Thiếu tướng Khổng Minh Dụ |
Hôm nay giữa tháng năm nắng cháy nhiệt độ Hà Nội lên gần 40o C,
tôi và nhà thơ Trần Hậu rủ nhau ra quán bia Cung Việt Xô giải nhiệt.
Bất ngờ gặp anh Dụ đang một mình “cô đơn” một cốc bia. Anh mời
nhiệt thành vào bàn và đãi bia tôi và Trân Hậu một cách thậm tình.
Nhà thơ Trần Hậu chưa biết anh Dụ, tôi giới thiệu luôn. Trần Hậu
đọc bài thơ anh Dụ in trên Văn nghệ công an một cách cuốn hút. Anh Dụ thích lắm.
Ai cũng vui.
Tôi nhớ lần Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ V, thứ VI
gì đó ở Hội trường Ba Đình, nhà thơ Khổng Minh Dụ lên phát biểu ý kiến. Ý kiến
của anh được mọi người chú ý và tôi vẫn còn ghi nhớ. Anh nói rằng: “Không
chỉ các nhà văn đau xót vì sự hy sinh của nhân dân trong cuộc kháng chiến của
dân tộc mà tất thảy người Việt Nam nào cũng đâu xót vì chiến tranh. Chúng tôi
những người lính, người công an cũng đau xót không kém. Chúng tôi chưa cấm ai
viết về sự hy sinh mất mát đó. Nhiều cơ quan, nhà xuất bản tự cấm lẩn nhau rồi
đổ vấy cho cơ quan bảo vệ văn hóa. Việc đó không bằng…”
Giờ giải lao tôi đến bắt tay anh, chúc mừng lời phát biểu
tâm huyết.
Tôi nghe danh anh Khổng Minh Dụ trước khi gặp anh ở Đại Hội nhà
văn.
Một lần nhà thơ Trần Ninh Hồ bảo tôi nhân tập thơ Tâm sự người
lính bị Ban Tư tưởng Văn hóa cấm các đài báo tuyên truyền trước đây. Anh Hồ
nói: “ Tao bảo Khổng Minh Dụ không nên bắt Đỗ Hoàng. Tôi với ông đều bộ đội ở Đại
bản doanh, còn thằng Hoàng nó là lính chiến trên chiến hào, nó có quyền viết về
nỗi đau của thằng lính. Tôi đọc Tâm sự người lính rồi. Nó viết dữ dội đấy,
nhưng chiến tranh dữ dội hơn nhiều”
Sau đó thì anh em quen thân. Thỉnh thoảng anh Dụ mới tôi và bạn
bè đi uống bia. Tôi biết anh Dụ ngoài công việc còn lo gia đình rất tận
tâm, tận tình, tận nghĩa. Vợ anh trọng bệnh phải nằm nhà 14, 15 năm trời. Gương
chăm chút vợ con của anh sánh với gương nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh chăm vợ bị liệt
18 năm đằng đẳng.
Nhà thơ Khổng Minh Dụ xuất thân là bộ đội chiến đấu ở chiến trường
Nam Bộ. Anh vừa chiến đấu vừa viết văn. Sau đó anh sang ngành công an và ở miết
đó khi được thăng lên cấp tướng, Cục trưởng Cục bảo vệ Văn hóa Bộ Công an rồi về
hưu. Hồi đó thắng hàm cấp tướng ở cơ quan bảo vệ văn hóa là hiếm lắm.
Tôi nhắc lại chuyện cũ.
- Mình đã có ý kiến bắt cậu bao giờ, họ phóng đại lên đấy – Anh
Dụ cười một cách bề trên.
- May có những người như tướng quân nên đất nước không có vụ
Nhân vắn – Giải phẩm thứ hai
– Tôi nói chân thành không khách sáo.
- Cuộc đời nó cũng phải thay đổi, tiến lên và có cách nhìn, cách
nghĩ nhân văn hơn chứ - Anh Dụ cười tươi tỉnh.
Quay lại chuyện văn thơ. Tôi nhắc chùm thơ của anh in trên Tập
chí Nhà năm trước do tôi chọn, và tập thơ tình của anh tặng tôi được nhiều anh
em thích.
Trần Hậu cũng góp vui:
- Tướng quân làm thơ tình hay là quá trân trọng. Chúng tôi mừng
tướng quân một ly bia đầy.
Anh Dụ khoái lắm!
*
* *
* *
Tôi hỏi anh:
- Bấy giờ trên mạng họ đưa sự việc Hồ Tập Chương thay Cụ Hồ do
tình báo Hoa Nam cài vào, anh thấy thế nào?
- Đó là việc tầm bậy, tầm bạ, cậu mà nghe à? – Anh Dụ tỏ vẻ giận
dữ. -Không nên nghe những việc như thế.
Tôi đồng cảm với anh.
- Còn việc Nguyễn Khoa Điềm bị ông cậu ruột của vợ (Thái Thị Lợi)
tố cáo trước Đại hội Đảng lần thứ X là không Đảng viên mà mạo nhận đảng viên để
luồn sâu, leo cao, nhiều người có tờ đơn phô tô ấy, anh biết chứ? – Tôi hỏi tiếp.
- Tớ cũng có tờ đơn ấy. Nhưng thôi họ đã được tổ chức xử lý công
bằng, họ về rồi, quên đi. – Anh Dụ có vẻ ngậm ngùi – Uống bia đi và anh em
chúng ta cố viết cho hay. Vì chúng ta là nhà văn!
Oke! Zô ! Zô!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2013
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Một người đàn ông, chu toàn việc nước, vẹn nghĩa việc gia đình, 18 năm chăm sóc người vợ ốm yếu, là một việc làm phi thường và đáng là tấm gương cho giới mày râu học tập. Tôi thì vô cùng kính phục phục Tướng Khổng Minh Dụ.
ReplyDeleteTrân trọng.
Đúng là một mẫu hình một người chồng, người cha lý tưởng. Kính chúc Thiếu tướng Nhà văn Khổng Minh Dụ mọi điều an lành may mắn.
ReplyDeleteChúc trang vanchuong+ ngày càng phát triển, thịnh vượng.
Trân trọng.
TÔI KHÔNG TIN HỒ CHÍ MINH, HỒ TẬP CHƯƠNG LÀ MỘT!
ReplyDelete(Kính gửi tác giả cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”)
Tôi không tin Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương là một!
Như sách của ông năm 2009 đã xuất bản tại Đài Loan(1)
Tôi không tin một người Hán cổ Trung Hoa dân tộc Hẹ
Mà lại dám tự xưng là “cha già của dân tộc Việt Nam”!(2)
Ông đọc “Những mẫu chuyện…” Trần Dân Tiên khắc biết(3)
Cụ Hồ Chí Minh nhận là Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam
Một thanh niên yêu nước đã từng qua năm châu bốn bể
Mẹ mất sớm, cha bị thải hồi nên sự học quá dở dang!
Dù cuốn sách đó xuất bản lần đầu năm Bốn Tám
Bằng tiếng Hoa, chứ không như lời tác giả lúc đầu
Rằng sách viết để đồng bào Việt Nam hiểu về lãnh tụ
Mà chục năm sau mới xuất bản bằng tiếng Việt là sao?
Ông đã so sánh người này “mắt hiền”, người kia “mắt ác”
Người này Nguyễn Ái Quốc, người kia là Hồ Tập Chương
Theo tôi nghĩ, mắt là cửa sổ tâm hồn nên luôn luôn thay đổi
Có thể tâm Nguyễn Ái Quốc đã đổi thay vì đau nhớ cố hương?
Ông có biết, hồi CCRĐ, mới chỉ lỡ “giết nhầm” vài vạn
Mà cụ đã đăng đàn lau nước mắt để xin lỗi đồng bào(4)
Thế mới biết cụ Hồ là một người “rất từ bi phật độ”
Vậy Hồ Tập Chương mà “đạo đức” đến thế sao?
Cụ là một người Việt “yêu Việt Nam” chảy bỏng
Thề hi sinh cả dân Nam, để thống nhất quê hương
Tết 68 Mậu Thân, cụ đọc thơ hô quân vào tắm máu(5)
Hàng vạn đồng bào Miền Nam, hay Hồ Tập Chương?
Ông còn trích dẫn “Nhật Ký Trong Tù” của cụ Hồ ra để viết(6)
Rằng cụ Hồ chính là Hồ Tập Chương, dân tộc Hẹ của ông
Bởi cái lý, Nhật Ký Trong Tù dùng Khách Gia khẩu ngữ
Nếu không là người Khách Gia, liệu có viết thế không?
Ông còn viết, suốt 134 bài thơ không nói về cảnh Việt
Thưa, cụ lấy Tăng Tuyết Minh là một phụ nữ Trung Hoa(7)
Khi nhớ vợ, nhớ nhà trên đất Hoa thì lấy đâu ra cảnh Việt
Chỉ khi thơ chữ Hán viết hay, may mới có thể là người Hoa!
Đã có rất nhiều người bình luận về Nhật Ký Trong Tù của cụ
Và cũng đã có một số nhà phê bình thận trọng đã nghi ngờ
Nhưng, khoan thấy người “sang” mà bắt quàng làm họ
Bởi dân tôi chưa thể tin, vì chưa xét nghiệm ADN!
Thưa ông, tôi nghĩ cụ Hồ là một người Việt Nam thứ thiệt
Nhưng cụ đã có cách cư xử với dân giống hệt kẻ ngoại bang
Đã ép dân tôi thực hiện các đường lối của Liên Xô, Trung Quốc
Rồi bắt nhà nhà phải bài trừ các thuần phong mỹ tục của Việt Nam!
Và thưa ông, đầu thập niên 1930, Nguyên Ái Quốc đã bị Stalin coi rẻ
Nên chắc gì QTCS đã chủ trương cho đóng thế Nguyễn Sinh Cung
Chỉ trừ trường hợp Hồ Tập Chương của ông có mưu đồ chính trị
Biết Nguyễn Ái Quốc đã qua đời, tự xin đóng thế để lập công!
Xin cám ơn và gửi ông Hồ Tuấn Hùng lời chúc phúc sức khỏe
Kính nhờ ông trả lời đồng bào Việt Nam những trăn trở trên đây
Dù sao “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” cũng là cuốn sách phản biện
Về một lãnh tụ Việt Nam đã bị người ta thần thánh hóa bấy lâu nay…
Hà Nội, 18/11/2013
Đặng Huy Văn
CHÚ THÍCH & TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1). e-ThongLuan - Hồ Chí Minh sinh bình khảo (Hồ Tuấn Hùng) – (Thái ... thongluan co/vn/modules.php?name=News...sid
(2). Trong lịch sử Việt Nam, chưa từng có một người Việt Nam nào dám tự xưng mình là “cha già dân tộc”. Các vua chúa cũng chỉ xưng là “cha mẹ của dân” chứ không xưng là “cha già của dân tộc” vì danh xưng đó đến các Vua Hùng sống lại cũng không dám nhận!
(3). Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch 6/6 | Tủ Sách ...
tusachtonghop.com/nhung-mau-chuyen-ve-doi-hoat-...
(4). Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_...
(5). Tội Ác Cộng Sản Tết Mậu Thân 1968 - YouTube
www.youtube.com/playlist?list...
(6). Nhật ký trong tù, Nhật ký trong tù - Việt Nam thư quán
vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid...
(7). Tăng Tuyết Minh – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org/wiki/Tăng_Tuyết_Minh