.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, August 17, 2012

NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG: BỐC THƠM THƠ HOÀNG QUANG THUẬN LÀ SỈ NHỤC THƠ CA VÀ SỈ NHỤC QUỐC THỂ


Uii zaa, Đỗ Hoàng này rõ tếu, “táng” GS Thuận chưa đủ đô, lại còn tiện tay đấm “moóc” sang Nguyễn Quang Thiều. Thù zai ghê, tôn trọng tác giả, Văn chương + đưa lên bản gốc để rộng đường cho các đệ tử của Thiều biết mà song fi lại. Giờ này, Đỗ Hoàng đang xoa rốn vì khoái. Hê hê.
______________________
Vừa chưa xong việc các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống bôi son trát phấn đưa Vô lối Nguyễn Quang Thiều lên hàng thơ siêu hiện đại Việt Nam, ngọn cờ đầu cách tân thơ Việt, lại tiếp đến cũng các cơ quan truyền thông, cụ vụ viện chính thống trên, các nhân vật văn nghệ, chính trị, quân sự tên tuổi thổi phồng cái gọi là thơ thiền, thơ thần Hoàng Quang Thuận trên truyền thông đại chúng!
Tôi vô cùng cảm phục và kính trọng các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, luật sư như: Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoà, Triệu Lam Châu, Trần Trương, Nguyễn Minh Tâm... đã Kip thời lên tiếng vạch trần cái giả dối, đạo văn bẩn thỉu của Hoàng Quang Thuận, một kẻ hãnh tiến vô cùng háo danh, lợi dụng thánh thần lừa bịp mọi người để đạt mong muốn tên tuổi trong lĩnh vực văn chương trong nước và thế giới!
Tập "Thi vân Yên tử" và tập "Hoa Lư thi tập" của Hoàng Quang Thuận đã gửi đến toà soạn Tạp chí Nhà văn trước đó khá lâu. Tôi lướt qua hai tập sách, thấy nó cũng như muôn vàn tập sách của các tác giả gửi đến biếu Tạp chí Nhà văn. Sách in đẹp, số lượng lớn, chứng tỏ tác giả nhiều tiền. Nhìn tác giả béo tốt, mặt phương phi, cười mỉm đầy đủ, tôi chợt nhớ kiểu người mà phương Đông nhận định: "Diện bất sầu, tâm bất quảng" (Người vẻ mặt hơn hớn thì tấm lòng nhỏ nhen, ích kỷ, không rộng lượng). Mặt như mặt quan phụ mẫu nó rất xa lạ với thi ca!
Thế rồi Hoàng Quang Thuận được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam vượt qua hàng nghìn tác giả đợi chờ hai ba chục năm mà th ơ  thì gấp hàng trăm lần cái gọi là "thơ" Hoàng Quang Thuận.
Nếu cũng chỉ thế thôi thì chẳng có chuyện gì ồn ào trên công luận. Nhưng và rồi các cơ quan chính thống của nhà nước Việt Nam, các nhân vật văn nghệâmccs nhà văn, nhà thơ có vị trí xã hội, nhân vật chính trị tên tuổi gõ mõ, khua chiếng đưa Hoàng Quang Thuận lên hàng thi thần, thi thánh nên gây ra phản ứng mạnh mẽ của độc giả.
Nhiều nhà thơ, nhà phê bình đã lột chân tướng ăn căp văn của Hoàng Quang Thuận, chất lượng thơ Hoàng Quang Thuận, tôi cũng góp thêm một chút nhận định để làm rõ thêm cái phi thơ ca của ông ta!
Hoàng Quang Thuận chưa hiểu luật thi và chưa biết làm Đường thi hoặc bốn câu truyền thống. Diễn tả thì ngô ngô, ngọng ngọng không ra điên, không ra đần. Đến thăm Yên Tử, Hoa Lư gặp gì nói nấy như một kẻ thiểu năng trí tuệ. Chẳng khác gì câu ca trẻ mẫu giáo đọc: Chim chú chào mào, chào chú; chim gặp anh sơn ca, chào anh,; chim gặp chị sáo nâu, chào chị!
Nào "Đường vào Yên Tử, Yên Tử, Miếu nhỏ, Suối giải oan, Dốc đá chùa Đồng, Vẹt rừng Yên Tử, Huyền Trân Công Chúa, Lê Đại Hành ..."chỉ thiếu khách sạn, nhà nghỉ, loilet, nhà cầu nữa thôi!
Những bài viết chưa sạch nước cản:
" Miếu nhỏ thờ công chúa Nguyệt Nga
Linh thiêng phúc địa lập miếu bà
Trấn giữ cửa rừng Linh sơn tử
Bòng thơm đại trắng một đời hoa"
(Miếu nhỏ)
hay:
"Sau trận mưa rừng ánh nắng rơi
Tùng xanh chao lá đàn vẹt trời
Mẹ bế con bồng phơi nắng sớm
Mép đá điểm xanh áo vẹt phơi!
(Vẹt rừng Yên Tử)
Xét về Đường thi, Hoàng Quang Thuận viết bài nào cũng lỗi vần, lỗi luật:

Bài Chùa một mái

"Một mái chùa xưa giữa trần ai
Chênh vênh lưng núi nửa trong ngoài
Hoa bưởi trước chùa đơm trắng xoá
Bạch Vân triền núi một cành mai'

Theo luật Đường thi " nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh thì bài trên có:
Câu 1 lỗi vận chữ trần
Câu 3 lỗi vận chữ bưởi, chùa, trắng
Câu 3 lỗi vần chữ vân, núi, cành
Tất cả 7 lỗi!

Bài Gốc đa ôm gốc thị

"Xum xuê tán lá rợp vườn chùa
Cây đa cổ thụ tự ngàn xưa
Giữa lòng khóm rễ ôm gốc thị
Thị mọc gốc đa có hay chưa?"

Câu 2 lỗi vần chữ đa, ngàn
Câu3 lỗi vần chữ lòng, rễ
Câu 4 lỗi vần chữ mọc, đa
Tất cả 6 lỗi!
Nhiều kẻ có chức vị, chức sắc, vị trí văn nghệ, chính trị tâng bốc thơ Thuận là thơ thiền, được thần linh mách bảo (!) Thần linh là bậc siêu phàm, thân linh nào mách bảo cho ông Thuận viết ngô nghê, ngộc nghệc, thấp kém, đốn mạt, dốt nát. vô bổ như thế này:
"Động hàng kỳ ảo với trời cao
Thung lũng đan xen động hoa đào
Núi non hùng vỹ hồn mơ mộng
Nước vỗ chân thành sóng lao xao"
(Hang Động)
Quá nhiều lỗi, chữ nghĩa thì trùng lặp cũ rích.
Một bài ngô nghê, phàm tục, bệnh hoạn nhất trong hàng trăm bài viết của Hoàng Quang Thuận mà lại được Ngô Văn Phú bôi thơm bằng nước hoa của hoa hậu thế giới dùng để bốc lên đến tận chín tầng mây:
"Chân tháp lơ thơ vài khóm trúc
Gió đưa nghiêng ngả tựa người say
Một thời pháp phái Thiền trúc tự
Xanh rì bát ngát cỏ cùng cây"
(Dốc đá chùa Đồng)
Ngay cái dốc đá chùa Đồng có gì mà phải vịnh thơ! Dốc đá vừa thô lậu vừa kém thẩm mỹ, phản cảm.
Dốc đá nói lái theo kiểu miền Trung là "giá đốc' (mồng đốc) - mút ghe thì nó bẩn thỉu biết chừng nào!
Hoàng Quang Thuận viết "Thi vân Yên Tử " và " Hoa Lư thi tập" chưa nói là đạo văn, đã không có một tí gì là nghệ thuật, mà nội dung bài trên và nhàng trăm bài khác rất tầm bậy.
Dốc đá chùa Đồng không có chút gì gọi là thiền là tịnh tâm cả. Đó là cách nhìn của kẻ cơm no rượu say. Bậc chân tu không ai nhìn như thế.Trúc thể hiện cho quân tử. "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Sao trúc lại "Gió đưa nghiêng ngả tựa người say"? Kẻ viết đã kém, người phê bình lăng xê càng kém hơn.
Nên nhớ Trần Nhân Tông là một bậc vua anh minh, một thống soái lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông tài ba, một tổ sư Trúc Lâm thiền sư, một thì hào lớn của dân tộc:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Giang sơn vạn thuở điện kim âu"
(Đất nước hai phen chồn ngựa đá
Non sông muôn thưở vững âu vàng)
hay:
"Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên
Bán phi, bán tích tịch vô biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền"
(Thiên trường vãn vọng)
(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Theo bầy khèn mục trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)
Dịch - KD
Gần nghìn năm trước thần linh đã làm thơ thần diệu như thế, có đâu mách bảo để cho Hoàng Quang Thuận hôm nay són ra những thứ khắm cả đất rừng Yên Tử và Hoa Lư thiêng liêng!
Về nhân cách Hoàng Quang Thuận rất háo danh. Anh ta khoe tổng thống Mỹ B.Clin tơn, thổng thống Pháp Jaques Chi rac gửi thư cho tác giả tỏ lòng trân trọng và cám ơn khi được tặng sách; khoe bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen thơ mình(!)
Bên các nước văn minh, dân chủ người ta lịch sự phúc đáp từ tổng thống cho đến thường dân như thế là một việc bình thường có gì mà khoe. Ở Việt Nam với cái chức chưa đến ngũ phẩm của Hoàng Quang Thuận thì Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng chẳng cần viết thư hỏi thăm, chứ nói gì đến Chủ tịch nước.
Người viết là đáng trách, nhưng kẻ lăng xê, các cơ quan chính thống của Nhà nước bôi thơm Hoàng Quang Thuận lại vô cũng đáng trách và phải chịu tội với lịch sử. Chính họ đã sỉ nhục thơ ca dân tộc và sỷ nhục quốc thể!
Hà Nội, ngày 16 - 8 - 2012
Đỗ Hoàng
Nguồn: Blog Đỗ Hoàng

1 comment:

  1. Hai ông bạn văn chương chí thân một thuở của Đỗ Hoàng là Trần Quang Đạo và Vĩnh Nguyên đã vẽ chân dung khá chân thực về ông ta như sau:
    1. Là người lôi thôi, tuỳ tiện từ trong cách ăn mặc đến sinh hoạt.
    2. Là người man trá một cách có ý thức.
    3. Nát rượu và lèm nhèm về tiền bạc của công có hệ thống nhưng rất thích cao giọng bàn về thơ ca và đạo đức xã hội.
    Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa trước mặt Đỗ Hoàng thì khen thơ Đỗ Hoàng có tư tưởng và sẽ sống mãi. Nhưng ở một quán ăn, Trần Đăng Khoa bảo: đừng dính vào tay Đỗ Hoàng, tư cách vớ vẩn lắm!( Chi tiết này do nhà thơ Nguyên Thảo cho biết)

    ReplyDelete