.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, May 20, 2013

CHỦ NHIỆM CLB NGƯỜI YÊU SÁCH NGUYỄN HUY TƯỞNG: TẤT CẢ CÁC DẪN CHỨNG BÀ LỊCH NÊU RA ĐỀU KHÔNG CÓ SỨC THUYẾT PHỤC

Một vấn đề bà Lịch cũng cần phải biết là: Cụ Tố đã là một nhà văn lớn của dân tộc, mọi chi tiết chưa rõ ràng về cụ, những người hâm mộ cụ đều muốn bàn thảo hòng thoả mãn lòng khao khát biết rõ về cụ. Chúng tôi cũng vậy và chúng tôi đưa những thắc mắc của mình lên trang web với mong muốn gia đình cụ Tố, những nhà nghiên cứu, người hâm mộ cùng quan tâm, và nếu có chứng cứ gì xác thực thì chia sẻ cho mọi người và cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất biết ơn.
Tác phẩm Những chân dung song hành bản in 2008 bài viết
"Cha tôi với cụ Tố, cụ Phan" in từ trang 84 đến trang 94
Vừa qua trang Web Phong Điệp đăng bài Con gái nhà văn Ngô Tất Tố lên tiếng: Diễn đàn “Câu lạc bộ yêu sách Nguyễn Huy Tưởng” đã viết nhiều điều sai sự thật”. Tác giả bài viết là bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố, và trên trang mạng có ghi: “Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả”.
Bài viết mang tính bóp méo và có nhiều ý xúc phạm đến Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng(sau đây gọi tắt là CLB), đến các thành viên CLB và gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng khiến các thành viên và cộng tác viên của CLB rất bức xúc. Với tư cách là Chủ nhiệm CLB và thể theo đề nghị của nhiều thành viên, tôi có trách nhiệm phải lên tiếng để mọi người hiểu rõ vấn đề.
Bài viết đã dùng những câu, từ khá nặng xúc phạm đến gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và CLB nên tôi cứ phân vân không biết người viết có thật sự là bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố và từng là đại biểu Quốc hội của nước ta hay không. Nhưng sau đó báo An ninh thế giới giữa tháng số 64 đã đăng lại bài viết đó với tên tác giả là Ngô Thị Thanh Lịch thì sự phân vân của tôi đã sáng tỏ. Vì vậy tôi gửi thư này đến trang Web Phong Điệp, nơi đăng đầu tiên bài viết của bà Lịch, nhằm làm rõ vấn đề.

Tác phẩm Tắt đèn do Mai Lĩnh in lần thứ 3 năm 1958 tại Sài Gòn (không thấy tác giả “Về tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố và nguyên bản” thống kê trong đó)

1/Thực chất về bài tường thuật sinh hoạt ngày 7/4/2013 của CLB
Nhằm góp phần tôn vinh và ghi nhận công lao của các tác giả văn học đối với người đọc sách, hàng tháng CLB chọn một nhà văn tiêu biểu để tổ chức giới thiệu tác giả, tác phẩm, cùng nhau bàn thảo, trao đổi, chia sẻ về tác giả, tác phẩm. Những ý kiến trao đổi đó đều được tường thuật một cách trung thực, không hoa mỹ trên diễn đàn và đăng trên bản tin Người Yêu Sách số kế tiếp của CLB. Những ý kiến tranh luận của chúng tôi không phải là kết luận khoa học mà là những trăn trở, thắc mắc, những điều đã nghe, đã đọc trong sách, đã thấy trên mạng hay được ai đó nói cho nghe. Những vấn đề đó có thể đã được kiểm chứng hay chưa được kiểm chứng, tất cả không ngoài mục đích để được chia sẻ với những ai yêu sách, quan tâm đến tác giả, tác phẩm và được trao đổi lại nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Và chúng tôi đã làm đúng như vậy!
Bài tường thuật có tựa đề: Ngô Tất Tố, sáng ngời một nhân cách đã được viết với bút danh Quỳnh Nga, đăng trên trang web của CLB vào giữa đầu tháng 4/2013 và bản tin Người Yêu Sách số 17 tháng 5/2013. Chúng tôi hoàn toàn phản ánh trung thực diễn biến của buổi sinh hoạt ngày Chủ nhật 7/4/2013 với chủ đề Ngô Tất Tố một thời trăn trở, đồng thời tóm lược những ý kiến trao đổi, những thắc mắc, những trăn trở của các thành viên tại buổi toạ đàm. Trong bài không hề có bất cứ một kết luận đúng sai (vì chúng tôi đâu phải là những nhà nghiên cứu, nhà học thuật). Vậy không biết bà Ngô Thị Thanh Lịch đã hiểu vấn đề như thế nào và có ý gì khi chỉ trích dẫn một nửa câu, nửa ý để mà chụp mũ viết những dòng đầy hằn học và xúc phạm chúng tôi như vậy (các mục 1 và 3 trong bài viết của bà).
Nguyên văn đoạn văn của chúng tôi như sau:
Cụ Tố có biết tiếng Pháp hay không? Đây cũng là một câu hỏi được CLB đưa  ra để thảo luận vì nhà sử học Lê Vinh Quốc cho biết: anh ruột của cụ Tố từng bảo rằng cụ Tố không học tiếng Pháp nhưng nhiều nhà văn khác lại khẳng định rằng cụ Tố học tiếng Pháp rất giỏi. Có ý kiến cho rằng, để tìm câu trả lời chỉ cần khảo sát qua bản dịch “Suối thép” của Ngô Tất Tố (bản Pháp văn của NXB Mác-cơ-va). Nhà văn Kim Lân, một người khá thân thiết với nhà văn Ngô Tất Tố từng cho biết, bản gốc cuốn Pháp văn này được mua từ bên Pháp về. Vậy là quá rõ, nếu nhà văn Ngô Tất Tố không giỏi tiếng Pháp thì làm sao ông có thể dịch được sách tiếng Pháp chuẩn mực như thế.
Đoạn văn đã quá rõ đó chỉ là tường thuật sự trao đổi giữa các thành viên. Song bà Lịch chỉ lấy một phần ý trên để chỉ trích chúng tôi, như vậy liệu có thỏa đáng? Hay là bà có ý đồ gì?!

Chúng tôi biết bản in Tắt đèn lần 1 của Mai Lĩnh có dòng văn như bà Lịch trích dẫn, vấn đề là các bản in sau này (kể cả bản Mai Lĩnh in lần thứ 3 tại Sài Gòn năm 1958) cũng không có đoạn văn trên, vì vậy chúng tôi mới mang ra bàn thảo trong nội bộ mình chứ có kết luận gì đâu mà bà Lịch nặng lời thế. Mà trong toàn bộ bài tường thuật của chúng tôi luôn luôn trân trọng nhà văn Ngô Tất Tố, không hề có một chi tiết nào xúc phạm cụ!
Tắt đèn bị khiếu nại bởi hai ông nghị ngoài đời”
in trên ấn phẩm Người Yêu Sách số 16 tháng 4/2013


2/ Về mục 2 trong bài viết của bà Ngô Thị Thanh Lịch, phê phán bài “Cha tôi với cụ Tố, cụ Phan” của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đăng trên ấn phẩm của CLB. Bà Lịch cho rằng ông Thắng đã viết sai về thời gian kết nạp Đảng của nhà văn Ngô Tất Tố. Để làm rõ vấn đề, chúng tôi đã hỏi lại tác giả bài viết thì được ông Thắng cho biết: Bài này – Cha tôi với cụ Tố, cụ Phan – đã được ông viết từ lâu, sau đó đã đăng tạp chí và in trong sách Những chân dung song hành, tập I, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2008. Trong các tư liệu sử dụng để viết bài, ông Thắng có hồi ức lại lời kể của thân mẫu là cụ Trịnh Thị Uyên, phu nhân nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người đã có một thời gian ở gần nhà văn Ngô Tất Tố trong kháng chiến. Sách ra, ông Thắng đã mang đến tặng gia đình bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố. Sau đó, ông Thắng còn nhiều lần gặp bà Lịch, nhưng không hề thấy về phía gia đình có ý kiến gì về bài viết, đặc biệt là chi tiết ghi lại hồi ức của cụ Uyên về việc cụ đã được chứng kiến lễ kết nạp Đảng của nhà văn Ngô Tất Tố.
Theo ông Thắng, nếu có phản hồi của gia đình, chắc chắn ông đã xem lại bài viết và trao đổi lại ngay. Rất tiếc nay mới thấy ý kiến của bà Lịch, mà lại trên một bài báo có lời lẽ rất gay gắt; ông Thắng đã kiểm tra lại các nguồn thông tin, nhưng không thấy có tư liệu nào ghi cụ thể ngày vào Đảng của nhà văn Ngô Tất Tố. Trang mạng Wikipedia có viết: “Ngô Tất Tố là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chưa rõ ông gia nhập đảng năm nào”. Ông Thắng có tìm hiểu thêm về chuyện vào Đảng của các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp, thì chỉ thấy có nói nhà văn Nguyễn Tuân, khi ấy là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, vào Đảng ngày 18-4-1950. Nay nếu như gia đình nhà văn Ngô Tất Tố có tư liệu về việc cụ Tố vào Đảng năm 1948 thì cũng là điều rất có ý nghĩa, không chỉ riêng đối với tác giả Tắt đèn mà cả với các văn nghệ sĩ cách mạng nói chung. Ông Thắng rất mong gia đình nhà văn Ngô Tất Tố sớm chính thức cho công bố thông tin này, để bổ khuyết những gì mà trang mạng Wikipedia còn để ngỏ, đồng thời giúp cho bản thân ông có được căn cứ để kiểm chứng lại bài viết của mình.
 3/Ở mục 4 bài viết của bà Ngô Thị Thanh Lịch phê phán chúng tôi đạo văn. Mời những ai quan tâm xem trang 73, ở cuối bài “Tắt đèn bị khiếu nại bởi hai ông nghị ngoài đời” của ấn phẩm Người Yêu Sách số 16 tháng 4/2013, phát hành ngày 7/4/2013 có ghi rõ : T.A (dựa theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Lược), chứ không phải NYS.NHT theo bài viết của bà Lịch!
4/Qua bài viết của bà Ngô Thị Thanh Lịch tôi có mấy sưu nghĩ sau:
Tất cả các dẫn chứng bà nêu ra đều không có sức thuyết phục.
- Về ngày vào Đảng của cụ Tố, muốn phản bác bà cần phải đưa ra chứng cứ xác thực như Lý lịch Đảng viên, quyết định kết nạp Đảng chứ ở đây bà chỉ nói “Tôi có đầy đủ tư liệu” thì bà nên đưa ra để mọi người hâm mộ cùng thưởng lãm để sau này không ai còn nghi ngờ.
- Bà muốn dẫn chứng đoạn văn của cụ Tố thì hãy đưa bản thảo Tắt đèn ra chứng minh và giải thích rõ tại sao các bản in sau không có đoạn văn đó.
- Bà cũng không thể dùng từ “Như tôi viết, từ năm 1947, Cha tôi đã cắt hai vạt áo the đen ra làm áo trấn thủ cho các em tôi…” để chứng minh sự đúng sai. Cái “Như tôi viết” của bà hoàn toàn theo ý bà chứ không phải là chân lý. Hay ngay như bà dẫn chứng bằng một bài tham luận ở hội thảo khoa học để chứng minh cụ Tố đã học và biết tiếng Pháp cũng không ổn. Người hâm mộ rất muốn thấy những luận cứ và chứng cứ thực.
- Một vấn đề bà Lịch cũng cần phải biết là: Cụ Tố đã là một nhà văn lớn của dân tộc, mọi chi tiết chưa rõ ràng về cụ, những người hâm mộ cụ đều muốn bàn thảo hòng thoả mãn lòng khao khát biết rõ về cụ. Chúng tôi cũng vậy và chúng tôi đưa những thắc mắc của mình lên trang web với mong muốn gia đình cụ Tố, những nhà nghiên cứu, người hâm mộ cùng quan tâm, và nếu có chứng cứ gì xác thực thì chia sẻ cho mọi người và cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất biết ơn.
Thưa bà Lịch và bạn đọc trang web Phong Điệp, Nhà văn Ngô Tất Tố và tác phẩm của ông đã trở thành di sản vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đều yêu quí ông, ghi nhận tài năng của ông và các tác phẩm tuyệt vời của ông. Nhưng yêu quí kiểu như của bà Lịch đã thể hiện trong bài đăng trên trang web Phong Điệp thì quả là “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”.
Tôi đề nghị, để rộng đường dư luận, trang Web Phong Điệp đăng bức thư này của tôi trong thời gian sớm nhất để mọi người có cái nhìn từ hai phía, nhờ đó có thể hiểu rõ hơn bản chất của sự việc.
Xin chân thành cám ơn!
Ngày 19/5/2013
Phạm Thế Cường

2 comments:

  1. Tôi là người ngoại đạo, vô tình đọc các bà viết của ông Phạm Thế Cường Chủ nhiệm CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng và của bà bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố thì thấy như sau:
    Ông Cường cùng CLB của ông sai rõ ràng còn "to còi", tốt nhất nên im lặng và tìm cách sửa sai cho có văn hóa, chỉ riêng chi tiết CLB của ông tổ chức hội thảo về Nhà văn Ngô Tất Tố mà không mời bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn đã là một việc làm khuất tất. Đã vậy lại còn bài viết kiểu "lấy thịt đè người" như trên.

    ReplyDelete
  2. Viết về chuyện nhà người ta, mà người ta bảo không phải thế, mà cứ khăng khăng không chịu, đúng là hết chỗ nói.

    ReplyDelete