Nghĩ mãi, rồi cũng có cách: Tiếp cận vấn đề dưới góc độ… Văn học nghệ thuật. Thời buổi này, nói chuyện văn thơ ngày chiến tranh – bao cấp với kiểu “ôn nghèo kể khổ”, hồi ức ồi iếc hoàn cảnh sáng tác thì quá là vô hại, chả Tuyên giáo – Quản lý Báo chí – A25 nào nó quan tâm đâu.
Hôm sau, mình đề xuất loạt bài và
được Ban Biên tập OK khiến mình tất tưởi về chỉ đạo Phóng viên, CTV làm ngay
cho có chất lượng và kịp đăng trước ngày 17/2/2009.
Mà rất lạ nhé, anh chị em khi biết ý
tưởng – cách triển khai chủ đề của mình, ai cũng háo hức, triển khai đi địa
phương – cơ sở làm ngay, với mỗi tâm nguyện “Mình mà không nói, chả ai nhớ và
biết ngày 17/2/1979!”.
Riêng mình, thậm chí còn ngồi xe đò, lên tận Yên Bái gặp tác
giả bài thơ “Gửi em ở cuối Sông Hồng” để phỏng vấn, tìm hiểu và viết bài…
Loạt bài hoàn tất, mình thực hiện Biên tập 1, chỉnh sửa ngon
lành từ cấp Ban theo quy trình và chuyển lên Ban Biên tập ký duyệt đăng, trong
lòng vẫn hơi lăn tăn về kết quả duyệt đăng, nhưng vẫn tự an ủi: “Đã được đồng ý
thực hiện rồi. Vả lại Ban Biên tập ít nhất cũng có người qua bộ đội, đánh nhau
ở biên giới phía Bắc rồi nên không hèn như chỗ khác đâu!”.
Loạt bài gửi đi, mấy ngày liền hỏi kết quả, đều nhận được
câu trả lời: “Đang xem! Đang xem!”. Cả tuần trôi qua, mấy anh chị em viết bài
đều sôi sùng sục.
Sáng hôm đó, họp giao ban số báo giữa Ban Biên tập và lãnh
đạo các Ban Nội dung. Mình hỏi thẳng: “Loạt bài viết có đăng không? Nguyên nhân
tại sao?”.
Nghe câu hỏi của mình, ông Thư ký Tòa soạn Nguyễn Quốc Khánh
(nay đã lên chức và đang giữ ghế Phó Tổng Biên tập) ấp úng như ngậm hột thị:
“Bài hay lắm! Hay lắm! Ý nghĩa lắm! Ý nghĩa lắm!” và mắt đảo như bi, cười lòe
xòe với mọi người: “Nhưng để lúc khác đăng vậy nhé!. Bây giờ nhạy cảm lắm!”.
Còn đồng chí Tổng Biên tập Đinh Đức Lập thì lúc ấy, hình như đang bận cắm cúi
ghi chép gì đấy, vào sổ tay…
Những ngày tháng 2 này, mình hay nhớ lại kỷ niệm về loạt bài
không bao giờ được đăng tải trên báo và ý thức dân tộc cũng như trách nhiệm
công dân – nhà báo của người đứng đầu cơ quan báo chí truyền thông.
Thế nhưng, rành mạch và rõ ràng hơn cả, mình nhớ tới lời thơ uất nghẹn của người lính trên tuyến đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc, trong những ngày đầu nổ súng và về người viết những lời thơ ấy, bài thơ ấy đã góp phần làm nên lịch sử trong lòng những người Việt chân chính…
Thế nhưng, rành mạch và rõ ràng hơn cả, mình nhớ tới lời thơ uất nghẹn của người lính trên tuyến đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc, trong những ngày đầu nổ súng và về người viết những lời thơ ấy, bài thơ ấy đã góp phần làm nên lịch sử trong lòng những người Việt chân chính…
DƯƠNG SOÁI VÀ “GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG”
Trong tuyển tập “Văn học dân tộc và miền núi” do Nhà Xuất
bản Giáo dục ấn hành năm 1998, bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” được giới
thiệu cùng 87 bài thơ của các tác giả khác. Tuy nhiên, những dòng giới thiệu về
tác giả rất ngắn ngủi: “Dương Soái, dân tộc Kinh; tên khai sinh: Dương Văn
Soái; sinh năm 1950; quê quán: tỉnh Hà Nam”…
Tôi lên biên giới phía Bắc tìm hiểu mới biết, tác giả của
“Gửi em ở cuối sông Hồng” hiện đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.
Xin số điện thoại và gọi xin gặp, ông bỏ cuộc liên hoan,
ngồi đợi tôi và rưng rưng kể lại những cảm xúc đã viết thành bài thơ, được Nhạc
sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài hát cùng tên, vẫn nguyên giá trị đến hôm nay.
Vần thơ từ trong lửa
Năm 1979, ông mới tròn 29 tuổi đời và đang công tác tại Đài
Phát thanh – truyền hình Hoàng Liên Sơn (khi đó chưa tách 2 tỉnh Lào Cai và Yên
Bái), sau khi đã phục vụ thời gian dài trong ngành địa chất và làm thơ, cộng
tác với nhiều đầu báo, được khá nhiều giải thưởng về thơ ở cả tỉnh và Trung
ương.
Hồi tưởng lại thời điểm tháng 2-1979, ông kể: Hồi đó đúng
dịp sau Tết, ông mới đi công tác cả tháng trời tại các xã của mấy huyện vùng cao
Văn Chấn. Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ…
Mới về đến cơ quan vài ngày và viết xong bài phản ánh về
công tác chuẩn bị vào vụ lúa Đông xuân, thì sáng 17/2/1979, ông nhận được tin
quân Trung Quốc tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới và ác liệt nhất là khu vực
Lào Cai.
Cấp trên yêu cầu: “Phải có ngay bài phản ánh về tình hình”
khiến lãnh đạo Đài cuống quýt tìm và rút cục phải gọi “cậu phóng viên trẻ,
khoẻ, đi miền núi xa xôi – gian khổ nhiều hơn đi đường nhựa” lên động viên,
giao nhiệm vụ “lên ngay biên giới”.
Nhận lệnh, ông xách balô, đi nhờ xe bộ đội ngược lên Lào
Cai. Buổi chiều 17/2 lên đường, tờ mờ sáng ngày 18/2/1979, ông đã có mặt tại
huyện lỵ Cam Đường, Lào Cai (bấy giờ là Hoàng Liên Sơn).
Vừa chân ướt chân ráo, ông đã “dính đủ” trận pháo của đối
phương và chứng kiến cảnh 1 chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ Trạm thu phát sóng của Đài
Phát thanh bị thương nặng, máu loang đỏ cả nền đất, mấy giẻ xương sườn gãy vụn.
Hết trận pháo, ông đi bộ lên phía súng nổ và ngược dòng
người sơ tán lên cây số 4. Ông cùng một số anh em bộ đội tìm ra tuyến trên và
chứng kiến cảnh người dân gồng gánh tài sản, ngơ ngác – gào khóc tìm người thân
con cái, trên mặt ai cũng biểu lộ sự ngỡ ngàng, không hiểu nổi những gì vừa mới
và đang xảy ra ở mảnh đất họ đã “chôn nhau, cắt rốn”..
Đi đến khu vực Cty Dược thị xã Lào Cai, cách biên giới chừng
2 km, bộ đội ta ngăn lại, không cho ông đi tiếp dù có trình bày là phóng viên.
Không thể quay lui, ông tìm đến Sở Chỉ huy Tiền phương (SCH) của mặt trận Hoàng
Liên Sơn, lúc đó đang đóng tạm tại khu vực Cam Đường, thị xã Lào Cai để… xin
vào vùng chiến sự.
Dẫu là “người nhà” nhưng ông vẫn không được phép vào khu vực
chiến sự, chỉ được ở lại SCH lấy thông tin, viết bài. Cũng tại đây, ông đều đặn
chuyển các tin bài về cho Đài tỉnh kịp thời phát sóng.
Loanh quanh ở SCH, cứ thấy bộ đội, dân quân từ mặt trận về
tập trung, ông lại sán đến hỏi han, chi chép làm tư liệu viết bài.
“Kỷ niệm tôi không thể nào quên là gặp những chiến sĩ C117,
Công an Vũ trang bảo vệ mục tiêu Thị uỷ rút về SCH thay quân!” – Nhà thơ Dương
Soái nghẹn ngào: “Người ở tuyến dưới lên cứ tưởng đồng đội mình hy sinh hết.
Khi gặp nhau cứ ôm nhau khóc, mặc cho máu từ các vết thương chảy ròng ròng!”.
Các chiến sĩ Công an Vũ trang nói với ông: “Anh là Nhà báo,
nói hộ với người thân của là chúng em vẫn sống và đang bảo vệ đất của mình!”.
Những ngày ở SCH, nhà thơ Dương Soái đã chứng kiến cảnh các
đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ
lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di
chuyển.
Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ
nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người
nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại “bắt” ông ngồi đợi để xin mảnh
giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh
giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ “Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn
chiến đấu!”; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông… viết báo tin.
Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi
hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng, mậu dịch bán lúc bấy giờ.
Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân
ga Phố Lu, ông mang thư của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ
thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung…
Khi đã “phân loại” hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu
hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ,
Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam…) và đa số thư đều gửi cho vợ, người yêu ở
những địa phương nằm dọc sông Hồng.
Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự đầu thắng
2/1979, cảm nhận cái giá rét – gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ màu nước sông
Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước… ông quặn lòng nhớ
tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu
người vợ – người mẹ – người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng,
con, người yêu nơi biên g…
Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài
thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” chỉ trong đúng 2 tiếng đồng hồ. “Vừa viết, nước
mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!” – Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi
nở hồng rực ngoài cửa sổ.
Giữa đường hành quâ
Nhà thơ Dương Soái kể: Về thị xã Yên Bái, ông dành nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì “hoàn thiện” những lá thư chưa đủ “quy chuẩn”. Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải gom thêm bao tải..
Nhà thơ Dương Soái kể: Về thị xã Yên Bái, ông dành nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì “hoàn thiện” những lá thư chưa đủ “quy chuẩn”. Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải gom thêm bao tải..
Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của Dương Soái mãi thời
gian sau mới được đăng tải bởi ông lại tất tả ngược lên biên giới phía Bắc làm
nhiệm vụ của phóng viên chiến trường.
Ngay sau khi được gửi đi, bài thơ đã được in ở rất nhiều
báo, tạp chí và các tuyển tập thơ văn khác và trở thành bài thơ… truyền thống
với bộ đội ta lúc đó.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, bài thơ mới trở nên nổi tiếng
sau khi được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc với cái tên “Gửi em ở cuối sông Hồng”.
Dương Soái cũng chỉ biết “đứa con tinh thần” của mình… thành danh khi nghe lời
nhắn của 1 người bạn: “Bài thơ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói
Việt Nam vừa phát! Hay lắm!”.
Vài năm sau, Dương Soái mới gặp Nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà
Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái nhân dịp Nhạc sĩ lên công tác.
Nhà thơ rất xúc động khi được biết: Vừa lên đến Yên Bái,
Nhạc sĩ Thuận Yến đã hỏi ngay địa chỉ của Dương Soái để tìm gặp cảm ơn và nói
lời tri kỉ…
Mặc dù, Nhạc sĩ Thuận Yến đã không giữ nguyên một số câu chữ
trong bài thơ của Dương Soái, nhưng vẫn giữ nguyên được hồn của bài thơ và thổi
bùng vào trong đó sức sống mãnh liệt. Chẳng thế mà bài thơ – bài hát đó vẫn
sống cho đến bây giờ.
Trong lời bình bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, tác giả
Ngô Vĩnh Bình đã viết: “Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại
rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở
đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đang chiến đấu
bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu
hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn… Bài thơ đến với
đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu
nhạc điệu và giàu chất dân ca“.
——————————————
——————————————
GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG
(Dương Soái)
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh
Lào Cai, 1979
Nguồn: Mai Thanh Hải, Nguyễn Trọng Tạo
Xem thêm: - http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/02/19/g%E1%BB%ADi-em-%E1%BB%9F-cu%E1%BB%91i-song-h%E1%BB%93ng-va-bai-vi%E1%BA%BFt-khong-d%C6%B0%E1%BB%A3c-dang/
No comments:
Post a Comment