Báo
điện tử Tổ Quốc chưa từng đưa thông tin nào tán dương Hoàng Quang Thuận với hai
tập “Thi Vân Yên Tử” và “Hoa Lư thi tập”. Báo không nói lại, mà ngay từ hai bài
đầu “Thuận và nghịch”, “Tên trộm háo danh và diễn đàn vô lối” đã vạch trần
chuyện văn chương bịp bợm này. Nhà báo - Nhà thơ Mai Linh trong bài “Mực gần
với máu hơn gần với nó” muốn bạn đọc cùng suy ngẫm thêm về cái chuyện văn
chương ấm ớ, bịp bợm “vô tiền khoáng hậu” này.
(Báo điện tử Tổ
Quốc)
Có một tài danh nấp sau mây, thốt một câu rụng rời nghiên bút: “Mực gần với máu hơn gần với nó”.
Câu bất hủ ấy làm những người cầm bút giật mình. Những kẻ
làm chữ dở, chữ rởm điếng người. Kẻ đạo văn quay lơ ra chết.
Có một tài danh nữa đến từ xứ xở đại ngàn tên tuổi hạ một
câu giản dị: “Văn là người”
Câu bất hủ ấy như một thứ ánh sáng triết lý rọi vào tim, vào
óc, vào lương tâm của người cầm bút như không bao giờ chịu tắt. Ba chữ dựng bia
ấy cứ sừng sững sau lưng người viết xem ta viết cái gì.
Thế mới biết cái sự hệ trọng của người làm chữ.
Bia miệng trơ trơ ngàn năm đã đành (Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ), vạ chữ chắc triệu năm vẫn không xóa nổi. Nó theo kẻ vạ ấy xuống mồ suốt cả thiên thu . Nó nguyên hình thối rữa mà không cải táng được, không chôn vùi hay hóa hư được.
Bỏ quên, bỏ sót, dù vô tình hay cố ý hai đốm sáng Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ đất Việt là đánh rơi tình yêu nước. Nó là tín hiệu hình ảnh, ngôn ngữ về địa lý và sở hữu lãnh thổ, một phần của máu thịt tổ quốc. Nhân cách của những người đứng đầu quốc gia là không đánh tráo tín hiệu hình ảnh, ngôn ngữ này để bành trướng đất đai, cưỡng chế tài nguyên và cưỡng hiếp dân lành (như trường hợp thay đổi bản đồ của Trung Quốc). Đấy là trắng trợn xóa sổ lịch sử và xấc xược với tiền nhân.
Thế mới biết cái hệ trọng của chữ đối với con người và quốc gia dân tộc như thế nào!
Thế mới biết cái sự hệ trọng của người làm chữ.
Bia miệng trơ trơ ngàn năm đã đành (Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ), vạ chữ chắc triệu năm vẫn không xóa nổi. Nó theo kẻ vạ ấy xuống mồ suốt cả thiên thu . Nó nguyên hình thối rữa mà không cải táng được, không chôn vùi hay hóa hư được.
Bỏ quên, bỏ sót, dù vô tình hay cố ý hai đốm sáng Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ đất Việt là đánh rơi tình yêu nước. Nó là tín hiệu hình ảnh, ngôn ngữ về địa lý và sở hữu lãnh thổ, một phần của máu thịt tổ quốc. Nhân cách của những người đứng đầu quốc gia là không đánh tráo tín hiệu hình ảnh, ngôn ngữ này để bành trướng đất đai, cưỡng chế tài nguyên và cưỡng hiếp dân lành (như trường hợp thay đổi bản đồ của Trung Quốc). Đấy là trắng trợn xóa sổ lịch sử và xấc xược với tiền nhân.
Thế mới biết cái hệ trọng của chữ đối với con người và quốc gia dân tộc như thế nào!
Nói dối tiền nhân là vô nhân, nói dối thánh thần là vô đạo,
tà đạo, nói những điều dối trá vào tai người tốt là kẻ vô liêm sỉ. Những kẻ như
thế nhất định không phải là người - văn, là vương đạo được.
Khen một kẻ nói dối, xấc xược, tráo trở với cả đất trời,
phản bội cả người có công đức như thành lũy là vào hùa với kẻ…trời không dung
đất không tha.
Ở một số nước trên thế giới, trước đây có đạo luật tháo khớp
những kẻ móc túi, ăn trộm, ắn cắp, lưu manh. Tay nào làm thì tháo khớp tay ấy.
Cứ chiểu theo điều luật này thì những kẻ đạo văn, trộm chữ hầu hết phải tháo
khớp tay phải, số ít phải tháo khớp tay trái (Những kẻ vỗ tay cho người xấu thì
không biết nên tháo khớp mấy tay ?).
Đã đến lúc báo động về nhân - cách - người. Thu nhỏ phạm vi
lại là người cầm bút, người làm văn, làm chữ. Những người bằng văn, bằng chữ
dẫn dắt người khác, đánh thức người khác, đem tin yêu đến cho người khác…
Xem sự việc về một ấm ớ văn chương mang tên Hoàng Quang
Thuận thấy buồn cho sự háo danh trong trùng điệp háo danh đang có nguy cơ thành
bệnh mãn tính ở nhiều lĩnh vực, không chỉ ở văn chương mà ở nhiều lĩnh vực khoa
học khác.
Vậy nên, nếu có một hội thảo về nhân - cách - người, về văn
học với tình yêu đất nước để báo vệ xã tắc trong những giờ phút cần thiết này
chắc Hội nhà văn sẽ không có hội trường nào kê cho đủ chỗ.
Mai Linh
No comments:
Post a Comment