Hội Nhà văn Việt Nam hoàn toàn vững tin vào đội ngũ sáng tác trẻ này bởi trên hết, những kết quả họ đạt được đảm bảo cho vị trí của văn học Việt Nam đương đại không thể bị xoá nhoà trong tiến trình phát triển của văn học nói riêng và văn hoá nói chung.
Bước sang đầu năm Nhâm Thìn, độc giả yêu văn chương Việt Nam sẽ hy
vọng và chờ đón những thành tựu mới của văn học trẻ mà đầu tiên là những tác
phẩm của những con rồng văn trẻ Bính Thìn.
Nếu Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ
chiếm được cảm tình của độc giả bắt đầu bằng những câu chuyện chân thực về miền
đất mũi Cà Mau thì Phong Điệp lại là nhà văn dành được sự quan tâm bởi những
câu chuyện đời thường được chị thổi vào một linh hồn tươi mới. Qua những câu
chuyện chị viết, những bài báo thường xuyên xuất hiện trên Văn nghệ Trẻ- cơ
quan mà chị hiện đang đảm đương vị trí quan trọng trong Ban Biên tập, những
cuốn sách cứ đều đặn “ra lò”, những giải thưởng cho những sáng tác của chị… toát
lên ở chị một người viết trẻ hiện đại. Mỗi lần gặp chị, dường như cái cảm giác
mệt mỏi không bao giờ xuất hiện mà bên trong những câu chuyện luôn là những gợi
mở về cuộc sống của một người viết, dẫn dắt người đối thoại vào một cuộc sống
tươi đẹp hơn, thân thiện hơn. Khi ta hai
mươi, Ma mèo, Người phía bên kia đường, Phòng trọ, Người của ngày hôm qua, Giấc
mơ bay qua cửa sổ, Vườn hoang, Lạc chốn thị thành, Blogger hay cuốn sách tuyển những bài đối thoại văn chương của chị
(Mạn đàm văn chương thời @) cho ta thấy
một nhà văn Phong Điệp luôn hoà đồng nhưng chẳng thể hoà tan ở chốn đô thị.
Năm 2010, giới văn chương trong nước
đón nhận một Nguyễn Thị Bích Lan, tác giả- dịch giả cuốn sách “Triệu phú khu ổ chuột”, tác phẩm dành
được giải thưởng văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng từ trước đó,
những người thường xuyên theo dõi tình hình văn học trong nước hẳn không thể bỏ
qua dịch giả cuốn sách, Nguyễn Thị Bích Lan, người từng dịch nhiều cuốn sách
luôn được người đọc tìm kiếm khi mới phát hành như: Từ sông Nile
đến sông Jordan, Nghìn khuôn mặt của đêm, Hứa yêu, Vũ điệu của trái tim, Mạch
buồn, Người đàn ông hoàn hảo…, là một người đã sống nỗ lực hết
mình. Sinh năm 1976 nhưng với những người cùng trang lứa khác trong làng văn,
chị là người đáng nói hơn cả bởi đam mê với “nghiệp dịch sách”, đó là nguồn
động lực chính giúp chị sống, chống chọi và vượt lên bệnh tật. Những bản dịch
của chị được đánh giá là những lao động nghiêm túc nhất và điều khiến độc giả
quý mến các tác phẩm dịch của chị là nội dung mỗi tác phẩm dịch luôn tràn ngập
những cảm xúc của tác giả trong bản gốc- phần
nội dung mà rất ít dịch giả có thể chuyển ngữ thành công vào tác phẩm dịch.
Cũng trong năm 2010, Hội Nhà văn Việt Nam cũng dành cho chị sự quan tâm khi kết
nạp chị làm thành viên của Hội như một sự ghi nhận những gì chị đã đóng góp cho
văn học Việt Nam đương đại.
Ba gương mặt nữ nhà văn sinh năm
1976 với những khác biệt nhưng đều tựu chung ở một điểm là những đóng góp cho
đời sống văn học trong nước, mà cụ thể là những tác phẩm được độc giả yêu mến
cũng như giới chuyên môn đánh giá cao.
Đến với những nam nhà văn sinh năm
Bính Thìn, người đầu tiên có thể nói đến Nhà phê bình trẻ Phạm Xuân Thạch. Anh
hiện là Tiến sĩ ngữ văn - giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Quốc gia Hà Nội. Một số công trình nghiên cứu và bài viết của anh
được giới phê bình quan tâm như: Tiếp cận
một phương diện của lịch sử văn học Việt Nam từ những tiền đề thực tiễn và lý
thuyết mới, Cá nhân hóa hư cấu - tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch sử
giữa truyền thống và hiện đại, Quá trình cách tân và những giới hạn trong sự
nghiệp sáng tác văn xuôi của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Thơ Tản Đà- Những lời
bình, Nỗi buồn chiến tranh - viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa
anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất
nước, Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945… cho thấy tiềm lực
của một cây bút nghiên cứu trẻ đang hồi sung sức. Anh là một người viết trẻ rất
chịu đọc, tôi nghĩ không hẳn do tính chất hay yêu cầu công việc của anh làm mà
bởi chính là những ham muốn được tìm và hiểu văn học, cũng bởi lý do đó mà anh
đã chọn phê bình văn học để hỗ trợ cho con đường phát triển nghề của mình.
Trong Hội nghị những người viết trẻ lần VIII, anh là một trong 113 người tham
dự và cũng là người thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về những người sáng
tác trẻ ngày nay: Văn học trẻ chưa thực sự "trưởng thành"
(Tuổi trẻ). Tôi cũng thường gặp anh trong các Hội thảo, tọa đàm văn học với
những ý kiến xoay quanh các đề tài được bàn thảo rất xác đáng, khiến cho nhiều
người tham dự hiểu thêm về vấn đề. Đó phải chăng là sự cần thiết phải có một
nhà giáo- một nhà phê bình như anh trong hàng ngũ các nhà văn- nhà phê bình trẻ
Việt Nam hiện nay; và trong hành trình
nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa để hòa nhập
với thế giới (Đỗ Lai Thúy) thì những đóng góp của những người viết trẻ như
Phạm Xuân Thạch là đáng kể.
Cùng làm tại Báo Văn nghệ Trẻ với
Phong Điệp là một gương mặt Bính Thìn rất nam tính, thể hiện trong các bức
tranh minh họa anh vẽ cũng như các tác phẩm mà anh tạc hình. Anh xuất hiện
nhiều trên báo chí với tư cách là nhà báo, nhà văn, họa sỹ dưới tên A Sáng.
Trong các sáng tác văn học của anh luôn thấy hình bóng của quê hương dân tộc
Tày, bản Pác Thay, nơi anh sinh ra và lớn lên. Anh tâm sự rằng mình từng đi rất
nhiều nơi nhưng trong sáng tác luôn "Còn một cái gì đó sâu sắc hơn, kỹ lưỡng hơn, máu thịt hơn vẫn là cái bản Pác Thay yêu dấu kia" (Văn nghệ Trẻ), đó cũng là phần hồn trong các truyện
ngắn, và gần đây là tiểu thuyết Thân xác
được xuất bản tháng 7/2011. Tạo dựng một sự nghiệp, sáng tác và trụ lại nơi phồn
hoa đô thị, lại được những nhà văn như Nguyễn Quang Thiều, Y Phương, Trung
Trung Đỉnh, Nguyễn Hòa… quý mến, hẳn anh phải là người đặc biệt, âu cũng là lẽ
thường bởi trong các sáng tác văn học Việt Nam, mảng văn học dân tộc vẫn luôn
được độc giả và những người yêu văn chương dành cho những tình cảm đặc biệt.
Nhìn qua 5 gương mặt văn học trẻ
được cả người trong lẫn người ngoài giới sáng tác yêu mến, dành cho nhiều tình
cảm để thấy những gì văn học trẻ đã và đang làm, đang góp sức cho văn học Việt Nam
đương đại, họ đã ghi được những dấu ấn trong đời sống văn học náo nhiệt, đánh
dấu sự tồn tại của một thế hệ văn chương 7X. Nhìn rộng hơn nữa những người viết
trẻ sinh năm Bính Thìn còn có Trương Anh Quốc, Nguyễn Thị Việt Nga, Miên Di (Lê
Xuân Hòa), Trần Đức Tĩnh, Vi Thị Thu Đạm… Họ chính là những người bước những
bước vững chãi, tiếp bước thế hệ trước. Họ là những gương mặt trẻ đầy triển
vọng của văn học Việt Nam. Hội Nhà văn Việt Nam hoàn toàn vững tin vào đội ngũ
sáng tác trẻ này bởi trên hết, những kết quả họ đạt được đảm bảo cho vị trí của
văn học Việt Nam đương đại không thể bị xoá nhoà trong tiến trình phát triển
của văn học nói riêng và văn hoá nói chung.
Bước sang đầu năm Nhâm Thìn, độc giả
yêu văn chương Việt Nam sẽ hy vọng và chờ đón những thành tựu mới của văn học
trẻ mà đầu tiên là những tác phẩm của những con rồng văn trẻ Bính Thìn.
Trần Hải Minh
No comments:
Post a Comment