Trong tháng 4 năm 2013, trên “trang điện tử” của “Câu lạc bộ Người yêu sách
Nguyễn Huy Tưởng” có chuyển tải nhiều nội dung sai, thậm chí rất sai về Cha tôi
là Nhà văn Ngô Tất Tố.
1. Về tiểu thuyết Tắt đèn
Trong sách “Về tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố và nguyên bản” – Nxb Văn hóa Thông tin – 2007,
chúng tôi viết rõ “văn bản học chuẩn mực” đã dùng là tư liệu gốc Tiểu thuyết
Tắt đèn do Nhà in Mai Lĩnh xuất bản mà chúng tôi có trong tay, đây là nguồn tư
liệu chúng tôi nhận được từ Kho sách báo tiếng Việt của Thư viện Quốc gia Pháp
ở Paris và có bản mcrofilm hiện lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Mời xem tư liệu đã được
chụp lại:
Đoạn văn: “Trong phòng
tối om. Cái bàn tay tò mò của người nào đã từ ngực chị tiến công xuống chỗ dưới
rốn” đích thực do Cha tôi đã viết trong nguyên bản với dẫn
chứng cụ thể như trên.
Căn cứ vào đâu mà “Câu lạc
bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng” (dưới đây xin viết tắt là CLB NYS NHT) lại
phủ định đoạn văn này trong phần kết của Tiểu thuyết Tắt đèn và viết
rằng:
“Đọc đến đoạn này, nhiều
người đặt câu hỏi: Ngô Tất Tố là một nhà Nho, sao lại có những câu từ mô tả táo
bạo, suồng sã như thế? Rõ ràng, có người biên tập, chỉnh sửa, làm mất đi tinh
thần, cốt cách của cụ Tố. Bởi cụ Tố là nhà nho, cụ dùng từ rất cẩn thận, chuẩn
mực và rất “nho”.
Đã không dày công sưu tầm
và không tìm ra được văn bản chuẩn, “CLB NYS NHT” còn quá hấp tấp quy kết: “Rõ
ràng, có người biên tập, chỉnh sửa”. Điều này đã xúc phạm lớn đến người biên
tập chúng tôi chính là con của Nhà văn. Đừng tưởng chúng tôi như một số ít
người, cậy mình là “người thân của các nhà văn”, đã tùy tiện thêm bớt vào văn
chương và vô lễ nói sai về đấng sinh thành.
Đây là văn của đích thân
Ngô Tất Tố, thật mỉa mai khi “CLB NYS NHT” dám lên giọng phê phán: “Ngô
Tất Tố là một nhà Nho, sao lại có những câu từ mô tả táo bạo, suồng sã như
thế?”, khiến cho người đọc ngờ vực về tầm
hiểu biết và phông văn hóa của những “người viết như vậy”, hoặc thấp kém hoặc
rất xa vời trong quá trình tìm hiểu về kiệt tác Tắt đèn.
Trên báo Trung Bắc Chủ nhật
(1940), tôi đã tìm được ý của Cha tôi viết về tác phẩm: “Tắt đèn tả cảnh đau
khổ của một người đàn bà nhà quê An Nam suốt đời sống trong sự nghèo đói và ức
hiếp của bọn cường hào và người có thế lực mà lúc nào cũng hết lòng vì chồng
con”.
Trong đoạn kết của Tắt đèn,
cuối cùng “người đàn bà nhà quê” này phải đi ở vú để lấy sữa mình nuôi tên
“Quan Cố”, thế mà tên “Quan Cố” lại giỏ trò “quấy rối dâm dật khốn nạn” đối với
chị. Tại sao lại dám viết rằng Ngô Tất Tố “mô tả táo bạo, suồng sã như thế?
“Máu dê” của “tên quan cố” đã ngoài tám mươi tuổi như thú vật, trắng trợn nổi
lên, nếu chị Dậu không chống trả chắc chắn tên dê già sẽ đểu cáng, cuồng dâm
cưỡng hiếp chị. Hành vi “chó má”, mất hết nhân cách, cực kỳ khốn nạn của tên
quan cố mà tác giả mô tả như vậy lại được diễn đàn “CLB NYS NHT” “nhẹ tay, bênh
vực hắn và chỉ cho là “suồng sã” ư?
Tôi xin nhấn mạnh Ngô Tất
Tố thụ giáo bài bản Đạo lý Nho học, nhưng luôn thức thời và không bao giờ xác
định mình là Nhà Nho. Cho rằng mô tả: “Cái bàn tay tò mò của người
nào đã từ ngực chị tiến công xuống chỗ dưới rốn” đã làm mất đi tinh thần, cốt
cách của cụ Tố”, diễn đàn “CLB NYS NHT” tưởng rằng “bình luận” như
vậy là ngợi ca Ngô Tất Tố, trái lại càng chứng tỏ tầm hiểu biết của “những bạn
đọc này” về Ngô Tất Tố rất hạn hẹp, một chiều.
Xin dẫn ra một “suy nghĩ
vượt thời đại” của tỏc giả: Ngụ Tất Tố chú trọng đến “cái lửa tình dục” trong
đời sống xã hội, trên báo Đông Pháp năm 1940, Ngụ Tất Tố chỉ rừ: “Nói ra thì
trái tai các nhà đạo đức, người không phải Bụt, ai mà chẳng có tình dục? Cái
của tội ấy vốn tự ông trời nạp vào trong lòng người ta từ lúc mới
sinh, hình như có nó thì mới được là người. Người lớn bao nhiêu thì tình dục
cũng lớn bấy nhiêu, ở con trai cũng như ở con gái. Càng lớn thì nó càng nóng,
đốt gan đốt ruột người ta như than như lửa. Trai lấy vợ, gái lấy chồng, chỉ là
một sự rất thường, không phải lạ lùng gì cả! Việc vợ chồng của loài người đó
cũng là việc cần có của “đức dâm dục”, cũng như đói phải ăn,
khát phải uống...”
Ngô Tất Tố bàn về “đạo sinh”, về “đức dâm dục” hiện đại như vậy, không
thể nông cạn như trên diễn đàn “CLB NYS NHT” cho rằng tác giả mô tả hành vi dâm
loạn của một tên quan dê già như thế là “làm mất đi tinh thần, cốt cách
của cụ Tố. Bởi cụ Tố là nhà nho, cụ dùng từ rất cẩn thận, chuẩn mực và rất
“nho”.
Bình luận như thế thì làm
sao mà thấu hiểu được tư tưởng và nghệ thuật sáng tác Tắt đèn của Ngô Tất
Tố - một nhà văn tiên phong sáng lập dòng văn hiện thực của đất nước.
2. “Hư cấu” về tấm
áo the của Cha tôi và chuyện lạ: “một người mãi tới năm 1951 mới có mặt muộn
ngoài kháng chiến nhưng lại được “cơ quan mời chứng kiến một buổi lễ” đã diễn
ra trước đó những bốn năm trên chiến khu?!”
Trong muôn vàn khó khăn Cha
tôi đưa vợ con đi kháng chiến. Giữa cảnh vô cùng thiếu thốn về vải vóc và áo
quần cho các con, mùa đông năm 1947, với tài khéo tay may vá, chính Cha tôi đã
phải cắt hai vạt tấm áo the đó để làm mền bọc ngoài may cho hai cậu em trai
tôi, mỗi đứa một cái áo trấn thủ chống rét. Hình ảnh Cha tôi tự tay cắt tấm áo
the quý giá của mình để may áo trấn thủ cho các em tôi luôn đậm nét, không bao
giờ phai nhạt trong ký ức của tôi như sự việc mới diễn ra ngày hôm qua.
Thật là quái đản, trên diễn
đàn “CLB NYS NHT”, những hơn bốn năm sau đó, từ 1947 đến sau
1951 - chiếc áo the đen đó lại thấy xuất hiện, từ 1948 đến 1951 - Cha tôi lại
vào Đảng một lần nữa (!) theo lời kể của vợ nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về Cha
tôi: “Một hình ảnh mẹ tôi nhớ mãi về cụ là hôm cụ được kết nạp
Đảng. Mẹ tôi và nhiều người khác ở cơ quan cũng được mời chứng kiến.
Khác với ngày thường áo bông áo cánh, hôm ấy cụ Tố mặc áo dài the, lúc cụ trịnh
trọng giơ tay nói "Xin thề" trông cụ cổ kính lắm… mẹ tôi luôn
nhớ về cụ như một người anh lớn của cha tôi và cả của bà với những tình cảm vừa
kính trọng vừa thân thiết...”
Ô hay! Sao lại hư cấu quá
đáng, xuyên tạc sự thật và liều lĩnh, bừa ẩu dựng
chuyện để “tỏ lòng kính trong người anh lớn” theo kiểu như vậy được.
Đoạn văn của “hậu duệ nhà
văn” này có hai điều rất không trung thực và cực kỳ vô lý là:
- Tôi có đầy đủ tư liệu Cha
tôi vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1948, cớ làm sao theo chính “CLB NYS NHT”
viết, vợ nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bị “kẹt” ở Hà Nội mãi tới 1951 mới ra
Việt Bắc, thế mà lại trí trá viết như thật là “được
cơ quan mời chứng kiến” lễ kết nạp Cha tôi vào Đảng, thực ra Cha tôi
vào Đảng đã từ 4 năm trước cơ mà.
- Như tôi viết, từ năm
1947, Cha tôi đã cắt hai vạt áo the đen ra làm áo trấn thủ cho các em tôi thì
lúc đó (năm 1951) làm gì còn tấm áo the để Cha tôi mặc, để vợ nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng “trông cụ cổ kính lắm”!
Bất chấp lòng tôn kính tình
bằng hữu thắm thiết giữa các bậc sinh thành, không thể “cậy mình” là người thân
của người đã khuất mà xem thường chữ hiếu, “vung bút” và “vô lễ” viết lấy được,
lại còn đắc ý tung lên mạng điện tử xã hội.
3. “Tiến sĩ sử học”
mà nói liều
Khi bàn về Ngô Tất Tố với
tiếng Pháp, “CLB NYS NHT” viết: “Cụ Tố có biết tiếng Pháp hay không? Đây cũng
là một câu hỏi được CLB đưa ra để thảo luận vì nhà sử học Lê Vinh Quốc
cho biết: anh ruột của cụ Tố từng bảo rằng cụ Tố không học tiếng Pháp”.
Cha tôi có đi học tiếng
Pháp và biết tiếng Pháp. Điều này đã sáng tỏ và được kết luận từ Đề tài nghiên
cứ khoa học về “Di sản báo chí Ngô Tất Tố” tiến hành tại Hà Nội năm 2003-2004,
năm 2005 Nxb Văn học đã xuất bản.
Nhưng lại một điều “rất kỳ
quái” nữa mà “CLB NYS NHT” đăng tải: Cha tôi là con trai trưởng trong gia đình,
cớ làm sao trong buổi sinh hoạt văn hóa bàn về Ngô Tất Tố, một người với tư
cách tiến sĩ, nhà sử học có tên là Lê Vinh Quốc lại “ra vẻ” như biết kỹ
và liều lĩnh “cho biết” là Cha tôi “có anh ruột” và nhấn mạnh “anh ruột của cụ
Tố từng bảo rằng cụ Tố không học tiếng Pháp”. Gia đình nhà tôi không quen biết
nhân vật Lê Vinh Quốc là ai nhưng giữa một buổi sinh hoạt về văn hóa lại bịa
đặt, dựng đứng lên, bảo rằng “Cha tôi có anh ruột”, “anh ruột của cụ từng
bảo” tức là đã biết nhiều lần, thì điều không thể chối cãi được: “quả
thật nhân vật này thuộc loại ăn nói rất ẩu, vô cùng bậy bạ”. Phải chăng
cứ với tư cách “tiến sĩ” hay “nhà sử học” là được phép nói liều, biến không
thành có, nói thế nào cũng được ư?
4. “Tác giả viết
bài NYS NHT” đã mạo nhận và đạo
văn
Ngày 11/04/2013, trên “CLB
NYS NHT” đăng bài “Tắt đèn bị khiếu nại bởi hai ông nghị ngoài đời”, bên dưới
ghi rất rõ ràng là “Tác giả bài viết: NYS NHT”.
Tại sao lại quá trắng trợn
“đạo văn” đến như vậy.
Bởi lẽ đây chính là bài có
đầu đề là “Tắt đèn bị… thu hồi” của tác giả T.A. (dựa theo lời
kể của ông Nguyễn Hữu Lược) đăng trên Tạp chí Văn học và dư luận, số 8.1991,
sau đó đã đăng lại trên một số sách. Tôi rất biết “ông Nguyễn Hữu Lược” là nhân
vật quan trọng của Nhà Mai Lĩnh, đã kể lại, nhưng tác giả T.A. đã đăng bài này
từ năm 1991, sau hơn 20 năm, đến nay là năm 2013, sau khi sửa lại tên đề bài,
bài viết đã bị sao chép lại nguyên văn, “CLB NYS NHT” phải minh bạch, công khai
tôn trọng tư liệu lịch sử văn học, dứt khoát không được phép ngang nhiên, “vơ
vào” viết rằng: “Tác giả bài viết: NYS NHT”.
*
Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến nhiệt thành và chính xác giới thiệu, bình luận về sự nghiệp và cuộc đời của Cha tôi - Nhà văn Ngô Tất Tố, nhưng tôi không chấp nhận những điều sai trái mà “CLB NYS NHT”, diễn đàn văn học có tên nhà văn danh tiếng Nguyễn Huy Tưởng đã tùy tiện chuyển tải, lan truyền những nội dung sai trái về các bậc tiền nhân – những người đã khuất, đã tiếp tay làm rối thêm thực trạng loạn xạ, xô bồ đang diễn ra trên mạng điện tử.
Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến nhiệt thành và chính xác giới thiệu, bình luận về sự nghiệp và cuộc đời của Cha tôi - Nhà văn Ngô Tất Tố, nhưng tôi không chấp nhận những điều sai trái mà “CLB NYS NHT”, diễn đàn văn học có tên nhà văn danh tiếng Nguyễn Huy Tưởng đã tùy tiện chuyển tải, lan truyền những nội dung sai trái về các bậc tiền nhân – những người đã khuất, đã tiếp tay làm rối thêm thực trạng loạn xạ, xô bồ đang diễn ra trên mạng điện tử.
Chúng tôi thẳng thắn đề
nghị “CLB NYS NHT” đối thoại trực diện, minh bạch hồi âm và sớm tháo gỡ những
điều sai trái đó ra khỏi mạng điện tử xã hội.
Hà Nội ,
27/4/2013
NGÔ THỊ THANH LỊCH
Con gái Nhà văn Ngô Tất
Tố
Nguồn: Phong Điệp
Con nhà văn mà sao giọng đanh đá thế
ReplyDeleteCon hơn cha là nhà có phước! Lập luận và văn phong của cô Thanh Lịch rất chính xác, mạch lạc và mạnh mẽ! Xin cảm ơn!
ReplyDelete