Chấn thương hậu chiến, là căn bệnh nhân loại văn minh bất khả
trị. Sinh thể mang tên con người ấy cần “tìm lại mình”, để hòa nhập vào
đời sống. Đâu là phương thuốc khả thể? - Chỉ có con người và nền văn hóa do con
người dựng nên, - Nguyễn Đình Tú tin thế. Trong một tuần đi qua miền đất Cửa
Núi, nhà văn đã cho nhân vật Anh tìm được phương thuốc đó. Sinh thực khí đã
phục hồi, niềm vui được tìm thấy, sự hứng thú sống đã quay trở lại. Lúc này “không
nghĩ nữa, việc Anh thấy cần nhất bây giờ là trở về với ngôi nhà của mình”.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú |
INRASARA: HOANG TÂM
HAY MỘT CUỘC TRỞ VỀ VỚI CĂN TÍNH VĂN HÓA
(Về tiểu thuyết HOANG
TÂM của Nguyễn Đình Tú)
Văn chương bổ khuyết
cho khoảng thiếu, trắng của lịch sử. Lịch sử chỉ có thể ghi chép các sự kiện,
các diễn biến, những con số cùng những phản ứng của các bên liên quan mang tính
toàn cục. Tác phẩm văn chương ngược lại, thể hiện biến động tâm sinh lí, suy
nghĩ cùng sinh hoạt cục bộ và đơn lẻ của cá nhân trong sự biến ấy. Thế nhưng
chính cái cục bộ và đơn lẻ mang tính cá thể kia nói được rất nhiều. Bởi nó đụng
chạm đến phần cốt tủy nhất của con người. Chính là con người.
Lịch sử Việt Nam giai
đoạn qua đầy thiếu khuyết. Cải cách ruộng đất, đã có vài tác phẩm động cập đến,
nhưng chưa nhiều. Chiến tranh biên giới Tây Nam càng hiếm hơn nữa. Hoang
tâm của Nguyễn Đình Tú nằm trong dạng hiếm ấy. Nhưng Hoang tâm không
phải là tiểu thuyết sử thi, nơi người đọc hi vọng tìm thấy ở đó những trận đánh
lớn, những chiến lược thể hiện vai trò và tài năng của các tướng lĩnh, hay tinh
thần chiến đấu của binh sĩ các bên tham chiến. Nguyễn Đình Tú muốn nhấn vào
khía cạnh khác, nhỏ lẻ và phân mảnh. Cho nên, nó người hơn.
Hiện thực hơn cả hiện
thực, siêu tưởng quá siêu tưởng - là điều người đọc bắt gặp liên tục ở tiểu
thuyết này. Các chương tiểu thuyết được Nguyễn Đình Tú khéo léo sắp đặt xen kẽ,
cho câu chuyện dẫn dắt hiện thực ở hai chiều đối nghịch có mặt và bổ khuyết cho
nhau, để cuối cùng tất cả trở về với hiện thực bình thường. Rất có hậu.
Hiện thực hơn cả hiện
thực, bởi chỉ trong chiến tranh, bản chất con người mới lộ ra đầy đủ và rõ nét
nhất. Cái bản chất người, rất người không thể che giấu. Khi đối mặt với cái
chết, cái chết xảy đến bất cứ lúc nào, quanh ta, bên cạnh ta, với đồng đội ta
và kẻ thù ta, và cả với ta, con người sẽ chỉ phản ứng và phản ứng đầy bản năng.
Ở đường biên sống và chết, sinh phận con người thường trực đánh đu với may rủi
xảy đến trong tích tắc. Xấu và tốt, nhát hèn và dũng cảm, tội ác và hình phạt,
hi vọng và tuyệt vọng… Tất cả đều vượt quá, siêu việt khỏi suy nghĩ và tưởng tượng,
yêu ghét và toan tính của sinh hoạt ngày thường. Vượt quá, đến không thể chịu
đựng nổi. Nhiều người lính trở về sau cuộc chiến thường xuyên bị ám ảnh máu me
và chết chóc, và tội lỗi và hi sinh và chịu đựng quá sức chịu đựng… đến trầm
cảm, là vậy. Nhất là những quân nhân thiếu máu “lính tráng”, nhiều ưu tư và đầy
tính nhân văn, thì chấn thương thời hậu chiến càng trầm trọng hơn.
Nhân vật Anh
trong Hoang tâm là một.
Chứng kiến những “Hằng
bị cắt đứt cuống họng, chết trong tư thế ngồi”, “Gấm bị bọn
K cắt đầu. Xác Gấm được vứt ngay gần lán trại,trong một tư thế như con ếch
nằm ngửa, cửa mình bị cắm một củ sắn”; và chính mình cũng “đã bắn chết
thằng K đầu tiên trong tư thế đang nằm trên nước”, thì một anh lính “vào
lính với một tư thế lãng mạn chiến chinh như Anh” khó có thể trở lại
đời sống bình thường được Từ chiến trường K trở về, Anh đã “điên”, đã mất
“ngủ”, mất cảm hứng sinh hoạt vợ chồng. Chấn thương tâm lí dẫn đến chấn thương
sinh lí. Biểu hiện tắt dục nơi Anh đã đẩy nhân vật này vào đường cùng. Bản năng
tính dục, cạnh đó bản năng truyền giống không còn, cuối cùng anh đánh mất luôn
cả gia đình đang yên ấm.
- Vợ anh không chịu nổi à?
- Phải. Cô ấy đã có
con với người chồng mới... Chồng cô ấy là một người Pháp... Cô ấy đưa con
gái đi cùng...
- Họ có bao giờ về
thăm anh không?
- Không. Thời gian đầu
cô ấy hay gửi các loại thuốc an thần về cho tôi. Nhưng sau này thì tôi bảo cô
ấy đừng gửi nữa. Tôi thấy nó chả có tác dụng gì cả.
Với triệu chứng hậu
chiến này kéo theo bao hệ lụy của nó, thuốc an thần dù mang đặc hiệu ngoại tới
đâu, cũng không là gì cả. Nhất là, qua đó, người lính bị đẩy vào tình trạng
chấn thương văn hóa. Từ hiện thực chiến trường sang hiện thực đời thường, là cả
một vực thẳm khác biệt đã đành; hiện thực văn hóa hiện tại càng lạ lẫm với anh.
Anh thấy mình lạc lõng và xa lạ. Nếu ở ngoài mặt trận, Anh không tin tưởng Sa
Rết, đó là do bản năng tự vệ; nhưng khi trở về với thế giới văn minh, xa lạ và
lạc lõng với chính những người thân yêu, sự mất niềm tin trở nên toàn phần, đến
thành phó mặc.
Thế nhưng, cho dù thất
vọng tới đâu nhà văn không được quyền cho nhân vật của mình đi đến tuyệt vọng.
“Thời đại chúng ta cốt yếu là thời đại bi thảm, bởi thế chúng ta từ chối coi nó
một cách bi thảm. Cuộc đại biến động đã xảy ra, chúng ta đang ở giữa những đổ
nát. Chúng ta bắt đầu xây dựng những nơi cư trú nhỏ bé mới, có lại những hi
vọng nhỏ bé mới… Chúng ta phải sống, thây kệ bao nhiêu bầu trời đã sụp” (D.H.
Lawrence, Nguyễn Hữu Hiệu dịch).
Cần phải có phương cách trị liệu khác, cho thế giới. Ít ra, cho cá thể trong thế giới hỗn độn nhiễu nhương này. Cái cần đánh thức lại đầu tiên chính là bản năng tính dục cũng là bản năng sinh tồn của con người, sau đó, làm hồi sinh nền văn hóa trong đó cá thể kia sống, và sau cùng là cứu vãn linh hồn hắn. Ba lớp mã đồng hiện trong một Hoang tâm. Tại đây, Nguyễn Đình Tú sắp đặt cho nhân vật Anh đi lạc vào một hiện thực khác: miền đất huyền ảo đầy bí nhiệm. Trong một chuyến du lịch, khi “chuyến tàu dừng lại ở ga Nguyên Thủy vào lúc 2 giờ đêm”, Anh được một người phụ nữ xa lạ và bí ẩn dần dần dẫn dắt anh vào xứ miền Cửa Núi.
Cần phải có phương cách trị liệu khác, cho thế giới. Ít ra, cho cá thể trong thế giới hỗn độn nhiễu nhương này. Cái cần đánh thức lại đầu tiên chính là bản năng tính dục cũng là bản năng sinh tồn của con người, sau đó, làm hồi sinh nền văn hóa trong đó cá thể kia sống, và sau cùng là cứu vãn linh hồn hắn. Ba lớp mã đồng hiện trong một Hoang tâm. Tại đây, Nguyễn Đình Tú sắp đặt cho nhân vật Anh đi lạc vào một hiện thực khác: miền đất huyền ảo đầy bí nhiệm. Trong một chuyến du lịch, khi “chuyến tàu dừng lại ở ga Nguyên Thủy vào lúc 2 giờ đêm”, Anh được một người phụ nữ xa lạ và bí ẩn dần dần dẫn dắt anh vào xứ miền Cửa Núi.
“Phải đến đất
nguyên thủy, vào Cửa Núi mà tìm lại mình”. - Thầy đã phán như thế.
Cuộc “tìm lại mình”
bắt đầu từ đó. Quãng thời gian ngắn ngủi “ngồi chờ để lấy phòng, nhưng
rồi ngủ luôn trên ghế”, trong một giấc mơ không tưởng hư hư thực thực, đàn
bà người Mụ tên Son Phần nhiếp dẫn người lính cũ đầy “thương tích”, “bệnh hoạn”
và tàn tạ tiếp cận xác thân phồn thực của chị, để từng bước phục hồi lại bản
năng tính dục trong anh. Và cả của chính mình.
Cô làm rất từ từ, như
thầy thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân, như người mẹ hút những ung nhọt trên thân
thể con trai, như con chó cái liếm lành vết thương cho con chó đực... Lâu lắm
rồi Anh không được hưởng hơi ấm đàn bà. Lâu lắm rồi Anh không nằm với người thứ
hai trên giường.
Anh có cảm giác như sắp với tới giấc ngủ mà Anh đã để vuột mất cả chục năm nay rồi. Một trạng thái như là đờ đẫn, như là không trọng lượng, như là thả lỏng toàn thân, như là miên man tiềm thức... sắp đến với Anh rồi.
Anh có cảm giác như sắp với tới giấc ngủ mà Anh đã để vuột mất cả chục năm nay rồi. Một trạng thái như là đờ đẫn, như là không trọng lượng, như là thả lỏng toàn thân, như là miên man tiềm thức... sắp đến với Anh rồi.
Đôi gò bồng đảo đang
áp vào khuôn mặt Anh lúc này căng mọng, thơm phức, non tơ, ngập tràn ham muốn.
“Em cũng thấy lạ, lâu lắm rồi em mới có cảm giác này”, Son Phần thì thầm bên
tai Anh. Toàn thân cô run rẩy.
Ở đó, người nữ dẫn anh
băng qua các miền đất hoang sơ, “quanh năm không có ánh mặt trời”, đi
vào một nền văn hóa xa lạ nhưng quen thuộc. Tất cả như xa xôi mà gần gụi vô
ngần. Giản đơn và tinh khôi đến trong suốt. Nó hoàn toàn xa lạ với thế giới văn
minh hiện đại tiện nghi với bất an đồng thời.
“Người Mã rất hiếu
khách và thân thiện. Họ chỉ sợ chiến tranh. Họ chỉ muốn yên ổn trong những
dãy núi không ánh mặt trời này... Họ có tiếng nói và chữ viết riêng. Họ có cả
âm nhạc, hội họa và điêu khắc nữa.. Giáo dục của họ không có gì là cao siêu.
Chỉ là dạy dỗ con người ta phải biết làm theo năng lực và hưởng theo thành quả
lao động. Y tế là vấn đề nan giải hơn cả đối với họ. Họ sống bằng một nền y học
thực nghiệm”.
Văn minh hiện đại đã
gây nhiễm ô tất cả. Từ môi trường tự nhiên cho đến sinh hoạt xã hội. Từ thể xác
cho đến tinh thần, và cả tâm linh con người cũng bị nhiễm ô. Nhiễm ô bất khả
thanh tẩy. Văn minh kĩ thuật tàn phá bản năng sống của con người, qua đó nhân
loại đánh mất tinh thần văn hóa theo nghĩa nguyên ủy của từ, cuối cùng đánh mất
luôn tâm linh là cái làm cho con người là người nhất. Con người không còn muốn
sống nữa. Anh: “Tôi đã nghĩ đến chuyện tự sát”. Tha hóa và vô cảm,
là hiện tượng dễ nhận ra nhất trong cuộc sống hôm nay. Vậy phải làm gì? - Không
gì khác, trở lại với tinh thần văn hóa bản nguyên. Văn hóa người Mụ, người Mã,
hay dân tộc nào bất kì đang ẩn tàng nơi tâm linh Việt. Ở bề sâu, bề xa mà chúng
ta đã đánh mất. Khám phá lại và học nhận biết trở lại. Đó là cách trở về với
nhân tính sơ nguyên của loài người. Bắt đầu từ lòng Mẹ, không thể khác.
“Người Mụ chọn
thủ lĩnh là phụ nữ à?”
“Người Mụ bọn em vẫn
theo chế độ mẫu hệ. Ở bộ tộc của em, quyền lực luôn thuộc về phụ nữ…
“Luật tục như thế
nào?”
“Nữ tộc trưởng phải là
người vẫn còn mầm dục trong người. Còn mầm dục thì còn có quyền lựa chọn đàn
ông. Còn mầm dục thì dân tộc Mụ mới tiếp tục sinh sôi nảy nở, mới trở thành
biểu tượng của sự bất diệt”.
Chấn thương hậu chiến,
là căn bệnh nhân loại văn minh bất khả trị. Sinh thể mang tên con người ấy cần
“tìm lại mình”, để hòa nhập vào đời sống. Đâu là phương thuốc khả thể? -
Chỉ có con người và nền văn hóa do con người dựng nên, - Nguyễn Đình Tú tin
thế. Trong một tuần đi qua miền đất Cửa Núi, nhà văn đã cho nhân vật Anh tìm
được phương thuốc đó. Sinh thực khí đã phục hồi, niềm vui được tìm thấy, sự
hứng thú sống đã quay trở lại. Lúc này “không nghĩ nữa, việc Anh thấy cần
nhất bây giờ là trở về với ngôi nhà của mình”.
Và chỉ khi đó thôi,
con người mới an cư trên mặt đất, như ở nhà mình.
Đó là thông điệp Nguyễn
Đình Tú kí thác trong Hoang tâm.
Diễn ngôn như thế, vô
hình trung tôi đã biến Hoang tâm trở thành tiểu thuyết luận đề
rồi còn gì.
Chán chết đi được!
Không. Ngồn ngộn hiện thực với mênh mông chi tiết cùng cách xử lí tình huống
nghệ thuật của cây bút có nghề Nguyễn Đình Tú, Hoang tâm vẫn
là tiểu thuyết. Một tác phẩm văn chương rất đáng đọc.
Bạn không muốn thử
khám phá sao?
Sài Gòn, 8-1-2013
INRASARA
TCNV 05/2013
No comments:
Post a Comment