.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, January 9, 2012

HÃY ĐỂ BẠN ĐỌC LÊN TIẾNG!


(Trao đổi cùng tác giả Di Linh - tác giả bài viết Đỗ Doãn Phương - người quét sách thơ trẻ hiện đại)
…Không phải là nhà văn, không phải là nhà thơ có tên tuổi, tôi chỉ là một người đọc và yêu thơ bình thường trong “biển “ người đọc không tên. Bạn đọc đông đảo là thế nhưng:chúng tôi không có sức mạnh “lật thuyền” hay “dâng thuyền” như những nhà phê bình,lí luận vẫn nói.Bài viết của tôi có thể “xuôi”hay”ngược” tai, điều đó tùy thuộc vào dung cảm nảy sinh trong các bạn.Nhưng tôi vững tin rằng bài viết này sẽ không chỉ là tiếng nói của riêng cá nhân tôi về một hiện tượng thơ trong dòng chảy văn học đương đại.…
 Nhà thơ Đỗ Doãn Phương (thứ hai, trái qua)

Văn hóa đọc đang ngày càng mất vị thế trong nhịp sống điện tử.Thơ ca với công chúng còn ở trong một tình trạng tồi tệ hơn.Chúng tôi, số những bạn đọc còn mặn nồng với thơ ca vẫn đang ngước nhìn lên thi đàn văn học. Chúng tôi hơn ai hết mong nhìn thấy những “ngôi sao”, mong được gặp những vần thơ nói hộ tiếng lòng mình, những vần thơ thực sự có sức sống lâu bền, lôi kéo chúng tôi.Để tình yêu với thơ ca không trở thành”dị biệt” với đông đảo bạn bè cùng trang lứa khi cuộc sống đang được cân đo,đong đếm bởi những giá trị vật chất.Và khi nhìn thấy tít chữ “ánh chớp”chạy trên thi đàn, chúng tôi vui mừng quá đỗi.Nhưng chúng tôi càng không phải là đám đông hiếu kì, chạy theo thứ ánh sáng nhất thời, không chung thủy.Chúng tôi dõi tìm những vần thơ!
Đọc loạt bài viết giới thiệu thơ Doãn Doãn Phương trên trang báo Vietime của tác giả Di Linh,chúng tôi cũng hằng mong thơ Đỗ Doãn Phương có thể thật sự”quét “sạch thơ trẻ hiện đại.
Ban đầu, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và nhất chí với quan điểm của anh rằng:những câu, những bài gây sốc được (hay bị) trích đi, trích lại trên mặt báo không thể hiện bản chất của tác giả đó…Mỗi bài thơ bây giờ,mỗi nhà thơ đều mở ra thế giới của riêng họ,mà khi đọc,ta chìm vào trong thế giới đó,để rồi khi đọc xong, bài thơ để lại ấn tượng nào đó hoặc nhẹ nhàng, hoặc mãnh liệt.
Nhưng tôi hoàn toàn phản bác khi anh cho rằng “cách đọc thơ bây giờ dường như không đọc câu, đọc chữ, mà đọc để cảm nhận cả một khối tổng thể…”
Vì tôi, cá nhân yêu thơ vừa vô cùng thích thú khi đọc ba câu thơ được trích dẫn trong bài thơ”Nhiều khi” của nhà thơ trẻ Đoàn Văn Mật  
Nhiều khi chưa bước đi đôi chân đã mỏi
Trở về nhà lòng như buổi tối
Như ta thiếu một cuộc đời
(Nhiều khi)
Tôi không hề biết trong cuộc sống,“nhiều khi” Đoàn Văn Mật đã gặp gỡ, trải nghiệm để rồi bày tỏ chúng ra thơ còn là những gì nữa? Nhưng rõ ràng tôi đã gặp tôi trong ba câu thơ kia.Và cái hình ảnh “Trở về nhà lòng như buổi tối.Như ta thiếu một cuộc đời” cứ day qua, day lại trong tâm trí.Cái cuộc đời “thiếu”kia mở ra những hình dung khác nhau trong tâm trạng người đọc.
Có thể với bạn là sự khao khát bóng hình của một con người, có thể là lời nhắc nhở,tự vấn về cuộc sống nội tâm không mấy được xem trọng, có thể và có thể…Và tôi lẩm nhẩm đọc,rồi thuộc chúng.Rất tự nhiên,thơ nảy sinh xúc cảm trong tôi như thế.
Đọc loạt bài viết về Đỗ Doãn Phương của tác giả Di Linh,nói một cách chính xác hơn là bài giới thiệu về tập thơ”Ngọn triều nhục cảm” của anh,tôi-người đọc, nảy sinh một câu hỏi:
Tiêu chí mới và lạ có thực sự thu hút được bạn đọc?
Tôi xin trích dẫn lời của chính nhà báo, nhà thơ Đỗ Doãn Phương cho câu trả lời ban đầu của mình:…”Cứ cái gì phải có logic mới thuyết phục được tôi”!
Và  tôi khẳng khái nói rằng tôi hồ nghi bài viết về một “ánh chớp” có thể quét sạch thơ trẻ hiện đại.Vì những vần thơ nếu chỉ là thế giới tâm hồn khép kín của cá nhân nhà thơ,người đọc không tìm thấy mình trong ấy thì chúng ta đọc thơ để làm gì? Như thế,thơ không nói hộ tiếng lòng của đông đảo bạn đọc thì dù có”logic” cũng không thể thuyết phục được tôi.
Một bài bình thơ,giới thiệu sách kéo dài tới ba kì báo với chỉ một đoạn thơ và bài ba câu thơ được trích dẫn.Quá nhiều lời bình,quá nhiều câu hỏi được sắp đặt, giàn dựng.Thưa nhà thơ, đó nếu không là sự cố gắng “làm bóng” thì có thể được hiểu là gì khác đi?Như đã khẳng định ở trên, những người yêu thơ không phải là đám đông hiếu kì chạy theo những câu“chuyện lạ”.Tôi cũng giống như nhà thơ, tôi không tin những gì người viết tự nói về mình,và tôi cũng hồ nghi cả những lời tán tụng.
Thưa nhà thơ:chưa đọc thơ anh,chúng tôi đã có cảm giác mình sắp bị choáng ngợp bởi những lời tụng ca.Khi Phùng Tiến Đông đưa ra nhận xét ngắn gọn về thơ anh rằng:”…Nó ít nhiều tiếp cận lối viết khả thể học”thì tôi lập tức phải tìm hiểu xem thực chất lối viết ấy là gì?Từ điển tiếng Việt không có từ giải nghĩa cho từ ghép “khả thể”, chỉ giải nghĩa:”khả”là đáng,là có thểVà chúng tôi hiểu”khả thể” là cách viết có thể tiếp nhận.Vâng.Mới chỉ”có thể tiếp nhận thôi” đã có thể quét sạch thơ trẻ hiện nay, lời nhận xét đó phải chăng là đã vội vàng?
Để rồi khi bình tâm hơn,chúng tôi tự vấn với nhau rằng liệu có phải mình tìm đọc thơ chỉ vì”mới” và “lạ”? Chắc chắn là không phải tất cả chúng tôi đều như vậy. 
Những gì các nhà phê bình nhận xét thì ban đầu, chúng tôi chờ đón tập thơ vì:…Với”uy lực bản năng”,mỗi câu chữ trong.“Ngọn triều nhục cảm” đều mang đến cho người đọc về sự trải nghiệm hết lòng.
Những người đọc chân chính hẳn nhiên là những con người có đời sống tâm hồn lành mạnh, chúng tôi không né tránh những cảm xúc nảy sinh trong “nhục cảm”
Và chúng tôi hoàn toàn thống nhất với nhà báo Di Linh rằng:”cái cơn hưng phấn nhục cảm ấy thì có ở nhiều loài chứ không chỉ có ở con người”.
Và nếu đám đông háo hức chờ đón sự ra đời của tập thơ chỉ vì nó”mới”, “lạ” trong cách cảm nhận về nhục cảm thì quả là đáng sợ!
Thưa nhà thơ, chúng tôi không tụng ca hay chê bôi đứa con đẻ tinh thần chứa định cân não,cảm xúc và sự lao động miệt mài của nhà thơ.Chúng tôi chỉ muốn nói rằng:Chúng tôi muốn được đón nhận đứa con đẻ tinh thần ấy của anh hoang sơ như khi nó chào đời mà không cần đến những lời rào đón thái quá.Vì nói như anh thì cái đời sống tinh thần vô cùng tinh tế, mỏng manh và dễ bị tổn thương.Chúng tôi rất sợ mình thất vọng!
Khang Minh
(số168 tổI-Phương Lâm, Hòa Bình)
Nguồn:

No comments:

Post a Comment