiều tấm lòng nhân ái của mình đối với
những gia cảnh khó khăn của người lính bằng những việc trợ giúp rất cụ thể. Đều
đặn từ nhiều năm nay, cứ vào dịp giáp Tết-ngày Táo quân về trời, Lê Phương Dung
không quên tìm đến khu cổng Thành phía đông trên phố Lý Nam Đế-HN, nơi có người
cựu chiến binh khiếm thị ngày ngày ngồi bán chổi bên đường, chị kính cẩn biếu
người cựu chiến sĩ già một chút tiền, với nỗi lo rằng cụ già sẽ thiếu thốn
trong những ngày Tết.
Một
trường hợp khác: Năm 2007 cháu Lê Viên Hải Nguyên, học sinh lớp 10 Trường Lê
Quý Đôn, quận Cầu Giấy, Hà Nội, con trai Đại tá Lê Hải Triều công tác tại Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân bị ung thư máu. Đại tá Lê Hải Triều đã nuốt nước mắt
ghi lại những ngày con trai mình chiến đấu chống lại bệnh tật, những dòng ghi
chép ấy anh đã cho xuất bản thành cuốn sách, với tiêu đề “Nguyên ơi”. Đồng cảm,
chia sẻ với nỗi đau của gia đình quân đội, xúc động khi đọc cuốn sách giàu tính
nhân văn, Lê Phương Dung đã bỏ tiền túi ra mua ngay 250 cuốn “Nguyên ơi” với
giá 60.000 đồng/cuốn để tặng cho một trường THPT thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Lúc đó sách ở Hà Nội vừa bán hết chị phải nhờ mua tận TP Hồ Chí Minh và chuyển
ra HN bằng máy bay. Con cái của chúng tôi-những đồng nghiệp của chị, cũng được
chị cất công gửi biếu cuốn sách có ý nghĩa giáo dục lớn này.
Mặc
dù bận trăm công ngàn việc của một người mẹ có hai cậu con trai đang tuổi ăn,
tuổi học, lại lo công việc của một nữ nhà báo có cương vị quản lý ở tòa soạn,
cũng như mải mê với nhiều sự kiện làm từ thiện khác, nhưng vào dịp giỗ cháu
Nguyên hay ngày Tết chị Dung vẫn nhớ ghé qua nhà anh Lê Hải Triều để thắp hương
cho cháu Nguyễn và thăm hỏi động viên gia đình. Một trường hợp khác đó là cháu
Phong, con bộ đội.
Cũng
tình cờ chúng tôi được biết chị Dung đã trợ giúp cho cháu Phong, con trai anh
Từ-cán bộ Lữ đoàn 144 bị nhiễm chất độc da cam, nhà ở khu tập thể quân đội- 28
Điện Biên Phủ, Hà Nội. Hôm đó sau khi dự họp báo về phiên khai mạc kỳ họp thứ
2, Quốc hội khóa 13, chúng tôi ngồi trò chuyện cùng chị tại quán cà phê rất đẹp
trong khu Bảo tàng Quân đội trên đường Điện Biên Phủ, HN thì tình cờ được biết
chị có kế hoạch đến thăm cháu bé bị nhiễm chất độc da cam.
Mấy
chúng tôi nhân thể theo chị vào thăm cháu thì được biết chị đã trợ giúp cháu từ
nhiều năm nay. “Bác cho tiền giúp cháu để chữa bệnh nhiều rồi!”-mẹ cháu Phong
thốt lên như vậy khi chị Dung đưa cho mẹ cháu Phong thêm tiền để chữa bệnh cho
Phong dịp này đang bệnh nặng. Cháu Phong đã ngoài 20 tuổi nhưng người chỉ còn da
bọc xương và bằng cháu bé 6-7 tuổi. Cháu vốn không đi được, nay yếu nên ngồi
cũng không được nữa, chỉ nằm một góc trong chiếc cũi nhỏ ở phần ban công cơi
nới thêm trên tầng hai căn nhà khiêm tốn của anh chị Từ, ở khu tập thể quân
đội. Xót xa vì Phong gầy sụt hẳn đi sau cơn sốt, chị Dung xà vào cũi vực cháu
ngồi dựa vào người mình rồi vỗ về, nhẹ nhàng với những lời an ủi cháu bé tật
nguyền. Chúng tôi nhìn chị ôm cháu mà xúc động trào nước mắt.
Vừa
rồi đọc trên các báo mấy bạn bè đồng nghiệp chúng tôi mới biết từ năm 2001, Lê
Phương Dung đã lặn lội cùng anh em Tạp chí Thương mại lên Hà Giang tặng đồng
bào vùng cao nguyên đá khó khăn này hơn 100 con dê. Đây là số tiền cá nhân của
chị Dung bỏ ra. Rồi có lần tình cờ các nhà báo đã gặp Dung trong lúc chị đang ở
Phú Yên với toa tàu 30 tấn chở vải vóc, mì tôm, thuốc men, quần áo do riêng chị
mua từ Bắc vào để tặng đồng bào bị bão lũ. Không ít lần chị cũng đã đến trao
tặng tiền, quà trợ giúp cho các cháu cảnh đời bất hạnh mà chị biết được qua báo
chí, hay các cháu học sinh ở trường khiếm thị… Gần đây được biết chị còn tài
trợ hàng tỷ đồng cho các chương trình tôn vinh ở Hà Nội, đền ơn đáp nghĩa do
báo CAND tổ chức.
Ít
ai biết rằng, chị trước khi trở thành nhà báo đã trải qua quãng đời bà mẹ trẻ
đơn thân nuôi hai con nhỏ phải đi làm thuê với một công việc tay chân lam lũ
vất vả. Thế rồi may mắn đã đến với người phụ nữ giàu nghị lực và lòng nhân ái.
Gia đình bà nội Dung-một dòng họ lớn ở Pháp đã tìm ra chị và chị được thừa
hưởng một món tài sản đáng kể từ bà nội. Có tiền chị Dung càng có điều kiện làm
từ thiện, giúp đỡ mọi người. Gia đình chị bên Pháp nghe nói cũng rất vui khi
biết Dung luôn dùng tiền vào làm việc nghĩa.
Là
một nhà báo chuyên viết về kinh tế có tư duy lô-gíc, sắc sảo, nhưng Dung cũng
là người có tâm hồn phong phú và rất nhạy cảm. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên về
các bài ghi chép đọc rất thú vị của Dung đăng trên các báo, mà chị viết sau mỗi
chuyến đến thăm các vùng trên thế giới. Không những thế một loạt ghi chép về
đời sống văn hóa truyền thống của người Việt đăng báo mới đây cũng cho thấy chị
đã khai thác một cách tinh tế, hóm hỉnh. “-Dạo này nghiệp văn chương phát ra
ghê thế!”-chúng tôi trêu đùa chị. Đáp lại chị mỉm cười rồi đưa ra mấy tờ báo,
tạp chí có đăng trang trọng các bài thơ của chị. Chị tài thật! Những bài thơ
của chị, theo cảm nhận của chúng tôi, cũng rất hay, ý tứ và tình cảm chân thật.
“Chắc lại đang yêu đây!”-chúng tôi trêu, đáp lại chị vẫn cười và nói: “Sống thì
phải yêu chứ, yêu đời và yêu người”. Rồi chị lại đưa cho chúng tôi xem một bài
hát được NS Phú Quang phổ nhạc từ bài thơ của chị có tiêu đề: “Có một ngày thu
ấy”.
Chị
cười rạng rỡ khoe rằng bài hát phổ thơ chị sẽ được đưa lên sóng phát thanh
trong những ngày tới của “mùa Thu muộn” này. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến
chị khoe “thành tích” của mình vui thế. Chúng tôi chia vui với chị, ngắm nhìn
chị cười vui. Khuôn mặt đẹp với những nét thanh tú của một người có cả dòng máu
Pháp, làm chị rạng ngời nét trẻ trung…
Chia
tay chị, trên đường về tôi cứ suy nghĩ mãi về những điều kỳ diệu, bởi tôi biết
đằng sau nụ cười rạng ngời và vóc dáng mảnh mai của người phụ nữ đó-chị,
là cả một gánh nặng lo toan, chăm sóc không chỉ cho gia đình, cho công việc cơ
quan, mà còn lo cho nhiều cảnh đời bất hạnh. Không ít người nhờ chị mà được vực
lên, nhờ chị mà bớt cảnh gian nan khốn khó…
Sống
mãnh liệt, luôn yêu đời và yêu người, phải chăng cách sống đó đã làm nên chất
thơ, chất thép trong con người chị-nhà báo Lê Phương Dung.
HOÀI LINH
________________
LINK VỀ NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG
LINK VỀ NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG
Tường Vi
ReplyDeleteCảm ơn tác giả Hoài Linh giúp tôi và rất nhiều fan hâm mộ nhà báo Phương Dung bày tỏ sự khâm phục tính cách và hành động hiệp nghĩa của chị. Tôi tâm đắc nhất với câu kết của bài viết " Sống mãnh liệt, luôn yêu đời và yêu người, phải chăng cách sống đó đã làm nên chất thơ, chất thép trong con người chị-nhà báo Lê Phương Dung".
Chúc chị có luôn có nhiều niềm vui và tiếp tục mang niềm vui tới nhiều người.
Trà My
ReplyDeleteKhâm phục nhà báo Lê Phương Dung!
Việc hoàn thành nhiệm vụ nuôn dạy 2 con thơ, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang là một điều vô cùng người mẹ đơn thân. Huống hồ nhà báo P Dung lại còn dành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ người khác. Điều này thật khó tưởng tượng được nhưng là sự thật.
Chị Phương Dung ơi,
ReplyDeleteEm rất ngưỡng mộ chị vì chị là một người mẹ đơn thân nhưng vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ của một người mẹ và đóng góp nhiều cho công đồng, cho xã hội. Em cũng là một người mẹ đơn thân. Một mình nuôi con gái 3 tuổi mà không nhận được sự đóng góp trách nhiệm của bố cháu. Nhiều khi em cũng cảm thấy rất tủi thân và chán nản, nhưng tấm gương của chị đã giúp cho em thêm nhiều nghị lực để tiếp tục sống và phấn đấu nuôi dạy con phương trượng giống như chị đã nuôi dưỡng hai con trai chị.
Ngay lúc này em chưa thể hình dung và cảm nhận được sự cần thiết của con trẻ trong giai đoan phát triển tâm lý thế nào nếu thiếu cha hoặc mẹ. Do vậy em rất cần lời khuyên và những trải nghiệm của chị về việc làm mẹ đơn thân của hai đúa con sẽ gặp những khó khăn và thử thách gì.
Em cảm ơn chị nhiều ạ
Thu Nguyệt
Chị Dung ơi,
ReplyDeleteEm cũng là mẹ đơn thân giống chị và bạn Thu Nguyệt nhưng có khác là em khoogn xinh đẹp, giỏi dang, giám nghĩ, dám làm và đống góp được nhiều cho gia đình và xã hội như chị. Từ trước tới nay gia đình em sống dựa và sự che chở của chồng em. Nhưng bây giờ mọi việc đã thay đổi làm em túng quẫn quá.
Chị ơi chị giúp em lời khuyên với ! Làm thế nào mà vẫn sống, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn nhất là luôn "yêu đời và yêu người" sau những biến cố khoogn hay xảy ra chị.
Nếu có thời gian chị liên hệ với em theo địa chị: hoa3@yahoo.com chị nhé
Em cảm ơn chị nhiều
Nguyen Hoa
Lê Phương Dung rất cảm ơn các bạn đã yêu quý và vào đọc vanchuongplusvn. Vì dù sao Dung cũng chỉ là một trong những người fan hâm mộ của Bác Chủ Nhà thôi ạ. Chúc mọi sự an lành vui tươi cho tất cả mọi người nhé.
ReplyDeleteTrân trọng cảm ơn Bác chủ nhà.
nhìn thế kia mà bảo là mảnh mai sao , chất chép và thơ thì hay đó , nhưng đọc thơ văn của bà vẫn thấy được sự chân thành trong từng câu thơ .
ReplyDelete............................
thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm