Kính gửi:
- Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học
lịch sử VN,
- Ông Đặng Văn Thảo, Chủ tịch Hội đồng toàn
quốc Đặng tộc.
Trân trọng gửi đến quý
Ông bài báo: “Đô đốc Đặng Tiến Đông-chuyện ma mặc áo gấm để được tôn vinh” đăng
trên “Tâm học. com” ngày 18/02/2013 đề cập đến nghi án sử học “Đô đốc Đặng Tiến
Đông chính là Đô đốc Long” phát sinh từ cuối thế kỷ XX.
Là nhà báo yêu sử
học,tôi đã từng cộng tác với các ông Đỗ Văn Ninh,Trần Văn Quý,Lê Trọng Khánh,số
nhà khoa học xã hội đi đầu trong việc phát hiện các di bản đời Tây Sơn ở Lương
Xá “không nói về Đô đốc Long mà nói về Đô đốc Đặng Tiến Giản một đại tướng Tây
Sơn rất có công với Đặng tộc”.Đến nay hầu hết các nhà khoa học xã hội trên đều
đã qua đời, riêng tôi vẫn kiên trì sưu tầm bổ sung chứng cứ để làm sáng tỏ nghi
án trên góp phần bảo vệ sự trong sáng của quốc sử nói chung,lịch sử Đặng tộc
nói riêng.
Vì những lý do trên,
từ những năm đầu thế kỷ 21,tôi đã nổ lực tìm tư liệu, đặc biệt là sưu tầm các
di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá (Đặng tộc thế phả,Sắc phong,văn bia Tông đức thế
tự bi) bản gốc chữ Hán, tham khảo nhiều sách sử chép về Tây Sơn từ cuối thế kỷ
18,thế kỷ 20,đầu thế kỷ 21,sưu tầm nhiều bài báo của nhiều tác giả phản ảnh
quan điểm lập luận khác nhau dẫn đến 2 kết luận khác nhau trong việc khai thác
các di bản trên.Đến năm 2007 tôi đã tìm ra lời giải và đã biên soạn bài phản
biện nêu rõ: “các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá không nói về “Đô đốc Đặng Tiến
Đông chính là Đô đốc Long” mà nói về “Đô đốc Đặng Tiến Giản một danh tướng Tây
Sơn rất có công với Đặng tộc”.Bài phản biện và kiến nghị của tôi đã được lãnh
dạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thụ lý và đã có 2 công văn yêu cầu ông Viện
trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt nam thẩm định,trả lời (công văn năm 2008 và
công văn 2010 do 2 thứ trưởng ký thay Bộ trưởng),đáng tiếc cho đến nay ông Viện
trưởng VKHXHVN vẫn chưa trả lời! Với trách nhiệm đối với lịch sử và cũng vì
danh dự của Đặng tộc, từ cuối năm 2008 đến nay tôi vẫn kiên trì nêu phản biện
về vụ “Đặng Tiến Đông” bằng các bài viết trên nhiều báo in,báo mạng cả ở trong
và ngoài nước.Việc đầu năm 2013,”Tâm học.com” đăng bài “Đô đốc Đặng Tiến
Đông,chuyện ma mặc áo gấm…” (Trannhuong com đăng lại ngày 28/02/2013)đã thêm
một lời cảnh báo trước công luận về nghi án “Đô đốc Đặng Tiến Đông”.
Thưa quý ông,
Tôi trân trọng gửi
“Thư ngỏ” kèm bài báo nêu trên đến 2 ông vì lẽ:
- GS Phan Huy Lê là
người đề xuất giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”, GS hiện là chủ
tịch Hội Khoa học lịch sử VN,cơ quan có tôn chỉ bảo vệ sự trong sáng của lịch
sử dân tộc,ông cũng là người phát ngôn những lời vàng ngọc về sử học cho thế hệ
hôm nay và cả mai sau:“Nhà sử học đích thực trước hết phải khách quan nhưng
trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhất là lúc công bố kết quả thì phải chú ý
cả trách nhiệm công dân. Nghĩa là, có những sự thật nào đó, trong một bối cảnh
nào đó chưa thể công bố được. Nhưng cái gì đã công bố thì phải đúng sự thật.
Biết sự thật là như thế mà vẫn nói sai đi là không thể chấp nhận được đối với
nhân cách nhà sử học, GS Lê khẳng định”. (Báo Thanh Niên ngày 15/11/2012).Với
những lời tuyên bố hùng hồn như trên, dư luận đang mong ông Chủ tịch Hội Khoa
học lịch sử VN sẽ có “lời nói đi đôi với việc làm”, trước mắt ông Chủ tịch sẽ
có biện pháp góp phần giải quyết và trả lời công luận về nghi án “Đặng Tiến
Đông chính là Đô dốc Long”!
- Với Đặng tộc: tuy
khác tộc họ nhưng tôi vốn có cảm tình với Đặng tộc,một dòng họ lớn từ xưa đến
nay đã có nhiều danh nhân lịch sử,nhiều nhân vật có tài năng, đức hạnh đóng góp
cho lịch sử của dân tộc: Đặng Tất,Đặng Dung,Đặng Huấn,Đặng Thụy,Đặng Thái
Mai,Đặng Văn Ngữ,Đặng Thùy Trâm,Đặng Nhật Minh vv..vv..Riêng với ông Đặng Văn
Thảo là người rất có tâm huyết bảo vệ danh dự của Đặng tộc như ông từng lên
tiếng phê phán 2 ông Đặng Trần Đảng,Đặng Trần Lưu đã “rước một bác họ Trần lên
bàn thờ tổ tiên (họ Đặng ) rồi chắp tay vái…” vậy chẳng lẽ giờ đây có người do
khai thác mù quáng các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá để rước một nhân vật vô
hình “Đô đốc Đặng Tiến Đông” (‘ma mặc áo gấm’) để Đặng tộc tôn vinh,cúng
bái,trong khi đó người ẩn đàng sau các di bản đó là Đô đốc Đặng Tiến Giản một
danh tướng Tây Sơn rất có công với Đặng tộc thì Đặng tộc vẫn cho ra rìa (?)
liệu có nên chấn chỉnh cho đúng với lịch sử đất nước và lịch sử Đặng tộc? Thiết
nghỉ Đặng tộc hiện vẫn có nhiều học giả có tài trên cả 2 lĩnh vực Sử học và Hán
học có thừa khả năng phân biệt đúng-sai xung quanh 2 kết luận của một số nhà
nghiên cứu trong quá trình khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá như đã
nêu trong bài báo kèm theo.
Từ những suy nghỉ như
trên,với tư cách là tác giả bài báo xin đề nghị với Hội Khoa học Lịch sử VN và
Hội đồng toàn quốc Đặng tộc:
- Theo tôn chỉ,mục
đích,chức năng,quyền hạn của mình, Hội Khoa học Lịch sử VN và Hội đồng toàn
quốc Đặng tộc cần xem xét phân định đúng- sai xung quanh câu hỏi “Các di bản
đời Tây Sơn ở Lương Xá là nói về Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến
Giản?”:
- nếu báo nêu phản
biện không chính xác thì có ý kiến phản bác và kiến nghị tác giả,cơ quan báo
đính chính,
- nếu nội dung phản
biện cung cấp bằng chứng chính xác,cần có kiến nghị với các cơ quan chức năng
Nhà nước loại bỏ tên Đô đốc Đặng Tiến Đông,trả lại tên cho Đô đốc Long,Đặng tộc
cần lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận Đô đốc Đặng Tiến Giản,danh nhân đích
thực của Đặng tộc từng bị chính sử và Đặng tộc bỏ sót.
Tôi sẵn sàng đáp ứng
mọi yêu cầu của các ông về đề tài nêu trên.
Xin gửi đến quý Ông
lời chào trân trọng và mong được hồi âm qua địa chỉ nhà riêng,hoặc email ghi
dưới đây.
Kính
thư
NHÀ BÁO TRÚC DIỆP THANH
Đồng kinh gửi
-Ông Bộ trưởng Bộ
VHTT&D
-Ô.Bộ trưởng Bộ Thông
tin-Truyền Thông
-Ô. Viện trưởng Viện
Khoa học xã hội VN
-Ô. Chủ tịch Liên hiệp
các Hội KHKT VN
-Ô. Chủ tịch Hội Di
sản văn hóa
VN,
-Ô.Nguyễn Quang Ngọc
phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN
- BBT ”Tâm
học.com”,”Trannhuong.com”.
No comments:
Post a Comment