"Tuy nhiên, dù tác giả có kể những câu chuyện kỳ bí và cố gắng quảng bá thơ
mình, dù bài viết của các ông Dương Kỳ Anh, Ngô Văn Phú, Trần Thế Tuyển,... sâu
sắc đến đâu, dù không biết "tiền nhân" đã "mượn bút" GSTS
Hoàng Quang Thuận để "viết thơ" là Hùng Vương, là Đinh Tiên Hoàng, Lý
Thái Tổ, Trần Nhân Tông hay là các cụ Vạn Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Trung, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du,... thì rốt cuộc, văn bản thơ của Hoàng Quang Thuận vẫn là cơ sở
cuối cùng để đánh giá". (Nguyễn Hòa)
THƠ “NHẬP ĐỒNG”?
Dàn "tụng ca"
Hơn 10 năm trước, ở vùng cực nam của đất nước bỗng nổi lên tên tuổi của nhà thơ Hùng Anh. Hồi ấy, cùng với việc được đọc một số bài vở người ta sản xuất để tán dương nhà thơ này, tôi còn được xem trên vô tuyến truyền hình cảnh nhà thơ ngồi thuyền lướt sóng và... hát cải lương! Vậy mà đúng vào lúc nhà thơ đang "lên hương" trên thi đàn thì ông "xộ khám", và từ đó tên tuổi của ông cũng mất hút luôn. Chỉ thương cho 1 tuyển tập thơ phải xé mất mấy trang đầu, vì xếp theo vần tên tác giả thì tác phẩm ông chỉ in sau "lời giới thiệu"!
Dàn "tụng ca"
Hơn 10 năm trước, ở vùng cực nam của đất nước bỗng nổi lên tên tuổi của nhà thơ Hùng Anh. Hồi ấy, cùng với việc được đọc một số bài vở người ta sản xuất để tán dương nhà thơ này, tôi còn được xem trên vô tuyến truyền hình cảnh nhà thơ ngồi thuyền lướt sóng và... hát cải lương! Vậy mà đúng vào lúc nhà thơ đang "lên hương" trên thi đàn thì ông "xộ khám", và từ đó tên tuổi của ông cũng mất hút luôn. Chỉ thương cho 1 tuyển tập thơ phải xé mất mấy trang đầu, vì xếp theo vần tên tác giả thì tác phẩm ông chỉ in sau "lời giới thiệu"!
Cũng khoảng thời
gian này, thi đàn còn rộ lên lời tán dương thơ của Nguyên Linh- 1 vị Thứ trưởng.
Có người viết báo kể rằng đã gặp ở sân bay Nội Bài 1 người Việt ở nước ngoài
mua cả trăm tập thơ của vị Thứ trưởng, về cho con cháu đọc để đừng quên quê hương. Rồi
có người đưa tôi hơn 10 tập thơ của ông kèm theo lời mời đến rừng Cúc Phương đốt
lửa trại để bình thơ. Và tôi từ chối, vì không có ý định tham gia vào một dàn tụng
ca. Sau đó trong 1 bài viết, tôi đặt câu hỏi: "Không biết đến khi ông
Nguyên Linh về hưu thì người ta có ca ngợi thơ ông nữa không?". Câu trả lời
đã có ngay sau khi vụ án Lã Thị Kim Oanh kết thúc. Ông Thứ trưởng rời
nhiệm sở, cũng từ đó, chẳng còn mấy ai nhắc tới thơ ông! Viết đến đây, tôi lại
nhớ ngày nhà thơ Vũ Duy Thông còn làm Vụ trưởng Vụ Báo chí. Ngoài việc in thơ
quanh năm, mỗi độ tết đến xuân về là thơ ông lại tràn ngập trên báo tết.
Ngày đó trong 1
bài viết, tôi nhận xét cứ sau mỗi dịp tết là ông Vũ Duy Thông có thể in 1 tập
thơ dày, và tôi đặt câu hỏi: Rồi đây, khi ông không còn đương chức, thì có báo nào in
thơ Tết cho ông
nữa không? Câu trả lời chẳng phải tìm đâu xa, mấy năm nay, lật các trang báo tết,
tôi thấy vắng bóng thơ của Vũ Duy Thông!
Liệt kê mấy sự
kiện như vậy vì qua đó tôi muốn nói rằng lâu nay, hễ thấy có sự ồn ào tán dương
thơ của một tác giả nào đó là tôi lại nhắc mình cần tỉnh táo để
không bị cuốn vào sự ồn ào của mấy điều trong thơ, ngoài thơ. Với Hoàng Quang
Thuận cũng vậy, cùng với thơ của ông, tôi còn quan tâm tới vài điều "thần
bí" mà tác giả cùng một vài người đã xây dựng xung quanh sự ra đời của những bài
thơ. Chuyện bắt đầu từ năm 2009, khi nhà thơ Dương Kỳ Anh đăng bài Người có
thơ gửi dự giải Nobel văn học trên báo Tiền Phong. Đọc bài này tôi nghĩ,
tác giả gửi tác phẩm dự giải là chuyện bình thường, ai hứng chí và tự tin về
thơ của mình đều có thể gửi, vậy có gì đáng phải quảng bá. Chẳng nhẽ một người làm thơ
trở nên nổi tiếng chỉ vì đã gửi tác phẩm dự giải Nobel?
Về những điều "trong thơ"
Về những điều "trong thơ"
Dù chưa có may mắn
được đọc toàn bộ các bài thơ do Hoàng Quang Thuận sáng tác,
chỉ căn cứ vào những bài đã đọc và qua những nhan
đề tỷ như: Tháp Báo thiên, Thành cổ, Cung điện triều Đinh, Cố đô Hoa Lư, Trăng
Yên Tử, Đền Phủ Khống, Chùa bà Ngô, Danh sơn Yên Tử,... tôi vẫn xin nói ngay rằng,
đó là mấy bài "thi ký" rất yếu về ý tưởng lẫn cách thức tổ chức bài
thơ, cách thức sử dụng ngôn từ... Nếu thực sự "tiền nhân mượn bút" của
Hoàng Quang Thuận để "viết thơ" thì xem ra thơ của "tiền nhân"
đã sa sút đến mức thê thảm!
Dù tác giả làm nhiều bài thơ tứ tuyệt, hoặc ghép 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài thất ngôn bát cú cho có dáng dấp Đường luật, thì ngay cái việc cố gắng ép vần cũng đã đưa lại ý tứ khôi hài. Ví như: "Hoa Lư kinh thành của Đế vương/ Mây bay phủ núi lụy biên cương/ Hoàng Long dậy sóng ngàn năm ngủ/ Long Mã truy phong thượng đạo đường". Tôi nói là khôi hài vì không hiểu tại sao hình ảnh "biên cương" lại xuất hiện ở Hoa Lư, chẳng lẽ nước ta thời Đinh Tiên Hoàng lại... bé xíu như thế? Tương tự, đọc khổ thơ: "Dựng xây cung điện đế triều nghi/ Định đế xưng vương lập thành trì/ Đại Hoàng cổ Việt Trương Yên phủ/ Hào sâu núi hiểm bất khả tri" tôi thấy buồn cười, vì tôi không biết "đế triều nghi" là cái món gì, càng không hiểu tại sao lại "bất khả tri" (không thể biết)?
Tôi nghĩ, chính thao tác ép vần đã đưa tới sự khôi hài này, vì thế tôi xin được ngả mũ trước điều 1 tác giả viết: "Với một nghệ thuật Đường thi trác việt như vậy, nó đã đủ đưa Hoa Lư thi tập vào với cõi lòng độc giả". Với các bài thơ chưa đúng niêm luật, lại sáng tác từ cuối thế kỷ XX đến nay mà được gọi là "nghệ thuật Đường thi trác việt" thì đúng là hết thuốc chữa!
Nhân đây, cũng xin đề nghị ai đó thử tìm ra cái hay, cái nên thơ trong 1 khổ thơ của Hoàng Quang Thuận: "Bậc đá làm thang giỏi thợ trời / Đá hình cá sấu nằm chơi vơi / Cá voi, ếch ộp, thờn bơn dẹt / Biển cả - đại dương giữa lưng trời"! Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là kết luận của một số tác giả phát hiện từ thơ của Hoàng Quang Thuận. Đó là "chất thiền", là "không gian thơ thiền", "sự kết nối thơ thiền xưa và nay", "hơi thở của thiền học đã thấm nhuần vào cảm hứng trinh nguyên"...
Tôi coi đây là gán ghép khiên cưỡng, là sự đánh đồng kỳ quặc giữa cảm quan Phật giáo trong một số bài thơ của Hoàng Quang Thuận với thơ Thiền. Tôi đồ rằng khi viết ra điều đó, người viết cũng chưa hiểu Thiền là gì, thơ Thiền là gì. Tỷ như khi tôi đọc xuôi rồi lại đọc ngược bài Chất "thiền" trong thơ Hoàng Quang Thuận mà tuyệt nhiên không thấy bất kỳ 1 câu chữ nào chứng tỏ đâu là "chất thiền" trong thơ của Hoàng Quang Thuận.
Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi, cây đa, mây trời, trăng treo, tiếng hạc,... là bài thơ sẽ có "chất thiền". Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ "vẽ rắn thêm chân"!
Trong trả lời phỏng vấn nhan đề GS Hoàng Quang Thuận: "Tiền nhân mượn bút tôi viết thơ" đăng trên eVan, khi được hỏi: "Nhiều nhà phê bình gọi thơ ông là thơ Thiền. Thế nhưng với người bình thường đọc qua sẽ thấy giống như thể thơ du ký, thơ tức cảnh sinh tình xuất hiện khá nhiều trong đời sống văn học hiện nay. Ông thấy thơ mình khác với những bài "thơ du ký" ở điểm gì?". Ông Hoàng Quang Thuận trả lời: "Những bài thơ du ký là bài thơ làm về con người thực, địa danh thực do họ nhìn thấy, cảm thấy, còn tôi du ký trong 1 đêm sương gió, trong 1 đêm huyền ảo, du ký trong tâm tưởng". Quá hay nếu đúng như vậy, nhưng tiếc là, dù tác giả có "tô son" cho thơ mình thế nào thì các địa danh thực trong nhan đề các bài thơ, tự chúng đã cho thấy chất "thi ký, tức cảnh sinh tình", mà tình cũng đâu có gì sâu sắc. Điều này, dẫn tôi tới vấn đề thứ 2 của thơ Hoàng Quang Thuận.
Về những điều "ngoài thơ"
Tôi không rõ Hoàng Quang Thuận được khai tâm - hoằng pháp từ khi nào, song căn cứ vào những gì ông kể thì xem ra, sự "đốn ngộ" của ông đã nhanh chóng thấu đến cõi của "tiền nhân". Chẳng thế mà hàng trăm năm nay, "tiền nhân" không chọn ai, lại chọn đúng 1 ông Giáo sư- Tiến sĩ để "giáng bút". Và tôi kinh ngạc vì thấy vào thời buổi văn minh phát triển như ngày nay, 1 GSTS lại có thể kể một cách rất tự tin về 1 câu chuyện nhuốm màu hoang đường không khác gì điều kỳ bí của mấy ông bà "thần lô, thánh đề".
Chuyện của GS TS Hoàng Quang Thuận còn được phụ họa cứ như là truyền kỳ: "Ngay bìa cuốn sách độc bản này cũng thật lạ. Trong lúc kiếm tìm khắp nơi, tôi vẫn không tìm được chất liệu thích hợp để làm bìa sách, thì một người bạn khoe có miếng gỗ loại đó nằm trong kho suốt 22 năm nay, kích thước lại vừa đúng kích thước tôi cần.Mừng quá, y như là sự sắp đặt của ông trời! Lại nữa, sau khi cất công tìm kiếm được một nơi xén sách cỡ đại, chúng tôi đưa bộ sách lên xe bò để đi xén thì trời bỗng nổi giông và mây đen. Sợ quá, vợ tôi liền kêu 1 xe ô tô 7 chỗ để chở và kỳ lạ thay khi chuyển sách từ xe bò sang ô tô thì mây tan, trời bừng sáng lên". Nếu thực sự là một nhà khoa học, ông Hoàng Quang Thuận cần thực chứng về câu chuyện của mình.
Kể cũng lạ, không biết tại sao trong khi tự gửi tác phẩm dự giải Nobel, tự đề cử tác phẩm vào Danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, GSTS Hoàng Quang Thuận lại không gửi tác phẩm tham dự kỷ lục Guinness ở mục người làm thơ nhanh nhất thế giới? Chẳng lẽ ông e ngại ở đó người ta không tin có người trong thời gian hơn 4 giờ đồng hồ lại viết được tới 121 bài thơ, tức là chỉ mất có 2 phút để viết 1 bài? Tôi nghĩ, không chỉ với một ông GSTS, mà bất kỳ người nào bỗng dưng khoái lập kỷ lục về thơ cũng sẽ hành xử như vậy. Logic tất yếu của kỷ lục là sử dụng thủ pháp "thần linh mách bảo"!
Riêng câu chuyện kỳ bí về con rắn "trên đầu có chiếc mào màu đỏ" vì được ông phóng sinh đã "ngỏng cao đầu gật 3 cái như chào trước khi bò vào rừng", rồi ngay sau đó trong 3 đêm ông viết được 143 bài thơ thì xin miễn bàn. Vì theo tôi, đây là câu chuyện nằm ngoài phạm vi hoạt động của các trí tuệ tỉnh táo.
Bắt chước ông, và cũng muốn chứng minh bài viết này là xác đáng và cần thiết, tôi mạn phép được bịa ra rằng, đêm qua trong giấc mơ, "tiền nhân" đã hiện lên và bảo tôi: "Này Nguyễn Hòa con ơi, con cần phải viết ngay một bài về "hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận". Chớ để hậu thế làm hỏng thơ ta"! Tôi nghĩ, phải là người tự tin lắm GSTS Hoàng Quang Thuận mới có thể tự gửi tác phẩm dự giải Nobel, rồi tự đề cử tác phẩm vào Danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới. Hẳn cũng là một tín đồ Narcissisme có hạng nên ông Hoàng Quang Thuận mới có đủ bản lĩnh để sản xuất một tập thơ nặng 54 kg được báo chí mệnh danh là "sản phẩm văn hóa có giá trị lịch sử" để đặt tại Bảo tàng Hà Nội đang trống huơ trống hoác!
Tuy nhiên, dù tác giả có kể những câu chuyện kỳ bí và cố gắng quảng bá thơ mình, dù bài viết của các ông Dương Kỳ Anh, Ngô Văn Phú, Trần Thế Tuyển,... sâu sắc đến đâu, dù không biết "tiền nhân" đã "mượn bút" GSTS Hoàng Quang Thuận để "viết thơ" là Hùng Vương, là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông hay là các cụ Vạn Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... thì rốt cuộc, văn bản thơ của Hoàng Quang Thuận vẫn là cơ sở cuối cùng để đánh giá.
Từ phương diện này mà nói, cần ghi nhận GSTS Hoàng Quang Thuận là người chăm chỉ làm thơ. Còn tài năng ư? Trác việt ư? Có lẽ đó không phải những phẩm chất dành cho người làm thơ này.
NGUYỄN HÒA
Nguồn: Vietnamnet
Dù tác giả làm nhiều bài thơ tứ tuyệt, hoặc ghép 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài thất ngôn bát cú cho có dáng dấp Đường luật, thì ngay cái việc cố gắng ép vần cũng đã đưa lại ý tứ khôi hài. Ví như: "Hoa Lư kinh thành của Đế vương/ Mây bay phủ núi lụy biên cương/ Hoàng Long dậy sóng ngàn năm ngủ/ Long Mã truy phong thượng đạo đường". Tôi nói là khôi hài vì không hiểu tại sao hình ảnh "biên cương" lại xuất hiện ở Hoa Lư, chẳng lẽ nước ta thời Đinh Tiên Hoàng lại... bé xíu như thế? Tương tự, đọc khổ thơ: "Dựng xây cung điện đế triều nghi/ Định đế xưng vương lập thành trì/ Đại Hoàng cổ Việt Trương Yên phủ/ Hào sâu núi hiểm bất khả tri" tôi thấy buồn cười, vì tôi không biết "đế triều nghi" là cái món gì, càng không hiểu tại sao lại "bất khả tri" (không thể biết)?
Tôi nghĩ, chính thao tác ép vần đã đưa tới sự khôi hài này, vì thế tôi xin được ngả mũ trước điều 1 tác giả viết: "Với một nghệ thuật Đường thi trác việt như vậy, nó đã đủ đưa Hoa Lư thi tập vào với cõi lòng độc giả". Với các bài thơ chưa đúng niêm luật, lại sáng tác từ cuối thế kỷ XX đến nay mà được gọi là "nghệ thuật Đường thi trác việt" thì đúng là hết thuốc chữa!
Nhân đây, cũng xin đề nghị ai đó thử tìm ra cái hay, cái nên thơ trong 1 khổ thơ của Hoàng Quang Thuận: "Bậc đá làm thang giỏi thợ trời / Đá hình cá sấu nằm chơi vơi / Cá voi, ếch ộp, thờn bơn dẹt / Biển cả - đại dương giữa lưng trời"! Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là kết luận của một số tác giả phát hiện từ thơ của Hoàng Quang Thuận. Đó là "chất thiền", là "không gian thơ thiền", "sự kết nối thơ thiền xưa và nay", "hơi thở của thiền học đã thấm nhuần vào cảm hứng trinh nguyên"...
Tôi coi đây là gán ghép khiên cưỡng, là sự đánh đồng kỳ quặc giữa cảm quan Phật giáo trong một số bài thơ của Hoàng Quang Thuận với thơ Thiền. Tôi đồ rằng khi viết ra điều đó, người viết cũng chưa hiểu Thiền là gì, thơ Thiền là gì. Tỷ như khi tôi đọc xuôi rồi lại đọc ngược bài Chất "thiền" trong thơ Hoàng Quang Thuận mà tuyệt nhiên không thấy bất kỳ 1 câu chữ nào chứng tỏ đâu là "chất thiền" trong thơ của Hoàng Quang Thuận.
Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi, cây đa, mây trời, trăng treo, tiếng hạc,... là bài thơ sẽ có "chất thiền". Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ "vẽ rắn thêm chân"!
Trong trả lời phỏng vấn nhan đề GS Hoàng Quang Thuận: "Tiền nhân mượn bút tôi viết thơ" đăng trên eVan, khi được hỏi: "Nhiều nhà phê bình gọi thơ ông là thơ Thiền. Thế nhưng với người bình thường đọc qua sẽ thấy giống như thể thơ du ký, thơ tức cảnh sinh tình xuất hiện khá nhiều trong đời sống văn học hiện nay. Ông thấy thơ mình khác với những bài "thơ du ký" ở điểm gì?". Ông Hoàng Quang Thuận trả lời: "Những bài thơ du ký là bài thơ làm về con người thực, địa danh thực do họ nhìn thấy, cảm thấy, còn tôi du ký trong 1 đêm sương gió, trong 1 đêm huyền ảo, du ký trong tâm tưởng". Quá hay nếu đúng như vậy, nhưng tiếc là, dù tác giả có "tô son" cho thơ mình thế nào thì các địa danh thực trong nhan đề các bài thơ, tự chúng đã cho thấy chất "thi ký, tức cảnh sinh tình", mà tình cũng đâu có gì sâu sắc. Điều này, dẫn tôi tới vấn đề thứ 2 của thơ Hoàng Quang Thuận.
Về những điều "ngoài thơ"
Tôi không rõ Hoàng Quang Thuận được khai tâm - hoằng pháp từ khi nào, song căn cứ vào những gì ông kể thì xem ra, sự "đốn ngộ" của ông đã nhanh chóng thấu đến cõi của "tiền nhân". Chẳng thế mà hàng trăm năm nay, "tiền nhân" không chọn ai, lại chọn đúng 1 ông Giáo sư- Tiến sĩ để "giáng bút". Và tôi kinh ngạc vì thấy vào thời buổi văn minh phát triển như ngày nay, 1 GSTS lại có thể kể một cách rất tự tin về 1 câu chuyện nhuốm màu hoang đường không khác gì điều kỳ bí của mấy ông bà "thần lô, thánh đề".
Chuyện của GS TS Hoàng Quang Thuận còn được phụ họa cứ như là truyền kỳ: "Ngay bìa cuốn sách độc bản này cũng thật lạ. Trong lúc kiếm tìm khắp nơi, tôi vẫn không tìm được chất liệu thích hợp để làm bìa sách, thì một người bạn khoe có miếng gỗ loại đó nằm trong kho suốt 22 năm nay, kích thước lại vừa đúng kích thước tôi cần.Mừng quá, y như là sự sắp đặt của ông trời! Lại nữa, sau khi cất công tìm kiếm được một nơi xén sách cỡ đại, chúng tôi đưa bộ sách lên xe bò để đi xén thì trời bỗng nổi giông và mây đen. Sợ quá, vợ tôi liền kêu 1 xe ô tô 7 chỗ để chở và kỳ lạ thay khi chuyển sách từ xe bò sang ô tô thì mây tan, trời bừng sáng lên". Nếu thực sự là một nhà khoa học, ông Hoàng Quang Thuận cần thực chứng về câu chuyện của mình.
Kể cũng lạ, không biết tại sao trong khi tự gửi tác phẩm dự giải Nobel, tự đề cử tác phẩm vào Danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, GSTS Hoàng Quang Thuận lại không gửi tác phẩm tham dự kỷ lục Guinness ở mục người làm thơ nhanh nhất thế giới? Chẳng lẽ ông e ngại ở đó người ta không tin có người trong thời gian hơn 4 giờ đồng hồ lại viết được tới 121 bài thơ, tức là chỉ mất có 2 phút để viết 1 bài? Tôi nghĩ, không chỉ với một ông GSTS, mà bất kỳ người nào bỗng dưng khoái lập kỷ lục về thơ cũng sẽ hành xử như vậy. Logic tất yếu của kỷ lục là sử dụng thủ pháp "thần linh mách bảo"!
Riêng câu chuyện kỳ bí về con rắn "trên đầu có chiếc mào màu đỏ" vì được ông phóng sinh đã "ngỏng cao đầu gật 3 cái như chào trước khi bò vào rừng", rồi ngay sau đó trong 3 đêm ông viết được 143 bài thơ thì xin miễn bàn. Vì theo tôi, đây là câu chuyện nằm ngoài phạm vi hoạt động của các trí tuệ tỉnh táo.
Bắt chước ông, và cũng muốn chứng minh bài viết này là xác đáng và cần thiết, tôi mạn phép được bịa ra rằng, đêm qua trong giấc mơ, "tiền nhân" đã hiện lên và bảo tôi: "Này Nguyễn Hòa con ơi, con cần phải viết ngay một bài về "hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận". Chớ để hậu thế làm hỏng thơ ta"! Tôi nghĩ, phải là người tự tin lắm GSTS Hoàng Quang Thuận mới có thể tự gửi tác phẩm dự giải Nobel, rồi tự đề cử tác phẩm vào Danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới. Hẳn cũng là một tín đồ Narcissisme có hạng nên ông Hoàng Quang Thuận mới có đủ bản lĩnh để sản xuất một tập thơ nặng 54 kg được báo chí mệnh danh là "sản phẩm văn hóa có giá trị lịch sử" để đặt tại Bảo tàng Hà Nội đang trống huơ trống hoác!
Tuy nhiên, dù tác giả có kể những câu chuyện kỳ bí và cố gắng quảng bá thơ mình, dù bài viết của các ông Dương Kỳ Anh, Ngô Văn Phú, Trần Thế Tuyển,... sâu sắc đến đâu, dù không biết "tiền nhân" đã "mượn bút" GSTS Hoàng Quang Thuận để "viết thơ" là Hùng Vương, là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông hay là các cụ Vạn Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... thì rốt cuộc, văn bản thơ của Hoàng Quang Thuận vẫn là cơ sở cuối cùng để đánh giá.
Từ phương diện này mà nói, cần ghi nhận GSTS Hoàng Quang Thuận là người chăm chỉ làm thơ. Còn tài năng ư? Trác việt ư? Có lẽ đó không phải những phẩm chất dành cho người làm thơ này.
NGUYỄN HÒA
Nguồn: Vietnamnet
Lâu lắm mới lại được đọc Anh Nguyễn Hoà. Dạo này sức khoẻ kém rồi hay sao mà "quai búa" hơi yếu?
ReplyDeletengày xưa các vua quan đi kinh lý hoặc vãn cảnh thường có thơ.Nếu chỉ nói về trí tuệ họ là giới trí thức đích thực của thời đại họ sống.Bởi vì họ học hành chu đáo mà ngày xưa hay dùng thành ngữ : nấu sử sôi kinh.Nên khi họ viết thơ vào vách đá,hang động hoặc sách vở tuy từ trước đến nay ta chưa sưu tầm hết nhưng chắc còn sót lại tôi cho rằng không thể có các áng thơ kiệt tac đến "lạnh người" như số người phát ngôn.Nhân Nguyễn Hòa có nói đến "ngoài thơ" tôi xin lưu ý là các bác sĩ tâm thân họ có biết không ít người sau khi đem hết sức lực học hành,do khả năng đã hết hoặc quá sức nên họ bị bệnh tâm thần. Tôi nói theo khoa học, các vị ở Hà nội có điều kiện tìm hiểu xem có đúng không? đây là chuyên đề về TÂM THẦN HỌC mà một vài ngành ngoài ngành y tế được ngoại khóa để giải quyết công việc đấy./.
ReplyDeleteCàng đọc mới càng thấy ông tờ sờ Hoàng Quang Thuận này có tài " siêu bịa như thật " phát khiếp lên được, chả còn tí tẹo liêm nào. Hèn gì mà...người bị ông này cho ăn " quả ớt hiểm " nhưng cứ phải " nhắm mắt cay đắng ôm hận " ngậm bồ hòn làm ngọt " rõ khổ thân họ quá, tôi nghĩ đây chắc chắn là quả báo của ông HQT, rõ là NHÂN QUẢ rồi đấy ông Dại thi sĩ Hoàng Quang Thuận ạ.
ReplyDeleteXin cảm ơn nhà phê bình Văn học Nguyễn Hoà, đã có một phát " đại bác " to nổ bùm vào cái sự dối trá , háo danh như thế. Chúc ông tăng thêm nhiều sức khoẻ, chắc cây bút chiến đấu, cùng với những điều tốt đẹp an lành nhất, tôi cũng đồng chúc Bác chủ nhà như vậy ạ. Trân trọng.
Thưa anh Nguyễn Hòa! Tôi nhắc lại để bao che bớt cho ông Thuận về tài làm thơ nhanh là: ngày xưa Trạng Quỳnh cũng không kém là chỉ ba tiếng trông vẽ được MƯỜI CON GIUN cơ mà.Ước gì cụ trạng Quỳnh sống đậy thi với ông Thuận thì có đối thủ đấy.
ReplyDelete