Quý vị đã có một đêm Valentine đầy hứng khởi và đậm đặc mưa phùn mùa xuân Tình Yêu. Văn chương +, xin gửi đến quý vị lời bình đầy hóm hỉnh của tác giả Đinh Tam Lệ cùng chùm thơ Valentine của Bát hiền thi sĩ: Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo, Văn Công Hùng, Mai Văn Phấn, Nguyễn Minh Khiêm, Phan Hoàng, Đinh Thị Như Thúy và Đỗ Doãn Phương.
Ngoài 3 vị trưởng lão Trần
Nhương, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và thi sĩ Văn Công Hùng quậy tưng với mấy con web
trong suốt năm qua, thì 5 vị còn lại đều đoạt hầu hết các giải thưởng “danh gia
vọng tộc” trong làng văn 2011 và giải thưởng tới đây nữa của Vietnamnet.
Đây cũng là lần đầu tiên
khi Văn chương + giới thiệu thơ, lại trúng nhằm ngày ngộp thở. Còn gì mừng hơn,
khi được mời các văn nhân cùng “về quanh chiếu tím” trong Tình Lễ 14/2, như một
sự tri ân của Văn chương + và độc giả.
_______________________________
Trần Nhương, cứ tưởng lão thi sĩ - họa sĩ, với các kho báu cơ thể thất tuần đã nguồi nguội, hóa ra vẫn còn nong nóng cưng cứng, gọi là nóng cưng (không phải nóng kinh). Thì bằng chứng đây, ngày lễ tình nhân, ngày 14/2 trên trang chủ trannhuong, Trần lão gia khát vọng có tàn có tán, nha:
“Giá như ở tuổi đương thì
Hồ Tây tát cạn, Ba Vì xô nghiêng
Giá như anh có máu điên
Xây hồ bán nguyệt, sắm thuyền dong chơi”.
Nguyễn Trọng Tạo - người đến hiện đại từ truyền thống, kẻ vớt trăng bao lần trăng vỡ nát, đồng dao công tử, kẻ - ham - chơi, người phương Đông chính hiệu “Có một người hỏi vui tôi rằng, anh viết đến 500 bài thơ tình thì có phải yêu đến 500 người phụ nữ không. Tôi nói với anh ta: Nhà thơ nổi tiếng thế giới Pablo Neruda khi yêu Laura Arrue đã tặng nàng 100 bài thơ tình. Cho nên 500 bài thơ tình của tôi không cần đến 500 người đàn bà. Tất nhiên không thể phủ nhận những yêu mến mang tên phụ nữ mà cuộc sống đã ban tặng cho tôi. Với tôi, trời cho gì thì mình nhận lấy, mà trời đã bảo thì mấy ai chống được” (NTT trả lời PV). Đọc để mà chớp (đêm) sáng (lệ), tình hỡi tình là gì mà khiến ta đau khổ?
“Anh
trót để em ra đi vô cớ
Đến một ngày, không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh, vai khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu
…
Điều Có thể đã hoá thành Không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi...”
Văn Công Hùng – thi sĩ “đầu không phải gội dầu” thì có quả Sa pô trên con lốc như vầy: “Định khoe chùm ảnh Gala Diner ở Deawoo oách xà lách lộng lẫy chi chi nẩy nhưng thấy thiên hạ náo loạn Valentine quá, cầm lòng không đậu. Hôm nay có 1 tờ báo in bài thơ "Ta đã già em vẫn Valentnie" của mình xa xót lắm, đớn đau lắm, hụ hụ. Thế là đầu giờ chiều đến cơ quan ngồi gõ vội bài này cho nó... hội nhập và để sang năm lại đăng báo...”.
Đến một ngày, không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh, vai khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu
…
Điều Có thể đã hoá thành Không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi...”
Văn Công Hùng – thi sĩ “đầu không phải gội dầu” thì có quả Sa pô trên con lốc như vầy: “Định khoe chùm ảnh Gala Diner ở Deawoo oách xà lách lộng lẫy chi chi nẩy nhưng thấy thiên hạ náo loạn Valentine quá, cầm lòng không đậu. Hôm nay có 1 tờ báo in bài thơ "Ta đã già em vẫn Valentnie" của mình xa xót lắm, đớn đau lắm, hụ hụ. Thế là đầu giờ chiều đến cơ quan ngồi gõ vội bài này cho nó... hội nhập và để sang năm lại đăng báo...”.
Oái chà! Thơ hoai hoái tiếc (của) thủa tung & hoành:
“vẫn những nụ hôn dúi dụi
người trẻ ơi ta đã qua thì
khao khát lắm một chùm hoa chúm chím
ngược thời gian tự đọc tuổi tên mình...”
Mai Văn Phấn vừa mần cái giải thưởng Hội Nhà văn, làm khối vị BCH nuốt nước bọt của… mình, kể cũng ác. Phấn thường giấu màu thơ trong bụng, cứ vốc từng nắm mà ném ra, mãi không hết. Kẻ thì hậm hực, hoang hoác thơ vô lối. Kẻ thì bảo Phấn khoắng thơ của bọn ngoài… hành tinh. Chẳng biết đằng nào mà lần. Nhưng đọc Bầu trời không mái che, thấy Phấn đang đẻ ra Phấn, sau khi đã băng qua các “sa mạc” khuynh hướng. Con chữ hiền mát hiếm thấy:
“Lay gọi anh bằng câu quen
thuộc
Ngày đến rồi!
Tung gối chăn về bình minh
khác
Chân phương câu nói hàng
ngày”
Nguyễn Minh Khiêm, để
ý thấy gần đây web của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu khá nhiều thơ anh. Vừa rồi, tập thơ “Giải mã” của Nguyễn Minh Khiêm đoạt giải cao nhất của Ủy ban
toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2011. Ngày
Valentine tưởng chỉ nghe những tiếng vỗ, tiếng rền, tiếng rổn rảng, róc rách thì Nguyễn Minh Khiêm lại lầm lụi trong da cam bụi bặm đời thường nhưng nhức:
“Mẹ vẫn
thay băng vệ sinh cho em
Đôi lúc em vẫn đòi soi gương
Đôi lúc em nhận ra mình là con gái
Đôi lúc…
Đôi lúc em vẫn đòi soi gương
Đôi lúc em nhận ra mình là con gái
Đôi lúc…
Đôi lúc
em ú ớ quằn lên
Như muốn đạp tung chiếc cũi
Muốn đạp tung một bông hoa dị tật
Muốn nói và muốn hát
Muốn thét lên
Valentine đừng khóc!”
Như muốn đạp tung chiếc cũi
Muốn đạp tung một bông hoa dị tật
Muốn nói và muốn hát
Muốn thét lên
Valentine đừng khóc!”
Phan Hoàng, mần báo bỏ thơ (bộ Phỏng vấn Tướng lĩnh, Phỏng vấn Người Hà Nội, Phỏng vấn Người Sài Gòn như một cẩm nang nghề báo). Chẵn 10 năm trăng trong mài kiếm, cuối cùng nhịn không đậu, mới tái nhập giang hồ với tập thơ “Chất vấn thói quen”. Nàng thơ quả là một Người tình ma lực. Không còn xanh tuổi nữa. Hoàng bây giờ ruốm vàng triết tư ẩn ức:
“có sáng
quán
cà phê
tôi
bỏ đi bỏ đi bỏ đi…
Nhiều khi mắc cười tôi chất vấn tôi
tại sao con người cứ tự đánh lừa mình bằng những
thói quen
không học nổi con sông biết thích nghi đổi dòng băng băng
về phía trước?”
Đinh Thị Như Thúy – Người vừa làm quả đúp khi giật bảng vàng Hội Nhà văn, lại tiếp tục ẵm giải nhất thơ làng Chùa. Giải làng mà các nhà thơ chuyên nghiệp dự thi như trẩy hội, chỉ thiếu dẫm đạp lên nhau. Quả là “phúc trùng lai”. Thơ Đinh Thị Như Thúy đang độ:
“Có một người đi xa đã quên mất khu vườn
Quên mất
chiếc xích đu đang đong đưa nhịp chậm
Dưới tàn vú sữa xanh nâu”
Đỗ Doãn Phương, một người thơ kín đáo và điềm tĩnh hiếm có. Khối người ngần ngật, đảo điên, linh tinh tình phèng vì thơ. Ngược lại, thơ được Phương khéo nuôi, chăm bú theo kiểu của mình. Đột ngột một ngày ngoài đường thấy chúng lớn phổng khiến nhiều vị dẹt mắt, méo mồm: con ai thế, con ai thế? Bơi qua Những ngọn triều nhục cảm, Phương giờ đã thả chân vào được long mạch thơ. Tập thơ được giải thưởng Hội Nhà văn của Phương mới đây Hoan ca tích tụ nhiều năng lượng, dự báo điều gì phía trước, siêu bão chăng?
“Một đêm hai lần mơ thấy em
Có điều gì muốn nói mà em trở đi, trở lại
Nếu em vừa chết thì có gì phải đến chào
Từ lâu chúng ta đã chào nhau lần cuối”.
Có điều gì muốn nói mà em trở đi, trở lại
Nếu em vừa chết thì có gì phải đến chào
Từ lâu chúng ta đã chào nhau lần cuối”.
ĐINH TAM LỆ
(Chọn
và bình)
___________________________
CHÙM THƠ VALENTINE
CỦA “BÁT HIỀN THI SĨ”
1. TRẦN
NHƯƠNG
Giá như
Yêu em tóc đã bạc rồi
Trái tim không biết nói lời mộng mơ
Giá như gặp tự ngày xưa
Anh không vướng víu giàn dưa vườn cà
Giá như chưa có người ta
Tầm xuân lúc nụ khi hoa sợ gì
Giá như ở tuổi đương thì
Hồ Tây tát cạn, Ba Vì xô nghiêng.
Giá như anh có máu điên
Xây hồ bán nguyệt, sắm thuyền dong chơi
Giá như chẳng có ông trời
Đưa em du lịch nước người cho sang
Giá như lắm của nhiều vàng
Ta thuê thợ đúc tượng nàng khắp nơi
Giá như có kiếp luân hồi
Kiếp sau anh chỉ đợi người hôm nay
Giá như là nói cho hay
Biết rằng trời rộng mây bay lắm đường.
Biết rằng trời rộng mây bay lắm đường.
Đại Lải, 18.8.2001
2. NGUYỄN TRỌNG TẠO
Không đề
Anh trót để tình yêu tuột mất
Xin em đừng tha thứ hay giận hờn
Hoa li vàng cọ chân anh như nhắc
Một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn
Anh trót để em ra đi vô cớ
Đến một ngày, không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh, vai khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu
Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời
Điều Có thể đã hoá thành Không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi...
Xin em đừng tha thứ hay giận hờn
Hoa li vàng cọ chân anh như nhắc
Một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn
Anh trót để em ra đi vô cớ
Đến một ngày, không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh, vai khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu
Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời
Điều Có thể đã hoá thành Không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi...
3. VĂN CÔNG HÙNG
valentine hai ngàn mười hai
vẫn những nụ hôn dúi dụi
yêu như tắc thở
ngộp đường hoa
lá sững ngắt rưng rưng
em ở đâu
những chú cò trốn nắng
díu vào nhau
như níu buổi chiều với cỏ
chút buồn tênh nhạt nhạt buông lên trời
chẳng có hồi âm
tưởng như mình khản gọi
gió thốc vào khoảng vắng
người ơi người ơi chiều đã chiều rồi
vẫn những nụ hôn dúi dụi
người trẻ ơi ta đã qua thì
khao khát lắm một chùm hoa chúm chím
ngược thời gian tự đọc tuổi tên mình...
14/2/2012
4. MAI VĂN PHẤN
Nhịp VII
(trích “Bầu trời
không mái che”)
*
Lay gọi anh bằng câu quen
thuộc
Ngày đến rồi!
Tung gối chăn về bình minh
khác
Chân phương câu nói hàng
ngày
Ly trà thơm xóa cơn ngái
ngủ
Con rối vừa buộc căng dây
Mở cửa, hít sâu
Khởi động xe máy
Tiếng động cơ hôm nay êm
hơn
Em giật dây ở đâu tăng tốc
mọi cử động
Chuông gió rung dẫu không
có gió
Trái chín tự tróc vỏ gọn
gàng trên đĩa
Tiếng quẫy nước hốt hoảng
con bói cá ngủ mơ
Mình anh ngõ vắng
Vẫy tay chào mọi khác biệt
hôm qua
Ngày đến rồi!
Anh cử động
Và em đang lồng tiếng
*
Đám đông mang khuôn mặt anh
Bất ngờ ào lên
Bất ngờ đứng sững
Ánh sáng đặc tả khuôn mặt
Và âm nhạc
Thời khắc bật miệng núi lửa
Nòng súng bẻ lên trước lúc
bóp cò
Con thú thoát thân rẽ sang
lối khác
Ánh trăng khuya rơi vào
chén nước
Thoáng long lanh cứu rỗi
bao người
Con vượn mẹ tự đỡ con trong
giờ sinh nở
Tay kia đu trên thăm thẳm
vực sâu
Thế giới lặng im
Chỉ lẻ loi tiếng sáo
Dịu hiền em
*
Phân thân màn múa
Anh Anh và Anh...
Nhìn Em ném xuống chiếc mũ
... cỏ độc ngoi miền thánh
thiện
... miệt thị chốn sinh
thành
... nhiễu sóng dự cảm thấu
thị
Anh Anh và Anh...
Em im lặng hồn nhiên phán
xét
... len tua tủa mũi dao sắc
nhọn
... trì nặng bay về chậm chạp
... biết sẽ tới em
Còn nữa...
... đừng rọi thêm ánh sáng
(có ai từ cánh gà đi nhặt
chiếc mũ)
*
Lúc cô đơn anh nghĩ:
là nửa trái cây
nửa tiếng chim hót
nửa hang sâu
một phần tiếng động
nửa con cá
một góc thân tàu
nửa lặng im nối vào mặt
phẳng...
*
... bước đi chạm vạt nước
đầy hàng cây tên gọi lao xao nhặt hạt heo may miết lên toan trắng phác hoạ hình
em màu chẳng còn khô bôi lên lại xoá vẫn không hình hoạ xoay chiều nào vẫn thấy
gió lạnh lùa về chênh chếch...
*
Chiếc cốc trên bàn
Lúc mỏi mệt anh nhìn mặt
nước
Búng nhẹ vào thành cốc xao
động
Chợt nhớ mình đang ưu tư
trong căn phòng hẹp
Ngoài kia nắng sớm lao xao
Gió tràn qua một bãi trống
xa hơn
Và xa nữa...
Xa nữa…
Như con Matroska của Nga
Mở tiếp thấy con nhỏ hơn
Nhỏ hơn, nhỏ nữa...
Trong một trò chơi
Em đến mở cửa phòng anh
Thấy con Matroska đang ngồi
đọc sách
*
- Hãy nhìn xuyên đêm!
- ............
- Thấy gì không?
- ............
- Chiếc váy cuối hạ
- ............
- Lay động thân cành
- ............
- Cánh tay em cân đối cảnh
vật
- ............
- Mở rào gai góc
- ............
- Không thấy ngôi sao
- ............
- Run mơ hồ
- ............
- Ủ nắm cát trên ngực!
- ............
- Pha lê ánh sáng
- ............
- Bóng đen lò luyện khổng
lồ
- Thi nhau vốc cát ném vào
đêm tối
*
Đặt tay lên anh
Rễ mềm trong đất ẩm
Mặt lá ngây thơ
Dậy anh cách đánh vần đồ
vật:
đây bát đũa
nền nhà, giày dép
mặt trời
rất nhiều tiếng nước
... nước tí tách... nước
dâng... nước xiết...
Cơ thể anh miền ghềnh thác
Tâm xoáy reo vang
Ngâm trong nước mặt trời
không còn nóng
Vỡ oà bọt sóng lân tinh
Nổi nênh trôi theo dòng
nước.
5. NGUYỄN MINH KHIÊM
Valentine đừng khóc
Em không có vầng trăng mười sáu
Tóc em đứa trẻ sơ sinh
Em không có điệu tăng gô mười tám
Em như đứa trẻ lên ba tập lảy tập bò
Em không có cánh chim hai mươi bay ngoài cửa sổ
Em cựa quanh trong chiếc cũi riêng mình!
Không một bông hoa tới cửa
Không bước chân đến chúc lời yêu
Không thiệp mừng sinh nhật.
Không bước chân đến chúc lời yêu
Không thiệp mừng sinh nhật.
Thỉnh thoảng một lần được thu vào ống kính
Khi nhận quà nạn nhân chất độc da cam
Khi có chương trình nói về nhiều thế hệ trong một gia đình di chứng.
Khi nhận quà nạn nhân chất độc da cam
Khi có chương trình nói về nhiều thế hệ trong một gia đình di chứng.
Mẹ vẫn thay băng vệ sinh cho em
Đôi lúc em vẫn đòi soi gương
Đôi lúc em nhận ra mình là con gái
Đôi lúc…
Đôi lúc em vẫn đòi soi gương
Đôi lúc em nhận ra mình là con gái
Đôi lúc…
Đôi lúc em ú ớ quằn lên
Như muốn đạp tung chiếc cũi
Muốn đạp tung một bông hoa dị tật
Muốn nói và muốn hát
Muốn thét lên
Valentine đừng khóc!
Như muốn đạp tung chiếc cũi
Muốn đạp tung một bông hoa dị tật
Muốn nói và muốn hát
Muốn thét lên
Valentine đừng khóc!
14.2.2012
6. PHAN HOÀNG
Chất vấn thói quen
Sáng sáng tôi hay đến ngồi
vào chiếc ghế ấy
nhâm nhi ly cà phê chồn
đọc báo
nhìn cô chủ quán nở nụ cười
hàm tiếu
chiếc ghế trở thành vật sở
hữu của tôi
mùi cà phê chồn trở thành
mùi của tôi
những trang báo trở thành
chữ nghĩa của tôi
nụ cười cô chủ quán trở
thành tín hiệu ngày mới
có sáng
chiếc ghế đã có người đến
ngồi
tôi bối rối bỏ đi
có sáng
mùi cà phê không chồn
tôi uống qua loa bỏ đi
có sáng
quán không tờ báo
tôi thẫn thờ bỏ đi
có sáng
cô chủ quán kiêu kỳ miệng
im như thóc
tôi buồn buồn bỏ đi
có sáng
quán
cà phê
tôi
bỏ đi bỏ đi bỏ đi…
Nhiều khi mắc cười tôi chất
vấn tôi
tại sao con người cứ tự
đánh lừa mình bằng những thói quen
không học nổi con sông biết
thích nghi đổi dòng băng băng về phía trước?
10.10.2005
7. ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Đơn giản chỉ là sự vắng mặt
Đã buồn trước cho những ngày chưa đến
Những chia xa đang sum họp
Những mỏi mệt đang hân hoan
Những bóng tối khuất lấp đang rực sáng
Đã nhìn thấy vết chém
Ròng ròng máu đỏ tươi trên da thịt
Như nhìn thấy bước chân người hành khất
Chậm rãi lê trên đường
*
Nắng đã ấm như ngàn hơi thở
Cây lá trong vườn mềm mại xanh
(Vườn là một phần của câu chuyện
Những vòm cây là một phần quan trọng
Những bông hoa là một phần quan trọng
Và ánh trăng
Và gió lạnh
Và sương sớm
Là những phần quan trọng khác
Run rẩy sống động làm nên)
Và tiếng hát đã cất lên
Những hoà âm vang dội suốt mùa dài
Những ngọn lửa u mê
Tung từng chùm ánh sáng
Những bướm đêm lượn vòng theo ngọn khói
Lượn vòng theo mùi hoa
Mùi lá cây
Mùi bụi đất
Lượn vòng theo một nghi lễ bí ẩn
Chưa kịp đặt tên
*
Đằng sau nhịp thở êm
Đằng sau làn da ẩm
Đằng sau mịn màng mạch máu chảy sôi
Đang âm ỉ những gì không thể thấy
Những cơn đau không còn mơ hồ
Những cơn đau cứ nhói lên nặng nề
Như một nhắc nhớ
Còn bao nhiêu việc phải làm
Còn bao nhiêu điều phải trải nghiệm
Những hoa dại mới nẩy mầm
Bài văn của con sai chính tả
Một chiếc khăn quàng cổ đan dở dang
Còn bao tâm hồn muốn sẻ chia
Còn bao cơn mưa muốn tràn ngập
Dự tính gì cho ngày mai
Trong ngôi nhà nhiều im lặng
Những đồ vật cũ ngân nga như chuông
Kể về một đời sống cũ
*
Rồi sẽ là hiện thực (không xa lắm)
Nơi kết thúc của mọi câu chuyện
(Nơi những phần quan trọng [và không quan
trọng]
Rủ nhau về ngủ say trong cái chết)
Chỉ sau bức tường ảo ảnh kia
Đơn giản như là sự vắng mặt
Có một người đi xa đã quên mất khu vườn
Quên mất chiếc xích đu đang đong đưa nhịp chậm
Dưới tàn vú sữa xanh nâu
8. ĐỖ DOÃN PHƯƠNG
Một đêm hai lần mơ thấy em
Một
đêm hai lần mơ thấy em
Lần đầu thức giấc, sững sờ tự xem lại giờ ngày tháng
Không tin là 15 năm trôi qua có thật
Lân thứ hai, tỉnh giấc, bật khóc
Nếu không phải vừa chết, thì một đêm em hiện đi hiện lại làm gì?
Lần đầu thức giấc, sững sờ tự xem lại giờ ngày tháng
Không tin là 15 năm trôi qua có thật
Lân thứ hai, tỉnh giấc, bật khóc
Nếu không phải vừa chết, thì một đêm em hiện đi hiện lại làm gì?
15 năm chất chồng
cuộc sống lên vai
Ta không nói với nhau điều gì, khi khổ đau cũng như khi sung sướng
15 năm, chúng ta như hai cái cây, cành ngọn, gốc đều đổi khác
Đổi cả màu xanh và tiếng lá rì rào
Ta không nói với nhau điều gì, khi khổ đau cũng như khi sung sướng
15 năm, chúng ta như hai cái cây, cành ngọn, gốc đều đổi khác
Đổi cả màu xanh và tiếng lá rì rào
15 năm ta tự hỏi,
cái điều chúng ta có với nhau
Sẽ là hạt giống, hạt bụi, hay là hạt không khí
Nó tồn tại ở đâu trong mạch gỗ, mạch dây, hay ở bốn phía lá rì rào
Sẽ là hạt giống, hạt bụi, hay là hạt không khí
Nó tồn tại ở đâu trong mạch gỗ, mạch dây, hay ở bốn phía lá rì rào
Nếu ví “cái hạt”
chúng ta có với nhau vừa thức dậy trong em
Và đánh thức cái hạt còn lại trong anh thì đừng gieo nó
Chúng ta hãy để dành nó sang một kiếp khác
Và đánh thức cái hạt còn lại trong anh thì đừng gieo nó
Chúng ta hãy để dành nó sang một kiếp khác
Một đêm hai lần mơ
thấy em
Có điều gì muốn nói mà em trở đi, trở lại
Nếu em vừa chết thì có gì phải đến chào
Từ lâu chúng ta đã chào nhau lần cuối .
Có điều gì muốn nói mà em trở đi, trở lại
Nếu em vừa chết thì có gì phải đến chào
Từ lâu chúng ta đã chào nhau lần cuối .
"Ngoài 3 vị trưởng lão Trần Nhương, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và thi sĩ Văn Công Hùng..."- Huhu nhà cháu trưởng lão hồi nào Văn chương cộng ơi?...
ReplyDeleteNửa đêm vào đọc chùm thơ của "bát hiền" thích chí...
ReplyDeletehehe, văn công vẫn tỉnh táo khi biết được người ta khen "đểu" mình. Cảnh giác cao thật. quả là có 1 vị trưởng lão (trần nhương), có một thi sĩ (NNT) và có 1 văn công.
ReplyDeleteNhững bài thơ trên mà được tặng người yêu trong ngày valentine thì hay . Bây giờ chỉ là chuẩn bị quà tặng ngày Valenttine nữa. Vậy làm sao để có quà tặng ý nghĩa trong ngày valentine đây ?
ReplyDelete