Mắc nợ phù sa
Người
già quanh tôi luôn hoài niệm
về những cánh đồng
Dẫu hạt
lúa trả công họ bằng đời người nước mắt
Lũ quét
qua đêm sáng ngày tay trắng
Buổi
gió sương ghìm nén niềm vui.
Cha tôi
Trùi
trũi ngực trần
Manh áo
mỏng bốn mùa không kết nút
Từng
giọt thời gian…
Bao
giọt thời gian rắc mùa lên tóc?
Luống
cày đi lấp bóng bàn chân
Những
mặc cảm chữ nghĩa neo vào giấc mơ con trẻ.
Tôi cúi
xuống
Nơi gót
chân tím bầm rịn rơi dáng mẹ
Râm ran
nhịp trầm trứng nước Âu Cơ
Tôi bắt
gặp
Những
người đàn bà quẩn quanh
Nhìn
ngóng sao trời đếm đong lụt hạn
Thuyền
duyên neo không kịp chọn bến đời.
Đã bao
lần
Tôi quỳ
trước bãi mộ hoang phủ dày đặc cỏ
Trước
những tiền nhân khai sáng đất đai gieo trồng giống má
Trước
những phận người chưa lần hưởng trái sinh thành
Đã lấp
vùi thân thể mình vào cát.
Cánh cò
chở ước mơ chưa rạng
Bão đời
làm chống chếnh câu thơ
Đêm đỏ
mắt phù sa nhói mình mắc nợ…
Nguyễn
Đức Phú Thọ
(Rút trong tập Nỗi buồn đập cánh, NXB
Văn hóa- Văn nghệ, 2011)
|
|
Lời
bình của Nguyễn Văn Hòa:
Mắc nợ phù sa là một trong số những bài thơ hay của nhà thơ trẻ Nguyễn Đức Phú Thọ. Ngay tên nhan đề bài thơ đã gây được ấn tượng cho người đọc, vì nó có một sức ám gợi lớn, tạo nên những liên tưởng thú vị, có ý nghĩa biểu tượng và giàu giá trị nhân văn. Ở đời, con người ta có thể mắc nợ nhiều thứ: mắc nợ tiền bạc, mắc nợ gạo thóc, mắc nợ áo cơm… Ở đây Nguyễn Đức Phú Thọ lại mắc nợ với một vùng đất, mắc nợ với tổ tiên, với ông cha. Nhà thơ gọi đó là “mắc nợ phù sa!”
Bằng một giọng thơ trong trẻo, giàu
cảm xúc, giàu chất suy tư, cách kết hợp từ ngữ bất ngờ, độc đáo tạo cho thơ Thọ
một dấu ấn riêng. Vì thế nhà thơ Hoàng Tuấn Anh đã rất có lý khi cho rằng: “Phú Thọ luôn cần mẫn gieo - hạt - giống - lạ trên cánh
đồng chữ thi ca để chạm tới mạch nguồn đích thực của thơ trẻ đương đại”.
Mở đầu bài thơ: Người già quanh tôi luôn hoài niệm về những
cánh đồng/ Dẫu hạt lúa trả công họ bằng đời người nước mắt. Những gian
truân, vất vả, bão giông của thiên nhiên, của cuộc đời hình như đã đè nặng lên
bao kiếp người nông dân tảo tần, xuôi ngược. Để rồi họ phải thầm lặng sống, họ
thầm lặng chống chọi và vượt qua. Những người nông dân chân lấm tay bùn làm ra
hạt lúa phải đánh đổi bằng cả mồ hôi và nước mắt, thậm chí có khi cả tính mạng
con người.
Những thành quả, những gì họ làm được có thể sẽ trắng tay sau một cơn lũ
quét. Lũ quét qua đêm sáng ngày tay trắng.
Trước thảm cảnh như vậy chỉ còn cách ghìm nén niềm vui.
Hình ảnh người cha lam lũ, khổ nhọc
với: Trùi trũi ngực trần/ Manh áo mỏng
bốn mùa không kết nút. Bao gian khổ cuộc đời đè nặng lên đôi vai của người
cha, bao gánh nặng áo cơm, bao lo toan, vất vả chất chồng còn đó. Từng giọt
thời gian đã làm cho mái tóc cha bạc màu theo năm tháng.
Đối với nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ,
thời gian có thể chạy theo mùa, theo từng cơn gió bấc, trong sự chuyển động
tuần hoàn theo quy luật tự nhiên. Và với anh, thời gian còn có thể được nhìn
thấy, được hiện hữu bằng màu tóc của cha. Thời gian được cảm nhận như có hình
hài, chiều kích “giọt thời gian” (Từng giọt thời gian…/ bao giọt thời gian rắc
mùa lên tóc). Hình ảnh “giọt thời
gian” là một sáng tạo độc đáo của người viết.
Việc đồng áng, cày bừa, gặt hái nó
trở thành công việc thường nhật bao đời của những người nông dân cùng với nó đó
là những vui buồn lẫn lộn, những nỗi cơ cực bần hàn. Chính họ cũng ý thức được
rằng họ phải dầm mưa dãi nắng phải vật lộn với đời, họ cam chịu nhọc nhằn vì ít
chữ nghĩa. Vì thế Những mặc cảm chữ nghĩa
neo vào giấc mơ con trẻ cũng có cái lý của họ. Ý thức sâu sắc điều này họ
hy vọng và gửi gắm niềm tin, kiến thức vào nơi những đứa con trẻ của mình.
Bằng những trải nghiệm và sự nhạy
cảm của một tâm hồn, nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ đã thấu rõ điều đó.
Sự hiện diện của mỗi số phận buộc
phải đi qua một khoảng thời gian nào đó. Thời gian nó như là sự ám ảnh. Thời gian- kiếp người- những thăng trầm dâu
bể. Bi kịch phận người không chỉ mâu thuẫn giữa cái hữu hạn và vô hạn mà
còn là bi kịch của sự phi lý. Tất cả để lại trong anh một nỗi nhớ, niềm đau
quặn thắt và anh cảm thấy mình mắc nợ nhiều với nơi đất đỏ phù sa.
Tôi bắt gặp
Những người đàn bà quẩn quanh
Nhìn ngóng sao trời đếm đong lụt
hạn
Thuyền duyên neo không kịp chọn bến
đời.
“Quẩn
quanh”, “nhìn ngóng”, “đếm đong”: chỉ những phận người bé mọn,
lam lũ, quẩn quanh, sống trong cảnh chịu đựng, là những giọt nước mắt, là nỗi
ưu tư nhân thế, là tâm trạng đau đớn của thân phận nhỏ bé trước kiếp người và
cõi đời mênh mông, lắm đắng cay, dang dở, hụt hẫng và thậm chí là bế tắc. Vì:
Thuyền duyên neo không kịp chọn bến
đời.
Sự quẩn
quanh, bế tắc đã đi đến tận cùng: không
kịp chọn bến đời chứ không phải là chưa kịp chọn, sắp kịp chọn, sẽ kịp
chọn… Nếu chưa, sắp, sẽ thì còn có thể và có cơ hội, có hy vọng để
tìm đến bến bờ hạnh phúc. Cái hay của nhà thơ trong trường hợp này là sử dụng
từ ngữ có chọn lọc, độc đáo và hợp lôgic.
Có nhiều bài thơ Phú Thọ viết về quê
hương, đất nước với hình ảnh những người bà, người mẹ, người em… vừa gần gũi
vừa thân thuộc, mang nặng một nỗi niềm.
Vàng
bông bí cầu tre ngược dốc
Áo
bà ba nón lá em về
Phù
sa vỗ chướng mùa trở ngọn
Gánh
sông gầy loang chảy điệu dân ca …
(Giai điệu đồng bằng)
Cái gốc yêu thương của anh là yêu
từng con người cụ thể, những con người nhỏ bé với những nỗi nhọc nhằn cơ cực và
có số phận mong manh. Trên cơ sở đó mới yêu thương mọi người, ghi nhớ, biết ơn,
thành kính, trân trọng những bậc tiền nhân khai sáng, những phận người chưa
hưởng trái sinh thành đã lấp mình vào cát, đã đi xa mãi về thế giới bên kia.
Trên mảnh đất đỏ nặng phù sa, mảnh
đất nghĩa tình- gắn với bao ký ức, niềm thương; mọi biến cố của cuộc đời dâu
bể, của những cơn bão lũ, những trận mưa dông và cả những vị mặn mòi của vùng
đất đỏ phù sa nó đã ăn sâu vào máu thịt, vào từng hơi thở của anh.
Để rồi nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ
phải xót xa, đau đớn, khi nghĩ về cuộc đời, về số phận, về thế thái nhân tình,
về những con người ở vùng đất mà anh đã gắn bó, với những bậc tiền nhân khai
sáng, với tổ tiên, với những điều còn đang dang dở.
Đã bao lần
Tôi quỳ trước bãi mộ hoang phủ dày
đặc cỏ
Trước những tiền nhân khai sáng đất
đai gieo trồng giống má
Trước những phận người chưa lần
hưởng trái sinh thành
Đã lấp vùi thân thể mình vào
cát.
Cảm thức thời gian cứ trôi chảy cùng
cảm thức về đời người, những hoài niệm về quá khứ và cả những gì đang diễn ra,
nó đã trở thành nỗi khắc khoải, lo âu và cả sự đau đớn, nghẹn ngào. Tôi cúi xuống …/ Tôi bắt gặp …/ Tôi quỳ
… đó một hành động, một thái độ, một nghĩa cử đáng quý và đáng trân trọng biết
bao!
Tận trong sâu thẳm trái tim mình anh
đã phải đau đáu thốt lên:
Cánh cò chở ước mơ chưa rạng
Bão đời làm chống chếnh câu
thơ
Đêm đỏ mắt phù sa nhót mình mắc nợ…
Bằng cách nói ẩn dụ anh dẫn dắt
người đọc đi từ sự cảm thông, đau xót đến sự suy ngẫm.
Mắc nợ phù sa là tình cảm của một người con quê nhà, là sự trăn
trở, lòng biết ơn sâu sắc đến một vùng đất, đến tổ tiên, đến những người khai
sáng, đến ông bà-cha mẹ… Đồng thời đó là tiếng kêu thương thảng thốt, sự cảm
thông đến những kiếp người, phận người bé mọn, lắm vất vả, đắng cay và tủi cực.
Bằng tâm hồn nhạy cảm của một nghệ sĩ và sự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của
một người công dân, những niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, nỗi lo lắng được
Nguyễn Đức Phú Thọ kết đọng lại thành thơ. Tất cả những điều đó đi vào thơ anh
như một sự tự giãi bày, tự mở rộng lòng mình ra. Để rồi trong sâu thẳm trái tim
nhà thơ anh cảm thấy mình còn “mắc nợ”./.
Nguồn: VHQN
No comments:
Post a Comment