.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, May 20, 2013

HỘI THẢO TỰ DO - MỘT NỀN VĂN NGHỆ SÔI ĐỘNG MÀ TRỐNG RỔNG

Lời Bà Đầm xòe:

Ngày 19 tháng 5  là ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh. Chào mừng ngày sinh nhật này, mấy anh tôi tụ tập tại nhà nhà văn Nguyễn Đình Chính bàn về văn học nước nhà làm móm quà tặng chúc mừng ông Hồ Chí Minh. 

Nhà văn Nguyễn Đình Chính:
Một số nhà văn sinh sống ở nước ngoài có đưa ra nhận định về nền văn nghệ ở trong nước trong vài năm gần đây rằng, “Nó đang rất sôi động. Tôi trả lời ngay rằng, “đúng, nó sôi động, thậm chí rất sôi động nữa là khác, nhưng là sôi động mà trống rỗng”.
Tôi đã có đánh giá khải quát như vậy, tất nhiên là tôi không nói chơi, nói cho nó sang cái lỗ mồm mà là nói trên cơ sở của nó. Trống rỗng bởi vì nền văn học không thấy xuất hiện những tác phẩm văn nghệ xứng tầm, không thấy một định hướng có khả năng để cho ra đời những tác phẩm văn nghệ xứng tầm.
Tôi xin tạm dừng lời ở đây, nhường lời cho nhà văn khác.
Nhà văn Phạm Thành:
Nó sôi động mà trống rỗng, cụm từ mới này nghe hay đấy. Hay là vì nó phản ảnh đúng bản chất của hoạt động văn nghệ hiện nay. Tôi muốn làm rõ hơn nội hàm của cụm từ này: nó sôi động ở điểm nào, nó trống rỗng ở điểm nào.
Nó sôi động vì thấy kênh truyền hình nào, phát thành nào, cũng như báo chí in trên giấy, báo nào cũng có chuyên mục bàn đến chuyện văn học nghệ thuật, thậm chí văn học nghệ thuật xuất hiện dưới dạng diễn, dưới dạng câu chuyện… ngày nào cũng ồn ào, hò hét vang vang. Nào là: Mỗi ngày một cuốn sách, nào là “ai đồ”, nào là “cả nhà cùng hát”, nào là “cặp đôi hoàn hảo”, vân vân. Nhiều đến mức mà tôi phát chán không muốn nhìn mặt sao nay, nhìn đùi, vú sao kia, nhà biên kịch này, nhà văn, nhà thơ, nhà đạo diễn hay nhạc sĩ nọ nữa. Các “món ăn” nghệ thuật xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều đến mức nghe đã chán tai, nhìn đã mỏi mắt như vậy thì chẳng hạ một câu sôi động thì còn biết hạ chữ gì.
Sôi động như vậy những thực chất thì vẫn trống rỗng. Tôi tán thành. Thực chất, các màn sôi động của nền văn nghệ nước nhà chỉ là sự sôi động trong các trò diễn của đàn cào cào, trâu trấu hay như lũ “cá mán động sòng”, còn những chân nhân, những tác phẩm thực sự có giá trị thì vẫn nằm bên lề sự sôi động ấy hay là nó chưa chịu “sủi tăm” lên
Tôi chí nói gọn bằng cách đưa ra những câu cho những tác phẩm thực sự có giá trị tính trong thời gian xuất bản gần đây:
“Thời của Thánh thần là cuốn sách có giá trị”. Nó nằm ở đâu trong chuỗi sôi động của nền văn nghệ nước nhà? Nó không nằm ở đâu hết. Nó chỉ nằm ở đám in sách lậu để kiếm lời không biết là bao nhiêu. Sự sôi động này là sôi động các nhà văn đang bị xéo thịt vì sự cố tình không quản lý chặt chẽ nạn in sách lậu từ phía chính quyền. Mục đích để làm gì thì ai cũng biết.
“Dưới Chín tầng trời”, “con ngố” cũng chịu cùng số phận.
Rồi tập thơ “chẹc chẹc” được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, nhưng cũng không nằm trong sự sôi động này. Hay dở của nó, phản động hay không phản động của nó cũng chả được ai có ý kiến đánh giá hay hội thảo về nó.
Mới đây nhất “Bên thắng cuộc”, mặc dù sách không in ở trong nước nhưng nó được xuất bản trên mạng, nhiều người đã đọc, nó cũng không nằm trong chuỗi sự sôi động của nên văn nghệ nước nhà.
Và rồi còn bao nhiều cuốn sách các nhà xuất bản từ chối không in, nó cũng là vấn đề rất đáng được sôi động, nhưng nó cũng chí nằm im “chờ chết” không có chỗ trong sự sôi động kia.
Tóm lại, sự sôi động của hoạt động văn nghệ nước nhà thực chất chỉ là sự sôi động giả tạo, vì trong đó không thấy xuất hiện những tác phẩm văn học có giá trị đích thực của văn học nghệ thuật nước nhà.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức:
Tôi đồng ý với nhận định của Nguyễn Đình Chính về nền văn nghệ nước nhà hiên nay: ồn ào nhưng trống rỗng.
Nhà văn Phạm Thành đã nói đến khía cạnh sôi động từ truyền thông, tôi bổ sung vào đây sự sôi động của nền văn học nước nhà còn là ở các giải thưởng. Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn, giải thưởng Đông Nam Á. Giảỉ thưởng này, thực chất chỉ là dùng nhãn tem phiếu của cơ quan Bưu Điện gắn mác cho văn học mậu dịch đã hết thời. Nó không lôi kéo được các nhà văn chân chính tham gia hay có tham gia cũng chẳng được, nhưng cái tồi tệ của nó là tạo ra dòng xoáy kế tiếp nhau cho kẻ hám lợi, hám danh, kẻ thích được nhận phiếu bé ngoan và hoan ngênh những miếng thịt, cân gạo ghi trong tem phiếu và đấu đá lẫn nhau để tranh giành.
Văn học phục vụ là văn học của cái máng lợn ở trong chuồng lợn. Người Việt Nam nhỏ bé chí thích cái gì cũng be bé. Tầm nhìn thì quẩn quanh: “Đi xa nhà thì nhớ em. Đói thì nhớ bánh chay, bánh đúc. Văn chương nghệ thuật chỉ đủ dụ dỗ các bà già và lừa phỉnh đám trẻ con.
 Nền học vấn của ta với phương pháp đào tạo ra để làm quan, cho nên ít khi họ dám ngảng mặt nhìn lên trần nhà hoặc cao hơn trần nhà mà họ chỉ nhìn vào bàn ăn, nhìn tiền, nhìn quyền, họ luôn luôn muốn hòa vào cốc nước mậu dịch vì trong đó có đường. Nghệ thuật như vậy thì đâu có tương lai.
Vụ Đoàn Văn Vươn ầm ĩ đất nước như vậy, mây ông văn nghệ sĩ lại chui vào quán uống trà, uống rượu đến mức say rồi lên giường trùm chăn lại ngáy kho kho, khi tỉnh lại thì cái mặt trang trang nghiêm nghiêm đòi người khác đứa giấy bút để sáng tác. Như thế thì tác phẩm làm sao mà không trống rổng.
Hơn nữa, giải thưởng thường niên kiểu này chí tạo ra sự ly khai trong lực lượng sáng tác ngay một mạnh mẽ hơn, và chính những người kiên quyết ly khai mới có khả năng tạo ra nhưng tác phẩm văn học có giá trị.
B.L. Pasternak ( Nga) là ly khai.
Ở Việt Nam ta cũng đã xuất hiện những ly khai mới. Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam không nhận giải thưửng, nhà văn Y Ban trả lại giải thưởng, trả lại chức vụ. Đó là sự thức tỉnh và đã bắt đầu nhận ra “sự tủi nhục khi đứng chung trong cùng một chuồng”.
Lẽ ra nền văn nghệ nước nhà phải nắm lấy những câu chuyện này để tạo ra sự sôi động mang sức sống mới của nền văn nghệ thì nền văn nghệ lại cứ suốt ngày cả bài ca cũ, khuôn mặt cũ, kích thích cái trò nhố năng mang đậm chất của xướng ca ngay đêm trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nên văn nghệ ấy sẽ sôi động nhưng trống rổng còn dài.
Nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thành:
Tôi xin nói về sân khấu, một loại hình nghệ thuật của văn học nghệ thuật. Nó là loại hình rất gần với đời sống, có sức cổ động, lay chuyển, rung động đám đông hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác.
Hiện nay loại nghệ thuật này đang tồn tại như thế nào. Tôi cũng đau lòng lắm, mặc dù sân khấu bây giờ khác trước nhiều. Sân khấu hiện tại cũng tồn tại hai loại: Mậu dịch và phi mâu dịch và nó đang thoái trào với căn bệnh là thiếu sáng tạo, trì trệ và xa cách với đời sống.
Dòng sân khấu chính yếu hiện này là sân khấu hề, sân khấu trò, mua vui, vô thưởng, vô phạt, chưa có tác phẩm nào đạt tới hài kịch. Hài kịch bản chất là phát hiện mâu thuẩn. Thời buổi này nhiều tiêu cực, đạo đức suy thoái… nó là “đất” cho hài kịch phát triển, nhưng nhưng vỡ gọi là hài kịch của ta thực chất chí là những vở hài, hề, chủ đề cũng chỉ dám nói đến nhưng cái nhố nhăng trong sinh hoạt để anh tròn trách nhiệm ăn lương của nàh nước và xã hội, rằng “tôi cũng có, tôi cũng đã”. Nhà hát tuổi trẻ có tới chín vở “đời cười”, nhưng ở đây cũng không có hài kịch đích thực. Làm như vậy thực chất là trốn tránh trách nhiệm.
Cũng là sự trốn tránh trách nhiệm trong khai thác đề tài, nền kịch nghệ hiện tại của ta lại phát triển từ Hề kịch sang Kịch Kinh dị. La liệt những vở gây cảm gíac sợ được dàn dựng với các chủ đề như: người ma, người sợ ma, ma sợ người… Nhưng vở diễn này luôn làm cho trẻ em sợ mà khóc thét lên khi xem. Kịch bản và đạo diễn chỉ chú trọng đến “nội dung” gây cảm giác. Bởi vậy mà có hàng loạt vở diễn đã biến Kịch lịch sử thành kịch giả sử; biến anh hùng dân tộc, danh nhân thành thành tình nhân. Ngay cả vở vụ án Lệ Chi viên viết về Nguyễn Trãi cũng vậy, họ đã biên một danh nhân văn hóa thành một người của trai gái nhố nhăng.
Bản chất sự việc này cũng là cách né tránh hiện thực.
Họ quên mất rằng “ Sân khấu chân chính phải là Hàn thử biểu của thời đại”, dùng nó để đo độ nóng, lạnh của thời đại.
Vở diễn chỉ nhằm tác động đến cảm giác nào đó cho người xem, nó chỉ là “động tác” nhằm ru ngủ người ta quên đi hiện thực mà thôi.
Bản chất của cách “ biến thể” này cũng là một:
- Trò hề
- Nhố nhăng.
Sân khấu Việt Nam hiện nay đang tự làm bé mình đi, đang tự biến đổi mình từ hoạt động chuyên nghiệp thủ đô sang nghiêp dư làng bản.
Nhà văn Nguyễn Đình Chính:
Chúng ta đã đánh giá về sự trống rổng trong sự ồn ào của văn nghệ nước nhà trong giai đoạn hiện này, vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng tượng này?
Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức:
Như ông Nguyễn Thành nói, chung quy lại là kịch sợ hiện thực. Tai sao lại như vậy, cái chính là các nghệ sĩ hèn trong một cái hèn chung của trí thức Việt Nam. Văn học Việt Nam không bao giờ có sám hối và rất hay đánh đồng khái niệm. Người ta hay đồng nhất: “ Put sit kin – Nga là nhà thơ, Nguyễn Du – Việt Nam cũng là nhà thơ”, nhưng Nguyễn Du thì sánh thế nào được với Put sit kin.Cách đánh đồng như thế là ăn gian.
Người Việt Nam ta, văn nghệ sĩ Việt Nam ta đang là sản phẩm của tiểu nông, lối sống tiểu nông, trí tuệ tiểu nông. Thế giới, một nghệ sĩ múa có phẩm cấp thì người múa luôn phấn đấu để múa thế nào mà người xem thấy họ múa mà như không múa, còn Việt Nam mình thì ngược lại cứ cố múa làm sao cho như múa.
Nhà văn Nguyễn Đình Chính:       
Ông cha ta nói: trong đầu không chứa vạn quyển sách, chân không bước qua ngàn vạn nẻo thi không nên viết cái gì. Thế hệ tôi lê bám cơ quan, hương thụ tem phiếu, rồi cố viết mấy câu có vần, có vè cốt cho nó có cảm súc thì tự mãn. Họ không thấy rằng, sản phẩm Văn chương của họ còn thua cả lớp tem phiếu trước.
Phạm Thành viết xong tiểu thuyết Cò hồn xã nghĩa thực chất là một cuốn tiểu thuyết tổng kết cái khốn nạn trên 40 năm theo tem phiếu của đời anh. Hiện thực ngồn ngồn trong đó. Liệu có nhà xuất bản nào của Việt Nam dám in, cũng như “ chẹc chẹc”?
“Online ba lô” không cho tái bản với ly do là nhiều cái “zịt zịt” quá, nhưng “Thời của thánh thần” không cho tái bản thì là lý do gì?”
Nhà phê bình Nguyễn Hoang Đức:
Trong đầu không chưa vạn quyển sách…” thì là đúng rồi, nhưng kêu gọi ngươi ta đi thực tế là sai, vì nước Việt Nam minh nhỏ bé, công nông binh trà trộn trong một xóm một làng, đủ cả nên thực tế có thể lúc nào cũng đầy trong người anh, nhưng anh không có tác phẩm ra hồn không phải là vấn đề thực tế mà là trình đọ kém và nhiệt huyệt không có. Việt Nam ta các nghệ sĩ sang tác thường chỉ lấy cảm xúc làm phương tiện mà không xuất phát từ lý trí.
Nguyễn Đình Chính:
Ý tôi nói là không phải đi nhiều mà viết được mà ở cái nghĩa nghệ sĩ phải dấn thân. Đọc sách để có kiến thức. Đi cơ sở, chấp nhận thử thách: dân thân.
 Nguyễn Hòang Đức:
Con người là sản phẩm của tự nhiên và của xã hội. Do đó, chỉ ở xã hội Mỹ mới có Obama da đen lên làm tổng thống. Trung Quốc thì chỉ có người Hán. Ở Việt Nam ta chỉ có bọn nhà văn tem phiếu mới được nhận tiền tài, bổng lộc. Đó là một đướng hướng phát triển sai. Chân lý phổ quát, quyền lực đối với nhà văn là “tác phẩm” của anh ta. Nhưng ở Việt Nam người ta ngăn cấm tất là tại sao? Tại sao chỉ có bọn mậu dịch mới được “đội mũ” quyền lực và “ngai vàng”.
Nhà văn Phạm Thành:
Các ông nói đến sự dấn thân. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Dân thân vào thực tế đến mức không còn sức để cầm vững cây bút thì sự dấn thân ấy cũng dễ đi tong lắm. Hoặc chỉ chăm chắm vào viết lách mà sách bị đốt thành tro, vợ con nheo nhóc, mình không có gì cho vào bụng ngày ngày, có muốn dân thân cũng không thể.

*
“Hội thảo” kết thúc lúc 16 giờ ngày 19 tháng 5 năm 2012 với lời hẹn, nhân một ngày đẹp trơi nào đó trong năm chủ đề này lại được tiếp tục “hội thảo”, tất nhiên cũng là để chúc mừng một sự kiện nào đó của nước nhà để duy trì sự “sôi động” cho văn nghệ đương đại nước nhà.
Bà Đầm xòe lược ghi
* Hội thảo gồm: Nhà văn Nguyễn Đình Chính; nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thành, nhà phê bình văn học, triết gia Nguyễn Hoàng Đức; Nhà văn, bloger Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Nguyễn Hùng và nhà văn Phạm Thành – Bà đàm xòe.
Nguồn: Bà đầm xòe

1 comment:

  1. - Thưa bác Tố Hữu, cháu vừa phát hiện mấy thằng “văn nhân giai phẩm” điển hình, thuộc “thế lực thù địt” mới đang nấp trong hàng ngũ chúng ta ạ!
    - Tốt, mình chính là Tố Hữu đây. Nhưng thật tiếc là mình rất mệt mà cũng đang ở quá xa các đồng chí, xe cộ lại không có. Nhân đây, mình đánh giá rất cao tinh thần cảnh giác cách mạng và nỗ lực chủ động bẩm báo của chú. Giờ chú hãy báo cáo Đinh Thế Huynh, bảo là đã xin ý kiến chỉ đạo của mình rồi.
    - Dạ vâng, cháu cảm ơn bác ạ!... A... lô, thưa anh Đinh Thế Huynh, em... em... là Nguyễn Văn Minh ở báo “Quân đội nhăn răng”, dạ... dạ... chả là...

    ReplyDelete