Nhà thơ là kẻ ở giữa: hắn di chuyển tự nhiên giữa các thế giới bằng những bước chân thuần thục của ngôn từ, hắn tan loãng trong bóng tối, đi vào đáy hồ thẳm sâu, những miền phiêu dạt. Tập Xa thân là cuộc tìm nơi trú ngụ của những linh hồn, những cái mất trở lại, những hồn say trong đêm: bóng những bông hoa bị ngắt run run về đậu trên cuống, hồn hoa lảo đảo trên đường, những giọng nói mềm mại như bóng râm, bóng áo nâu trên bức tường hoa sứ… Con người chỉ còn là những cái bóng, nhẹ bước trong sương mù, không rõ mặt, hiện diện bằng giọng nói không âm thanh, mà chỉ được cảm nhận bằng độ mềm mại, một cảm giác da thịt.
Con người “xa thân”, bằng nhiều cách, ngủ, mơ, say, điên,
bay, đứng, ngồi, nhớ lại để bay vào một miền không gian khác, một phiên bản
không gian khác, vừa bay vừa cảm nhận sự phân rã của chính mình, bước di chuyển
lảo đảo của tâm hồn mình, sự luênh loang trôi nổi của xúc cảm, và để có thể
nghe tiếng nói khác. Sự nhòe đi của những đường biên giữa lý trí và xúc cảm,
tỉnh và điên, cái nắm bắt được và những ảo giác, thực và mộng, sống và chết dễ
cuốn ta tan lẫn theo, nhưng đồng thời, lại không hết bất an, bởi những giấc mơ
máu hiện, bởi chiếc gương “trào ra những bóng hình ứ đọng”, bởi tiếng kêu bất
thần giữa cơn giông, hay chỉ bởi tiếng người phát con, nựng con…
Các thế giới trong giấc mơ luôn khác biệt giữa các nhà thơ, vì nó biểu hiện những kinh nghiệm sống thơ khác biệt: quả vậy, không có giấc ngủ nào giống nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Quang Thiều đã gọi dậy những giấc mơ chìm dưới đáy sông của một ngôi làng bên sông Đáy, nhiều khi là những giấc mơ lớn, mang tham vọng phục sinh và hoàn nguyên một đời sống tự nhiên cao cả, đẹp và tràn sinh lực nguyên thủy; Nguyễn Bình Phương chỉ lưu giữ, phần nhiều cho cái cá nhân riêng tư, bất ổn của mình, một “khách của trần gian” những trạng thái mơ đôi khi vu vơ, lãng đãng, hoặc những ẩn ức bất thần trào ra như một dòng máu đổ trong kí ức.
Các thế giới trong giấc mơ luôn khác biệt giữa các nhà thơ, vì nó biểu hiện những kinh nghiệm sống thơ khác biệt: quả vậy, không có giấc ngủ nào giống nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Quang Thiều đã gọi dậy những giấc mơ chìm dưới đáy sông của một ngôi làng bên sông Đáy, nhiều khi là những giấc mơ lớn, mang tham vọng phục sinh và hoàn nguyên một đời sống tự nhiên cao cả, đẹp và tràn sinh lực nguyên thủy; Nguyễn Bình Phương chỉ lưu giữ, phần nhiều cho cái cá nhân riêng tư, bất ổn của mình, một “khách của trần gian” những trạng thái mơ đôi khi vu vơ, lãng đãng, hoặc những ẩn ức bất thần trào ra như một dòng máu đổ trong kí ức.
Nguyễn Bình Phương dựng lên một thế giới sống xanh xao, cả
người và sự vật, thiên nhiên, những linh hồn nhiều khi có gì ẻo lả, èo uột, mơ
màng, một bảo tàng sinh thái đầy tràn kí ức mà không hoài niệm. Thơ ca, với làn
da thấm nhiễm và run rẩy rung động trinh bạch trong hơi lạnh của mưa, sương và
vẻ trong vắt của ánh sáng đã khám phá những thế giới quen thuộc lần đầu hiện
diện, nó là thế giới người, nhưng bí ẩn hơn người, là thế giới nơi ta bước vào,
thả lỏng để có thể trò chuyện bình đẳng cùng tạo vật.
Bản thân nhan đề các tập thơ của Nguyễn Bình Phương đã có ý gây dựng một thế giới: Lam chướng (1994), Xa thân (1997) Từ chết sang trời biếc (2001). Nhan đề tập thơ mới nhất, Buổi câu hờ hững dường như “lạc loài” vì vẻ hiện thực, tính chất sáng rõ của không gian, thiếu màu sương mù xanh xao và khí núi lạnh lẽo. Bị chi phối bởi nỗ lực tìm tới thượng nguồn của tâm hồn, cái động năng xao xuyến trong mỗi con người, cuộc du hành của thơ ca thường tìm lại không gian sống tuổi thơ như một nguồn sinh khí, một nỗi hoài nhớ, cưỡng lại sức hấp dẫn, sự quên lãng của đô thị. Dường như có đôi điều khác biệt ở Nguyễn Bình Phương. Như thể không có gì làm anh xa rời nó, những bí ẩn của vùng núi Thái Nguyên, vẻ mù mịt hoang dại của sông nước, vẻ lạnh lẽo trong vắt của bầu khí thở, của cây lá, những chuyển dạng âm u của mây lúc chuyển mưa giông hay chiều về, vầng trăng vàng lạnh u ẩn đính hờ đâu đó trong bầu trời, làm kẻ chứng cho những cuộc tình đến và tan loãng trong bầu trời ấy… Câu thơ “một người xách đèn đi vào sương mù” gợi cảm giác chính xác về không gian ấy: tôi hình dung tới những quả đồi âm u đầy sương, đầy mưa, những con người nhạt nhòa, “tựa bóng ma thôi ra từ sương”. Những hiện diện đô thị trong thơ Nguyễn Bình Phương mờ nhạt, hoặc có một vẻ chán chường, mệt mỏi, vô hồn, cái bàn giấy, gương mặt công chức, bọn trẻ @, những cuộc phóng xe chán chường trên phố, dãy phố chật những biển hiệu, nơi hắn không thuộc về; đôi hình dung đẹp còn lại gắn với một bờ cây, một bụi nước, một cái gì thuộc về thiên nhiên và xa cách với những gương mặt người.
Nguồn năng lượng thơ ca của Nguyễn Bình Phương, kẻ - tôi nhớ - hầu như không nhìn thẳng mặt người trò chuyện đối diện, kẻ - tôi mường tượng- chỉ cúi nhìn mặt đất hay cây cối và bầu trời khi di chuyển, ắt phải sinh ra từ một nguồn sáng/nguồn bóng tối khác, nơi sự bận tâm tới tiểu sử gia đình, gương mặt, cá tính đời sống thường nhật của người viết trở nên kém ý nghĩa. Nguồn năng lượng ấy tạo thành một mạch sống riêng lẻ, một không gian thơ khác biệt, biểu cảm, có thể xa lạ với những cư dân đô thị, nhưng thực tế không xa cách với tiếng nói bí mật bên trong tâm hồn chúng ta, với nỗi thèm muốn trở lại cái thượng nguồn khởi sinh ta, cái thượng nguồn bao giờ cũng âm u, huyễn ẩn.
Bản thân nhan đề các tập thơ của Nguyễn Bình Phương đã có ý gây dựng một thế giới: Lam chướng (1994), Xa thân (1997) Từ chết sang trời biếc (2001). Nhan đề tập thơ mới nhất, Buổi câu hờ hững dường như “lạc loài” vì vẻ hiện thực, tính chất sáng rõ của không gian, thiếu màu sương mù xanh xao và khí núi lạnh lẽo. Bị chi phối bởi nỗ lực tìm tới thượng nguồn của tâm hồn, cái động năng xao xuyến trong mỗi con người, cuộc du hành của thơ ca thường tìm lại không gian sống tuổi thơ như một nguồn sinh khí, một nỗi hoài nhớ, cưỡng lại sức hấp dẫn, sự quên lãng của đô thị. Dường như có đôi điều khác biệt ở Nguyễn Bình Phương. Như thể không có gì làm anh xa rời nó, những bí ẩn của vùng núi Thái Nguyên, vẻ mù mịt hoang dại của sông nước, vẻ lạnh lẽo trong vắt của bầu khí thở, của cây lá, những chuyển dạng âm u của mây lúc chuyển mưa giông hay chiều về, vầng trăng vàng lạnh u ẩn đính hờ đâu đó trong bầu trời, làm kẻ chứng cho những cuộc tình đến và tan loãng trong bầu trời ấy… Câu thơ “một người xách đèn đi vào sương mù” gợi cảm giác chính xác về không gian ấy: tôi hình dung tới những quả đồi âm u đầy sương, đầy mưa, những con người nhạt nhòa, “tựa bóng ma thôi ra từ sương”. Những hiện diện đô thị trong thơ Nguyễn Bình Phương mờ nhạt, hoặc có một vẻ chán chường, mệt mỏi, vô hồn, cái bàn giấy, gương mặt công chức, bọn trẻ @, những cuộc phóng xe chán chường trên phố, dãy phố chật những biển hiệu, nơi hắn không thuộc về; đôi hình dung đẹp còn lại gắn với một bờ cây, một bụi nước, một cái gì thuộc về thiên nhiên và xa cách với những gương mặt người.
Nguồn năng lượng thơ ca của Nguyễn Bình Phương, kẻ - tôi nhớ - hầu như không nhìn thẳng mặt người trò chuyện đối diện, kẻ - tôi mường tượng- chỉ cúi nhìn mặt đất hay cây cối và bầu trời khi di chuyển, ắt phải sinh ra từ một nguồn sáng/nguồn bóng tối khác, nơi sự bận tâm tới tiểu sử gia đình, gương mặt, cá tính đời sống thường nhật của người viết trở nên kém ý nghĩa. Nguồn năng lượng ấy tạo thành một mạch sống riêng lẻ, một không gian thơ khác biệt, biểu cảm, có thể xa lạ với những cư dân đô thị, nhưng thực tế không xa cách với tiếng nói bí mật bên trong tâm hồn chúng ta, với nỗi thèm muốn trở lại cái thượng nguồn khởi sinh ta, cái thượng nguồn bao giờ cũng âm u, huyễn ẩn.
Những
hiện diện đô thị trong thơ Nguyễn Bình Phương mờ nhạt, hoặc có một vẻ chán
chường, mệt mỏi, vô hồn; đôi hình dung đẹp còn lại gắn với một bờ cây, một
bụi nước, một cái gì thuộc về thiên nhiên và xa cách với những gương mặt
người.
|
Thơ Nguyễn Bình Phương không cho hiện diện những cơn khát dục
tính, cái ác từ vô minh, những tiếng nói bản năng cùng quẫn vì bị đè nén hoặc
được thả nổi đầy năng lượng và hỗn loạn trong đời sống bỏ hoang. Vẫn là không
gian của những vùng đồi âm u lam chướng, đã quẫy đạp trong văn xuôi của anh.
Hay thơ ca, cái đẹp u uẩn, vẻ giản dị mang đầy bí mật của nó, là một phía khác
của tâm hồn, một phía khác của tình yêu, là một áng mây xa luôn vừa bay vừa
phân rã, đổi hình dạng, không thể nắm bắt và định hình. Và vì thế, trong thơ
anh, những kẻ yêu nhau luôn tìm được lý do để là những hiện diện đẹp đẽ, rũ
buồn. Thơ Nguyễn Bình Phương dường như đã chinh phục những kẻ đang yêu bằng
cách ve vuốt nhu cầu nội tâm lãng mạn hóa đầy say mê, lại có vẻ dễ thương, và
không hề giả tạo đó.
- Anh đang mơ chúng mình cầm tay
Vòng quanh những quả đồi
- Em gọi cây nhưng cây không đến nổi
Nắng nhiều như anh hôn em.
(Tình yêu khuất mặt)
“Ngày nào theo em đi lấy rau cần
Gặp mái tóc rũ buồn mệt mỏi”
(Bài mùa thu đầu tiên)
Lối kết cấu bài thơ của Nguyễn Bình Phương tưởng lỏng mà thực ra chặt chẽ, cân xứng một cách cổ điển, và có xu hướng vận động về ánh sáng, niềm tin, sự sống, và vì thế, đôi khi nó trở nên đông cứng. Tôi thích, đôi bài thơ bất ngờ, đâm chúi về phía vực thẳm, đáy hồ, tuyệt vọng, nhưng đê mê:
Mùa thu len lén ra khỏi cây
Đi nào, đi với anh xuống đáy hồ xa thẳm
(Bài mùa thu đầu tiên)
Ở những câu thơ như thế, mặt trăng thực sự rạng lên ở một phía khác.
***
Nguyễn Bình Phương nhất định không phải một hồn thơ phức tạp. Đọc thơ anh, tôi không bị cuốn vào những sáng tạo ngôn từ, những hình tượng thơ rối rắm, những hỗn loạn của câu chữ, nhạc điệu hay hình ảnh. Tôi thấy anh hầu như dùng những từ giản dị. Nhiều bài thơ chỉ là những phác họa về không gian, khung cảnh, sự vật đặt cạnh nhau, thậm chí như là những bài thơ “miêu tả”. Vậy cái chất mộng mị, phiêu dạt, nhiều ảo giác, sự phân rã… trong thơ anh đến từ đâu? Có những thao tác dễ quan sát được, chẳng hạn sự kết hợp như ngẫu hứng nhưng có chọn lọc kĩ lưỡng những từ khác trường nghĩa cạnh nhau: xanh chói lọi, ánh sáng ủ rũ, thiếu phụ quay đi xanh mơ màng, nhằm đặt một ý niệm từ ngữ và một ý niệm hiện thực cạnh nhau; khả năng dựng cảnh từ vài chi tiết giấu kín xúc cảm người quan sát; các biểu tượng, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ…
- Anh đang mơ chúng mình cầm tay
Vòng quanh những quả đồi
- Em gọi cây nhưng cây không đến nổi
Nắng nhiều như anh hôn em.
(Tình yêu khuất mặt)
“Ngày nào theo em đi lấy rau cần
Gặp mái tóc rũ buồn mệt mỏi”
(Bài mùa thu đầu tiên)
Lối kết cấu bài thơ của Nguyễn Bình Phương tưởng lỏng mà thực ra chặt chẽ, cân xứng một cách cổ điển, và có xu hướng vận động về ánh sáng, niềm tin, sự sống, và vì thế, đôi khi nó trở nên đông cứng. Tôi thích, đôi bài thơ bất ngờ, đâm chúi về phía vực thẳm, đáy hồ, tuyệt vọng, nhưng đê mê:
Mùa thu len lén ra khỏi cây
Đi nào, đi với anh xuống đáy hồ xa thẳm
(Bài mùa thu đầu tiên)
Ở những câu thơ như thế, mặt trăng thực sự rạng lên ở một phía khác.
***
Nguyễn Bình Phương nhất định không phải một hồn thơ phức tạp. Đọc thơ anh, tôi không bị cuốn vào những sáng tạo ngôn từ, những hình tượng thơ rối rắm, những hỗn loạn của câu chữ, nhạc điệu hay hình ảnh. Tôi thấy anh hầu như dùng những từ giản dị. Nhiều bài thơ chỉ là những phác họa về không gian, khung cảnh, sự vật đặt cạnh nhau, thậm chí như là những bài thơ “miêu tả”. Vậy cái chất mộng mị, phiêu dạt, nhiều ảo giác, sự phân rã… trong thơ anh đến từ đâu? Có những thao tác dễ quan sát được, chẳng hạn sự kết hợp như ngẫu hứng nhưng có chọn lọc kĩ lưỡng những từ khác trường nghĩa cạnh nhau: xanh chói lọi, ánh sáng ủ rũ, thiếu phụ quay đi xanh mơ màng, nhằm đặt một ý niệm từ ngữ và một ý niệm hiện thực cạnh nhau; khả năng dựng cảnh từ vài chi tiết giấu kín xúc cảm người quan sát; các biểu tượng, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ…
Tôi chú ý hơn tới thao tác làm phân rã, mài mòn các từ, đa
bội hóa một âm tiết với những biến thái về âm điệu để tạo từ, như một thao tác
tạo từ láy được sử dụng nhiều trong thơ Nguyễn Bình Phương: mai mái, mươn mướt,
rưng rưng, ngờ ngợ, mơ màng... Sự dày đặc các tính-động từ này là điểm dễ nhận
ra thơ anh, với sức quyến rũ về âm điệu, độ mơ hồ của chữ nghĩa, khả năng diễn
tả những chuyển hóa trong cảm giác của hình ảnh thơ (giọng nói mềm mại như bóng
râm, những ngọn đồi lơ mơ tối…) đồng thời cũng cần được nhận thức như một thú
chơi nguy hiểm: những tạo tác nhã nhặn nằm giữa sáng tạo và mòn sáo, cái tình
thế có thể mượn tới một câu thơ khác trong tập Buổi câu hờ hững để diễn
đạt lại:
Bỗng dưng đánh mất tất cả mênh mông
Một người tỉnh queo làm anh ngán ngẩm
(Viết lúc chín giờ)
Sự khó hiểu của thơ Nguyễn Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ chính người đọc (thơ): chúng ta thường lơ là việc nhìn ngắm chính cảm giác của mình đến nỗi, khi lạc vào một thế giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen quan sát và nhìn ngắm một cái gì xa lạ, một cái gì ngoài ta. Tâm hồn của một con người, một con mèo, một tạo vật, một cái cây, một bông hoa, một cái bóng, có bao giờ là dễ hiểu?
Bỗng dưng đánh mất tất cả mênh mông
Một người tỉnh queo làm anh ngán ngẩm
(Viết lúc chín giờ)
Sự khó hiểu của thơ Nguyễn Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ chính người đọc (thơ): chúng ta thường lơ là việc nhìn ngắm chính cảm giác của mình đến nỗi, khi lạc vào một thế giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen quan sát và nhìn ngắm một cái gì xa lạ, một cái gì ngoài ta. Tâm hồn của một con người, một con mèo, một tạo vật, một cái cây, một bông hoa, một cái bóng, có bao giờ là dễ hiểu?
Nguyễn
Bình Phương đã đóng góp, làm giàu có, làm phai loãng, hay đã để “thôi” ra từ
bức tranh ngôn từ những phẩm màu chữ nghĩa của riêng anh... Một thế giới nhả
màu tượng trưng và siêu thực được tìm thấy ở anh với những thao tác lạ hóa
ngôn từ và hình ảnh.
|
Một nhà thơ thường đồng nhất số phận mình, ở mức độ nào đó,
thuộc về những kẻ có tham vọng tìm kiếm sức mạnh biểu hiện mới của ngôn ngữ,
phát kiến về ngôn ngữ, để nuôi dưỡng kho báu đó - bởi thơ ca là mảnh đất chấp
nhận tất cả những hạt giống sáng tạo, hay ít ra, nó cũng là mảnh đất rộng mở
hơn cả để gieo trồng các sáng tạo ngôn từ. Theo cách nhìn đó, một mặt, Nguyễn
Bình Phương đã đóng góp, làm giàu có, làm phai loãng, hay đã để “thôi” ra từ
bức tranh ngôn từ những phẩm màu chữ nghĩa của riêng anh... Một thế giới nhả
màu tượng trưng và siêu thực được tìm thấy ở Nguyễn Bình Phương với những thao
tác lạ hóa ngôn từ và hình ảnh. Nhưng mặt khác, chính lối tu từ đó, nỗ lực trau
dồi mĩ cảm của ngôn ngữ, sự giữ gìn những cảm giác trong ngôn ngữ nhiều khi đã
cho thấy một “lối mòn” tư duy, khi nó chỉ chạm tới cái linh hồn “mơ màng” của
tạo vật, nó hướng tới mê dụ, huyền hoặc, làm mất khả năng tỉnh thức, nó dễ an
ủi, nhưng khó gây chấn động.
Nguyễn Bình Phương đã hiện thực hóa một châm ngôn viết của mình: “sống là viết vào đời câu cách ngôn bí ẩn” bằng cách nói những điều mê dụ, những huyền hoặc, như những nhà tiên tri, những thầy bói. Nhưng rồi các nhà thơ vẫn thường dùng dằng: ở giữa tưởng tượng thơ ca và đời thực, linh hồn chực bay lại không sao bay lên nổi, những đám mây điêu tàn, sức mạnh nội tâm dường như yếu đi, ốm đi, xanh xao hơn.
Nguyễn Bình Phương đã hiện thực hóa một châm ngôn viết của mình: “sống là viết vào đời câu cách ngôn bí ẩn” bằng cách nói những điều mê dụ, những huyền hoặc, như những nhà tiên tri, những thầy bói. Nhưng rồi các nhà thơ vẫn thường dùng dằng: ở giữa tưởng tượng thơ ca và đời thực, linh hồn chực bay lại không sao bay lên nổi, những đám mây điêu tàn, sức mạnh nội tâm dường như yếu đi, ốm đi, xanh xao hơn.
Đến tập Buổi câu hờ hững, dường như Nguyễn Bình
Phương đang nhìn lại mình với một đầu óc duy lý hơn, thấy rõ hơn nhu cầu bày tỏ
mình, chiêm ngắm mình, u hoài về sự phôi pha, tàn phai, bệnh tật, làn da mai
mái, mái tóc bạc màu… Anh cũng “đời thực” hơn, đề cập nhiều hơn tới các vấn đề
thường nhật, về đời sống công chức, danh vọng, quan chức, hay mở rộng mảng đề
tài “tham vọng” hơn, về số phận người lính, người dân châu thổ sông Hồng, như
thể có ý hướng một thứ thơ “tham dự” vào đời sống cộng đồng, một phản tư của
phẩm chất trí thức. Vì thế, thơ Nguyễn Bình Phương mất đi vẻ mê dụ vốn có, và
thêm nhiều trống trải, nhiều suy tư.
chiếc áo sơ mi khoác hờ lên bóng đêm
là anh đấy
Nhà thơ, kẻ không bận tâm gì khác ngoài thế giới nội tâm của mình, kẻ đã tin tưởng vào mạch nguồn vô tận của nó, tin rằng sự nhân rộng đời sống cá nhân là mãi mãi giàu có, kẻ đó đang đứng trước tuổi già, bệnh tật, sự trống trải, nỗi cô độc đã đồng hành cùng anh suốt chặng đường dài. Tôi không dám chắc khả năng chia sẻ của mình, bởi tôi không trải nghiệm cùng độ tuổi Nguyễn Bình Phương, tôi chỉ mường tượng một cái gì khủng khiếp, đang tới, nó cần hoặc những cú rùng mình lột xác, hoặc sự mỏi mòn, thất trận. Một cái gì chán nản có thể làm mòn rữa, làm hao phí những ý tưởng, trong căn phòng, nơi góc phố chật, nhưng anh dường không có nhu cầu nổi loạn, phá phách hay chối bỏ. Anh cũng không có nhu cầu mãnh liệt làm kẻ ra đi. Anh làm một người ngoại cuộc. Anh đứng ngoài anh buông thõng tay. Anh nhận ra cái trống không rờn rợn ấy. Và anh vẫn tin, gắng gỏi, vào tiếng tích tắc của đồng hồ trái tim.
***
Các nhà thơ phải chấp nhận một sự thật: nỗi thất bại trước những câu thơ mình viết, nỗi thất bại trước sự biến mất bất thần của những tâm trạng đã trói buộc mình: đau đớn, tình yêu, sợ hãi, thất vọng, coi thường...- chính những sự trói buộc ấy dẫn lối ta đến những bài thơ. Vậy có thể nào làm được thơ, có được thơ ca mà không lệ thuộc vào những ái ố hỉ nộ của con người? Nhiều nhà thơ hậu hiện đại khước từ trữ tình như một cách định nghĩa thơ, hoặc đôi ba kẻ tìm kiếm hứng thú thơ ca trong các cách cưỡng chế ngôn từ - tôi muốn gợi nhớ tới các nhà thơ trong nhóm Oulipo, mà phần nhiều, chúng ta tiếp cận với quan niệm làm việc hơn là các tác phẩm của họ. Nguyễn Bình Phương dường không quyết liệt tìm ra những định nghĩa cho thơ, anh thả lỏng chúng, như thả gió, với niềm tin mỗi sự tồn tại đó là một cách định nghĩa của thơ ca, nhưng trò chơi tưởng chừng giản dị, nhẹ thênh đó cũng không ít nguy hiểm.
chiếc áo sơ mi khoác hờ lên bóng đêm
là anh đấy
Nhà thơ, kẻ không bận tâm gì khác ngoài thế giới nội tâm của mình, kẻ đã tin tưởng vào mạch nguồn vô tận của nó, tin rằng sự nhân rộng đời sống cá nhân là mãi mãi giàu có, kẻ đó đang đứng trước tuổi già, bệnh tật, sự trống trải, nỗi cô độc đã đồng hành cùng anh suốt chặng đường dài. Tôi không dám chắc khả năng chia sẻ của mình, bởi tôi không trải nghiệm cùng độ tuổi Nguyễn Bình Phương, tôi chỉ mường tượng một cái gì khủng khiếp, đang tới, nó cần hoặc những cú rùng mình lột xác, hoặc sự mỏi mòn, thất trận. Một cái gì chán nản có thể làm mòn rữa, làm hao phí những ý tưởng, trong căn phòng, nơi góc phố chật, nhưng anh dường không có nhu cầu nổi loạn, phá phách hay chối bỏ. Anh cũng không có nhu cầu mãnh liệt làm kẻ ra đi. Anh làm một người ngoại cuộc. Anh đứng ngoài anh buông thõng tay. Anh nhận ra cái trống không rờn rợn ấy. Và anh vẫn tin, gắng gỏi, vào tiếng tích tắc của đồng hồ trái tim.
***
Các nhà thơ phải chấp nhận một sự thật: nỗi thất bại trước những câu thơ mình viết, nỗi thất bại trước sự biến mất bất thần của những tâm trạng đã trói buộc mình: đau đớn, tình yêu, sợ hãi, thất vọng, coi thường...- chính những sự trói buộc ấy dẫn lối ta đến những bài thơ. Vậy có thể nào làm được thơ, có được thơ ca mà không lệ thuộc vào những ái ố hỉ nộ của con người? Nhiều nhà thơ hậu hiện đại khước từ trữ tình như một cách định nghĩa thơ, hoặc đôi ba kẻ tìm kiếm hứng thú thơ ca trong các cách cưỡng chế ngôn từ - tôi muốn gợi nhớ tới các nhà thơ trong nhóm Oulipo, mà phần nhiều, chúng ta tiếp cận với quan niệm làm việc hơn là các tác phẩm của họ. Nguyễn Bình Phương dường không quyết liệt tìm ra những định nghĩa cho thơ, anh thả lỏng chúng, như thả gió, với niềm tin mỗi sự tồn tại đó là một cách định nghĩa của thơ ca, nhưng trò chơi tưởng chừng giản dị, nhẹ thênh đó cũng không ít nguy hiểm.
Dù cho người viết có thể chịu đựng, hay thanh thản đón nhận
nỗi đơn độc trước trang giấy trắng, được an ủi trong bàn tay ve vuốt êm ái của
chính nỗi cô độc ấy, thì hắn cũng không thể lảng tránh suy tư, bày tỏ quan niệm
hay thái độ văn chương. Tất nhiên, tôi hoàn toàn tin rằng người viết có lý do
riêng cho những lựa chọn cá nhân, và sự chuyển hướng trong hành trình viết của
hắn không phải bao giờ cũng (cần) được nhận ra hay chia sẻ bởi người đọc, mức
độ thành thực và quyết liệt của một người viết với cộng đồng đọc của anh ta
phải nằm ở chính các tác phẩm.
Phác thảo chân dung một sự sống thơ ca bao giờ cũng chỉ là một phác thảo lệch lạc, xa vời, một ảo tưởng nắm bắt được cái gì đó. Tâm trạng và hứng thú thơ ca của người làm thơ không ở yên đó, nghĩa là sự sống thơ ca, cái cá nhân được nhân bội qua các bài thơ của họ không bao giờ yên ổn và ngồi một chỗ, và tâm trạng của người đọc thơ, sự sống của việc đọc cũng vậy.
Phác thảo chân dung một sự sống thơ ca bao giờ cũng chỉ là một phác thảo lệch lạc, xa vời, một ảo tưởng nắm bắt được cái gì đó. Tâm trạng và hứng thú thơ ca của người làm thơ không ở yên đó, nghĩa là sự sống thơ ca, cái cá nhân được nhân bội qua các bài thơ của họ không bao giờ yên ổn và ngồi một chỗ, và tâm trạng của người đọc thơ, sự sống của việc đọc cũng vậy.
Đọc thơ, thời nay, dường như không phải để phán đoán về giá
trị của các tác phẩm hay tôn vinh các thi tài, hay quyết định vị trí thơ ca của
các nhà thơ, những nhà thơ dường như luôn lẻ loi đâu đó và từ chối mọi xếp đặt,
mà dường như, chỉ là để khơi lại nhu cầu nhìn vào bản thân mình, cái nhu cầu
mỗi lúc mỗi dễ dàng biến mất, trong mỗi chúng ta. Và cả người viết lẫn người
đọc, tìm kiếm nó trong nỗi cô độc êm ái, trong những bước di chuyển về phía
sương mù, không ai biết…
NHÃ THUYÊN
(Nguồn: Tia sáng)
(Nguồn: Tia sáng)
No comments:
Post a Comment