Tôi chưa gặp ông Hoàng Quang Thuận,
không được dự tọa đàm về thơ của ông, nhưng nghe nói chỉ một đêm mà ông cho ra
hơn 140 bài thơ. Dư luận vừa “rùm beng” việc thơ của ông Hoàng Quang Thuận được
Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức hội thảo, cùng những lời tâng bốc, ca tụng, tán
dương đến tận “mây xanh”, cứ như có vẻ, bao hồn thiêng Yên Tử, bao núi non,
sông suối, linh khí của của đất trời, lòng người và cả Ông Vua Trần Nhân Tông
cũng phải “ngồi bật dậy” mà thưởng thức, mà ngỡ ngàng, phẩm bình và chiêm bái
những áng thơ hay, những ý tưởng lớn lao của bậc kì tài Hoàng Quang Thuận ở thế
kỷ hai mươi mốt…
Tôi
đọc và nghe thấy khá nhiều cử tọa có “chức sắc, hay đã từng có chức sắc” trong
giới hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa… có mặt trong hội thảo,
hay viết bài và cả điện thoại để khen ngợi nồng nhiệt… điều đó cũng là lẽ thường
tình!
Nhưng
khốn nỗi, người ta cố ý, hay cố tình gán cho ông nhà thơ có tên Hoàng Quang Thuận với bao
lời lẽ quá lên, vống lên, mà có khi chính ông tác giả “Thi vân Yên Tử” cũng cảm
thấy “xấu hổ” nếu không muốn nói “ tự ái”, nếu còn chút lòng tự trọng! Thôi thì
việc hội thảo, việc tôn vinh thi ca, hay tôn vinh ai đó có (hoặc... nếu có) thi
tài siêu đẳng thi tâm siêu việt, có công trình lưu truyền hậu thế, âu cũng là
“phải đạo”. Tuy nhiên, việc tổ chức hội thảo ồn ào và tốn kém (tiền túi của
nhân vật ngạo nghễ đón nhận lời khen ngợi nức nở, hay tiền túi của mạnh thường
quân giấu mặt?) cuối cùng để rút ra được điều gì? Bạn đọc có nhờ hội thảo mà có
thêm tư duy thẩm mỹ không? Văn chương nước nhà có nhờ hội thảo mà có thêm kiệt
tác văn chương hoặc khuynh hướng sáng tạo không? Cả cái được và chưa được đã hiện
hữu, hay đang ở “tập mờ” của nền thi ca Việt cả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai?!…
Việc
ông Quang Thuận chỉ trong vòng có một đêm mà viết ra hơn 140 bài thơ ở một nơi
và một chủ đề, viết tay, hay đánh máy có lẽ cũng không kịp! Thôi thì người sáng
tác muốn viết theo cách nào, truyền thống có vần, có điệu, có niêm, có luật,
hay thể tự do, các loại trường phái… nhưng không được “vô chính phủ”( ý nói miễn
là thơ) có sao đâu. Nhưng tôi thực sự ngỡ ngàng và “ bái phục”! Chả thế mà có
thông tin: Ông Phạm Khắc Lãm, Nguyên Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam đã
tức cảnh sinh tình: “Tôi tưởng theo anh thăm Yên Tử/ Nào ngờ lạc bước chốn
thi vân/ Hoàng Quang cửa Phật soi câu chữ/ Thuận dòng rửa sạch chốn bụi trần”.
Cụ già Trung Nghĩa- 82 tuổi cho rằng “Thi Vân Yên Tử” bừng soi sáng- mở rộng
hồn tôi với
đất trời”,... Đến nay hiện đã có hàng chục tờ báo ở Trung ương và địa
phương, từ báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải Phóng đến các báo Hạ Long, Quảng
Ninh, Thể thao- Văn hóa... đều đã có bài đăng tải về “hiện tượng thơ Hoàng
Quang Thuận”.
Thậm chí trên
trang web Hội Nhà văn VN có người còn khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Giữa
thời buổi thơ in ra nhan nhản, chủ yếu xoay quanh đề tài tình yêu hoặc co vào
suy tưởng chiêm nghiệm cá nhân, đôi khi rối mù tắc tị…thì “Thi Vân Yên Tử” và
“Ngọa Vân Yên Tử” như một áng mây lành, thoát tục, trong trẻo đến lạ lùng dắt
người đọc vào chốn Bồng Lai, rũ bỏ bụi trần trở về với bản
ngã thiện tâm trong mỗi con người…”
Công nhận tâm thế thi nhân lúc này đây thật “an nhiên tự tại”. Một lần nữa tôi xin bái phục Hoàng Quang Thuận và cuộc hội thảo thành công tốt đẹp! Anh đúng là bậc kì tài, kiểu như Phạm Ngũ Lão trong “Người đan soạt làng Phù Ủng”, có điều cái soạt của tác giả “Thi vân Yên Tử” chắc chắn để đựng "hồn thơ lai láng”! Xin phép ngâm ngợi lại một tuyệt phẩm “made in Hoàng Quang Thuận” được Chủ tịch Hội Nhà văn VN trích dẫn công khai tán tụng rộn ràng ngay tại Hội thảo:.
... Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng…
Công nhận tâm thế thi nhân lúc này đây thật “an nhiên tự tại”. Một lần nữa tôi xin bái phục Hoàng Quang Thuận và cuộc hội thảo thành công tốt đẹp! Anh đúng là bậc kì tài, kiểu như Phạm Ngũ Lão trong “Người đan soạt làng Phù Ủng”, có điều cái soạt của tác giả “Thi vân Yên Tử” chắc chắn để đựng "hồn thơ lai láng”! Xin phép ngâm ngợi lại một tuyệt phẩm “made in Hoàng Quang Thuận” được Chủ tịch Hội Nhà văn VN trích dẫn công khai tán tụng rộn ràng ngay tại Hội thảo:.
... Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng…
Chao
ôi! Biển đảo Việt Nam đang “sôi lên sùng sục”, máu xương đã đổ và dường như sẽ
còn phải đổ đấy! Đời sống vật chất và tinh thần, cả những áp bức, bất công của
đại bộ phận dân chúng cần lao còn khổ lắm đấy! Vậy mà thi sỹ Việt % lẽ nào lại
có thể an nhiên tự tại với những vần thơ “ sung sướng” như vậy lúc
này được chăng?!
Đúng
là thơ và cách thẩm thơ của tầng lớp trên “tầng lớp thoát tục”- Có lẽ ông nhà
thơ Hoàng Quang Thuận chả phải lo nghĩ gì về gia đình, con cái, làng mạc, xóm
thôn, quê hương đất nước nữa… sướng thật! Tại sao các nhà thơ của Nước Nam
ta không học ông nhà thơ nầy rồi gửi dự giải NOBEN , rồi về “cưỡi
mây” thả diều cho sướng
nhẩy!?
Tây
Nguyên 10/8/2012
HỮU KIM
Nguồn:
Lê Thiếu Nhơn
No comments:
Post a Comment