Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức |
Mới đây, tôi có đọc bài phê bình của nhà thơ Anh Chi “Chuyển động thơ Việt Nam hiện đại – đương đại” trao đổi lại bài “Phê bình Phê bình” của nhà thơ Inrasara đăng trên mạng Nguyễn Trọng Tạo. Tôi thấy muốn trao đổi thêm những ý chính sau:
1- Cái thừa trong thơ cũng như nghệ thuật
Đọc vài chỗ, tôi thấy
nhà thơ Anh Chi đi đếm mấy chữ “thừa”, cho rằng có thể cắt mà thơ vẫn đủ ý cũng
như nhịp điệu. Văn hào Rumani Gheorghiu Virgil có viết trong “Giờ thứ 25”:
“Nghệ thuật là thừa”.
Những mái cong trên đình chùa là thừa, ngôi sao gắn trên đỉnh tháp điện Cremlin cũng thừa, cái cổ áo là thừa, những diềm đăng ten, thêu thùa lại càng thừa, những măng séc cổ tay, rồi cúc đơm ngoài tay áo vest cũng thừa luôn… Tất cả những trang trí ở đời một khi không tham gia trực tiếp vào tính công năng thì đều thừa. Một cái bánh mì không bao giờ thừa, nhưng một bức tranh thì luôn “thừa”. Đời sống sau cái “chém to kho mặn”, như người Việt bảo “phú quí sinh lễ nghĩa” khi đó mới có thể bàn vào nghệ thuật. Thơ là nghệ thuật lời, nó bay bướm, hát ca, nhảy múa, hò reo, bay bổng… Nó hoàn toàn thừa so với những câu “ăn cơm chưa?” “yêu hay ghét”, “ở lại”, “về đi”… Nếu tìm thấy chữ nào thừa trong văn học đòi cắt đi, thì cái Chùa Một Cột xây giữa hồ nước làm gì cho khó đi lại? Hãy cắt cổ áo đi! Hãy bỏ diềm đăng ten đi… Văn bản báo cáo bao giờ cũng ít chữ thừa nhất, trong khi đó văn bản văn học bao giờ cũng thừa nhiều nhất. Trong đời sống ngôn ngữ của con buôn và nhà tài chính bao giờ cũng ngắn nhất. Trái lại ngôn ngữ ngoại giao, ái tình bao giờ cũng dài dòng nhất. Tại sao? Vì con buôn cần tiết kiệm và muốn có lãi. Còn tình yêu muốn đem cho, muốn nói dài dòng vì không cần lỗ lãi thiệt hơn. Vì thế người Việt mới bảo:
Những mái cong trên đình chùa là thừa, ngôi sao gắn trên đỉnh tháp điện Cremlin cũng thừa, cái cổ áo là thừa, những diềm đăng ten, thêu thùa lại càng thừa, những măng séc cổ tay, rồi cúc đơm ngoài tay áo vest cũng thừa luôn… Tất cả những trang trí ở đời một khi không tham gia trực tiếp vào tính công năng thì đều thừa. Một cái bánh mì không bao giờ thừa, nhưng một bức tranh thì luôn “thừa”. Đời sống sau cái “chém to kho mặn”, như người Việt bảo “phú quí sinh lễ nghĩa” khi đó mới có thể bàn vào nghệ thuật. Thơ là nghệ thuật lời, nó bay bướm, hát ca, nhảy múa, hò reo, bay bổng… Nó hoàn toàn thừa so với những câu “ăn cơm chưa?” “yêu hay ghét”, “ở lại”, “về đi”… Nếu tìm thấy chữ nào thừa trong văn học đòi cắt đi, thì cái Chùa Một Cột xây giữa hồ nước làm gì cho khó đi lại? Hãy cắt cổ áo đi! Hãy bỏ diềm đăng ten đi… Văn bản báo cáo bao giờ cũng ít chữ thừa nhất, trong khi đó văn bản văn học bao giờ cũng thừa nhiều nhất. Trong đời sống ngôn ngữ của con buôn và nhà tài chính bao giờ cũng ngắn nhất. Trái lại ngôn ngữ ngoại giao, ái tình bao giờ cũng dài dòng nhất. Tại sao? Vì con buôn cần tiết kiệm và muốn có lãi. Còn tình yêu muốn đem cho, muốn nói dài dòng vì không cần lỗ lãi thiệt hơn. Vì thế người Việt mới bảo:
Tiện đây mận mới hỏi
đào
Vườn hồng đã có ai vào
hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin
thưa
Vườn hồng đã có nhưng
chưa ai vào!
Trong nghệ thuật đi
vòng mới trở nên thanh tao thoát tục, như nhiều chiếc kèn ống hơi đi vòng để
hơi thổi trên đường đi xa sẽ thanh lọc bớt lực thổi để tạo ra sự thanh tao. Cây
đàn piano là ông hoàng của âm nhạc thì đã dùng búa nỉ để gõ vào dây mà không
dùng ngón tay gẩy trực tiếp. Cây violon hay nhị thì dùng chùm dây bện để kéo
đàn… Nghệ thuật càng vĩ đại thì càng thừa, các đỉnh chóp trên mái nhà thờ đều
thừa cả. Một nhạc sĩ thiên tài là người từ một chủ đề vài nốt nhạc có thể khai
triển thành cả một bản nhạc lớn. Bản nhạc “Maman” (Người mẹ) của Mozart là một
thí dụ khi ghi cụ thể là “theme varie” – tức đề tài phái sinh. Nếu không thừa,
chỉ là dạng “ăn lấy chắc mặc lấy bền” – không bao giờ có thể bước vào sân khấu
hùng vĩ trí tưởng tượng của nghệ thuật.
2- Cái cảm động trong nghệ thuật
Nhà thơ Anh Chi cũng
giống đa số các nhà thơ Việt thường coi cái cảm động đi vào lòng người là thước
đo của thơ hay. Chúng ta buộc lòng phải nhận biết rằng: cảm xúc rồi cảm động là
cái thấp nhất của con người cũng như thi ca. Tình mẫu tử, hay tình yêu khác
giới đẹp lắm, nhưng các loài vật đều có. Một đôi chim rủ rỉ gù gáy nhau, rồi đẻ
con, rồi thay nhau đi kiếm mồi về mớm cho con, ai bảo chúng không cảm động?!
Một đôi cá voi dẫn con đi kiếm mồi ai bảo chúng không tình cảm. Loài chim cánh
cụt, khi con đực lao xuống băng giá tìm mồi, những con cái xếp vòng tròn trên
băng giá lạnh để ủ hơi ấm, chúng thay phiên nhau từ vòng ngoài được nhíc vào
trong không con nào chen ngang cả, như vậy chúng vừa cảm động vừa sống công
bằng với nhau.
Cảm động, được triết
gia Hegel gọi là mỹ cảm, tức cái đầu tiên để ăn nhập hay bắt mắt với nghệ
thuật. Nhưng nó chỉ đóng vai trò bước đầu thôi. Còn sau đó cảm động vẫn chỉ là
cảm động thì đó là nghệ thuật không có thông điệp. Tình cảm quyến rũ nhưng cũng
là thứ lừa mị kiểu “cha nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa”,
người ta dùng tình cảm để tháu cáy, trục lợi, “một trăm cái lý không bằng một
tí cái tình” cũng là bình thường. Hiện thực, tất cả tình yêu mà không có công
lý làm đảm bảo thì chỉ là tình yêu giả dối, trục lợi lẫn nhau. Có nhiều đứa con
thấy bố mẹ bắt mình học nhiều quá đã tự vẫn. Tại sao? Vì chúng cảm thấy gánh
nặng tương lai của bố mẹ đặt lên người chúng. Trong tất cả mọi thứ tình nếu
không có sự dâng hiến cao đẹp có tính lý tưởng thì đều mang tính trục lợi, trục
lạc. Đó cũng chính là phương ngôn của triết gia Platon, ông nói “Bông hoa chỉ
đẹp khi nó tham dự vào cái đẹp lý tưởng”. Mà cái đẹp lý tưởng là gì, chẳng lẽ
một chút tình cảm mê dụ sụt sùi có thể chưa kịp cởi giầy đã chạm ngón chân tới
sao?
3- Nhạc điệu trong nghệ thuật
Không có nhạc tính tức
là những bước chân đi bộ bình thường không thể thành thơ. Có nhạc tính là điệu
nhảy đã cất cánh vào thơ. Nhưng nhạc thế nào? Nhạc sĩ thiên tài Schumann lưu ý:
có thứ nhạc điệu êm tai dễ dãi giành cho đám bình dân, còn có thứ nhạc điệu bác
học không phải tấu một cái đã ăn ngay vào lòng người, mà người ta cần phải được
rèn luyện.
Người Việt, người
Trung Quốc, người lúa nước nói chung, vì nước bì bõm nên không hình thành điệu
nhảy ở dưới chân. Những điệu múa cung đình thường là vờn vờn để khoe khả năng vuốt
ve nhắm hấp dụ vua chúa hay đám quan lại thưởng thức màn sex sau đó. Quan Họ
Việt Nam, đôi trai gái đứng trên thuyền hát, chứng tỏ người ta không hề có ý
định nhảy theo nhịp điệu ở dưới chân.
Nghệ thuật châu Á hầu
như chưa có nghệ thuật tự do – tức nghệ thuật tự nó tồn tại cho nó. Người ta có
các điệu múa như kéo lưới, giã gạo, bắt cá, hay trò chơi vừa bóp vú vừa bắt
trạch trong chum là thứ mặc cảm “rượu nồng, dê béo, gái tơ”, ăn uống, dục lạc…
kéo dài. Chứ không phải nghệ thuật tự do, sau khi đã làm việc, ăn uống người ta
cần hát, nhảy, ôm gái để nhảy, để giải khuây sau thời gian lao động nhọc nhằn.
Nhạc điệu là thứ “phơi
áo” trình độ của dân Á châu nhiều nhất. Thử nhìn một buổi ca nhạc ở Việt nam
thì thấy ngay, từ đầu chí cuối hầu hết là nỉ non hát trữ tình dầm dề nhớ thương
se sắt. Tóm lại nhịp điệu à ơi lới lơ quê mùa dề dà êm như ru ngủ.
Triết gia Hegel cho
rằng: thi ca cao cả nhất bởi vì nó đạt đến tính triết lý mà không nghệ thuật
nào làm được. ( Còn nếu chỉ cảm động đi vào lòng người ư, nghệ thuật nào chẳng
có ). Vừa sáng nay, có một anh bạn làm thơ nói với tôi “nếu tôi được sống lại
một cuộc đời, thì tôi sẽ học triết học, vì đó là cây gậy chống đỡ cho mọi thứ ở
đời”. Tôi có nói vui rằng: bản lĩnh người Việt nhỏ bé yêu ớt lắm. Nếu anh muốn
uốn một thanh sắt thì nó cong đi mà không thể gãy, nhưng nếu anh uốn một thanh
gỗ thì nó gãy đấy.
Thơ Việt từ “cái thừa”
rất ít vì người Việt sống thực dụng vật chất, cảm xúc chỉ loay hoay mê dụ ngắn
ngủi tức tưởi mà không đủ kiên nhẫn để kéo dài thành trường ca hay giao hưởng,
thêm đó không có nhạc điệu dưới chân lại cộng thêm chỉ là hình ảnh kéo dài của
dạ dầy hay danh lợi mà thiếu tư chất “nghệ thuật tự do” ví thế mà chúng ta vẫn
quẩn quanh trong cái vũng bé và vừa mang bóng dáng của chiếc dạ dầy.
20/05/2013
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
No comments:
Post a Comment