Nhiều bạn mail đến hỏi về viêc minh oan cho Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, xin đăng lại nội dung cuộc hội thảo khoa học do đảng ủy xã Trần Phú, Khuyễn Lương, Hà Nội phối hợp với Hội Sử học Việt Nam tổ chức cách đây 10 năm (ngày 19-12-2002) và sau đó ra đời tập Kỷ yếu nhan đề: Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi viên, do nhà giáo Hoàng Đạo Chúc tổ chức và chủ biên (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2004).
Nay, vừa có bài của nhà nghiên cứu Đặng Văn Sinh về cuốn tiểu thuyết NGUYỄN THỊ LỘ của Hà Văn Thùy, Văn chương +, xin đăng lại nội dung cuộc hội thảo quan trọng này.
Đoàn Chủ tịch Hội thảo
1. GS-AHLĐ VŨ KHIÊU
2. Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC – Tổng thư ký Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam
3. GS. TRƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN
4. Ông NGUYỄN CẢNH TÚ, đại diện BLL họ Nguyễn Việt Nam
5. Ông NGUYỄN NGỌC THU, Chủ tịch UBND xã TRẦN PHÚ-THANH TRÌ
nay là phương TRẦN PHÚ-HOÀNG MAI.
Đoàn Thư ký Hội thảo
1. Nhà giáo HOÀNG ĐẠO CHÚC
2. TS. ĐINH CÔNG VĨ
“… Và cái ngày đau xót không những cho NGUYỄN TRÃI mà còn
đau xót cho cả dân tộc là ngày 16 tháng 8 năm NHÂM TUẤT (1442)… NGUYỄN TRÃI và
cả ba họ đã bị giết bởi lưỡi dao oan nghiệt của cái triều đình hèn hạ và ngu
muội do chính ông đã chiến đấu luôn mười năm gian khổ để góp phần xây dựng
nên”.
Cố Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam TRẦN HUY LIỆU
Cố Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam TRẦN HUY LIỆU
“NGÔ SỸ LIÊN là người có tì vết…” “Lời đe doạ (của LÊ THÁNH
TÔNG) không khỏi ám ảnh nhà viết sử của chúng ta nên ông dè dặt là phải. Và
đành để lại cho chúng ta một nghi án từ trước đến nay chưa ai tìm cách thẩm tra
lại.
Học giả LÊ THƯỚC
“Rõ ràng trong việc này, ngòi bút sử quan (cụ thể đây là NGÔ
SỸ LIÊN) đã không đảm bảo tính trung thực, tính khách quan cần có, hay nói cách
khác là trong trường hợp này sử quan đã chạy theo phái chiếm thế mạnh trong
triều để để bóp méo, xuyên tạc lịch sử… không thể để bà (NGUYỄN THỊ LỘ) chỉ là
cái bóng mờ nhạt của NGUYỄN TRÃI.
GS. ĐINH XUÂN LÂM
“Các nhà sử học trước và cả sau năm 1945, nói chung quá thấm
nhuần quan điểm chính thống nên không quen, thậm chí không dám suy nghĩ cái gì
trái với quốc sử, với những gì người xưa đã nói, đã viết. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến luẩn quẩn khi tìm hiểu các vụ án nhà LÊ là ở đấy.
Vụ án VƯỜN LỆ CHI năm 1442 tru di ba họ NGUYỄN TRÃI và
NGUYỄN THỊ LỘ thực chất không phải chỉ là vụ án đơn thuần, hơn nữa, nó còn là
một vụ đảo chính đẫm máu kéo dài trên hai mươi năm, do chính Thần phi NGUYỄN
THỊ ANH chủ trương với sự đồng loã của bọn hoạn quan và sự xảo quyệt ngấm ngầm
của cả triều đình”.
“… LÊ THÁNH TÔNG cũng chỉ làm cái việc nên làm của một ông
vua đối với vị khai quốc công thần, chứ chưa làm đúng với tinh thần đạo lý VIỆT
NAM cái bổn phận của một con người với những kẻ sẵn sàng hy sinh mạng sống để
cứu mẹ mình và chính mình đang trong trứng nước khỏi cái tội voi dày ngựa xé mà
LÊ THÁI TÔNG đã chuẩn do những lời sàm nịnh độc ác của NGUYỄN THỊ ANH”.
“… Nếu không quá sùng bái vào những cá nhân lãnh đạo triều
đại đã thành thánh để không dám nhắc đến những sai lầm của họ, nếu bám chắc hệ
thống sự kiện, dùng những phương pháp logic biện chứng mà lý giải nhứng mối
quan hệ phức tạp giữa nhưứn sự kiện ấy… thì có thể phát hiện ra dd][c những
nguyên nhân sâu xa, cơ bản, cụ thể đã dẫn tới vụ án gần 600 năm vẫn nhức nhối
lòng người kia”.
Nhà văn hoá HOÀNG HỮU ĐẢN
Nhà văn hoá HOÀNG HỮU ĐẢN
“HÀ NỘI cần có trách nhiệm đề cao bào NGUYỄN THỊ LỘ và danh
nhân văn hoá thế giới NGUYỄN TRÃI”
PGS. CHU QUANG CHỨ
“Tôi đề nghị giới văn học và sử học nước ta đuổi truyền
thuyết RẮN BÁO OÁN ra khỏi lịch sử và ăn học nước nhà”
Nhà văn HOÀNG QUỐC HẢI
“NGUYỄN TRÃI nung nấu viết BÌNH NGÔ sách chính là ở KHUYẾN
LƯƠNG. Góc thành Nam là ở đây”.
NGUYỄN KHẮC MINH
Trưởng ban quan lý di tích CÔN SƠN-KIẾP BẠC
I. MỞ ĐẦU
1. TỰA
PGS. PHAN VĂN CÁC Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán-Nôm
Hiện là Chủ tịch HDDKH Viện Nghiên cứu Hán-Nôm
Hiện là Chủ tịch HDDKH Viện Nghiên cứu Hán-Nôm
Thảm án LỆ CHI VIÊN xử tử hình LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ
và tru di ba họn vị anh hùng dân tộc vĩ đại NGUYỄN TRÃI đã làm ảm đạm đất trời
ĐẠI VIỆT lúc bấy giờ và còn làm nhức nhối con tim những ai quan tâm đến lịch sử
dân tộc suốt 560 năm qua.
Năm 1464, NGUYỄN TRÃI đã được Hoàng đế LÊ THÁNH TÔNG ban
“chế tẩy oan” và ca ngợi bằng thơ “ỨC TRAI tâm thượng quang KHUÊ tảo”, dù chưa
triệt để, chưa công bằng vạch trần ra thủ phạm chính, chưa truy phong xứng đáng
với công lao lớn của NGUYỄN TRÃI… vì lý do phức tạp.
Từ nửa sau thế kỷ 20, giới khoa học đã có nhiều công trình
nghiên cứu về NGUYỄN TRÃI hơn, khẳng định sự nghiệp cứu nước vĩ đại, tư tưởng
nhân nghĩa, nhân cách cao thượng và những cống hiến lớn lao trên các lĩnh vực
thơ văn, địa lý, sử học của ông. Nhà nước và nhân dân đã suy tôn ông là anh
hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn.
Năm 1980, UNESCO công nhận NGUYỄN TRÃI là DANH NHÂN VĂN HOÁ
THẾ GIỚI.
Vụ án LỆ CHI VIÊN đã bị phê phán.
Nhưng riêng LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ dường như chưa được
chiêu tuyết minh oan một cách triệt để và càng chưa được tôn vinh đúng mức.
Đáp ứng tình cảm mong đợi và nhu cầu tâm linh bức xúc của
nhiều người, một cuộc hội thảo về LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ (nhân kỷ niệm
560 năm ngày mất của DANH NHÂN VĂN HOÁ THẾ GIỚI NGUYỄN TRÃI) đã được lãnh đạo
xã TRẦN PHÚ, nơi có ngôi đền thờ riêng và NGUYỄN THỊ LỘ phối hợp với HỘI KHOA
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM do TỔNG THƯ KÝ, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI DƯƠNG TRUNG QUỐC với NHÀ
VĂN HÓA-ANH HÙNG LAO ĐỘNG-GS VŨ KHIÊU làm đồng chủ toạ, tổ chức tại xã TRẦN
PHÚ, huyện THANH TRÌ vào ngày 19/12/2002 theo sáng kiến và nhờ sự nỗ lực vận
động không mệt mỏi của NHÀ GIÁO HOÀNG ĐẠO CHÚC, TS SỬ HỌC ĐINH CÔNG VĨ và một
số người khác. GS PHAN HUY LÊ tuy bận trăm công ngàn việc nhưng rất quan tâm
theo dõi Hội thảo, đã có bài viết đầy tâm huyết gửi đến nói về tài hoa và nỗi
oan của NGUYỄN THỊ LỘ. Ông đã cũng NHÀ GIÁO NHÂN DÂN-GS-THƯỢNG TƯỚNG HOÀNG MINH
THẢO dẫn đầu một đoàn các nhà khoa học gồm các GS, TS sử học, Hán Nôm, các nhà
văn và các nhà nghiên cứu về quê gốc của bà LỘ để khảo sát.
Cuộc hội thảo đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các
nhà khoa học, nhà văn, nhà giáo, các nhà hoạt động xã hội, và đã thành công tốt
đẹp.
Từ những góc nhìn khác nhau, các tham luận đã tập trung
nghiên cứu cuộc đời của LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ trong mói quan hết vơíi
quê hương, dòng tộc, lịch sử, thời đại, phân tích tài năng xuất chúng, phẩm
chất cao thượng và những cống hiến quý báu của Bà.
GS Triết học VŨ KHIÊU khẳng định rằng “ít nhất Bà cũng là
người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và
thuỷ chung trong trình nghĩa”, “LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ đã dâng trọn cuộc
đời cho sự bền vững của vương triều LÊ và sự phồn vinh của non sông ĐẠI VIỆT”,
“là người bạn đời vô cùng thân thiết của vị anh hùng bậc nhất và danh nhân văn
hoá kiệt xuất – ỨC TRAI NGUYỄN TRÃI”.
Các nhà Hán-Nôm học đã phát hiện và cung cấp thêm một số tư
liệu trong các gia phả liên quan đến cuộc đời của BÀ và một số thơ xướng hoạ
của BÀ với NGUYỄN TRÃI.
Nhiều tham luận đã tìm cách “xé bức màn dối trá trong Vụ
thảm án LỆ CHI VIÊN” , mong muốn làm “trắng án NGUYỄN THỊ LỘ” , cho rằng kẻ chủ
mưu lợi dụng cái chết của vua LÊ THÁI TÔNG để vu oan cho NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN THỊ
LỘ là TUYÊN TỪ THÁI HẬU NGUYỄN THỊ ANH – mẹ đẻ của BANG CƠ (tức LÊ NHÂN TÔNG) –
với sự đồng loã của đám hoạn quan xảo quyệt. Nguyên nhân khiến NGUYỂN THỊ ANH
hành động dã man, thâm độc như vậy chính là lai lịch mờ ám của BANG CƠ, hoang
thai của NGUYỄN THỊ ANH ba tháng trước khi trở thành Thần phi của THÁI TÔNG. Đó
cũng là lập luận và cách xử lý của nhà văn HOÀNG HỮU ĐẢN khi ông viết vở kịch
BÍ MẬT VƯỜN LỆ CHI năm 1962. Chính ông đã gửi tới Hội thảo bài viết Từ “BÍ MẬT
VƯỜN LỆ CHI” suy ngẫm, trình bày những ý kiến tóm tắt vở kịch lịch sử mà ông
coi là bản tham luận chính thức, đầy đủ của mình về chủ đề này.
Lập luận và cách xử lý ấy xem ra rất sắc sảo vì tính logic
hợp lý của nó và hoàn toàn có thế chấp nhận được trong phạm vi sáng tác kịch
bản văn học với nghệ thuật sân khấu và nghiên cứu khoa học bước đầu. Song,
không phải mọi điều hợp lý đều là sự thật, vì thế, muốn thực sự là một kết luận
khoa học thì dường như chưa đủ bằng chứng thuyết phục.
Tuy nhiên, như GS SỬ HỌC PHAN HUY LÊ nhận định, chúng ta đã
có đủ cơ sở khoa học để khẳng định cái chết thảm khốc của NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN
THỊ LỘ là do âm mưu của một thế lực trong triều đình nhà LÊ muốn trừ khử một
tài năng qua lỗi lạc, một nhân cách quá cao thượng, luôn luôn đối nghịch và cản
trở những việc làm mờ ám của chúng.
Riêng về NGUYỄN THỊ LỘ, cả Hội thảo đã nhất trí tôn vinh BÀ
như một nữ sỹ tài hoa, một nhà giáo nữ sớm nhất được biết tên, văn chương phẩm
hạnh tuyệt vời, người bạn đời tâm đầu ý hợp của danh nhân văn hoá thế giới, anh
hùng dân tộc NGUYỄN TRÃI. Hơn nữa, chính BÀ đã cùng chồng cứu sống mẹ con Hoàng
phi NGÔ THỊ NGỌC DAO và Hoàng tử TƯ THÀNH, tức đã bảo vệ cho đất nước một minh
quân lỗi lạc của văn hoá ĐẠI VIỆT: HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG.
Ngoài ra, tham gia vào Kỷ yếu này còn có một số thơ văn,
nhạc, sáng tác ghi lại cảm xúc và suy ngẫm của các tác giả về tài sắc và sự
nghiệp của LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ cùng nỗi oan ức nặng nề 560 năm nay
chưa được giải toả.
Dù là tham luận khoa học hay sáng tác thi ca, tất cả đều nói
lên cái tâm của mọi người tham dự cuộc Hội thảo, cũng là nỗi thương cảm, quý
mến và biết ơn của cả dân tộc đối với BÀ.
Hội thảo cũng nhất trí kiến nghị với Nhà nước, với Lãnh đạo
Thủ Đô dành những hình thức xứng đáng để chiêu tuyết, minh oan cho BÀ, làm sáng
tỏ hơn nữa nhân cách và công hiến của BÀ, bày tỏ tình cảm yêu quý và lòng tri
âm của dân tộc ta.
Trong tinh thần ấy tôi nhiệt liệt chúc mừng thành công của
Hội thảo và hân hanh giới thiệu tập KỶ YẾU này với quý độc giả.
Xin cảm ơn BTC Hội thảo đã dành cho tôi vinh dự này.
2. DIỄN VĂN KHAI MẠC
Chủ tịch UBND xã TRẦN PHÚ
NGUYỄN NGỌC THU
Chủ tịch UBND xã TRẦN PHÚ
NGUYỄN NGỌC THU
Kính thưa:
- Các đồng chí lãnh đạo thành phố HÀ NỘI
- Các đồng chí lãnh đạo ngàng Văn hóa-Thông tin tỉnh HÀ TÂY, HẢI DƯƠNG, THÁI BÌNH
- Các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện THANH TRÌ
- Các GS, TS, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo…
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cụ bô laoc và nhân dân địa phương.
- Các đồng chí lãnh đạo thành phố HÀ NỘI
- Các đồng chí lãnh đạo ngàng Văn hóa-Thông tin tỉnh HÀ TÂY, HẢI DƯƠNG, THÁI BÌNH
- Các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện THANH TRÌ
- Các GS, TS, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo…
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cụ bô laoc và nhân dân địa phương.
TRẦN PHÚ là một xã ngoại thành HÀ NỘI thuộc huyện THANH TRÌ.
Xã có lịch sử từ lâu đời, giàu truyền thống yê nước và cách mạng. Xã gồm có hai
thôn: thôn KHUYẾN LƯƠNG, thôn NAM DƯ HẠ và xóm công giáo toàn tòng.
KHUYẾN LƯƠNG (xưa có tên là lang MUI) là vùng thái ấp của
tướng TRẦN KHÁT TRÂN được vua TRẦN ban thưởng. Đình làng KHUYẾN LƯƠNG được xây
dựng từ thời LÊ THÁNH TÔNG và được trùng tu năm MINH MẠNG thứ ba và năm 1994.
KHUYẾN LƯƠNG còn in đậm dấu ấn về danh nhân văn hoá NGUYỄN
TRÃI và vợ ông là bà LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYÊN THỊ LỘ. KHUYẾN LƯƠNG là nơi mà
NGUYỄN TRÃI mở lớp học dạy chữ, dạy đức cho dân làng từng chục năm ở: “Góc
thanh Nam, lều một gian…”. Sau thảm án LỆ CHI VIÊN, đến khi được vua LÊ THÁNH
TÔNG ban “Chế Tẩy Oan” vào tháng bảy năm GIÁP THÂN, niên hiệu QUANG THUẬN thứ 5
(1464), đền thờ NGUYỄN TRÃI được dân làng KHUYẾN LƯƠNG xây dựng trên nền nhà
dạy học xưa và lập miếu thờ ĐỨC BÀ NGUYỄN THỊ LỘ trên nền căn nhà cũ ngay sát
dê, xưa gần bờ sông nơi ông bà sau khi dạy học và làm việc khác về đây sinh
hoạt. Đó là “góc thành Nam”.
Hàng năm cứ đến ngày rằm, ngày mồng một và ngày giỗ 16 tháng
8 âm lịch, dân làng KHUYẾN LƯƠNG tổ chức thắp hương thờ cúng ở đền ĐỨC ÔNG và
miếu thờ ĐỨC BÀ.
Trải qua những năm tháng của lịch sử, ngoài sự tàn phá của
thời gian và những cuộc chiến tranh xâm lược, việc quản lý tôn tạo miếu thờ ít
được quan tâm, dẫn đến sự xuống cấp nặng nề. Đề thờ NGUYỄN TRÃI được huyện
THANH TRÌ đầu tư kinh phí và sự góp công, góp sức của dân làng đã trùng tu tôn
tạo vào năm CANH THÌN 2000, còn miếu thờ Bà NGUYỄN THỊ LỘ đã hư hỏng nặng và
xuống cấp, chưa được tôn tạo trùng tu lại. Mặc dù KHUYẾN LƯƠNG là nơi duy nhât
có miếu thờ riêng bà cùng với đền thờ NGUYỄN TRÃI.
Để đánh giá đúng những công lao của Bà LỄ NGHI HỌC SỸ, người
đã có công đóng góp cùng NGUYỄN TRÃI với việc sáng lập triều LÊ, hôm nay, Đảng
uỷ, HĐND, NBND xã TRẦN PHÚ tổ chức phối hợp với HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
tổ chức cuộc Hội thảo về Bà LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ.
Xin cảm ơn các vị đại biểu, các vị khách quý đã không quản
công sức, thời gian bằng những bài tham luận khoa học làm cho chúng tôi hiểu
thêm về Bà NGUYỄN THỊ LỘ.
Nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ và nhân dân địa phương
chúng tôi là: Đây là nơi tôn thờ NGUYỄN TRÃI và người vợ tài hoa đức hạnh của
Ngài là Bà NGUYỄN THỊ LỘ. Chúng tôi đề nghị Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Văn hoá
Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá và giúp đỡ chúng tôi tôn tạo lại
Dị tích đúng với công lao đóng góp của Ông Bà cho đất nước, cho dân tộc, và để
lại mãi mãi cho muôn đời sau.
Xin chân thành cảm ơn.
3. DẪN LUẬN CHO HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ LỄ NGHI HỌC
SỸ NGUYỄN THỊ LỘ
Nhà giáo HOÀNG ĐẠO CHÚC
Thành viên sáng lập Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân văn
Uỷ viên Hội đồng sáng lập Trung tâm UNESCO Văn hoá dòng họ và gia đình Việt Nam
Thành viên sáng lập Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân văn
Uỷ viên Hội đồng sáng lập Trung tâm UNESCO Văn hoá dòng họ và gia đình Việt Nam
Thế là đã qua 560 mùa thu tròn, 560 lần những chiếc lá vàng
rơi – vào đúng ngày 16 tháng 8 âm lịch, nhắc tới những rơi rụng oan khiên trong
cuộc đời của anh tầi dân tộc NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN THỊ LỘ, một phu tinh chói lọi
nhất bên cạnh ngôi sao KHUÊ lộng lẫy “ỨC TRAI tâm thượng quang KHUÊ tảo”3 ấy
cùng ba họ.
Ôi! Cũng trong năm nay, giữa những ngày chúng ta nhớ về thảm
án LỆ CHI VIÊN, về NGUYỄN THỊ LỘ thì nữ thi sĩ anh tài NGÂN GIANG cũng đã lại
về với Bà NGUYỄN THỊ LỘ. Chúng ta xao xuyến vô chùng, chúng ta quên sao được
bài thơ của NGÂN GIANG về “THỊ LỘ HÀN LÂM NỮ HỌC SỸ”, nhất là bốn câu cuối bài:
… Học sỹ cung vàng hương phấn dậy
LỆ CHI vườn cũ gió mưa dồn
Xe loan một tới ngàn thu hận
Quốc sử âm thầm với nước non.”"
LỆ CHI vườn cũ gió mưa dồn
Xe loan một tới ngàn thu hận
Quốc sử âm thầm với nước non.”"
Chính vì “Ngàn thu hận”, chính vì “Quốc sử âm thầm với nước
non” mà chúng tôi phải băn khoăn suy nghĩ nhiều ngày, nhiều đêm: NGUYỄN TRÃI
thì đã được minh oan khá đủ. Chúng tôi không nói LÊ THÁNH TÔNG minh oan cho
ông, bởi lẽ LÊ THÁNH TÔNG mới chỉ làm nửa vời: ban chiếu tẩy oan nhưng gọi là
truy phong chức tước thì phong tước lại kém hơn thời NGUYỄN TRÃI đang làm quan.
LÊ THÁNH TÔNG chưa chỉ ra thủ phạm là mẹ già của ông, bạc mẫu nghi thiên hạ
NGUYỄN THỊ ANH và những bọn tai to mặt lớn của vương triều, kẻ thù của đất
nước, của tài đức dân tộc, tức là LÊ THÁNH TÔNG đang cần bảo vệ tiền nhân của
mình. Chắc hẳn ông sợ: Nếu phanh phui ra NGUYỄN THỊ ANH thì sẽ phanh phui ra cả
THÁI TÔNG, NHÂN TÔNG và nếu xét xa hơn thì có lẽ qua hệ đến cả LÊ LỢI. Những
chuyện đó không đẹp gì… Thế nên, dù NGUYỄN TRÃI và NGUYỄN THỊ LỘ có cái ơn cứu
tử với mẹ con LÊ THÁNH TÔNG, ông cũng không thể làm khác được, trong khi rất
cần phải bảo vệ cho cái ngai vàng của mình. Bảo vệ uy tín triều LÊ là bảo vệ
mình. Đó là những điều bọn nắm quyền né tránh không những ở triều Lê mà còn ở
nhiều vương triều khác. Bọn chúng thường ngoan cố không nhận sai lầm, tìm cách
đổ cho hoàn cảnh khách quan hay cho người dưới thực hiện, hoặc đổ cho số đông.
Điều đó đã góp phần cho “Quốc sử âm thầm” để NGUYỄN THỊ LỘ quá thiệt thòi. Song
dù các vương triều đố kị với tài đức nhưng tự bản thân ngôi sao Khuê NGUYỄN
TRÃI đã quá sáng không một vẩn mây mờ nào che khuất được. Ông đã vượt len mọi
thời gian, mọi triều đại, mọi biên giới quốc gia để trở thành DANH NHÂN VĂN HOÁ
THẾ GIỚI duy nhất của VIỆT NAM thời cổ trung đại từ năm 1980. Còn NGUYỄN THỊ LỘ
thì vẫn “âm thầm… như lời thơ NGÂN GIANG. Chính vì vậy mà từ cuối năm 2001 tôi
đã về thôn KHUYẾN LƯƠNG, rồi sau đó tôi và TS ĐINH CÔNG VĨ đã có nhiều suy nghĩ
tìm tòi về NGUYỄN THỊ LỘ. Chúng tôi đã mấy phen về thôn KHUYẾN LƯƠNG cùng vài
bạn tâm huyết nghiên cứu và sau đó đã bàn bạc với ông DƯƠNG TRUNG QUỐC là TTK
HỘI KHLS VN. Chúng tôi đã thống nhất về một bản đề cương với những dự kiến về
xuộc hội thảo khoa học ở thôn KHUYẾN LƯƠNG. Bản đề cương ấy đã chuyến tới HỘI
KHLS VN từ đầu năm 2002. Sau đó tôi và TS ĐINH CÔNG VĨ đã viết hai bài báo về
đền, miếu NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN THỊ LỘ ở thôn KHUYẾN LƯƠNG đăng ở XƯA VÀ NAY, và
NGƯỜI CAO TUỔI. Vào khoảng giữa năm 2002, qua báo NGƯỜI CAO TUỔI tôi kêu gọi
người trong và ngoài nước tham gia Hội thảo vể NGUYỄN THỊ LỘ (gồm viết tham
luận và đóng góp tài chính). Đó là những tiếng chuông đầu tiên báo hiệu cho
cuộc hội thảo về NGUYỄN THỊ LỘ, đã được các vị có tâm huyết trong và ngoài nước
nhiệt liệt hưởng ứng. Nhà văn NHƯ HIÊN NGUYỄN NGỌC HIÊN và phu quân của bà là
GS NGUYỄN DUY NHƯỜNG đã nhiều lần hào hiệp gửi thư, gọi điện thoại (kể cả gửi
tiền) từ nước ngoài hoặc từ TP HCM về HÀ NỘI trao đổi với chúng tôi không ngại
tốn kém. Ở trong nước, thì có TS MAI HỒNG từ khoảng tháng ba, tháng tư năm 2002
nhiều lần cùng tôi xuống thôn KHUYẾN LƯƠNG bàn bạc với lãnh đạo thôn, xã về
việc tôn tạo lại miếu thờ Bà NGUYỄN THỊ LỘ và Hội thảo khoa học. Chúng tôi đã
được nhiều GS, TS, các nhà khao học, nhà văn, nhà thơ say sưa trao đổi ý kiến
và viết tham luận. GD-AHLĐ VŨ KHIÊU hào hứng khẳng định: “Đây không chỉ là công
việc của mấy nhà khoa học, còn là công việc mang tầm Thủ đô, mang tầm cỡ quốc
gia. Các vị lãnh đạo ngành ở HN, các vị lãng đạo QH, của Chính phủ cũng sẽ phải
ra tay giúp đỡ, coi là việc của họ mới được. Năm nay hội thảo về Bà NGUYỄN THỊ
LỘ mới chỉ là mở đầu. Sang năm sẽ phải làm lớn hơn…”. Hội thảo khoa học về
NGUYỄN THỊ LỘ trước tiên phải đi vào vấn đề cội nguồn: các vùng quê đã sinh ra,
gắn bó mật thiết với Bà. Bà NGUYỄN THỊ LỘ sinh ra ở thôn HẢI TRIỀU, xã TÂN LỄ,
huyện HƯNG HÀ, tỉnh THÁI BÌNH. Cuộc hội thảo khoa học lần này phấn khởi đón
nhận trước tiên của chính UBND xã TÂN LỄ viết về danh nhân của chính quê mình
với nhan đế: VỀ DANH NHÂN NGUYỄN THỊ LỘ, NGƯỜI SINH RA TẠI QUÊ HƯƠNG CHÚNG TÔI
LÀ XÃ TÂN LỄ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH.
Cùng xu hướng đi vào nơi sinh ra ấy còn có bài tham luận:
HAI CÔ GÁI BÁN CHIẾU LÀNG HỚI-HẢI HỒ của ông PHẠM ĐỨC DUẬT.
Còn nơi gắn bó với NGUYỄN THỊ LỘ, chúng ta không thể không
nhắc tới thôn KHUYẾN LƯƠNG, xã TRẦN PHÚ, huyện THANH TRÌ, HÀ NỘI; và cũng không
thể không cảm động nhắc tới của PGS CHU QUANG TRỨ mặc dù đang lâm trọng bệnh
cũng gửi đến Hội thảo bài tham luận với nhan đề “HÀ NỘI CẦN CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỀ
CAO BÀ NGUYỄN THỊ LỘ VÀ DANH NHÂN VĂN HÁO THẾ GIỚI NGUYỄN TRÃI”.
Cũng theo hướng của PGS CHU QUANG CHỨ, đi sâu vào một vùng
quê đã gắn bó với Bà NGUYỄN THỊ LỘ, để lại đền miếu, các di sản văn hoá quí giá
còn có các bài tham luận:
1. “TỪ BÀI THƠ “THỦ VĨ NGÂM” TRONG QUỐC ÂM THI TẬP ĐẾN HAI
NGÔI ĐỀN NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN THỊ LỘ” của cụ NGÔ THỨC (đại diện dòng họ NGUYỄN
TRÃI ở NHỊ KHÊ).
2. “ĐỀN THỜ NGUYỄN TRÃI-NGUYẾN THỊ LỘ ở làng KHUYẾN LƯƠNG”
của NGUYỄN XUÂN THAM, người chíng quê gốc NGUYỄN TRÃI: NHỊ KHÊ-THƯỜNG TÍN.
Ngoài ra còn có các bài báo về vấn đề này:
- “ĐỀ THỜ NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN THỊ LỘ Ở HÀ NỘI” của TRẦN VĂN
MỸ đăng trên THỂ THAO-VĂN HOÁ ngày 20/04/1998.
- “MIẾU THỜ NGUYỄN THỊ LỘ DUY NHẤT Ở HÀ NỘI” của NHÀ GIÁO
HOÀNG ĐẠO CHÚC và TS ĐINH CÔNG VĨ trên báo XƯA & NAY và báo NGƯỜI CAO TUỔI,
năm 2002.
Về miếu thờ Bà NGUYỄN THỊ LỘ chúng tôi thấy rằng ngay quê
gốc của bà ở huyện HƯNG HÀ cũng không có nơi riêng thờ bà. Ở HÀ NỘI, PGS TRẤN
BÁ CHÍ nhiều lần dẫn sinh viên đi điền dã, tìm hiểu về NGUYỄN TRÃI cũng thừa
nhận hiện nay chỉ có thôn KHUYẾN LƯƠNG là nơi duy nhất trong HÀ NỘI còn lại
miếu riêng thờ Bà. Xưa kia ở phố HÀNG CHIẾU, HÀ NỘI có miếu thờ Bà nhưng đã mất
hẳn. Còn nhìn rộng ra toàn quốc: tôi và TS ĐINH CÔNG VĨ đến chùa HUY VĂN, nơi
vợ chồng NGUYỄN TRÃI và ĐINH LIỆT cưu mang bà NGÔ THỊ NGỌC DAO và cái thai
trong bụng bà (vua LÊ THÁNH TÔNG sau này) thì biết tại đây có phối thờ tượng
NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN THỊ LỘ. Hai chúng tôi tìm trong DI TÍCH LỊCH SỬ VIỆT NAM
(bản tra cứu các tài liệu thư tịch Việt Nam) của NXB KHXH năm 1991 của nhóm NGÔ
ĐỨC THỌ-NGUYỄN VĂN NGUYÊN thì thấy rằng trong chùa CÔN SƠN (còn gọi là TƯ PHÚC
TỰ hay chua HUN), ngoài tượng Phật, tượng ba vị tổ TRÚC LÂM và TRẦN NGUYÊN ĐÁN,
còn có tượng NGUYỄN TRÃI và NGUYỄN THỊ LỘ. Trực tiếp đến đây chúng tôi thấy
rằng ở đầu hồi phía đông nhà Tổ có hai pho tượng nhỏ ngồi xếp bằng, một đàn bà
một đàn ông hướng về bàn thờ Phật. Những pho tượng này rất cổ, đã cất dấu trong
thời kháng chiến chống Pháp bị mất, nay sư ông trụ trì chùa tìm thấy lại gần
đây, sau khi sám hối đã viết bốn câu thơ để lại cho đời sau:
“Ba chòm râu bạc uy nghi
Đầu trần chân xếp khác chi sinh thời
Cụ bà cũng một dáng ngồi
Khăn vuông bịt nửa da mồi tóc sương”.
Đầu trần chân xếp khác chi sinh thời
Cụ bà cũng một dáng ngồi
Khăn vuông bịt nửa da mồi tóc sương”.
Rõ ràng Bà LỘ lúc sinh thời cũng có khi đến thời “da mồi tóc
sương” không kém ông TRÃI bao nhiêu tuổi, như rồi đây chúng ta sẽ tranh luận để
góp phần khẳng định mối quan hệ giữa Bà và LÊ THÁI TÔNG là trong sáng. Như thế
thì miếu Bà NGUYỄN THỊ LỘ ở thôn KHUYẾN LƯƠNG không phải là nơi thờ duy nhất
hiện nay, nhưng sự thật là nơi có miếu riêng thờ Bà. Vậy Thủ đô Hà Nội, Nhà
nước có trách nhiệm gì đây? Ở một nơi phối thờ mà có tượng Bà thì tại sao ở nơi
thờ riêng lại không có tượng? Chúng tôi rất mong các nhà khoa học, các nhà văn
và hội nghị hôm nay cho những ý xác đáng.
Về các vấn đề khẩn thiết đặt ra với Bà NGUYỄN THỊ LỘ, có các
bài tham luận:
- NỖI OAN NGUYỄN THỊ LỘ, NHỮNG VẪN ĐỀ KHẨN THIẾT ĐẶT RA của
GS VŨ KHIÊU.
- NGUYỄN THỊ LỘ – MỘT NỮ SỸ TÀI HOA, MỘT NỖI OAN BI THẢM của
GS PHAN HUY LÊ.
- NHÂN MỘT VỤ ÁN, SUY NGHĨ VỀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI VIẾT SỬ của
GS ĐINH XUÂN LÂM.
- TRẮNG ÁN NGUYỄN THỊ LỘ của NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI.
- XÉ BỨC BÀN DỐI TRÁ TRONG VỤ THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN của TS
ĐINH CÔNG VĨ.
- NỖI OAN CHƯA ĐƯỢC RỬA CỦA LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ của
PGS ĐINH HUY PHÚC.
- MINH OAN CHO BÀ NGUYỄN THỊ LỘ của GIANG QUÂN.
- TUYÊN TỪ THÁI HẬU NGUYỄN THỊ ANH VÀ NHỮNG RẮC RỐI CHỐN
CUNG ĐÌNH của KS NGUYỄN VĂN THÀNH.
Các tư liệu cơ bản về NGUYỄN THỊ LỘ:
- NHỮNG TƯ LIỆU HÁN NÔM (QUA MỘT SỐ GIA PHẢ) CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN CUỘC ĐỜI LỄ NGHI HỌC SĨ NGUYỄN THỊ LỘ của TS MAI HỒNG.
- THƠ XƯỚNG HOẠ GIỮA ỨC TRAI TIÊN SINH VÀ LỄ NGHI HỌC SỸ của
PGS.TS NGUYỄN TÁ NHÍ.
- NHỪNG ĐIỀU NGHI VỀ BÀ NGUYỄN THỊ LỘ TRONG GIA PHẢ HỌ
NGUYỄN-NHỊ KHÊ của NGUYỄN NGÔ THỨC
- TỪ BẢN ÁN ĐẾN CON NGƯỜI của PGS VŨ NGỌC KHÁNH.
- SƠ LƯỢC TIỂU SỬ-GIAI THOẠI VĂN HỌC CỦA DANH NHÂN NỮU SỸ
NGUYỄN THỊ LỘ của NGUYỄN NGỌC HIỀN.
- NGUYỄN THỊ LỘ: LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI của GS.TSKH PHAN
ĐĂNG NHẬT.
- RẮN BÁO OÁN HAY LÀ HUYỀN THOẠI VỀ MỘT BI KỊCH TRUNG NGHĨA
CỦA NGUYỄN THỊ LỘ của KIỀU VĂN.
- TỪ HỒ TRẢ GƯƠM ĐẾN RẮN BÁO OÁN của NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN.
Luận về các sáng tác gắn với thảm án Lệ Chi Viên và NGUYỄN
THỊ LỘ
- THẢM AN LỆ CHI VIÊN VỚI HÀNH ẢNH NGUYỄN TRÃI-NGUYỄN THỊ LỘ
ĐIỂM QUA TỪ QUỐC SỬ ĐẾN KÝ TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT của TS ĐINH CÔNG VĨ.
- TỪ “BÍ MẬT VƯỜN LỆ CHI” SUY NGẪM của HOÀNG HỮU ĐẢN.
- SÁNG TÁC “BI KỊCH LỆ CHI VIÊN” SUY NGẪM VỀ NGUYỄN THỊ LỘ
của MINH GIANG.
- KHẮC HOẠ NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHẢI THẬN TRỌNG của KS PHAN DUY
KHA.
- BÀN VỀ DƯƠNG VÂN NGA, HOÀNG HẬU 3 VUA VÀ LỄ NGHI HỌC SỸ
NGUYỄN THỊ LỘ
Hội thảo có thể bàn thêm: làm sao có một hình tượng NGUYỄN
THỊ LỘ xứng đáng trong văn học nghệ thuật, hay NGUYỄN THỊ LỘ từ Sử học đến Văn
học? Trong khi một nhân vật cực đẹp cả về tâm hồn lẫn tài sắc, chịu nhiều bề
oan khuất như NGUYỄN THỊ LỘ không được ca ngợi bằng các hình thức trên văn đàn
và trong giới sử học thì lại có quá nhiều hình thức ca ngợi quá đáng Ỷ LAN
NGUYÊN PHI hay THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA cùng LÊ HOÀN.
Xin được mượn hai câu thơ của nữ thi sỹ quá cố NGÂN GIANG để
kết thúc bài dẫn luận này:
“Bút hoa nhỏ lệ ròng ròng
Trăm năm để một tấm lòng từ đây…”
Trăm năm để một tấm lòng từ đây…”
4. NGUYỄN THỊ LỘ
MỘT NỮ SỸ TÀI HOA, MỘT NỖI OAN BI THẢM
MỘT NỮ SỸ TÀI HOA, MỘT NỖI OAN BI THẢM
GS. PHAN HUY LÊ
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Trong báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học do UBND tỉnh
HẢI DƯƠNG và HỘI KHLS VN tổ chức tại CÔN SƠN ngày 12/9/2002 nhân dịp 560 năm
ngày mất của NGUYỄN TRÃI, tôi có viết:
“Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử,
đối với NGUYỄN TRÃI và NGUYỄN THỊ LỘ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những
con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của
vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm
khốc cuộc đời một anh hùng vĩ đại, mọt nữ sỹ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba
họ. Với tình trnạg tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng
ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cớ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng
lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghien cứu của
nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà văn hoá,… lịch sử càng
ngày càng làm rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn
Trãi, vè những công lao, cống hiến, nhữung giá trị đích thực của ông trong lịch
sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”.
Tôi muốn nêu lên và lưu ý hai vấn đề: minh oan, chiêu tuyết
cho Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ và phá vụ án LỆ CHI VIÊN. Hai vấn đề liên quan
mật thiết với nhau những không phải là một và cần có sự phân biệt.
Chính sử triều LÊ tất nhiên chép theo quan điểm chính thống,
kết tội Nguyễn Thị Lộ đã “giết vua” và Nguyễn Trãi phải liên luỵ, kèm theo Lời
bàn hết sức nặng nề: “Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người
đàn bà thôi. Thái Tông vì nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi vì nó mà ba họ bị
diệt, không đề phòng mà được ư?” (ĐVSKTT).
Vua Lê Nhân Tông (1443-1459) sau khi đã trưởng thành, trực
tiếp nắm triều chính từ năm 1443, có lần ngự đến Bí thư các, được xem di bản DƯ
ĐỊA CHÍ của Nguyễn Trãi, nhà vua khẳng định lại công lao sự nghiệp của Nguyễn
Trãi: “Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức THÁI TỔ dẹp yên giặc loạn,
giúp đức THÁI TÔNG sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn
Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng”. Nhà vua đã coi tác phẩm
của Nguyễn Trãi là “chính thư” để ở “ngự tẩm”. Nhưng vua chưa dám minh oan cho
Nguyễn Trãi và vẫn giữ quan điểm kết tội của triều đình đối với Nguyễn Thị Lộ:
“Không may người đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội, rất là đáng
thương”. (Nguyễn Trãi toàn tập)
Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông(1460-1497) mới chính
thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi “ỨC TRAI tâm thương quang KHUÊ tảo”,
truy tặng tước TRÁN TRÙ bá, ban cho con là ANH VŨ chức Huyện quan. Năm 1467 nhà
vua ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Chưa rõ vì những uẩn khúc gì mà
một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông đã minh oan cho
Nguyễn Trãi là vị khai quốc công thần sáng lập triều LÊ, một người đã cùng
Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan thủa hàn vi, mà
chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn tước Quan Phuc hầu vốn được Lê Thái Tổ (Lê Lợi)
ban phong. Còn nhiều điều bí ẩn bị che đật đằng sau vụ án oan khốc và bi thảm
này mà chính Lê Thánh Tông cũng chưa dám khám phá.
Mãi đến năm 1512, vua LÊ TƯƠNG DỰC mới phong tặng Nguyễn
Trãi tước TẾ VĂN hầu, nghĩa là phục hồi đúng tước hiệu của ông. Tác phẩm của
Nguyễn Trãi đã dần được minh oan, chiêu tuyết. Công lao Bình Ngộ, những cống
hiến về tư tưởng, văn học và tài năng, nhân cách của ông càng ngày càng được
khẳng định. Tuy nhiên, về Nguyễn Thị Lộ thì gần như chưa được minh oan, thậm
chí bộ quốc sử đời NGUYỄN là KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (KĐVSTGCM)
vẫn chép theo quan điểm xử tội của triều LÊ năm 1442: “Giết Thừa chỉ nhập nội
hành khiển trí sĩ LÊ TRÃI, tru di cả ba họ. TRÃI phải tội liên luỵ vì người vợ
lẽ là Nguyễn Thị Lộ. Người ta đều cho là oan”, kèm theo Lời phê của TỰ ĐỨC “Đời
Lê Thái Tông, vua thì buông tuồng, bầy tôi thì chuyên quyền. TRÃI nếu là người
hiền thì nên sớm liệu rút lui, ẩn náu tung tích để cho danh tiếng được toàn
vẹn. Thế mà lại đi đón rước ngự giá, thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô
liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là tự TRÃI chuốc lấy.” (KĐVSTGCM).
Sau CMT8, nhất là từ những năm 60 trở lại đây, công việc
nghiên cứu về Nguyễn Trãi ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn học,
triết học quan tâm. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được dịch ra tiếng Việt và
nhiều công trình khác được công bố. Tất cả các tác giả đều khẳng định công lao
to lớn của ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nêu cao lý tưởng dựng nước,
tư tưởng nhân nghĩa và tài năng sáng tạo, nhân cách cao thượng cũng như những
cống hiến lỗi lạc của ông trên các lĩnh vực thơ, văn, địa lý, sử học… Nguyễn
Trãi được tôn vinh là một anh hùng dân tộc và là một nhà văn hoá lớn của dân
tộc. Năm 1980 ông được UNESCO công nhận là DANH NHÂN VĂN HOÁ THẾ GIỚI. Cùng với
việc tôn vinh Nguyễn Trãi, dĩ nhiên vụ án LỆ CHI VIÊN lợi dụng cái chết đột
ngột của LÊ THÁI TÔNG để vu oan cho ông và vợ ông là bà Nguyễn Thị Lộ bị phê
phán và từ đó việc minh oan, chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ coi như
đã được thực hiện trong giới nghiên cứu khoa học cũng như trong công luận trong
nước và thế giới.
Đặt trong bối cảnh cụ thể của triều LÊ lúc bấy giờ, chúng ta
có thể chứng minh rằng không có một lý do, lợi ích và động cơ nào dẫn Nguyễn
Trãi- Nguyễn Thị Lộ đến âm mưu sát hại vua Lê Thái Tông.
Về Nguyễn Trãi thì không những đức độ, phẩm cách con người
mà cả quyền lợi, địa vị cá nhân cũng không thể tìm thấy một nguyên do nào dẫn
ông đến chỗ xúi giục, bố trí cho Nguyễn Thị Lộ giết vua. Hơn nữa, vua Lê Thái
Tônglà một ông vua trẻ từ năm 1435, Nguyễn Trãi cùng một số văn thần tài cao
đức trọng được cử vào cung để dạy vua. Chính trong nghĩa vụ cao cả đó, Nguyễn
Trãi đã soạn DƯ ĐỊA CHÍ để trang bị cho nhà vua những hiểu biết cơ bản về giang
sơn đất nươc cũng những đặc điểm dân cư, văn hoá, phong tục tập quán và sản
vật, tài nguyên từng vùng của tổ quốc. Với tất cả tâm huyết và tri thức tích
luỹ được của mình, ông đã hoàn thành DƯ ĐỊA CHỈ trong 10 ngày. Nhà vua trẻ xem
xong đã phán: ” Than ôi, đức THÁNH TỔ ta kinh dinh bốn phương, dấu chân đi khắp
trong thiên hạ, quạt gió, uống mưa, nằm trống gối giáo, thật cùng gian nan
thay! Tiên sinh giúp ĐỨC THẦN KHẢO ta thay trời làm việc, sánh được với Thượng
Đế. Đến sách này, lại muốn bắt chước như đời NGU, đời HẠ. Khuyên chớ bỏ ta, dẫn
ta tiến đến như NGHIÊU, THUẤN, thật cũng lớn lao kỳ vĩ thay.” (Nguyễn Trãi toàn
tập). Nguyễn Trãi vô cùng cảm động và đặt nhiều kỳ vọng vào nhà vua: “Nhà vua
nói như thế, thật là sự may mắn cho nước nhà vậy” (Nguyễn Trãi toàn tập).
Nguyễn Trãi tận dụng mọi cơ hội để khuyên bào và hươớn dẫn nhà vua vận dụng tư
tưởng nhân nghĩa trong phát triển xã hội và xây dựng đời sống: “Nguyện xin bệ
hạ yêu thương muôn dân, để chốn cùng thôn vắng không còn tiếng oán hận sầu
than” (ĐVSKTT).
Nhưng lợi dụng nhà vua còn ít tuổi, bọn quyền thần và hoạn
quan đã thâu tóm quyền lực và hoành hành dữ dội. Nguyễn Trãi đã đấu tranh quyết
liệt với bọn chúng và điều đau buồn, thất vọng là trong cuộc đấu tranh đó, ông
đơn độc và bất lực. Khaỏng cuối năm 1437 hay đầu 1438, Nguyễn Trãi lui về sống
ẩn dật ở CÔN SƠN. Trong năm 1437-1438, vua Lê Thái Tông đã 15-16 tuổi (sinh
1423), bắt đầu trực tiếp điều hành triều chính. Nhà vua khôn khéo bố trí lại
các quan chức cao cấp, cô lập dần các quyền thần, năm 1437 bãi chức và bắt Đại
tư đồ LÊ SÁT tự vẫn, cuối năm bãi chức Đại đô đốc LÊ NGÂN, trừ khử bè đảng của
bọn quyền thần. Năm 1439, nhà vua vời Nguyễn Trãivề tham dự triều chính, giữ
lại chứuc cũ là Nhập nội hành khiển coi việc Môn hạ sảnh và Tam quán sự, kiên
Hàn lâm viện Thừa chỉ, giao thêm coi việc sổ sách, từ tụng quân dân hai đạo
Đông, Bắc (cả nước lúc đó có 4 đạo Đông, Tây, Nam, Bắc). Nguyễn Trãi đã 60 tuổi
những vẫn hăm hở đem tài năng ra phò vua giúp dân dựng nước. Trong biể tạ ơn,
ông xúc động nói lên tâm sự và ước vọng của mình:
Thương thần như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi,
Cho thần như thông qua năm rét, càng dạn tuyết sương.
Quân môn mặc kệ dèm pha,
Thánh ý cứ bề tín nhiệm
Cho thần như thông qua năm rét, càng dạn tuyết sương.
Quân môn mặc kệ dèm pha,
Thánh ý cứ bề tín nhiệm
Tháng 3 năm NHÂM TUẤT (1442), Nguyễn Trãi với cương vị Hàn
lâm viện Thừa chỉ kiêm Quốc tử giám, được cử làm quan Độc quyển kỳ thi hội đầu
tiên của thời Hậu Lê, lấy đỗ Trạng nguyên NGUYỄN TRỰC, Bảng nhãn NGUYỄN NHƯ ĐỔ,
Thám hoa LƯƠNG NHƯ HỘC và 7 tiến sỹ, 23 Đồng tiến sỹ. Trong lúc Nguyễn Trãiđược
vua Lê Thái Tông tín nhiệm và chính ông cũng đang hăng hái ra phò vua với bao
niềm hi vọng thì việc triều đình kết tội Nguyễn Trãi âm mưu ám hại nhà vua chỉ
là một sự bịa đặt, vu không cực kỳ phi lý.
Còn Nguyễn Thị Lộ đang giữ chức LỄ NGHI HỌC SĨ được vua Lê
Thái Tông rất quý mến, luôn luôn hầu hạ bên cạnh thì có thể làm sao tin được
lời kết tội “Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua” (ĐVSKTT).
Tuy nhiên việc phá vụ án LỆ CHI VIÊN lại là việc khác. Tôi
quan niệm phá án ở đây không phải chỉ là khẳng định bọn quyền thần đã lợi dung
cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông để dựng lên bản án tru di Nguyễn Trãi-
Nguyễn Thị Lộ, mà còn phải đưa ra những chứng cớ cụ thể đủ sức thuyết phục để
khám phá những điều bí ẩn bị che đậy, đưa ra ánh sáng những kẻ chủ mưu cùng
hành động khống chế cả triều đình và cách thức hành động của bọ chúng. Không
phải đến ngày nay mà từ khá lâu, một số nhà nghiên cứu đã thu thập, phân tích
những tư liệu liên quan để cố gắng phá vụ án đầy bí ẩn này. Bài viết đầu tiên
được nhiều người quan tâm là bài THỬ XÉT LẠI CÁI ÁN NGUYỄN TRÃI của LÊ THƯỚC –
TRƯƠNG CHÍNH năm 1957
Xu hướng chung của nhiều tác giả là tỏ ý hoài nghi về cái
chết của cua Lê Thái Tông là do truy hoan với Nguyễn Thị Lộ vì khoảng cách về
tuổi tác và cho rằng kẻ chủ mưu trong vụ án này là Thần phi Nguyễn Thị Anh, mẹ
của BANG CƠ là người được lạp lên kế vị Lê Thái Tông. Căn cứ vào mối quan hệ
trong cung đình và xét về mặt logic thì đây là một giả thuyết dễ được nhiều
người đồng tình nhất.
Vua Lê Thái Tông tên là NGUYỄN LONG, sinh năm 1423, lên ngôi
năm 1433, tức là 11 tuổi tính theo tuổi ta. Cho đến lúc từ trần đột ngột năm 1442,
lúc ấy nhà vua mới 20 tuổi mà có đến 6 bà phi:
- Thần phi DƯƠNG THỊ BÍ, sinh ra NGHI DÂN.
- Một bà phi khác không rõ tên sinh ra KHẮC XƯƠNG.
- Nguyên phi LÊ THỊ NGỌC DAO con gái Đại tư đồ LÊ SÁT.
- Chiêu nghi LÊ NHẬT LỆ con gái cú Đại đô đốc LÊ NGÂN, năm
1437 được phong làm Huệ phi.
- Tiệp dư NGUYỄN THỊ ANH sinh ra BANG CƠ (Lê Nhân Tông), sau
được phong làm Thần phi.
- Tiệp dư NGÔ THỊ NGỌC DAO sinh ra LÊ TƯ THÀNH, sau trở
thành Lê Thánh Tông.
Trong 6 bà phi trên thì cho đến trước vụ án LỆ CHI VIÊN, chỉ
còn lại hai bà là Thần phi NGUYỄN THỊ ANH và Tiệp dư NGÔ THỊ NGỌC DAO. Năm
1437, sau khi LE SÁT bị bãi chức và bắt phải tự tự, Nguyên phi LÊ THỊ NGỌC DAO
bị phế. Đầu năm 1438, LÊ NGÂN bị tội và Huệ phi LÊ NHẬT LỆ cũng bị giáng làm Tư
dung. Năm 1441, Thần phi DƯƠNG THỊ BÍ trước đã bị giáng làm Chiêu nghi, nay bị
giáng làm thứ dân.
Vua Lê Thái Tông có 4 hoàng tử: NGHI DÂN sinh tháng 10 năm
KY MÙI (1439), ngày 21 tháng 1 năm CANH THÂN (1440) được lập làm Hoàng Thái tử.
Nhưng đến tháng 3 năm TÂN DẬU (1441) khi mẹ là DƯƠNG THỊ BÍ bị giáng làm thứ
nhân thì ngôi “Thái tử chứ định (ĐVSKTT)” tức là ngôi Thái tử tạm trống chờ lập
sau và năm 1441 LÊ NGHI DÂN được phong làm LẠNG SƠN VƯƠNG cùng lúc với KHẮC
XƯƠNG được phong TÂN BÌNH VƯƠNG. Ngày 5 tháng 9 năm TÂN DẬU (1441), Thần phi
NGUYỄN THỊ ANH sinh hoàng tử BANG CƠ và ngày 16 tháng 11 năm đó được lập làm
Hoàng Thái tử. Năm sau, ngày 20 tháng 7 năm NHÂM TUẤT (1442) Tiệp dư NGÔ THỊ
NGỌC DAO sinh hoàng tử TƯ THÀNH. NGÔ THỊ NGỌC DAO là con của vị Khai quốc công
thần NGÔ TỪ có công lớn trong việc tổ chức cung cấp quân lương thời khởi nghĩa,
đã được Lê Thái Tổ (Lê Lợi) phong Thái bảo. Bà mới được lập làm Tiệp dư năm
1440 và trước khi sinh hoàng tử TƯ THÀNH, đã từng bị dèm pha và đã được Nguyễn
Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, sinh con tại chùa HUY VĂN (Hà Nội) rồi
ẩn tránh ra QUẢNG YÊN (QUẢNG NINH) (Ức trai tập). Theo LÊ QUÝ ĐÔN thì bà vì
trái ý vua nên bị bỏ tù ở Vườn hoa và được TRỊNH KHẢ cứu giúp (Đại Việt thông
sử). Tuy BANG CƠ đã được lập làm Thái tử, nhưng sự ra đời của TƯ THÀNH được
Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Tịnh Khả che chở có thể gây nên sự lo lắng của
NGUYỄN THỊ ANH. Đó là những quan hệ phức tạp, những mưu đồ tranh giành quyền
lực ngấm ngầm trong cung đình mà có người khai thác để cho rằng NGUYỄN THỊ ANH
là kẻ chủ mưu trong việc lợi dụng cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tôngkhi có
Nguyễn Thị Lộ bên cạnh để cùng một số triều thần và bè cánh dựng lên vụ án kết
tội Nguyễn Thị Lộ giết vua rồi từ đó kết tội cả Nguyễn Trãi. Theo tôi, có thể
coi đây là một giả thuyết có tính logic và có một số căn cứ nhất định mà đứng
về khía cạnh văn học nghệ thuật, các tác giả có thể tận dụng khi sáng tác các
tiểu thuyết lịch sử hay kịch bản sân khâu. Nhưng về mặt sử học thì chưa đủ bằng
chứng để coi là một kết luận khoa học.
Trước hết về cái chết của vua Lê Thái Tông, quả thật còn
nhiều điều chưa rõ. Chính sử triều LÊ viết theo quan điểm kết án của triều
đình: “Trước đây, vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người
rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi Học sỹ, ngày đêm
hầu hạ bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về đến VƯỜN VẢI, xã ĐẠI LẠI,
ven sông THIÊN ĐỨC (sông ĐUỐNG, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng”
(ĐVSKTT). Xét về khoảng cách tuổi tác, nhiều người đã bác bỏ hay tỏ ra hoài
nghi mối quan hệ này. Nhưng dù có sự truy hoan đó thì cũng không thể quy tội
cho Nguyễn Thị Lộvì làm sao bề tôi dám làm trái ý vua. Hơn nữa, theo LÊ QUÝ ĐÔN
thì phò giá nhà vua đi tuần miền đông và duyệt binh ở thành CHÍ LINH có tướng
TRỊNH KHẢ giữu chức Tổng quản hành quân lĩnh quân Thiết đột, các đội Ngự tiền
võ sỹ, Ngự tiền trung quân được phong Thiếu bảo tham tri chính sự rồi được gia
chức Thái uý. Và “khi vua Lê Thái Tông đi tuần miền đông, mắc bệnh nguy kịch,
ông hầu hạ thuốc men không rời lúc nào’ Đại Việt thông sử)”. Như vậy không phải
nhà vua bị đột tử đêm 4-8 năm NHÂM TUẤT (1442) vì truy hoan với Nguyễn Thị Lộ
mà mắc bệnh nguy kịch và TRỊNH KHẢ đã chăm sóc thuốc men một thời gian. TRỊNH
KHẢ biết rõ cái chết của vua Lê Thái Tông nhưng tại sao ông cũng đồng tình với
sự kết tội Nguyễn Thị Lộ”giết vua” của triều đình?
Cho rằng kẻ chủ mưu lợi dụng cái chết của vua Lê Thái Tông
để vu oan cho Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ là NGUYỄN THỊ ANH không những chưa có
đủ bằng chứng mà cụ thể và ngay về mặt logic cũng có chỗ chưa đủ sức thuyết
phục lắm. Năm TÂN DẬU (1441), ngày 16 tháng 11 con trai của bà là hoàng tử BANG
CƠ đã được chính thức lập làm Hoàng thái tử và ngày 20 tháng 7 năm NHÂM TUẤT
(1442) , hoàng tử TƯ THÀNH mới sinh. Như vậy, mọi việc đã được an bài, vua Lê
Thái Tôngmất thì dĩ nhiên con bà sẽ lên nối ngôi và mặc nhiên bà sẽ là Hoàng
thái hậu nhiếp chính. Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ có che chở cho mẹ con NGÔ THỊ
NGỌC DAO và TƯ THÀNH, nhưng bà cũng thừa biết một con người nhân nghĩa và trung
quân như Nguyễn Trãi không bao giờ dám làm trái mệnh vua, dám mưu việc phế lập,
đe doạ địa vị của mẹ con bà. Hoàng thái tử BANG CƠ lên ngôi lúc 2 tuổi, Tuyên
Từ Thái hậu NGUYỄN THỊ ANH “buông rèm coi việc chính sự nắm quyền quyết đoán
mọi việc” cho đến năm 1453 khi nhà vua “bắt đầu đích thân coi chính sự”
(ĐVSKTT). Đánh giá thời gian coi chính sự của Thái hậu nên cắn cứ vào việc phân
tích những chủ trương và hoạt động của bà, không nên dựa vào những lời lên án
trong bài văn đại xá của NGHI DÂN sau khi cướp ngôi hay bài Trung hưng ký năm
QUANG THUẬN. Tôi muốn lưu ý thêm một điểm là thái độ của Thái hậu NGUYỄN THỊ
ANH đối với TƯ THÀNH. Chính trong thời gian nhiếp chính, bà đã phong TƯ THÀNH
làm bình NGUYÊN VƯƠNG, cho vào học ở Kinh diên với các vương khác. Chính sử cũng
đã ghi nhận: “Tuyên Từ Thái hậu yêu vua (tức Lê Thánh Tông Tư Thành) như con
mình đẻ ra, NHÂN TÔNG coi vua là em hiếm có” (ĐVSKTT). Tôi không hề có ý định
bao che, biện hộ cho NGUYỄN THỊ ANH mà chỉ lưu ý và mong muốn các nhà khoa học
giữ một thái độ hết sức khách quan, không nên kết luận vội vàng khi chưa đủ tư
liệu, chứng cớ và từ đó vô tình rơi vào tình trạng minh oan cho người này lại
đổ oan cho người khác.
Nội tình triều LÊ từ đời Lê Thái Tổ (1428-1433), Lê Thái
Tông (1433-1442) đến Lê Nhân Tông (1142-1459), Lê Nghi Dân (1459) còn thiếu ổn
định, chưa đựng nhiều mâu thuẫn, xung đột cung đình cực kỳ phức tạp. Chỉ dưới
triều Lê Thái Tông, trong triều luôn có phe phái và xung khắc, giữa bên văn bên
võ, giữa các phái của võ quan và hoạn quan. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) phế con trưởng
là TƯ TỀ, lập con thứ là NGUYÊN LONG lên nối ngôi khi miới 11 tuổi. Ba đại thần
Đại tư đồ LÊ SÁT, Tư khấu LÊ NGÂN và Đô đốc PHẠM VẤN làm phụ chính (Đại Việt
thông sử). Đó là những tướng soái tài ba của quân đôi Lam Sơ, đã từng có công lớn
trong sự nghiệp bình Ngô và là những khai quốc công thần của triều Lê. Nhưng
trình độ văn hoá có hạn, mỗi khi nắm quyền lực thường có xu hướng chuyên quyền,
ghen ghét hiền tài, kết bè cánh, thao túng triều đình. PHẠM VẤN mất năm 1435,
mọi quyền lực tập trung vào tay LÊ SÁT và LÊ NGÂN. Trong bài chiếu bãi chức LÊ
SÁT có đoạn viết: “LÊ SÁT chuyên quyền nắm giữ việc nước, ghen ghét hiền tài,
giết LƯU NHÂN CHÚ để hòng ra oai, truất TRỊNH KHẢ để bắt người ta phục, bãi
chức tước của BÙI Ư ĐÀI khiến đình thần không còn ai dám nói, đuổi BÙI CẦM HỔ
ra biên giới cho gián quan đều bịt miệng im hơi” (ĐVSKTT).
Bên cạnh quyền thần là nạn hoạn qua. Năm 1437, Nguyễn Trãi
cùng một số văn thần như ĐÀO CÔNG SOẠN, NGUYỄN TRUYỀN, NGUYỄN VĂN HUYẾN, NGUYỄN
LIỄU dâng sớ phê phán việc định nghi thức đại triều của hoạn quan LƯƠNG ĐĂNG và
tâu vua “ĐĂNG là đứa hoạn quan, quanh quẩn hầu hạ bên cạnh vua, thần trộm lấy
làm ngờ lắm”. NGUYỄN LIỄU nhân đó tâu thêm: “Từ xưa đến nay chưa bao giờ có
cảnh hoạn quan chuyên phá hoại thiên hạ như thế”. Một hoạn quan là ĐINH THẮNG
dám mắng lại rằng: “Hoạn quan làm gì àm phá hoại thiên hạ. Nếu phá hoại thiên
hạ thì chém đầu ngươi trước”. Thế mà chính NGUYỄN LIỄU bị xử án đày ra châu xa.
Lấy cớ Nguyễn Trãi lúc bị hành hình, tỏ ý hối tiếc không nghe lời Thắng, Phúc
nên hai hoạn quan có thế lực lúc bấy giờ là ĐINH THẮNG, ĐINH PHÚC bị giết. Rõ
ràng một số hoạn quan có dính dáng đến vụ án LỆ CHI VIÊN.
Trong cung đình, việc phế trưởng lập thư và mưu đồ thoán
đoạt luôn luôn xẩy ra. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) phế TƯ TỀ đã được lập làm Thái tử để
lập con thứ là NGUYÊN LONG làm Thái tử và nối ngôi. TƯ TỀ là con trưởng, đã
từng tham gia khởi nghĩa LAM SƠN, đánh giặc giỏi, năm 1427 được phong chức Tư
đồ, cùng LƯU NHÂN CHÚ vào thành ĐÔNG QUAN làm con tin trong thời gian thương
lượng với VƯƠNG THÔNG. Khi triều LÊ thành lập, TƯ TỀ được phong làm Hữu tướng
quốc, tước Quận vương. Năm 1429 trong lúc phong NGUYÊN LONG làm Thái tử thì TƯ
TỀ được phong làm Quốc vương tạm coi việc nước. Về sau do TƯ TỀ bị bệnh cuồng
(?), năm 1433, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) quyết định chọn NGUYÊN LONG kế thừa ngôi
vua và giáng TỪ TỀ làm Quậc vương. Lê Thái Tông NGUYÊN LONG cấm văn võ bá quan
không được tiếp xúc với quận vương. Năm 1438, Lê Thái Tông giáng TƯ TỀ làm thứ
nhân. Thái phi PHẠM THỊ NGHIÊU, vợ của Lê Thái Tổ (Lê Lợi)trước kia bị MÃ KỲ
bắt đang đất Minh, được trở về nước lại “định mưu phế lập” nên bị bắt vào LAM
KINH hầu VĨNH LĂNG rồi bắt phải tự tử. Trong các hoàng tử con Lê Thái Tông,
Hoàng Thái tử NGHI DÂN bị giáng làm LẠNG SƠN VƯƠNG và con thứ mà BANG CƠ được
lập làm Hoàng Thái tử. Đằng sau việc phế lập đó là những địa vị, lợi ích của
phe nhóm trong cung đình và cũng là nguyên do khai thác, lợi dụng của các thế
lực mâu thuẩn trong triều đình.
Bộ quốc sử xưa nhất ghi chép lịch sử đời vua Lê Thái Tông là
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ, phần Bản kỷ thực lục, quyển XI. Bộ quốc sử này là tập
đại thành nhiều bộ sử của những sử gia nổi tiếng trong đời Trần, Lê sơ, Lê
Trung hưng, từ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ của LÊ VĂN HƯU đời Trần, ĐẠI VIỆT SỬ KÝ của PHAN
PHÙ TIÊN, ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ của NGÔ SỸ LIÊN, ĐẠI VIỆT THÔNG GIÁM THÔNG
KHẢO của VŨ QUỲNH, ĐẠI VIỆT THÔNG GIÁM TỔNG LUẬN của LÊ TUNG thời Lê sơ đến ĐẠI
VIỆT SỬ KÝ BẢN KỶ THỰC LỤC, ĐẠI VIỆT SỬ KÝ BẢN KỶ TỤC BIÊN của nhóm PHẠM CÔNG
TRỨ và ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ của nhón LÊ HY đời Lê Trung hưng. Bộ quóc sử này
do nhóm LÊ HY biên tập cuối cùng, biên soạn lịch sử từ đời HỒNG BÀNG đến năm
1675 và khắc bản in năm 1637 (Theo ĐVSKTT, tác giả, văn bản, tác phẩm của Phan
Huy Lê). ĐẠI VIỆT SỬ KÝ của PHAN PHÙ TIÊN viết năm 1455 đời vua Lê Nhân Tông,
chép lịch sử từ đời Trần Thái Tông cho đến khi quân Minh bị đuổi ra khỏi nước,
nghĩa là đến năm 1427. ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ của NGÔ SỸ LIÊN viết năm 1479
đời vua Lê Thánh Tông, chép lịch sử cũng cho đến năm 1427 và bổ sung thêm phần
Ngoại kỷ với Kỷ họ Hồng Bàng. Như vậy ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ của NGÔ SỸ LIÊN
dừng lại năm 1427 với sự nghiệp Bình Ngô của BÌNH ĐỊNH VƯƠNG LÊ LỢI, chưa có
các đời vua Lê sơ.
Phần lịch sử của ba đời vua đầu Lê sơ là Lê Thái Tổ (Lê
Lợi), Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, từ năm 1428 đến năm 1459 do NGÔ SỸ LIÊN biên
soạn trong đời HỒNG ĐỨC (1470-1497) khi giữ chức Quốc tử giám Tư nghiệp (hay Tế
tửu?) kiêm Sử quan tu soạn, tác phẩm mang tên TAM TRIỀU BẢN KỶ. Đây là phần
biên soạn chính thức của Quốc sử viện đời HỒNG ĐỨC, nhưng chưa công bố và được
LÊ QUÝ ĐÔN đánh giá là “kể việc cũng kỹ và có mối giường” (theo ĐẠI VIỆT THÔNG
SỬ, Bài tựa, Toàn tập của Lê Quý Đôn). Đến đầu thế kỷ 16, nhóm PHẠM CÔNG TRỨ
khi viết ĐẠI VIỆT SỬ KÝ BẢN KỶ TOÀN THỬ và BẢN KỶ THỰC LỤC, đã dựa vào TAM
TRIỀU BẢN KỶ để viết về ba đời vua đầu thời Lê sơ, rồi sau đó nhón LÊ HY đưa
vào bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀNTHƯ hoàn thành năm 1697 (theo NGÔ SỸ LIÊN và ĐVSKTT,
trong Tìm về cội nguồn của Phan Huy Lê). Hiện nay TAM TRIỀU BẢN KỶ của NGÔ SỸ
LIÊN và phần tương ứng trong ĐẠI VIỆT SỬ KÝ của nhóm PHẠM CÔNG TRỨ đều thất
truyền, nên không có điều kiện so sánh, đối chiếu văn bản để xác minh tính xác
thực trong phần viết của NGÔ SỸ LIÊN và ba đời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), Lê Thái
Tông, Lê Nhân Tông. Trong ĐVSKTT do nhó LÊ HY hoàn thành năm 1697, gồm 24 quyển
thì lịch sử hai đời vua Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông nằm trong quyển XI của
phần Bản kỷ thực lục và vẫn đề tên tác giả là “Triều liệt đại phu Quốc tử giám
tư nghiệp kiêm Sử quan to soạn thần NGÔ SỸ LIÊN”. Điều này càng chứng tỏ quyển
XI dựa trên TAM TRIỀU BẢN KỶ của NGÔ SỸ LIÊN, nhưng không thể biết các tác giả
về sau khi biên tập có thêm bớt, sửa đổi gì không và ở mức độ nào.
Phân tích lịch sử học trên đây nhằm làm sáng tỏ trong bộ sử
quốc triều Lê, phần lịch sử Lê Thái Tông không phải do NGÔ SỸ LIÊN viết trong
ĐVSKTT hoàn thành năm 1479 gồm 15 quyển. Tuy nhiên, qua nội dung của ĐVSKTT
hoàn thành năm 1697, chúng ta thấy rõ tác giả phần này biên soạn trên quan điểm
chính thống của vương triều và riêng về vụ án LỆ CHI VIÊN viết theo đúng quan
điểm của những kẻ chủ mưu giết hại Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ, do đó các sự
thật lịch sử đều bị che đậy thậm chí xuyên tạc. Đọc và đối chiếu sử liệu cũng
thấy có những điều không nhất quán đến khó hiểu. Ví dụ, ngày sinh của BANG CƠ,
quyển XI, tờ 54a chép ngày 9 tháng 5, nhưng tờ 58a sau đó lại chép ngày 9 tháng
6 năm Tân Dậu (1441), sai nhau 1 tháng. Ngày BANG CƠ được lập làm Hoàng Thái
tử, quyển XI, tờ 54b chép ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu, nhưng tờ 58a lại chép
ngày 6 tháng 6 năm Đại Bảo thứ 3 tức năm Nhâm Tuất (1442), sai nhau cả ngày,
tháng năm, cách nhau đến hơn nửa năm. Một số nhân vật và sự kiện cũng đầy bí ẩn
và khó giải thích. Ví dụ trường hợp tướng TRỊNH KHẢ. Ông là một tướng soái cao
cấp của quân đội Lam Sơn, một công thần khai quốc của triều Lê, đã từng bị LÊ
SÁT ghen ghét, đẩy ra làm Đồng tổng quan vệ Nam Sách Hạ. Năm 1437, vua Lê Thái
Tông điều ông về kinh làm Hành quân tổng quản trực tiếp quản lĩnh quân Thiết
đột, quân Ngự tiền, rồi phong chức Thiếu uý. Ông giữ vai trò quan trọng trong
việc bố trí lại lực lượng để lật đổ LÊ SÁT. Năm 1442, ông phò giá nhà vua đi
tuần miền đông và dự duyệt binh ở CHÍ LINH. Ông cũng là người chăm lo thuốc men
khi nhà vua bị “bệnh nguy kịch” và có mặt trong giờ phút lâm chung của nhà vua,
nghĩa là ông biết rõ hơn ai hết cái chết của vua Lê Thái Tông. Cũng chính ông
cùng các đại thần NGUYỄN XÍ, LÊ (NGUYỄN) THỤ nhận di mệnh cùng LÊ (ĐINH) LIỆT,
LÊ BÔI tôn BANG CƠ lên ngôi vua. Trong thời gian Hoàng Thái hậu NGUYỄN THỊ ANH
nhiếp chính, TRỊNH KHẢ giữ chức Nhập nội tư mã, rồi phong làm Nhập nội suy
trung tá lý Dương vũ công thần, kiêm Lỗi Giang trấn phủ quân Thượng tướng quân,
cai quan các vệ quân Tây Đạo, tước Quận Thượng hầu. Năm 1446, sau khi đánh
thắng quân CHIÊM THÀNH, ông được phong Nhập nội Thái uý kiểm hiệu Bình chương
quan quốc trọng sự, Thượng trụ quốc, tước Quốc thượng hầu. Ông được các nhà sử
học đời sau như LÊ QUÝ ĐÔN, PHAN HUY CHÚ đánh giá cao, coi cùng LÊ THỤ là “bậc
tể phụ đứng đầu” triều đình, “tính người giữ tín, thẳng thắn, giữ phép công hết
chức phận, kiên quyết trừng phạt bọn tham nhũng” (theo Đại Việt thông sử,
truyện Trịnh Khả, trong Toàn tập của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại
chí, Nhân vật chí của Phan Huy Chú). Nhưng bỗng nhiên đến năm 1451, sử biên niên
ghi: “giết Thái uý TRỊNH KHẢ và con là TRỊNH QUÁT, Tư khấu TRỊNH KHẮC PHỤC và
con là Phò mã Đô uý TRỊNH BÀ NHAI” (Theo ĐVSKTT). LÊ QUÝ ĐÔN cho biết lý do là
“có kẻ dèm pha rằng cha con ông kết đảng, Thái hậu cả giận, ông và con là QUÁT
bị hại” (theo Đại Việt thông sử, truyện Trịnh Khả, trong Toàn tập của Lê Quý
Đôn). Năm 1453, khi vua Lê Nhân Tông nắm chính sự thì một trong những việc đầu
tiên của nhà vua là ra lệnh phục chức và ban 100 mẫu ruộng tế choi TRỊNH KHẢ,
TRỊNH KHẮC PHÚC cùng với LÊ SÁT, LÊ NGÂN, LÊ KHIÊM.
Trong bài văn đại xá của NGHI DÂN năm 1459 lại cho rằng:
“NGUYỄN Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan TẠ THANH dựng BANG
CƠ làm vua, bắt trẫm làm phiên vương. Sau TẠ THANH tiết lộ việc ấy, lây đến cả
Thái uý TRỊNH KHẢ và Tư thông TRINH KHẮC PHỤC, Thái hậu bắt giết cả đi để diệt
người nói ra” (ĐVSKTT). Nhưng đây là văn bản tuyên bố nhằm biện hộ cho một cuộc
biến giết vua cướp ngôi của NGHI DÂN nên đầy rẫy những thông tin thất thiệt,
thậm chí cả sự bịa đặt nhưu cho rằng Lê Nhân Tông đã nhường ngôi báu cho NGHI
DÂN, nên tính xác thực cần được kiểm chứng cẩn thận.
Trong tình trạng sử liệu như vậy, việc tìm đủ những chứng cớ
đáng tin cậy để phá vụ án LỆ CHI VIÊN quả thật không đơn giản. Các nhà sử học
cần phát hiện và thu thập thêm những nguồn sử liệu mơớinhư văn bia, gia phả… và
giám định chặt chẽ để tìm ra những thông tin mới liên quan đến vụ án.
Nhưng chúng ta cũng đã có đủ sơ sở khoa học để khẳng định
cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ là âm mưu của một thế lực
trong triều đình nhà Lê muốn trừ khử một tài năng quá lỗi lạc, một nhân cách
quá cao thượng, luôn luôn đối nghịch và cản trở những việc làm mờ ám của chúng.
Từ đó, chúng ta không những minh oan mà còn tôn vinh Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị
Lộ lên xứng đáng với công lao, cống hiến trong lịch sử.
Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng, nhà chính trị, một nhà thơ,
nhà văn, nhà sử học, nhà địa lý học, một anh hùng dân tộc và là một danh nhân
văn hoá thế giới.
Về Nguyễn Thị Lộ, chúng ta đứng trước tình trạng tư liệu quá
ít ỏi, gần như chỉ có một ít truyền thuyết, mấy vần thơ xướng hoạ với Nguyễn
Trãi và vài ghi vắn tắt trong một số gia phả họ Nguyễn. Hai nơi gắn bó nhiều
nhất với cuộc đời bà là THĂNG LONG và quê nhà là làng HẢI TRIỀU (hay HẢI HỒ,
tên nôm là làng HỚI, nay thuộc huyện HƯNG HÀ, THÁI BÌNH), qua kết quả khảo sát
của nhiều nhà khoa học cũng không bổ sung thêm được bao nhiêu hiểu biết về hành
trạng và sáng tác của bà. Nhưng có một sự thật mà chính sử triều Lê tuy vu oán
kết tội bà nhưng cũng phải ghi nhận là “người rất đẹp, văn chương rất hay”, đã
từng giữ chức Lễ nghi Học sỹ của triều đình. Chúng ta có thể suy tôn không sợ
quá đáng rằng bà là một nữ sỹ tài hoa, một người bạn đời tâm đầu ý hợp của Danh
nhân văn hoá Nguyễn Trãi.
Hai miếu thờ Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ mang tên Miếu Ông,
Miếu Bà ở KHUYẾN LƯƠNG (nay là phường TRẦN PHÚ, quận HOÀNG MAI, HÀ NỘI) cũng đã
nói lên tấm lòng quý mến và tôn vinh thầm lặng của nhân dân đối với Nguyễn Trãi
– Nguyễn Thị Lộ. Vì vậy tôi rất tán đồng và hoan nghênh chủ trương phục hồi và
tôn tạo những di tích lịch sử – văn hoá này của chính quyền địa phương và các
vị hảo tâm.
No comments:
Post a Comment