.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, January 17, 2012

NHÀ THƠ LÊ KHẢ SỸ: CÂU ĐỐI HỔ LỐN BUỒN CƯỜI CỦA GS VŨ KHIÊU VIẾT CHO NHÀ THỜ NGUYỄN CÔNG TRỨ


Tôi đã từng nêu lên những khiếm khuyết trong CHÚC VĂN GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM 2000 của Gs Vũ Khiêu cả về niêm luật, luận cứ và nội dung tư tưởng ; tiếp sau đó không lâu, lại ngao ngán nỗi với cái bài thơ “Đường luật” của Gs viết cho đài Tiếng nói Việt Nam mời họa nhân dịp Tết. Chủ đề của bài thơ là ca ngợi Hà Nội đổi mới, trong đó có câu Rỡ ràng Hà Nội buổi trung hưng. Theo niêm luật, từ thứ sáu ở câu này phải là thanh bằng, nên Gs để trung hưng. Khổ nỗi, trung hưng chỉ có nghĩa sụp đổ rồi dựng dậy, nó phản chủ đề hoàn toàn. (Nhà thơ Lê Khả Sỹ)
 
GS Vũ Khiêu về làng cũng được nhiệt liệt chào mừng...
- Tài đã lớn, chí càng cao, muôn dặm mở đường nên phú quí,
- Kim như Sơn, Tiền tựa Hải, ngàn thu dựng miếu nhớ công ơn.
Mở đầu bài viết, xin mạo muội có đôi câu đối:
Cụ Trứ trụ trời, tung bút giữa tình đời, chẳng chấp Vũ Khiêu tay “mẫn tẹp”    
Ông Khiêu khoe chữ, múa rìu qua mặt thợ, không hay Công Trứ bậc tài hoa (!)

Sỹ tôi tình cờ mở trang  Yahoo ! 360plus Blog Search đọc phải đôi câu đối của Gs Vũ Khiêu viết cho nhà thờ cụ Nguyễn Công Trứ mà buồn. Đôi câu đối ấy, với ai không quan tâm đến niêm luật thì có thể khen hay - nhất là tác giả được đứng vào hàng “cây đa cây đề” trong làng văn chương Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ trước. Đọc qua thì nghe lên bổng xuống trầm, lại Việt ngữ pha Tàu ngữ có vẻ uyên thâm, nhưng thực chất là một đôi câu đối bị “cưỡng hôn” của hai thứ tiếng và “cưỡng hiếp” về niêm luật (!)
Tài đã lớn, chí càng cao … (vế A), Gs đem đối với Kim như Sơn, Tiền tựa Hải…(vế B) và nên phú quý (vế A) đem đối với nhớ công ơn (vế B) là ngôn ngữ Việt – Tàu hổ lốn, văn phạm ngữ pháp chắp vá lung tung, không theo niêm luật gì cả. Gs lại có sáng kiến lắp ghép để thành các địa danh Kim Sơn, Tiền Hải là những nơi Nguyễn Công Trứ có công hướng cho dân khai khẩn. Từ Tiền ở đây với nghĩa tiếng Việt là tiền bạc (ý muốn nói vàng chất cao như núi, tiền bạc nhiều như nước biển). Thôi thì cứ tạm chấp nhận là câu đối Hán + Nôm, nhưng không thể chấp nhận cụm từ Tài đã lớn đối với Kim như Sơn và chí càng cao đối với Tiền tựa Hải như Gs cấu trúc (lớn là tính từ, sơn là danh từ ; cao là tính từ, hải là danh từ) !
Lại nữa, Chẳng lẽ Đại nhân Nguyễn Công Trứ mà chỉ được dân dựng cái miếu thờ hay sao ? Gs Vũ Khiêu có biết cái miếu kém xa so với ngôi đền về  quy mô và sự tôn nghiêm sang trọng mà chính Gs đang đến đó viết câu đối và nhiều ngôi đền được lập nên qua bao đời đang thờ Nguyễn Công Trứ trên đất nước này không ? Hàm thì  “giáo sư” mà chữ lại nghèo thế ? Không thể tìm ra một từ ngữ khác, hoặc cần thì phải chỉnh sửa cả đoạn hay cụm từ để khỏi dùng từ miếu hay sao ?
Tôi đọc câu đối của Gs Vũ Khiêu viết cho nhà thờ Nguyễn Công Trứ, thầm nghĩ: Với cụ Nguyễn thì đúng như câu nói dân gian “Theo nghề nào chết nghiệp ấy”. Cụ có tiếng giỏi chữ nghĩa thì nay hậu thế lấy “chữ nghĩa” để làm cho cụ buồn. Với ông Đặng (Đặng Vũ Khiêu), cũng đúng như lời khuyên của dân gian: “Đã kém mắt đừng cắt rau”. Nghĩ cho cùng, vì kém mắt mà cắt vào tay thì dùng lá thuốc đắp vào sẽ khỏi, còn kém tinh thông mà viết lách bậy bạ thì để tiếng…đời đời, cần tâm niệm câu  khôn văn tế, dại văn bia  mà gác bút, đừng dễ dãi tuỳ tiện viết văn bia câu đối !
Tôi đã từng nêu lên những khiếm khuyết trong CHÚC VĂN GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM 2000 của Gs Vũ Khiêu cả về niêm luật, luận cứ và nội dung tư tưởng ; tiếp sau đó không lâu, lại ngao ngán nỗi với cái bài thơ “Đường luật” của Gs viết cho đài Tiếng nói Việt Nam mời họa nhân dịp Tết. Chủ đề của bài thơ là ca ngợi Hà Nội đổi mới, trong đó có câu Rỡ ràng Hà Nội buổi trung hưng. Theo niêm luật, từ thứ sáu ở câu này phải là thanh bằng, nên Gs để trung hưng. Khổ nỗi, trung hưng chỉ có nghĩa sụp đổ rồi dựng dậy, nó phản chủ đề hoàn toàn.
Nếu để chấn hưng (chấn chỉnh lại cho tốt hơn) thì đúng với chủ đề và văn cảnh, nhưng chấn là thanh trắc, thất niêm – cái mà người đọc dễ nhìn thấy, nên Gs “úm ba la” cho xong chuyện, chứ “cây đa cây đề” chẳng lẽ không hiểu nghĩa của trung hưng khác nhau với chấn hưng thế nào !
Một câu đối còn “nóng” năm Nhâm Thìn của GS Vũ Khiêu
Tôi nói khôi hài rằng: Giá như không phải là Anh hùng lao động Gs Vũ Khiêu mang hàm Thứ trưởng, mà là cái anh nào đó có “tiền án Nhân văn Giai phẩm” thì khối người vác gậy đến nhà, bởi từ năm 1945 đến thời điểm ấy, Hà Nội chưa bị sụp đổ rồi dựng dậy. Ý bài thơ muốn tả cảnh tốt đẹp, nhưng thể hiện lại chèn vào ý xỏ lá bằng cách “chơi chữ” tưởng không ai biết (!)
Nhân câu đối hổ lốn buồn cười, Sỹ tôi hơi dài dòng chút, xin được bạn đọc thứ lỗi !
Nhà thơ Lê Khả Sỹ

No comments:

Post a Comment