Ngoài sáng tác,"thi sĩ đồng quê" Đoàn Văn Cừ còn tham gia dịch thuật. |
Mãi quá nửa đêm, sau khi sắp xếp cho chúng tôi
chỗ ngủ đâu vào đấy, nhà thơ họ Đoàn mới ngồi lại với cây đèn tọa đăng vặn nhỏ
ở sân, lấy tuyển tập của mình ra xem..
Đi đường xa mệt mỏi, tôi ngủ thiếp đi ngay,
sáng trở dậy lại lo thu xếp ra xe chia tay gia chủ để về Hà Nội sớm cho kịp một
cái hẹn nên không nhận ra có gì khác thường. Nhà thơ họ Đoàn vẫn vui vẻ đưa
tiễn chúng tôi ra tận xe. Mãi khi lên xe, đi một quãng anh Nguyễn Bao mới cho
chúng tôi hay: Đêm qua nhà thơ Đoàn Văn Cừ hồ như thức trắng, đọc đi đọc lại
tập tuyển tác phẩm của mình. Lúc đầu ông rất vui như mọi người đã thấy. Nhưng
rồi càng đọc ông càng băn khoăn, bứt rứt… Và sáng ra mọi người không để ý thế
thôi, chứ trông ông sắc thái không được vui. Thì ra tập sách in để lỗi khá
nhiều…
Bẵng đi một thời gian, đến tháng Tư năm 1997
tôi chợt nhận được thư của nhà thơ họ Đoàn. Phong bì thư ông gửi khá dày, nhưng
thư viết chỉ vài dòng, còn là kèm theo một xấp giấy chép thơ. Trong thư, nhà
thơ họ Đoàn viết:
"...Xin trân trọng kính gửi Hội đồng Văn
học, trang thơ dịch kèm theo đây: ĐƯỜNG VÀO THƠ.
10 vần thơ hai câu của 10 thi nhân, danh nhân
Âu Á, cũng là 10 điều kinh nghiệm bất hủ, 10 điều tâm niệm của tất cả những ai cùng
yêu thơ, cũng đã sớm "mang lấy nghiệp vào thân".
Đây là tâm thành, cốt lõi của vấn đề mà người
dịch muốn gửi gắm.
Về kỹ thuật và quan niệm - nhất là quan niệm,
Đoàn Văn Cừ vô cùng hy vọng vào giúp đỡ của nhà văn Thúy Toàn và Hội đồng văn
học dịch".
Kèm theo hơn hai trang khổ A4 chép tay 10 khổ
thơ 2 câu dịch thành thơ lục bát danh ngôn của Maxim Gorky, Nguyễn Du, Alfred
de Musset, Alfred de Vigny, Boileau, Corneill, Đỗ Phủ, đi cùng có phụ chú - 10
bản tiếng Pháp, phiên âm Nôm của Hán văn cùng mười đoạn dịch nghĩa.
Chẳng hạn:
1: Thái dương sinh những bông hồng
Mẹ hiền sinh những anh hùng thi nhân
Mẹ hiền sinh những anh hùng thi nhân
(Macxim Gorky: Sans le soleil, les fleurs ne
s'éspanouissent pas, sans la mère, il n'y a ni poète ni héros.
Không có mặt trời, không có loài hoa nào nở
được
Không có mẹ hiền, không có anh hùng và thi nhân)
Không có mẹ hiền, không có anh hùng và thi nhân)
2: Thi hào, quốc sĩ, vĩ nhân
Nhiều đau thương lớn, gian truân mới thành
(Alfred de Musset: Seules les grandes souffrances font les grands poètes
Chỉ từ những nỗi đau đớn, mới nảy sinh thi tài lớn)
Nhiều đau thương lớn, gian truân mới thành
(Alfred de Musset: Seules les grandes souffrances font les grands poètes
Chỉ từ những nỗi đau đớn, mới nảy sinh thi tài lớn)
Ít lâu sau, ngày 16/4/1997 nhà thơ Đoàn Văn Cừ
lại gửi thư cho tôi, bổ sung thêm 3 khổ thơ do ông dịch ra lục bát danh ngôn
của Giả Bảo, Lamartine, V.Hugo.
Trong thư gửi cho "thi hữu", nhà thơ
họ Đoàn còn bộc lộ rõ quan điểm dịch của mình: "Dịch thơ cũng như làm thơ,
lấy thơ, lấy thần là chính, thi tại ngôn ngoại, sắc ngoài sắc, vị ngoài vị.
Dịch giả và tác giả là đôi bạn đồng hành, đồng
tâm, đồng điệu, bổ sung, phát triển lẫn nhau…".
Dịch thuật của nhà thơ Đoàn Văn Cừ có nét độc
đáo riêng, có chủ đích rõ ràng, nhất quán. Ông muốn phổ biến những suy nghĩ,
kinh nghiệm sáng tác nghệ thuật của các bậc danh nhân cổ kim đông tây giúp cho
"thi hữu", những ai cũng sớm "mang lấy nghiệp vào thân".
Nhà thơ của đồng quê Việt Nam vận dụng thể thơ
lục bát thân quen sở trường của mình để chuyển tải tứ thơ, triết lý cuộc đời,
triết lý sáng tạo của các bậc tiền nhân kiệt xuất… Nói chung, đọc các khổ thơ
dịch được ông gửi cho tham khảo tôi đều thấy suôn sẻ, dễ nhập, dễ đi vào lòng.
Tôi viết thư chia sẻ một vài cảm tưởng của mình
sau khi được tiếp xúc với những dịch phẩm của ông gửi cho, nhà thơ lão thành
viết tiếp thư mới cho tôi (13/5/1997): "Tha hương ngộ cố tri". Cừ đã
nhận được thư anh, đề ngày 5/5/1997, đúng ngày Hội ta tổ chức long trọng kỷ
niệm 40 năm ngày thành lập Hội (1957-1997).
Xin chân thành cảm ơn nhà văn, khuyến khích
bạn tiếp tục "Hoa thơm cỏ lạ" cho tới khi thành công".
Mấy năm sau khi tôi cũng đã nghỉ hưu, tháng
9/2002, một lần nữa lại có dịp về thăm nhà thơ họ Đoàn - cư sĩ thảo lư Sông
Ngọc. Lần này cùng với anh Nguyễn Bao chúng tôi đi nhờ xe của nhà thơ Hữu Toàn
do con trai anh lái, có cả người con trai của Đoàn Văn Cừ - họa sĩ Đoàn Văn
Nguyên, cùng về quê.
Dọc đường hai nhà thơ Nguyễn Bao - Hữu Toàn
thuộc nhiều thơ của nhà thơ họ Đoàn thay nhau ngâm đọc thơ họ Đoàn cho mọi
người thưởng thức. Hai anh trao đổi bình luận về những câu thơ hay. Anh Hữu
Toàn rất thích bài "Đường về quê mẹ", vừa ngâm nga:
Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê,
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp
Người xới cà ngô rộn bốn bề
Những dòng sông trắng lượn ven đê,
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp
Người xới cà ngô rộn bốn bề
Anh nhận xét: Cụ Cừ giỏi tả cảnh thật! Mà thật
giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Ở bài "Chợ Tết", cụ đã điểm tới
trên hai chục màu sắc khác nhau hòa trộn trên bức tranh quê. Trong bài
"Đường về quê mẹ" cụ cũng đưa ra, nào là: "Dặm liễu mây bay sắc
trắng ngần", rồi "cồn xanh, bãi tía", "Khuyên vàng, yếm
thắm, áo the nâu", "Mắt sáng, môi hồng, má đỏ âu", "…nắng
nhạt vàng", "Trời xanh, cò trắng…", "xác lá vàng",
"tà áo nâu…", "…cặp má hồng".
Anh còn thắc mắc: "Thúng cắp bên
hông…", sao lại cắp thúng? Ở đây cái thúng đó dứt khoát không phải cái
thúng to đựng thóc, đựng gạo, mà phải là cái thúng đựng trầu, đựng đồ khâu vá,
kiểu con gái ngày nay đi đâu phải có cái sắc, cái túi… Có phải thế không anh
Bao?
Đến nơi, trời còn sớm lắm. Nhà thơ lão thành
đang vận quần dài vắn lên tận đùi, áo may ô ba lỗ ngồi trong "thảo
lư". Năm ấy nhà thơ đã 90 tuổi, tai nghễnh ngãng nặng. Anh con, họa sĩ
Đoàn Văn Nguyên đi vào buồng hò to chỉ ra sân.
Thay bộ quần áo ngủ nghiêm chỉnh từ buồng bên
cạnh, nhà thơ trở lại buồng khách. Nhà thơ - cư sĩ họ Đoàn đã nặng tai lắm,
khác hẳn mấy năm trước. Chuyện trò với ông phải viết ra giấy. Mắt thì vẫn tinh,
đọc câu hỏi không phải đeo kính, cười thoải mái và trả lời đâu ra đấy. Không
những thế nhà thơ còn kể hết chuyện này đến chuyện nọ, chuyện nhà, chuyện
"bà lão" chăm lo cho chồng ra sao. "Bà lão" kém cụ ông một
tuổi, nhưng còn mạnh chân mạnh tay, tinh tường hơn cụ ông nhiều. Rồi chuyện
làng, chuyện huyện, lễ hội gần, lễ hội xa. Đã định trước lần về này thế nào
cũng phải ghi được hình ảnh nhà thơ của đồng quê, tôi chuẩn bị sẵn máy ảnh và
cứ loay hoay bấm máy thành thử quên khuấy mất việc hỏi thăm về công trình sưu
tầm và dịch của nhà thơ họ Đoàn, mà mấy năm trước cụ đã trao đổi thư từ với
tôi. Đến lúc lên xe sực nhớ ra thì đã muộn. Đành tự an ủi mình, chắc còn có lần
trở lại.
Nhưng cuộc sống cứ thế cuốn đi, nhà thơ họ
Đoàn cũng chỉ sống thêm được mấy năm nữa rồi đi. Ngày nhà thơ về với tổ tiên
tôi không được biết. Ngoảnh đi ngoảnh lại gần chục năm trôi qua. Sực nhớ ra thì
tiên sinh thi sĩ họ Đoàn, nếu trời còn cho ở với mọi người thì đến năm nay vừa
tròn một thế kỷ.
Tôi tìm đến nhà họa sĩ Đoàn Văn Nguyên, hỏi về
lễ kỷ niệm: "Lễ bách chu niên" của phụ thân anh sẽ được tổ chức ra
sao? Nhân dịp này chắc anh sẽ soạn lại di cảo của phụ thân để có thể ra thành
sách kỷ niệm truyền lại cho hậu thế. Trong đó thế nào cũng phải có di cảo
"Hoa thơm cỏ lạ"? Tôi còn giữ đây 13 khổ thơ dịch chép tay của cố nhà
thơ, xin góp, nếu cần".
Đã qua bao nhiêu thời gian kể từ khi những bài
thơ của cố thi sĩ đồng quê họ Đoàn xuất hiện trên sách báo vào cuối những năm
30 thế kỷ trước, bạn đọc các thế hệ vẫn lưu truyền đến tận ngày nay. Những câu
thơ dịch của thi sĩ nếu được tập hợp lại, phổ biến, tôi nghĩ bạn đọc cũng sẽ
yêu quý và ghi nhớ, và qua đó khẳng định thêm một khía cạnh sáng tạo nghệ thuật
ngôn từ độc đáo của thi sĩ họ Đoàn - mảng sáng tạo trong dịch thuật.
Mà thi sĩ Đoàn Văn Cừ quả là một dịch giả thơ
thật sự độc đáo, chứ sao? Trong lý lịch trích ngang của thi sĩ cũng đã cho biết
ông từng làm công việc của người dịch: "Năm 1948 tòng quân, tham gia kháng
chiến chống Pháp, làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu
III".
THÚY
TOÀN
VNCA
No comments:
Post a Comment