Thập kỷ 90 thế kỷ trước, Liên Xô sụp đổ, khối Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, không khí dân chủ bên trời Tây len lỏi sang được thành trì cổ hủ, độc tài toàn trị, cha truyền con nối của phong kiến phương Đông, trong đó có Việt Nam. Không khí dân chủ cũng len được vào văn chương vốn bị các ông vua rất kỵ huý.
Nhiều tác phẩm như “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Bến không chồng” của Dương Hướng, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được Hội Nhà văn Việt Nam chính thống tặng giải.. Một cái giải bây giờ không bao giờ có nữa!
Trong không khí đó, tôi cũng ra được quyển tiểu thuyết “Phí một thời trai”, “Cuộc chiến vừa tàn”, tập thơ “Tâm sự người lính”. “Phí một thời trai” phản ảnh nỗi thống khổ của dân tộc ta nhược tiểu bị chèn ép của ngoại bang, bị nội bộ giày xéo, bị hiếp dâm đủ thứ, không chỉ đàn bà con gái bị hiếp dâm mà đàn ông, nhất là thế hệ trẻ bị hiếp dâm cả thể xác lẫn linh hồn một cách tệ tàn, oan uổng và thương đau!
Và nổi lên trong thập kỷ này
là tiểu thuyết “Hậu Chí Phèo” của nhà văn Phạm Thành. Tiểu thuyết hấp dẫn không
phải ở câu văn, chữ nghĩa mà hấp dẫn ở sự mới mẻ về tư tưởng, về tinh thần của
một văn sỹ dũng cảm dám nói, dám viết mà những cây bút xưng tụng không bao giờ
dám làm. Tiểu thuyết rung chuông cho người đọc ngỡ ngàng, tỉnh ngộ!
Tiểu thuyết
“Hậu Chí Phèo” đã phơi bày bộ mặt ngu sy, đần độn, trái tim chó (chữ của Bun ga
nốp – nhà văn Nga) của một lớp vô sản lưu manh lên cầm cân nảy mực làm cho xã
hội điêu linh. Những anh “Chí” hiện đại táng tận lương tâm còn gấp trăm lần anh
“Chí” cùng đinh xưa. Vì anh Chí hôm nay có chức, có quyền sinh, quyền sát, ăn
ttrên ngồi trốc!
Lúc đó tôi không biết nhà
văn Phạm Thành ở đâu, nghe loáng thoáng ở bên đài Truyền hình Việt Nam,
làm báo. Tôi thầm khâm phục. Làm báo “quan” mà dám viết như thế cũng xứng mặt
anh hùng!
Đầu năm 2000, bước qua thiên
niên kỷ mới, tôi say rượu cãi nhau về thơ ca với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Tôi
chê thơ anh là thơ tuyên truyền một chiều về người lính. Phạm Tiến Duật căm tôi
lắm năm lần bảy lượt muốn đuổi tôi ra khỏi Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.
Rồi thời cơ đến, kết hợp với cán bộ A25 (An ninh bảo vệ văn hoá của Bộ Công
an), anh Duật chỉ thẳng mặt tôi: “Ông không được làm những tờ Tạp chí sang
trọng như thế này. Bạn đọc biết không? Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam lúc
đó đói nhất nước.
“Hôm nay 23 tháng chín (1997)
Thi sỹ Tế Hanh đến lĩnh tiền
Nhuận bút in bài từ dạo tết
Nợ đìa tác giả cứ triền miên
Đã chính tháng rồi, hào không
có
Ba lần thi sỹ phải về không
Nhỡ người dắt giùm ra ngoài
phố
Ới gã xích lô chịu mấy đồng.
Nhiều báo đã trở thành tỷ phú
Diễn đàn Văn nghệ chẳng còn
lương
Hàng ngày thấy rất nhiều nhân
sỹ
Như bác Tế Hanh khổ đủ đường.
Thưa bác người tài thì chả
thiếu
Trời cao trên ấy chẳng ưng cho
Nên phải nhắm mắt vì gặp cảnh
Không tiền nhuận bút trả nhà
thơ!
Hà Nội tháng 7 năm 1997
Đỗ Hoàng
Tôi xách túi xách bỏ đi không thèm xin anh Duật một cái giấy tờ nào.
Nghe nhà văn Hoàng Minh
Tường làm Phó tổng biên tập phụ trách Tuần báo Du lịch, tôi đến xin và anh nhận
ngay nhưng với điều kiện là vào miền Trung thường trú. Tôi chấp thuận.
Về đây gặp một người tầm
thước, đẹp trai, hay cười, vui vẻ, bia bọt với nhau. Đó là nhà văn Phạm Thành
được Hoàng Minh Tường mới về làm Trưởng phòng tổng hợp. Sau khi từ Huế ra lại
làm ở phòng thư ký tôi mới biết Phạm Thành là tác giả Hậu Chí Phèo. Tôi nói vui
với nhà văn: “Đúng là núi Thái Sơn trước mặt mà thảo dân không biết”.
Từ đó anh em chơi thân với
nhau!
Hà Nội, lập xuân Nhâm
Thìn (ngày 12 tháng 2 năm 2012)
Đỗ Hoàng
No comments:
Post a Comment