Nhiều
chiêu trò
“Tôi xin giới hạn hiểu biết của tôi về văn hóa
đọc. Nếu hiểu văn hóa đọc bao gồm thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách và
phương thức đọc, thì văn hóa đọc của chúng ta thấp không chỉ so với yêu cầu
phát triển của đất nước, mà thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác.
Văn hóa đọc của ta đã cao bao giờ đâu mà có chuyện xuống thấp?”
GS Chu
Hảo
|
Ngày
hội sách và Văn hóa đọc 2011 gói gọn trong ngày, năm nay BTC nới thành hai ngày
cuối tuần, thêm nhiều hoạt động từ thi thố liên quan đến sách, xe thư viện lưu
động cho đến trình diễn, tọa đàm.
Chủ
đề Đọc sách cho ngày mai- phần thú vị nhất thuộc về trình diễn thơ và
văn xuôi, do Ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn đảm trách, có có hai diễn viên Nhà hát
Tuổi trẻ, nhờ bàn tay đạo diễn Lương Tử Đức.
Thơ
Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Thụy Anh, Vũ Anh Vũ, Lệ Bình Quan cùng văn xuôi
của Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Xuân Thủy và Phong Điệp được trình diễn trên sân khấu
sinh động, lúc qua diễn xuất của diễn viên, khi mộc mạc qua chính giọng đọc tác
giả.
Nguyễn
Xuân Thủy không có dịp chứng kiến trích đoạn Sát thủ online của mình lên
sân khấu.
Trưởng
Ban Nhà văn Trẻ Xuân Hà tạm bằng lòng: “Chúng tôi có ban tuyển chọn, thơ trẻ dễ
hơn chứ văn xuôi kén hơn”. Vũ Thiên Kiều đến từ Kiên Giang, vượt gần 2.000km
chỉ để đọc bài thơ Thầm thì quê.
Hình
ảnh cô gái Nam Bộ thướt tha áo tứ thân, vấn tóc đuôi đọc thơ lục bát tạo ấn
tượng, nhất là sau đó nghệ sĩ Tuyết Tuyết chuyển lời thơ thành khúc hát chầu
văn: “Ngọt lành ngọn gió hồn quê/Trăng nơi đáy giếng khẽ thề cùng ai/Kĩu cà…
gánh lúa oằn vai/Ửng hồng đôi má đường dài là chi...”.
Chỉ
tiếc, bảng thông tin dựng ngay lối cổng vào Văn Miếu ghi nhầm ngày, thiếu hoạt
động ngày 21, nên nhiều khán giả chỉ dừng chân ở sân khấu chính bên ngoài.
Thêm
nữa, sân khấu phụ không có mái che, nghệ sĩ biểu diễn giữa ban ngày đã bớt hiệu
ứng, lại thêm ít người chịu đội nắng ngồi xem, nên khán giả không được xôm.
Thiếu sót này được BTC khắc phục ngày hôm sau, công chúng đông hơn ở phần tọa
đàm.
Tại
Sân Thái học ngày bế mạc 22-4, cuộc giao lưu luật xoay quanh chuyện bản quyền
và bảo hộ quyền tác giả, bản quyền sách điện tử, dự thảo Luật thư viện… với sự
tham gia của TS. Nguyễn Minh Thuyết; GS.Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức; Cục phó
Cục Xuất bản Nguyễn Ngọc Bảo; Vũ Ngọc Hoan, Cục Phó Cục Bản quyền tác giả; bà
Lê Thị Bích Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương.
Dẫu
khô khan, nhưng gần trăm bạn trẻ nán lại đến cùng, bởi chắt lọc của hơn một giờ
trò truyện giới trẻ có những kiến thức nhất định trong nhận thức về bản quyền,
nâng cao văn hóa đọc.
Cuộc
thuyết trình của TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Thái Hà books diễn ra ngay sau
đó, hút hàng trăm độc giả, phần lớn là sinh viên.
Chủ
đề Sách-chìa khóa thành công được diễn giả khuấy đảo: Chiếc ghế trên sân
khấu chỉ làm mỗi nhiệm vụ để mấy cuốn sách. Anh đi lại liên hồi, chạy lên chạy
xuống sân khấu- lúc thì mang còi hô hào sinh viên vừa vỗ tay vừa cười, khi thì
rung chuông như thầy phong thủy- mỗi lần tỏ ra tâm đắc.
Cứ
như thế, Mạnh Hùng nói chuyện gần đến hơn 12h mới kết thúc, đầy tâm huyết khơi
gợi lòng yêu sách, làm giàu tri thức cho các bạn trẻ.
Văn
hóa đọc có đi xuống?
“Tôi
xin giới hạn hiểu biết của tôi về văn hóa đọc. Nếu hiểu văn hóa đọc bao gồm
thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách và phương thức đọc, thì văn hóa đọc của
chúng ta thấp không chỉ so với yêu cầu phát triển của đất nước, mà thấp hơn
nhiều so với các nước phát triển khác. Văn hóa đọc của ta đã cao bao giờ đâu mà
có chuyện xuống thấp?”, GS Chu Hảo phát biểu.
Giám
đốc NXB Tri thức lí giải, do người ta chưa cảm thấy đọc sách là nhu cầu. Học
sinh, sinh viên làm gì có thời gian đọc thêm, họ vốn đủ mệt với sách phục vụ
thi cử.
Thời
vua Minh Trị ở Nhật thế kỷ trước cho dịch những cuốn sách hay nhất thế giới,
bán được hàng chục nghìn bản trong dân số hơn 30 triệu người.
Trong
khi đó, cùng cuốn sách này dịch ở Việt Nam, dân số gần 90 triệu nhưng chỉ in 1
hoặc 2 ngàn cuốn. Nhà trường cũng chưa làm tròn trách nhiệm hướng dẫn cách
chọn, phương pháp đọc cho trẻ.
TS
Nguyễn Thụy Anh lạc quan hơn: “Tôi không nghĩ văn hóa đọc đi xuống. Trong thời
đại nghe nhìn như bây giờ, văn hóa đọc đã khác đi rồi, không chỉ là những cuốn
sách như ngày xưa nữa.
Sau
thời gian đồng hành cùng CLB Đọc sách cùng con, tôi nhận thấy các bậc cha mẹ
rất quan tâm đến vấn đề này. Để trẻ con thích sách lâu dài và để sách đi vào
đời sống một cách tự nhiên, phải hội đủ ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã
hội”.
Thụy
Anh- vừa được giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội cho tập thơ dịch Olga Berggoltz,
cho rằng, những ngày lễ tôn vinh văn hóa đọc như thế này chính là yếu tố xã
hội, chứng tỏ xã hội luôn quan tâm đến văn hóa đọc. Nhà trường nên thay đổi
cách dạy văn, theo hướng khơi gợi tình yêu sách ở trẻ.
Ngày
hội đọc sách ít nhiều mang lại hiệu ứng tích cực cho công chúng, đặc biệt là
giới trẻ.
Việc
giao lưu với các nhà quản lý, chuyên gia phần nào giải đáp thắc mắc của giới
trẻ về sách, văn hóa đọc: Đọc sách nhiều có sợ mất đi tính độc lập trong tư
duy? Thế nào là biết cách đọc sách? TS Nguyễn Mạnh Hùng, được xem là một trong
số chuyên gia hàng đầu về kỹ năng đọc sách chia sẻ: Người biết đọc là người
biết phân loại sách, chọn sách nào cần đọc trước.
80%
nội dung sách đọc bị lãng quên ngay trong 1 tháng, nên sau khi đọc 1 cuốn sách
nên viết tóm tắt ý cơ bản. Người thông minh phải biết chắt lọc, không tin và
làm theo sách một cách máy móc.
Sách
điện tử chưa hút khách
Gian
hàng sách điện tử Alezaa tại Ngày hội sách 2012 có thể xem là nét mới.
Hệ
thống phân phối sách điện tử bản quyền đầu tiên ở Việt Nam đưa thông tin hấp
dẫn: giá tiết kiệm 70% so với sách giấy, có thể đọc trên 5 thiết bị cùng lúc,
không giới hạn lần tải và hơn 3.000 tựa sách, thậm chí dịp này có cơ hội mua
thẻ giảm giá 50%.
Tuy
vậy, độc giả vẫn bị cuốn hút vào các quầy sách truyền thống, với mức giảm giá
30 đến 50%.
|
TOAN TOAN
(Nguồn:
Tiền phong)
No comments:
Post a Comment