NTM số 1 với chuyên mục Giọng nói mới giới thiệu nhà thơ trẻ Đỗ Doãn Phương. Anh vừa đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2011 cho tập Hoan ca. Anh nói về thơ ca và hành trình vượt qua sự đe dọa của cái chết. NTM không ngờ rằng: khi biên tập viên đã chuẩn bị xong hồ sơ giới thiệu Đỗ Doãn Phương trong số 1 thì nhận được tin anh được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2011.
Phải chăng Nghệ Thuật Mới đã tiên cảm Đỗ Doãn Phương
sẽ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 2011?
sẽ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 2011?
Đúng ngày 2 tháng 2 năm 2012 (tức
ngày 11 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), Nghệ Thuật Mới số 1 sẽ phát hành
trên nhiều sạp báo trong toàn quốc. Với khổ A3, 48 trang, hai màu, đóng xén, Nghệ
Thuật Mới (NTM) thể hiện sự tôn vinh các giá trị sáng tạo văn học nghệ
thuật và các tác giả qua nhiều thời đại.
Một lần nữa, nhà thơ Chế Lan Viên
xuất hiện với chùm thơ chưa từng công bố cùng với một trong những truyện ngắn
hiếm hoi của ông.
Trong NTM số 1, tâm sự của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm sẽ mang lại cho người đọc những suy ngẫm về sự sáng tạo thơ ca
và ý nghĩa của cuộc sống. Nhà văn Bảo Ninh lần đầu tiên xuất hiện với tư cách
một nhà văn viết truyện ngắn. Bảo Ninh cũng không giấu diếm cái nhìn thẳng thắn
về những người trẻ trong lời tự sự trước khi bạn đọc đến với một truyện ngắn
xuất sắc của ông vừa viết. Sau nhiều năm im lặng, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
chính thức công bố tác phẩm mới nhất của mình trên NTM số 1 và những triết lý
của ông về sự đời. Phải chăng ông Vua truyện ngắn đương đại Việt Nam đã bắt đầu
thức dậy và vươn vai ?
Nhà văn Lê Minh Khuê và Nguyễn Văn
Thọ viết về những nhân vật trong đời sống đã đi vào tác phẩm của mình. Lê Minh
Khuê nói về một người trung úy trong một cánh rừng thời chiến đã làm trái tim
chị như bị xé rách. Còn Nguyễn Văn Thọ lần đầu tiết lộ một cách đau đớn những
bí mật về người đàn bà tên Quyên trong tiểu thuyết cùng tên của ông.
NTM sẽ lần lượt giới thiệu chân dung
các nhà văn danh tiếng của Việt Nam trong từng số. Và NTM số 1 sẽ dựng lên chân
dung của nhà thơ Thanh Thảo qua con mắt tò mò gây chuyện của nhà thơ Phạm Đương
và nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tư qua một cách “nhậu” nhân ái của nhà thơ Văn Công
Hùng. Lần đâu tiên chúng ta nhìn thấy một phần con người họ mà lâu nay còn ẩn
giấu như một bí mật mơ hồ. Nhà phê bình “ Bàn phím và Cây búa” Nguyễn Hòa bàn
về văn hóa Đông và Tây. Tiến sỹ Phạm Xuân Thạch bàn về cái gốc của phê bình
trog khi phê bình văn học nghệ thuật ở nước ta đang vô cùng lúng túng. Cả hai
nhà phê bình này sẽ mở ra những trao đổi sâu sắc và thú vị.
NTM số 1 với chuyên mục Giọng
nói mới giới thiệu nhà thơ trẻ Đỗ Doãn Phương. Anh vừa đoạt Giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam năm 2011 cho tập Hoan ca. Anh nói về thơ ca và hành
trình vượt qua sự đe dọa của cái chết. NTM không ngờ rằng: khi biên tập viên đã
chuẩn bị xong hồ sơ giới thiệu Đỗ Doãn Phương trong số 1 thì nhận được tin anh
được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2011.
NTM số 1 giới thiệu hai nhân vật
khổng lồ của văn chương thế giới: G. Market và Tomas Transtromer (người vừa
đoạt Nobel Văn học 2011). Market nói về “mat thuật” của tiểu thuyết. Còn Transtromer
dựng lên một đời sống ám ảnh đôi khi như một bóng ma sau trang viết của mình.
NTM số 1 có hai trang thơ riêng biệt
của hai nhà thơ. Một người đã nổi tiếng là nhà thơ Lê Văn Ngăn và một người còn
lẩn khuất giờ mới xuất hiện một cách rất ấn tượng. Đó là đạo diễn Lương tử Đức.
NTM có chủ trương in mỗi tác giả từ 5 đến 7 bài thơ một lần để bạn đọc có thể
hình dung rõ hơn phong cách của nhà thơ đó. NTM số 1 cũng giới thiệu những tạp
văn của một người đàn ông ngày nào cũng uống café vỉa hè ở Hà Nội. Anh không
phải là nhà văn nhưng những tạp văn của anh làm chúng ta đôi khi cười ra… nước
mắt.
Một điều rất đặc biệt trong NTM số 1
là toàn bộ phụ bản trong số này là của họa sỹ Lê Thiết Cương. Số báo giống như
một triển lãm nhỏ những tác phẩm hội họa đen trắng của Lê Thiết Cương. Và mỗi
số, NTM sẽ giới thiệu một họa sỹ bằng cách in các phụ bản của họa sỹ đó cùng
với các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ… Cũng trong số này, tác giả của Cơ
hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà, đã dựng lên chân dung họa sỹ Lê Thiết Cương
với một lối viết “ngang tàng” như chính cách nói của anh trong các tiệc rượu.
Ngoài ra còn những bài viết hấp dẫn
khác của nhà văn Đình Kính, nhà văn Như Bình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều…
NTM xin kính báo tới bạn đọc và các
nhà văn, nghệ sỹ sự ra đời của ấn phẩm này. Mong quý vị ủng hộ cho Nghệ Thuật
Mới phát triển và mỗi ngày một hay hơn.
Xin trân trọng cám ơn.
Nghệ Thuật Mới
No comments:
Post a Comment